• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

NS: 08 / 4 / 2022

NG: 18 / 4 / 2022 Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VĂN VIẾT THƯ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Củng cố kiến thức cho học sinh về văn viết thư.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn viết thư.

-Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo.

+ Biết viết thư thăm hỏi những người thân, bạn bè với những lời lẽ chân thành, tình cảm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: - Bảng phụ

- HS: - Vở BT, SGK, giấy viết thư và phong bì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Có mấy cách ghi lời nói, ý nghĩ của nhân vật?

- Lớp và giáo viên nhận xét - GV kết nối, dẫn vào bài mới:

Từ lớp 3, qua bài tập đọc “Thư thăm bạn” và một vài tiết tập làm văn các em đã bước đầu nắm được cách viết thư, cách ghi phong bì thư. Lên lớp 4, các em sẽ tiếp tụcđược thực hành để nắm chắc hơn các phần của một bức thư, có kinh nghiệm viết thư tốt hơn.

2- HĐ thực hành:

Câu 1. 10’Nhớ lại những nội dung đã học về một bức thư ở Tuần 3 (SGK, trang 34) để điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống :

a) Phần đầu thư em

cầnviết : ...

b) Phần chính của thư gồm những ý :

– Nêu mục đích, ...

– Thăm hỏi ...

– Thông báo ...

– Nêu ý kiến ...

c) Phần cuối thư thường viết : ...

Câu 2. 20’Dựa vào câu hỏi gợi ý , hãy lập dàn ý một bức thư ngắn gửi cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

a) Phần đầu thư

..., ngày ... tháng ... năm ...

LPHT điều hành kiểm tra bài cũ.

- Có 2 cách kể:

+ C1: Kể nguyên văn(dẫn lời trực tiếp ).

+ C2: Kể bằng lời của nhân vật người kể chuyện(kể gián tiếp).

a) Phần đầu thư

Địa điểm và thời gian

(2)

b) Phần chính (Nói với bạn hoặc người thân về ước mơ...)

- Em ước mơ về điều gì tốt đẹp ? (Ước mơ cụ thể, VD : Học giỏi để trở thành nhà bác học, thành kĩ sư, bác sĩ, người thợ giỏi, thành người phi công lái máy bay,… Ước mơ có ý nghĩa chung, VD : Cuộc sống hoà bình, hạnh phúc, không có chiến tranh, trẻ em trên thế giới đều được đến trường, được quan tâm chăm sóc,…). Em hình dung cụ thể về ước mơ đó như thế nào ?...

- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? (VD : Học giỏi, chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm rèn luyện,…)

c) Phần cuối thư:

...

Trung Lập Thượng, ngày 14 - 4 - 2022 Nga thân mến !

Hôm qua, Hà rất vui khi nhận được thư Nga. Tối nay, Hà viết thư thăm Nga đây. Được biết gia đình Nga mạnh khoẻ, Hà mừng lắm. Nga muốn Hà kể nhiều chuyện cho Nga nghe nhưng tình hình học tập của Hà vẫn chưa có gì mới. Hay là, Hà kể cho Nga biết ước mơ của Hà nhé !

Hè vừa qua, Hà được bố mẹ cho đi tàu hoả ra Thủ đô Hà Nội. Ngồi trên con tàu Thống Nhất, suốt dọc đường có biết bao cảnh đẹp và những điều thú vị. Được gặp chú lái tàu vui tính và chuyện trò với chú, Hà ước mơ lớn lên sẽ trở thành người lái tàu thật giỏi. Có đêm, Hà nằm mơ thấy mình đang lái con tàu băng băng trên đường sắt, qua những miền quê của Tổ quốc. Nào là cánh đồng lúa chín vàng đẹp như tấm thảm, nào là dòng sông uốn khúc quanh co, những ngọn núi xa xa nhấp nhô như làn sóng biển,… Rất nhiều người đi trên con tàu do chính tay Hà điều khiển cũng say mê ngắm nhìn cảnh đẹp. Nga thấy ước mơ của Hà thế nào ? Hình như chưa có người lái tàu là nữ nhưng nếu Hà quyết tâm học tập để lớn lên trở thành người lái tàu thật giỏi thì cũng được chứ sao.

Chúc Nga luôn học giỏi và có những ước mơ đẹp.

Hà mong có ngày Nga đi trên chuyến tàu do chính tay Hà lái, đi suốt từ Nam ra Bắc để được thấy đất nước Việt Nam mỉnh thật đáng tuyệt vời và tự hào biết mấy.

