• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử cấp 2 chất lượng cao Archimedes môn Tiếng Việt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử cấp 2 chất lượng cao Archimedes môn Tiếng Việt"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hocthattot.vn 1

ĐỀ THI THỬ VÀO THCS ARCHIMEDES ĐỢT 2 MÔN TIẾNG VIỆT

CLB Văn cô Hà Vũ – Chuyên ôn thi vào các trường CLC

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (50 điểm)

Đọc đoạn trích trong bài "Hoa học trò" (theo Xuân Diêu) rồi chọn cầu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi:

[…] (1) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (2) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. (3) Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. (4) Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vây?

(5) Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. (6) Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. (7) Rồi hòa nhịp với mặt trời chói loi, màu phương manh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! (8) Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép phân loại?

A. Chăm lo. B. Hoa phượng. C. Học hành. D. Nhà nhà.

Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Phơi phới. B. Manh mẽ. C. chói lọi. D. Bình minh.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng các quan hệ từ có trong câu (5)?

"Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu."

A. của, còn, nếu, lại B. của, còn, nếu, càng C. của, nếu D. của, nếu, lại, càng

(2)

Hocthattot.vn 2

Câu 4. Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

A. Chói lọi. B. Tươi dịu. C. Màu đỏ. D. Mạnh mẽ.

Câu 5. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn số (4) dưới đây:

"Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần chú thích.

C. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là phần liệt kê.

D. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 6.Câu văn số (1) của đoạn trích thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói?

"Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!"

A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn.

C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán.

Câu 7. Các vế trong câu ghép "Mùa xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần." được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nổi trực tiếp bằng dấu câu.

B. Nối bằng cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến.

C. Nối bằng dấu câu và căp từ hô ứng.

D. Nối bằng quan hệ từ.

Câu 8. Xác định chủ ngữ của câu văn số (8): "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ."

A. "thành phố" B. "khắp thành phố

(3)

Hocthattot.vn 3

C. "khắp thành phố bỗng" D. "khắp thành phố" và "nhà nhà"

Câu 9. Câu văn số (7) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!"

A. So sánh và nhân hóa.

B. So sánh.

C. Nhân hoá.

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu văn số (8)? "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ."

A. Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu hình ảnh hơn.

B. Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

C. Gợi tả hoa phương nở rất nhiều, đồng loat, màu đỏ tràn ngập không gian.

D. Gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, thắm tươi của hoa phượng mang theo cả niềm vui, hạnh phúc, ước mơ ... và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho loài hoa này.

PHẦN II. TỰ LUẬN (100 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng nguời đi, rồi bà mái tóc bạc phơ chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chay lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhại trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.

(4)

Hocthattot.vn 4

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy. Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.

Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(“Về với bà”, theo Thạch Lam) Câu 1. Theo em, có thể thay từ “hiền từ” trong câu "Bà thôi nhai trầu, đội mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương" bằng từ

"hiền lành" được không? Vì sao?

Câu 2. Viết một đoan văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu trong đoạn trích (tình cảm của bà dành cho Thanh, tình cảm của Thanh đối với bà).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ.. Gạch chân dưới cặp quan hệ

+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể

Luật tục xưa của người Ê - đê.. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.. ĐỌC DIỄN CẢM.. - Tội không hỏi mẹ cha .. Có cây

Các câu chuyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì.. Tục gói bánh chưng,

- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.. - Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây