• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng:1/10

Tiết 7

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

Mục tiêu chung của toàn chương:

1/. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo, chức năng của NST từ đó chỉ được cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào là nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử, thụ tinh hình thành hợp tử có ý nghĩa trong việc truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- HS hiểu được chức năng của NST đối với sự DT các tính trạng.

- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì TB, diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân, giảm phân.

- HS hiểu và liên hệ được sự phân li của NST -> Sự phân li của các gen trên đó.

- Phân tích được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái, số lượng (ở TB mẹ, TB con) qua các kì của nguyên phân, giảm phân.

- Vận dụng giải thích được cơ sở vật chất DT trong cơ thể con giống cơ thể mẹ ở loài sinh sản vô tính.

- HS trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực chất của quá trình thụ tinh.

- HS trình bày được cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1: 1.

- HS nêu được sự ảnh hưởng của các yếu tố MT trong và ngoài đến sự phân hoá giới tính.

- HS hiểu được đối tượng nghiên cứu của Moocgan và những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

- HS nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng quan sát nhận dạng được hình thái NST ở các kì của quá trình phân bào.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức, thói quen học tập; giáo dục HS lòng say mê học tập.

- Giúp học sinh nhìn nhận thế giới theo quan điểm duy vật biện chứng.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng phê phán : Phê phán những tư tưởng cho rằng việc sinh con trai hay con giái do phụ nữ quyết định.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

(2)

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về Nhiễm sắc thể.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán, tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học, thí nghiệm.

BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ

I/. Mục tiêu bài học:

1/. Kiến thức:

- HS hiểu và trình bày được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

- HS mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.

- HS hiểu và trình bày được chức năng của NST đối với sự DT các tính trạng.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng q/sát nhận dạng được hình thái NST ở kì giữa.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

- Gây được hứng thú cho HS; giáo dục HS lòng say mê môn học.

- Nhìn nhận thế giới theo quan điểm duy vật biện chứng.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản, giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về Nhiễm sắc thể.

(3)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tìm mối liên hệ, hình thành giả thuyết khoa học.

II/. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh phong to H8 – SGK/ 24 – 26( máy chiếu) - Bảng phụ ghi nội dung bảng 8-SGK/25.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài ở nhà.

- Kẻ sẵn bảng 8 vào vở bài tập.

III. Phương pháp dạy học:

- Quan sát tìm tòi.

- Hỏi đáp nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1/.Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút Kiểm tra vở ghi chép của học sinh

Điểm 9-10: Ghi chép đầy đủ nội dung bài học, vở sạch,chữ đẹp.Bài tập sgk làm đầy đủ Điểm 7-8 Ghi chép đầy đủ,làm bài tập sgk nhưng còn thiếu

Điểm 5-6 ghi chép đầy đủ nhưng trình bày không khoa học và bẩn Điểm 3-4 ghi chép thiếu, bẩn, trình bày không khoa học.

3/. Các hoạt động dạy học:

Sự DT các TT thường liên quan tới các NST có trong nhân TB, vậy NST là gì? Tính đặc trưng, chức năng của NST như thế nào? Để trả lời ta đi nghiên cứu tiết 8 “Nhiễm sắc thể”.

Hoạt động 1. Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST (9 phút)

*Mục tiêu: HS hiểu được mục đích và ý nghĩa của DTH.Hiểu được tính đặc trưng của bộ NST.

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan, nhóm

*Kĩ thuật dạy học:, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV: Cho HS q/sát H 8.1 Cặp NST tương đồng.

GV: Thế nào là cặp NST tương đồng, nó tồn tại ở đâu?

HS: Cặp NST tương đồng là cặp NST giống

I/. Tính đặc trưng của bộ NST - Trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước, khác nhau về nguồn gốc).

(4)

nhau về hình dạng, kích thước, 1NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Nó nằm trong TB sinh dưỡng.

GV hỏi:

Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được gọi là gì ? Kí hiệu?

Trong giao tử bộ NST tồn tại như thế nào?

GV: Phân biệt bộ NST đơn bội và lưỡng bội?

HS: Dựa vào ND SGK/ 24 trả lời.

GV nhận xét, bổ sung:

Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n chứa n cặp NST tương đồng), trong quá trình phát sinh và hình thành giao tử đã có sự phân li các cặp NST nên số lượng giảm đi 1 nửa (n).