Bạn thân Nguyễn Thị Nga 3. Hoạt động vận dụng: 5’

- GV cho học sinh thực hành viết thư ra tờ giấy đã chuẩn

viết thư; //lời thưa gửi.

b) Phần chính

Nêu mục đích, lí do viết thư; thăm hỏi tình hình của người nhận thư;

thông báo tình hình của người viết thư; nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

c) Phần cuối thư:

Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; chữ kí và tên hoặc họ, tên

HS thực hành viết nội dung bức thư ra giấy đã chuẩn bị và đóng vào phong bì cẩn thận, dán tem ở ngoài và viết địa

(3)

bị sẵn ở nhà với nội dung : Em hãy một bức thư cho ông, bà, cô, dì, chú bác....hoặc những người thân yêu ở xa để hỏi thăm sức khỏe hoặc thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng, lòng hiếu thảo, biết ơn đối với người thân ở xa qua bức thư...

- GV quan sát giúp đỡ HS.

- GV nhận xét tuyên dương.

*GV kết luận: Khi viết lời thăm hỏi các em cần thể hiện sự chân thành, tình cảm của mình.

. Củng cố - Dặn dò:

+ Nêu lại cấu tạo một bức thư.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà: Viết hoàn chỉnh bức thư của mình.

chỉ người nhận người gửi ở ngoài phong bì thư.

-HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 5,6,7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

+Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.

+Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo +Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: : Bảng phụ - HS: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Tuần 5:Tre Việt Nam - Những hạt thóc giống

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu :

– Tâu Bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy,

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi / đất vôi bạc màu ?

Có gì đâu, / có gì đâu

Mỡ màu ít, / chắt dồn lâu / hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ / bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ / vẫn hát ru lá cành.

(4)

nhà vua mới ôn tồn nói :

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta ! Rồi vua dõng dạc nói tiếp :

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

*Tuần 6:Gà Trống Và Cáo - Nỗi Dằn Vặt Của An-đrây-ca - Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn

đoạn cần luyện đọc:

a) “Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng : – Em đi tập văn nghệ.

– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Nó cười, giả bộ ngây thơ:

– Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!

Tôi sững sờ, đứng im như phỗng.

Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

– Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) “Đêm nay anh đứng gác ở trại.

Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em...”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua

(5)

- Nhận xét, tuyên dương. trước lớp.

- Lớp nhận xét.

Tuần 7: Chị em tôi - Trung thu độc lập - Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng : – Em đi tập văn nghệ.

– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Nó cười, giả bộ ngây thơ:

– Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!

Tôi sững sờ, đứng im như phỗng.

Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

– Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) “Đêm nay anh đứng gác ở trại.

Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em...”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

. Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

-HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT

TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Rèn kĩ năng giải giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(6)

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán.

+ Giáo dục ý thức học toán và tư duy toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’) * Trò chơi "Bắn tên"

+ Có mấy cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ? - TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài : Hôm nay cô và các con cùng nhau ôn lại kiến thức về dạng toán…

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1(15’)

- Gọi HS nêu yêu cầu + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

Bài 2: (15’)

- Gọi HS nêu yêu cầu + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tìm được tuổi mỗi người hiện nay ta phải biết gì?(Slide)

* Theo em, hiệu số tuổi mẹ và con sau 3 năm nữa là bao nhiêu?(Slide)

* Vì sao em biết sau 3 năm nữa hiệu

- HS nêu

+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

- HS làm bài

Bài giải Ta có sơ đồ :

? tấn

Kho 1:

Kho 2:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau:

4 + 5 = 9 (phần) Số thóc ở kho thứ nhất là:

1350 : 9 4 = 600 (tấn) Số thóc ở kho thứ hai là:

1350 - 600 = 750 (tấn)

Đáp số: Kho thứ nhất: 600 tấn Kho thứ hai: 750 tấn 2.

- HS đọc - HS nêu

+ Để tìm được tuổi mỗi người hiện nay ta phải biết hiệu giữa tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm nữa

+ Hiệu số tuổi mẹ và con sau 3 năm nữa là 27 tuổi

+ Vì mỗi năm mỗi người đều tăng

1350 tấn

? tấn

(7)

giữa tuổi mẹ và tuổi con là 27 tuổi?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- Yêu cầu HS làm bài (Slide) - Gọi HS đọc bài – Nhận xét

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách giải chung hai dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó và dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Ghi nhớ kiến thức đã học.

- Dặn dò học sinh hoàn thành VBT và chuẩn bị bài sau.

- Gv nhận xét giờ học.

thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian + Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

-HS làm bài

Bài giải

Vì mỗi năm mỗi người đều tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian

Ta có sơ đồ biểu thị tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 4 - 1 = 3 (phần)

Tuổi của con sau 3 năm:

27 : 3 = 9 (tuổi) Tuổi của con hiện nay là:

9 - 3 = 6 (tuổi) Tuổi của mẹ hiện nay

6 + 27 = 33 ( tuổi) Đáp số: Con : 6 tuổi Mẹ : 33 tuổi

+ Bước 1. Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra.

Bước 2. Tìm tổng số phần bằng nhau (tìm hiệu số phần bằng nhau)

Bước 3. Tìm số bé Bước 4: Tìm số lớn

(có thể tìm số lớn trước hoặc tìm số lớn sau và ngược lại)

Số bé = Tổng - số lớn Số lớn = Tổng - số bé - HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

? tuổi

? tuổi

? tuổi

? tuổi

27 tuổi 27 tuổi Tuổi con

Tuổi con Tuổi mẹ Tuổi mẹ

(8)

….……….

