• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nam giới – phụ nữ và ly hôn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nam giới – phụ nữ và ly hôn "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thông tin xã hội học

Xã hội học, số 1 - 1990

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 88

Nam giới – phụ nữ và ly hôn

Vì sao phụ nữ Nhật Bản ly hôn? Theo Ebisaka Takestri một nhà nghiên cứu Nhật Bản, lý do dẫn đến việc đó thường là: Sự thô bạo cả về thể xác lẫn tinh thần của người chồng, sự không chung thủy, sự mải mê công việc, sự kém cỏi trong giao tiếp v.v…

của người chồng, và cuối cùng là sự xung khắc về tính cách giữa hai vợ chồng.

1- Về phía người phụ nữ:

Thật khó có một lý thuyết nào giải thích thỏa đáng về lý do ly hôn của phụ nữ Nhật Bản. song dù có giải thích thế nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một lý do cơ bản mà chính nó là nguồn gốc của phần lớn những cuộc ly hôn.

Lý do cơ bản khiến người phụ nữ Nhật Bản ly hôn là vì người chồng không đáp ứng được mong muốn của họ. một người phụ nữ muốn người chồng trước hết phải “coi mình như là người bạn chứ không phải người hầu”, nghĩa là phải có sự ngang hang về mọi mặt. chẳng những như vậy, người phụ nữ Nhật Bản hiện đại vẫn mong muốn người chồng của mình có những đặc tính hợp với câu ngạn ngữ truyền thống của nhật Bản đã khái quát: “Một người chồng tốt phải là một người chồng khỏe mạnh và đi vắng”, ở đây tôi muốn cắt nghĩa them rằng, nếu người chồng chỉ duy nhất mang tiền lương ở cơ quan về nhà thì chưa đủ.

Tóm lại, người ta thường mong muốn rằng, trong một gia đình cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cuộc sống giàu có, thoải mái và nhất là phải thật con người.

2- Về phía nam giới

Còn những đức ông chồng thì sao? Họ muốn gì? Chao ôi! Họ thật tầm thường và thậm chí ích kỉ nữa là khác. Vì phần lớn trong số họ chỉ muốn vợ mình là một người nội trợ và chăm chỉ lo các tiện nghi cho mình. Hãy nghe lời phàn nàn của một đức ông chồng:

“vợ tôi tưởng rằng cô ta mất độc lập nếu cô ta không có những thu nhập cá nhân… Tôi tự hỏi xem công việc nào đáng làm hơn là sao nhãng những nhiệm vụ làm bếp”? Còn đây, nếu một đức ông chồng nào đó có bà vợ làm tốt vai trò nội trợ thì sẽ mê li nói rằng: “khi tôi thấy vợ tôi chăm sóc gia đình… thì tôi không thể kiềm chế một tình yêu mãnh liệt đối với cô ấy”.

(2)

Thông tin xã hội học

Xã hội học, số 1 - 1990

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 89 Về cơ bản, người chồng muốn người vợ một vai trò xác định đó là vai trò nội trợ (vai trò hàng đầu), sau đó mới là vai trò làm vợ, làm mẹ.

3- Về sự xung khắc tính cách:

Gần đây chỉ có ít phụ nữ phàn nàn về sự phản bội tình yêu của người chồng hoặc sự thiếu trợ cấp tài chính. Phần lớn trong số họ phàn nàn về sự xung khắc tính cách giữa hai vợ chồng. họ chứng minh khi nói rằng “anh ta đọc tạp chí khiêu dâm” hoặc “ông ta mất nhiều thời gian xem những buổi truyền hình vô bổ trên tivi mà chẳng bao giờ chịu trao đổi văn hóa cả” hoặc “ông ta không quan tâm đến bất cứ một cái gì”.

Tất nhiên, về phần mình những người chồng có thể vặn lại rằng, sau một ngày làm việc mệt lử ở cơ quan, họ cần được thư giãn và người ta có thể tha thứ cho họ.

Tóm lại, mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn phá bỏ những quan niệm cổ truyền về quan hệ vợ chồng và nhu cầu muốn duy trì những quan niệm ấy đã dẫn đến trong thực tế hiện nay ở Nhật bản số các cuộc ly hôn ngày càng tang lên. Trong quan hệ vợ chồng ở Nhật Bản thì đây chính là nét đặc thù và nó có ảnh hưởng trưc tiếp đến sự xung khắc về tính cách.

VŨ LỢI HIỀN Nguồn: Ebisaka Takestri. Cahiers du Japan, les Japonars. Changement et continuite. Số 1-1988.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Luật chơi: Lần lượt từng thành viên của 2 đội nêu liên tiếp các từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam.

Giải pháp 2: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ DTTS và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức đại diện khác hỗ trợ phụ nữ trong quá trình xây dựng, vận

Đảm đang Trung hậu.. Bài 2- Những câu tục ngữ sau đây nói về phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?. a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo

 Tầm quan trọng đặc biệt do nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người phụ nữ, những trường hợp có HCBTĐN cần được đánh giá và chẩn đoán sớm các rối loạn chuyển hóa và

quyền trong chủ trương, chính sách, pháp luật; tạo điều kiện để người phụ nữ có cơ hội phát huy khả năng của mình trong tất cả mọi lĩnh vực; thực hiện

Bài báo đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trong các trường Đại học theo quan điểm bình đẳng giới gồm (1) yếu tố khách quan: yêu cầu của

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nghiên cứu khoa học cần phải: tăng cường đầu tư cho giáo dục; sử dụng lao động nữ hợp lý; chính sách xã hội phải phản ánh được lợi ích và

Mặc dù theo truyền thống Đại Thừa trong lịch sử phát triển tại Nhật Bản, Phật giáo cũng có không ít quy định khắt khe trong việc cho phép người phụ nữ được xuất gia và thụ giới để gia