KHOA HỌC

Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được vai trò của không khí với thực vật.

- Vận dụng trong trồng trọt để mang lại năng suất cao

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trồng và chăm sóc cây - Vận dụng bài học trong cuộc sống.

* GD BVMT: GD cho HS biết: Việc bảo vệ môi trường làm tăng nhu cầu không khí cho thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu : Tranh ảnh. Hình trong SGK (120-121) 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Giấy khổ to và bút dạ, một số loài cây

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV chuẩn bị câu hỏi trên màn chiếu cho HS

+ Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây?

+ Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không?

+ Nêu vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật?

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương dẫn vào bài mới.

- TBHT điều khiển lớp trả lời bằng trò chơi “ Bông hoa bạn thích”

+ Khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây để cây cho thu hoạch cao.

+ Khoáng chất nào cũng cần cho cây. Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật không giống nhau.

+ Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.

- HS nhận xét

- TBHT nhận xét, mời cô giáo vào lớp.

*GV giới thiệu bài: Chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với thực vật. Vậy bên cạnh chất khoáng thì nếu thực vật không có không khí có phát triển không?

Và vai trò của không khí với thực vật như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu "

Nhu cầu không khí của thực vật"

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật:

15’

+ Không khí gồm những thành phần

Cá nhân – Nhóm 2- Lớp

+ Không khí gồm hai thành phần chính

(9)

nào?

+ Những khí nào quan trọng đối với thực vật?

- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

1. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào?

2. Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp

3. Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

4. Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?

5. Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp?

6. Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

7. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động?

- Gọi 1 số đại diện nhóm lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.

- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những nhóm HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học.

+ Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật?

+ Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật?

Chúng có vai trò gì?

là khí ô- xi và khí ni- tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các- bô- níc.

+ Khí ô- xi và khí các- bô- níc rất quan trọng đối với thực vật.

- HS Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

+ Khi có ánh sáng Mặt Trời.

+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.

+ Hút khí các- bô- níc và thải ra khí ô- xi.

+ Diễn ra vào ban đêm.

+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.

+ Thực vật hút khí ô- xi, thải ra khí các –bô- níc và hơi nước.

+ Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.

- Đại diện nhóm lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.

- Nhóm bạn lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

+ Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.

+ Khí ô- xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các- bô- nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô- xi hoặc các- bô- níc thực vật sẽ chết.

- Lắng nghe.

* GV kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không sống được. Khí ô- xi là nguyên liệu chính được sử dụng trong hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật.

HĐ2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt: 15’

Cá nhân – Lớp

(10)

+ Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc “ăn” để duy trì sự sống?

+ Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các- bô- níc, khí ô- xi của thực vật như thế nào?

+Thực vật "ăn" khí các-bô-níc. Nhờ quá trình hô hấp và quang hợp

+ Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các- bô- níc lên gấp đôi.

+ Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các- bô- níc.

+ Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô- xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp.

- HS lắng nghe

*GV kết luận: Để giúp cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt thì đất trồng phải tơi xốp, thoáng khí. Bộ phận chính tham gia vào quá trình này là lá cây và rễ cây.

Mỗi thành phần của không khí có vai trò riêng. Cần biết tận dụng vai trò của chúng trong trồng trọt để mang lại hiệu quả kinh tế cao (GDBVMT)

- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.

3. HĐ vận dụng 5’

+ Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ?

+ Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ?

+ Lượng khí các- bô- níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này?

- 2 HS đọc thành tiếng.

+ Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp.

Lượng khí ô- xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ.

+ Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô- xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các- bô- níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.

+ Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh

*GV kết luận: Cây xanh giúp chúng ta có một bầu không khí trong sạch. chính vì vậy chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ chúng.

Củng cố, dặn dò :

- Gọi 1 HS đọc lại mục " Bạn cần biết"

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

(11)

NS: 08 / 4 / 2022

NG: 19 / 4 / 2022 Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS ôn tập về các đoạn thẳng song song, vuông góc.Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến diện tích của một hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.

- Kĩ năng nhận diện các đoạn thẳng song song.Củng cố kĩ năng tính diện tích các hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán.

+ Giáo dục ý thức học toán và tư duy toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Nêu cách tính diện tích hình vuông?

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Hs nhận xét

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: Bài học hôm nay cô cùng các em ôn lại kiến thức về đoạn thẳng song song, vuông góc. Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến diện tích của một hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1 - Trang 173 (10’)

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu quan sát hình:

- Yêu cầu Hs làm vở

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a và b.

- GV nhận xét.

Bài 2 - Trang 173 (10’)

- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng( cùng một đơn vị đo)

Bài 1: Quan sát hình bên hãy chỉ ra a) Các cạnh song song với nhau;

b) Các cạnh vuông góc với nhau.

A B

D C

a, Các cạnh song với nhau là AB và DC, b, Cạnh vuông góc với nhau AD và DC, cạnh AB và AD.

Bài 4

(12)

- HS nêu yêu cầu của bài

+Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó thì ta phải làm gì?

+ Em có nhận xét gì về đơn vị chiều dài, chiều rộng phòng học và đơn vị độ dài viên gạch?

- Yêu cầu hs làm bài - Gọi Hs đọc bài giải - Gv nhận xét chốt kết quả

Bài 3 - Trang 174 (10’) - Gọi Hs đọc yêu cầu bài

+ Diện tích hình H là tổng diện tích của hình nào ?

+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?

+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?

- Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi hs đọc bài(

- Nhận xét

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Để kiểm tra hai đoạn thẳng có vuông góc với nhau hay không ta làm như thế nào?

Tóm tắt:

Cạnh viên gạch: 20cm Chiều dài phòng học: 8m Chiều rộng phòng học: 5m Viên gạch: ………..viên ?

- Phải lấy diện tích phòng học chia số diện tích một viên gạch.

- Đơn vị chưa đồng nhất phải đổi về đơn vị đồng nhất

- Hs làm bài - Đọc bài giải

Bài giải:

Diện tích phòng học là : 5 x 8 = 40 ( m2)

Diện tích một viên gạch lát là : 20 x 20 = 400 (cm2) Đổi 40 m2= 400000 cm2

Số gạch cần dùng để lát nền phòng học là:

400000 : 400 = 1000 (viên gạch) Đáp số: 1000 viên gạch.

Bài 3:

- Hs nêu

- Diện tích hình H là tổng diện tích hình bình hành và hình chữ nhật

- Diện tích của hình bình hành bằng chiều cao nhân với độ dài đáy

- Chiều dài nhân với chiều rộng cùng một đơn vị đo

Bài giải:

Diện tích hình bình hành là : 3 x 4 = 12 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật là : 3 x 4 = 12 (cm2) Diện tích hình H là :

12 + 12 = 24 (cm2) Đáp số : 24cm2 - Dùng e kê để kiểm tra

(13)

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Ghi nhớ kiến thức đã học.

- Dặn dò học sinh hoàn thành VBT và chuẩn bị bài sau.

- Gv nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM, ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Tiếp tục củng cố và mở rộng kiến thức về cách viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam, địa lí nước ngoài.

-Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo +Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: : Bảng phụ, - HS: Đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Bài 1. Viết lại các tên riêng sau cho đúng:

A. Lê thị mai Anh B. xóm chùa C. xã nam Tiến D. tỉnh Nghệ - An Đ. Hoàng Văn liêm E. xã Ngọc - Bộ G. nguyễn thị Nhờ H. Hồ thị mỹ Dung

Viết lại cho đúng : A. Lê Thị Mai Anh B. xóm Chùa C. xã Nam Tiến D. tỉnh Nghệ An Đ. Hoàng Văn Liêm E. xã Ngọc Bộ G. Nguyễn Thị Nhờ H. Hồ Thị Mỹ Dung Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước

những danh lam thắng cảnh được viết đúng chính tả (sửa lại những địa danh viết sai chính tả):

A. Vịnh Hạ Long

B. Cố đô Hoa Lư C. núi Yên Tử

D. Hồ núi Cốc

Đ. Núi Tam đảo

Sửa lại cho đúng:

A. vịnh Hạ Long

B. cố đô Hoa Lư C. núi Yên Tử

D. hồ Núi Cốc

Đ. núi Tam đảo

(14)

E. Đèo hải vân

G. Động Phong – Nha H. Biển đồ Sơn I. quận Hà Đông

E. đèo Hải Vân G. động Phong Nha

H. biển Đồ Sơn I. quận Hà Đông

Bài 3. Một bạn viết “thư thăm bạn” và mắc rất nhiều lỗi viết hoa danh từ riêng.

Em hãy chữa lại và viết lại cho đúng.

“Mình là lê Trung Kiên học sinh lớp 4.3 trường tiểu học trung Lập thượng, huyện Củ chi, thành phố Hồ chí minh.

Hôm nay đọc báo thiếu niên Tiền phong, mình được biết tin ba hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt. Mình gửi thư chia buồn với bạn.

Bài 4. Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

- Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.

- Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.

Sửa lại cho đúng:

“Mình là Lê Trung Kiên học sinh lớp 4.3 trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay đọc báo thiếu niên Tiền phong, mình được biết tin ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt. Mình gửi thư chia buồn với bạn..

Viết lại các tên riêng đúng quy tắc:

- Tên người : An–be Anh–xtanh; Crít- xti-an An-đéc-xen, I-u-ri Ga-ga-rin.

- Tên địa lí Xanh Pê-téc-bua; Tô-ki-ô;

A- ma-dôn; Ni-a-ga-ra.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Tìm và viết đúng 1 tên người, tên địa lí nước ngoài

* Củng cố - Dặn dò:

+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết như thế nào?

+ HS tìm và lên bảng viết:

Ví dụ: In-đô- nê-si- a. (tên địa lí).

Anh- xtanh ( tên người) + Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận.

Giữa các tiếng cần có gạch nối. Sau gạch nối không viết hoa

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 08 / 4 / 2022

NG: 20 / 4 / 2022 Thứ 4 ngày 20 tháng 4 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VỀ XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Củng cố kiến thức cho học sinh về viết đoạn trong văn kể chuyện.

-Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn trong văn kể chuyện.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo +Yêu thích môn học.

(15)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: : Bảng phụ, - HS: Đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Câu 1. Khoanh tròn các chữ cái trước những yêu cầu đạt được qua bài tập làm văn của em nếu em chọn làm theo đề bài 1 (Tiếng Việt 4, tập một, trang 124) :

a. Bài viết theo đúng loại văn kể chuyện (kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật ; câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa).

b. Câu chuyện được kể lại nói về một người có tấm lòng nhân hậu (có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa).

c. Câu chuyện em kể đã làm rõ ngoại hình của nhân vật chính (người có tấm lòng nhân hậu).

d. Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ hành động của nhân vật chính.

e. Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ lời nói, ý nghĩ của nhân vật chính.

Câu 2. Viết lại phần mở bài và phần kết bài của câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.

* Gợi ý : Kể lại câu chuyện trên bằng lời của nhân vật chính (An-đrây-ca), em cần chuyển những từ ngữ chỉ An-đrây-ca thành tôi hoặc mình,...

a)

Mở bài...

...

...

...

b) Kết bài...

Câu 3. Viết lại một đoạn phần thân bài của câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

* Gợi ý : Kể lại câu chuyện trên bằng lời của đối tượng được nói đến trong câu chuyện (chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa), em cần chú ý : về cơ bản, giữ nguyên lời kể, chỉ chuyển những từ ngữ nói về người Pháp hoặc người Hoa thành tôi và có lời tự giới thiệu về người kể ở phần mở bài theo cách gián tiếp. VD : Tôi là một chủ tàu người Hoa, chuyên chở khách trên đường sông ở Việt Nam. Hãng tàu của tôi bị phá sản vì ông Bạch Thái Bưởi. Tài năng kinh doanh của ông đã làm tôi phải kính phục.

Chuyện như sau:…………...

………

………

………

………

………

………

………

………

3. Hoạt động vận dụng: 5’

Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét

* Củng cố - Dặn dò:

-Củng cố ND bài

Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

(16)

-NX, dặn dò VN

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ MRVT: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực, tự trọng.

-Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo +Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: : Bảng phụ, - HS: Đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Bài 1. Xếp các từ sau vào 2 cột, cột A ghi những từ gần nghĩa với từ “trung thực”, Cột B ghi từ trái nghĩa với từ “trung thực” :

Thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, ngay ngán, gian lận, lừa đảo, chân thật, chính trực.

A B

Bài 2. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm trong câu sau để nêu đúng nghĩa của từ “ tự trọng”

...và giữ gìn ...của mình . (phẩm giá, coi trọng)

Bài 3. Câu nào dưới đây dùng đúng từ tự trọng:

a. Buổi biểu diễn hôm nay có nhiều tiết mục rất tự trọng.

b. Anh ấy tuy nghèo nhưng rất biết tự trọng.

c. Nếu biết tự trọng thì mới được mọi người kính trọng

-HS làm bài -Chữa bài

A B

Thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng, chân thật, chính trực.

Gian dối, lừa dối, dối trá, gian lận, lừa đảo.

-NX

-HS làm bài -Chữa bài

+ tự trọng : Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

-HS làm bài -Chữa bài Đáp án : C NX

(17)

Bài 4. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu nêu đúng và đầy đủ về danh từ:

a. Danh từ là những từ chỉ người, vật.

b. Danh từ là những từ chỉ màu sắc.

c. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

Bài 5.* Ghi lời giải thích đúng cho các từ sau : tự trọng, tự ti, tự tôn, tự thị.

+ tự trọng : ...

+ tự ti: ...

+ tự tôn: ...

+ tự thị: ...

-HS làm bài -Chữa bài Đáp án : C NX

Bài 5.* Ghi lời giải thích đúng cho các từ sau : tự trọng, tự ti, tự tôn, tự thị.

+ tự trọng : Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

+ tự ti: Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.

+ tự tôn: có ý thức không để ai coi thường mình.

+ tự thị: Tự đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

-Thế nào lả trung thực, tự trọng? -HS nêu . Củng cố - Dặn dò:

-Củng cố ND bài -NX, dặn dò VN

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố KT về tìm số TBC và vận dụng các bài toán liên quan

- Tính được trung bình cộng của nhiều số. Bước đầu biết giải toán về tìm số trung bình cộng

- Góp phần phát triển các kĩ năng - PC:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Phiếu học tập, Bảng phụ.

- HS: Bút, SGK, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

Trò chơi "Bắn tên"

Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9?

- HS tham gia chơi

- Bạn được gọi trả lời quản trò

+ Trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là:

(18)

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?

- GV chữa bài, nhận xét HS.

(1+2 + 3+ 4 + 5+ 6 + 7 + 8+ 9) : 9 = 5

+ Muốn tìm TBC của nhiều số ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số của các số hạng.

*GV dẫn vào bài: Các em đã biết cách tìm số TBC của nhiều số rồi, hôm nay cô trò chúng ta cùng củng cố thêm cách tím số TBC của nhiều số và giải bài toán liên quan đến tìm số TBC của nhiều số qua tiết luyện tập.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: 6'

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Vì sao ở phần b em lại tính tổng của 5 số rồi chia cho 5?

+ Nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số?

- HS đọc.

- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.

- HS đọc bài làm – Nhận xét.

a. (96 + 121 + 143) : 3 = 120

b. (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27 + Vì phần b yêu cầu tìm số trung bình cộng của 5 số.

+ Muốn tìm TBC của nhiều số ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số của các số hạng.

Bài 2: 5'

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết trung bình mỗi năm số dân xã đó tăng bao nhiêu người, ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- 2 HS đọc.

Tóm tắt:

Năm thứ nhất tăng: 96 người Năm thứ 2 tăng : 82 người Năm thứ 3 tăng : 71 người

Trung bình mỗi năm tăng :.. người?

+ Lấy tổng số dân tăng của cả ba năm rồi chia cho 3.

1 HS làm bảng phụ.

- HS đọc bài – Nhận xét.

Bài giải :

Số dân tăng thêm của cả ba năm là:

96 + 82 +71 = 249 (người) Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là: 249 : 3 = 83 (người) Đáp số: 83 người.

Hoặc: Bài giải:

Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:

(96 + 82 + 71) : 3 = 83 (người) Đáp số: 83 ngừời.

Bài 3: 6'

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HS nêu.

Tóm tắt:

5 bạn cao: 138cm, 132cm, 130cm, 136cm, 134cm.

Trung bình mỗi bạn cao:… cm?

(19)

+ Bài toán thuộc loại toán nào đã học?

+ Chúng ta phải tính trung bình số đo chiều cao của mấy bạn?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Giáo dục ăn uống đầy đủ và chăm tập thể dục để phát triển chiều cao

Bài 4: 7'

- Gọi HS đọc đề toán + Bài toán cho biết gì?

+ Đi thành mấy đợt?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi ô tô trung bình chở bao nhiêu tấn thực phẩm trước hết ta cần biết gì?

+ Muốn biết cả 9 ô tô chở được bao nhiêu tấn thực phẩm ta làm thế nào?

+ Em có nhận xét gì về đơn vị cho biết và đơn vị bài toán hỏi?

+ Vậy sau khi tìm xong trung bình mỗi xe em cần làm gi?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc kết quả.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- Chốt: Cách giải các bài toán có liên quan đến trung bình cộng.

+ Bài toán thuộc dạng toán: Tìm số trung bình cộng của nhiều số.

+ Của 5 bạn.

- 1 HS làm bảng phụ.

- HS đọc bài – Nhận xét.

Bài giải :

Tổng số đo chiều cao của 5 em là : 138+13+130 +136+134= 670 (cm) Trung bình số đo chiều cao của mỗi em là : 670 : 5 = 134 (cm)

Đáp số: 134cm.

- HS đọc.

Tóm tắt:

Có: 9 ô tô

5 ô tô đầu, mỗi ô tô : 36 tạ 4 ô tô sau, mỗi ô tô: 45 tạ.

Trung bình mỗi ô tô:... tấn thực phẩm?

+ 9 ô tô chở tất cả bao nhiêu thực phẩm.

+ Ta phải tìm 5 ô tô đầu và 4 ô tô sau chở được bao nhiêu thực phẩm.

+ Đơn vị khác nhau.

+ Đổi từ đơn vị tạ ra đơn vị tấn.

- 1HS làm bảng phụ.

- HS đọc.

- Nhận xét.

Bài giải: 5 ô tô đi đầu chuyển được số tạ thực phẩm là: 36  5 = 180 (tạ)

4 ô tô đi sau chuyển được số tạ thực phẩm là: 45  4 = 180 (tạ)

9 ô tô chuyển được số tạ thực phẩm là: 180 + 180 = 360 (tạ)

Trung bình mỗi ô tô chuyển được số tấn thực phẩm là: 360 : 9 = 40 (tạ)

Đổi 40 tạ = 4 tấn

Đáp số: 4 tấn thực phẩm Bài 5 : 6’

- Gọi HS đọc yêu cầu phần a.

+ Bài toán cho biết gì?

- HS đọc.

Tóm tắt:

Trung bình cộng của 2 số: 9

(20)

+ Bài toán hỏi gì?

+ Em hiểu số trung bình cộng của hai số bằng 9 có nghĩa như thế nào?

+ Biết một số là 12, muốn tìm số còn lại ta làm thế nào?

+ Nêu cách tìm tổng của hai số?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- Yêu cầu HS tự làm phần b.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

+ Khi biết trung bình cộng của các số, em sẽ tính được gì?

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?

* Củng cố - Dặn dò - GV tổng kết giờ học

- Về nhà làm bài trong vở BT - Chuẩn bị bài sau: “Biểu đồ”

Số thứ nhất: 12 Số còn lại: ... ?

+ Nghĩa là lấy tổng của hai số chia cho 2 thì ra trung bình cộng của hai số là 9.

+ Phải tìm được tổng của hai số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết.

+ Lấy số trung bình cộng của hai số nhân với 2.

- 2 HS lên bảng.

- HS đọc bài làm. Nhận xét.

Bài giải: a) Tổng của hai số là:

9  2 = 18 Số cần tìm là: 18 – 12 = 6.

b) Tổng của hai số là: 28  2 = 56 Số cần tìm là: 56 – 30 = 26.

Đáp số: 26.

+ Tổng của các số.

+ Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số của các số hạng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

Tiết 33: TỔNG KẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn . - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

(21)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Bạn hãy mô tả kiến trúc độc đáo của

quần thể kinh thành Huế?

+ Ngoài nội dung của bài, em biết thêm gì về Huế (về thiên nhiên, con người)?

+ Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng…

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.

2. Hình thành kiến thức

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bộ nội dung trong bài

+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?

+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ, kéo dài đến khi nào?

+ Giai đoạn này, triều đại nào trị vì đất nước ta?

+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?

- Yc HS lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử Việt Nam còn lại theo nhóm

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước

+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm trước TCN đến năm 179 TCN

+ Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương + Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

Nền văn minh sông Hồng ra đời - HS thảo luận nhóm bàn

Giai đoạn

lịch sử Thời gian Triều đại trị vì tên nước – kinh đô

Nội dung cơ bản của lịch sử Nhân vật lịch sử tiêu biểu Buổi đầu

dựng nước và giữ nước

Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN

- Các vua Hùng, nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu.

- An Dương Vương, nước Âu Lạc, đóng đô ở Cô Loa

- Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

- Đạt được nhiều thành tực như đúc đồng (trống đồng), xây thành Cổ Loa.

Hơn 1000 năm đấu tranh và giành lại độc lập

Từ năm 179 TCN đến năm 938

- Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta.

- Hơn 1000 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh.

- Có nhiều nhân vật tiêu biểu và nhiều cuộc khởi nghĩa như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí

-Với chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô Quyền giành lại độc lập cho đất nước.

Buổi đầu độc lập

Từ năm 938 đến 1009

- Nhà Ngô đóng đô ở Cổ Loa.

- Nhà Đinh nước Đại Việt đóng đô ở Hoa Lư.

- Nhà Tiền Lê, nước Đại Cổ Việt, kinh đô Hoa

- Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã xây dựng.

- Khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào thời kỳ loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn và thống nhất đất nước.

- Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi

(22)

Lư. lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống.

Nước Đại Việt thời Lý

Từ năm 1009 đến 1226

Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- Xây dựng đất nước thịnh vượng về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, cuối triều đại vua ăn chơi xa xỉ nên suy vong.

- Đánh tan quân xâm lược Tống lần thứ hai - Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

Nước Đại Việt thời Trần

Từ năm 1226 đến 1400

- Triều Trần, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt chú trọng đắp đê, phát triển nông nghiệp.

- Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông Nguyên.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản.

Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê

Thế kỷ XV

- Nhà Hồ, nước Đại Ngu, kinh đô Tây Đô.

- Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- Hơn 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước (1400 – 1428)

- Tiếp tục xây dựng đất nước, đỉnh cao trong mọi lĩnh vực ở thời Lê Thánh Tông.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

Nước Đại Việt TK XVI đến XVIII

Thế kỷ XVI – XVIII

Triều Lê suy vong Triều Mạc

Trịnh – Nguyễn

- Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà Lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả đất nước chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 200 năm.

- Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở Đàng Trong.

- Thành thị phát triển.

Triều Tây Sơn - Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn – Trịnh.

- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc thanh.

- Bước đầu xây dựng đất nước.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung.

Buổi đầu thời

Nguyễn

Từ năm 1802 đến 1858

Triều Nguyễn, kinh đô Phú Xuân (Huế)

- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực.

- Xây dựng kinh thành Huế.

- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá có đề cập trong SGK.

3. Hoạt động ứng dụng (5’)

- Trong số các triều đại lịch sử em đã học, em ấn tượng nhất với triều đại nào? Vì sao

- Trong các nhân vật lịch sử đã học, em

- HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích , văn hoá đó.

- HS nêu

- HS nêu

(23)

yêu thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

*GV kết luận: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà ôn tập, chuẩn bị Kiểm tra cuối kì II

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

Bài 10: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- HS nêu được một số đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

+ Có ý thức bảo vệ rừng. Có ý thức yêu quý, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Lược đồ Việt Nam trống chưa điền.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

+ Kể tên một số địa danh ở Đà Lạt?

+ Tại sao Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát?

+ Tại sao nơi đây được gọi là thành phố rau, hoa, quả?

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Cao nguyên Lâm Viên

- Thác Cam Li, hồ Xuân Hương

- Vì Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, có các cảnh quan tự nhiên đẹp như: Rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa chiền,….. nên Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát .

- Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây xứ lạnh. VD như: Lan, hồng, cúc, lay- ơn… Dâu tây, đào,…Bắp cải, xúp lơ, cà chua…

- TBHT nhận xét.

- GV: Giờ học địa lí hôm nay các em sẽ cùng nhau ôn lại các kiến thức đã học.

2- HĐ thực hành:

a. Hoạt động 1: Vị trí địa lí 6’

- GV treo bản đồ địa lý tự nhiên V Nam.

- GV yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi

(24)

Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.

- GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.

- 3 HS lên bảng chỉ: Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.

- 1 HS lên bảng điền tên dãy núi

Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên lược đồ trống.

b. Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên: 6’

- HS thảo luận nhó nhỏ tìm hiểu thông tin điền vào bảng

- Đại diện các nhóm nêu kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đại diện mỗi nhóm nêu đặc điểm địa hình và khí hậu 1 vùng và chỉ vào vùng đó trên bản đồ.

c. HĐ 3: Con người và hoạt động: 12’

- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập

Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên

Dân tộc - Dân tộc ít người: Dân tộc Thái, Dao, Mông ( HMông )

- Dân tộc sống lâu đời: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.

- Dân tộc khác đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng,…

Trang phục

- Tự may lấy, được thêu trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.

- Nam đóng khố, nữ quấn váy.

- Trang phục lễ hội có nhiều màu sắc hoa văn và trang sức bằng kim loại.

Lễ hội - Mùa xuân - Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.

Tên 1 số lễ hội

- Hội chợ núi mùa xuân, hội trống đồng, tết nhảy.

- Hội cồng chiêng, hội đua voi, hội ăn cơm mới, hội xuân, hội đâm trâu.

Hoạt động trong lễ hội

- Thi hát, múa sạp, ném còn. - Nhảy múa, hát, đánh cồng chiêng, uống rượu cần.

Trồng trọt - Trồng lúa, ngô, khoai, chè, cây ăn quả xứ lạnh trên ruộng bậc thang, nương rẫy.

- Trồng cây công nghiệp, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè trên đất đỏ ba dan.

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên

Địa hình - Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.

- Vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.

Khí hậu - Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa khô có khi có tuyết rơi.

- Có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

(25)

Nghề thủ công

- Dệt, may, thêu, đan lát và rèn đúc.

- Không nổi bật.

Chăn nuôi - Dê, bò. - Trâu, bò, voi.

Khai thác khoáng sản

- A pa tít, đồng, chì, kẽm Khai thác

sức nước và rừng

- Gỗ và lâm sản khác. - Làm thuỷ điện.

- Gỗ và lâm sản.

- GV chốt ý đúng - Đại diện các nhóm dán kết quả và

trình bày những yêu cầu.

d. HĐ 4: Vùng trung du Bắc Bộ: 6’

- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi :

- Đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ?

- Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?

- Ở đây người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?

- Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.

- Vì rừng ở đây bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống đồi chọc tăng lên - Trồng chè và cây ăn quả ở trung du.

- Tăng cường hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.

- GV kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng trên cả nước cần phải được bảo vệ, không dược khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Tiết ôn tập hôm nay củng cố những kiến thức gì?

- Những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên….

Củng cố, dặn dò:

- Liên hệ hoạt động sản xuất ở địa phương em?

- GV củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà ôn bài và tập chỉ các vị trí trên bản đồ.

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 08 / 4 / 2022

NG: 21/ 4 / 2022 Thứ 5 ngày 21 tháng 4 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp HS ôn tập, củng cố về:

- Viết, đọc, các số tự nhiên.

- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp thực vật trao đổi các loại khí giữa cơ thể với môi trường (chủ yếu là khí oxygen và khí carbon dioxide), giúp quá trình trao

Hằng ngày, cơ thể người lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.. Trao đổi chất là quá trình

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi, các chất khoáng và thải ra môi trường

Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.. Quá trình đó được gọi là quá

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra hơi

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi

thải ra khí các-bô-níc ngấm vào máu và theo vòng tuần hoàn nhỏ đi đến phổi để thải ra khí các-bô-níc và hấp thu ô-xi.... Cơ quan bài tiết

Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ một số HĐ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường... Khí oâ-xi