Mô tả bộ NST của ruồi giấm về hình dạng và số lượng ?

HS:

+ Con cái : 2 cặp NST hình chữ V, 1 cặp NST hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX).

+ Con đực: 2 cặp NST hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp NST giới tính (XY) trong đó có 1 hình que, 1 hình móc.

GV có thể phân tích thêm:

- Cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO).

Yêu cầu hs quan sát hình 8.1, trả lời hệ thống câu hỏi:

+ Khái niệm cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

HS: Gồm 2 chiếc có nguồn gốc khác nhau (2 màu).

Nhận xét số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử?

- Bộ NST chứa cặp NST tương đồng -> Bộ NST lưỡng bội (2n )

- Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng ->Bộ nhiễm sắc đơn bội (n).

(5)

HS: Chỉ chứa 1/2 số NST trong tế bào sinh dưỡng (n).

HS: So sánh bộ NST lưỡng bội của người với bộ NST các loài còn lại (số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài).

GV yêu cầu HS quan sát H8.2/25:

Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?

HS: Mô tả bộ NST theo H8.2.

GV đưa tình huống: Củ cải và Cải bắp đều có 2n

= 18 NST.

+ Vậy 2 loài này NST khác nhau ở điểm nào?

HS: Đặc trưng bởi hình dạng.

GV: NX và chốt lại kiến thức.

HS: Ghi nhớ kiến thức vào vở học.

- Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính.

- Tế bào của mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng, cấu trúc.

...

...

...

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc của NST (10phút)

*Mục tiêu: HS mô tả được cấu trúc điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan

*Kĩ thuật dạy học:, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV thông báo cho HS: Ở kì giữa NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này.

GV treo tranh như hình 8.4 → 8.5, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK:

Mô tả hình dạng, cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào ?

HS: Hình dạng: hình que, hình hạt, chữ V, móc…

Kích thước: Đường kính từ 0,2 - 2 Mm,

II/. Cấu trúc của NST

- Ở Kì giữa của quá trình phân chia tế bào NST có cấu trúc điển hình.

- Cấu trúc NST ở kì giữa:

+ Hình dạng: Hình hạt, hình que, hình chữ V.

+ Chiều dài: 0,5 - 50μm.

+ Đường kính: 0,2 – 2 μm

(6)

chiều dài 0,5 - 50 Mm).

Cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST ?

HS mô tả,đáp án 1- Crômatit; 2- Tâm động.

GV nhận xét, chốt ý.

+ Cấu trúc: Gồm 2 crômatít (2 nhiễm sắc tử chị em) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất). Tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ trong thoi phân bào.

Mỗi crômatít bao gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histon. Một số NST còn có eo thứ hai.

...

...

...

Hoạt động 3. Chức năng của NST (4 phút)

*Mục tiêu: HS nắm được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng.

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan,

*Kĩ thuật dạy học:, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV phân tích thông tin SGK cho HS hiểu.

HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

GV: NST là cấu trúc như thế nào? Có vai trò gì trong sự DT các TT ?

HS dựa vào ND SGK/25 trả lời.

GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

III/. Chức năng của NST

- NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.

- NST có đặc tính tự nhân đôi – các tính trạng DT được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể.

4/. Củng cố (5 phút):

GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

A/. Em hãy nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?

- NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.

- NST có đặc tính tự nhân đôi (nhờ ADN tự sao) do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

B/. Nêu VD về tính đặc trưng của bộ NST mỗi loài SV?

Phân biệt bộ NST đơn bội, lưỡng bội?

* Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST:

Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn định qua các thế hệ.

- Ví dụ về số lượng NST: Ở người 2n = 46; tinh tinh 2n = 28; gà 2n = 78; ruồi giấm 2n = 8, ngô 2n = 20; cà chua 2n = 24.

(7)

- Ví dụ về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có bốn cặp NST có hình dạng khác nhau: Hai cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hình que (X), một hình móc (Y) ở con đực.

* Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên cặp NST tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n).

- Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong giao tử có NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n).

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/26.

- Đọc trước nội dung bài 9: Nguyên phân.

- Yêu cầu HS kẻ sẵn bảng 9.1, 9.2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng và ngay trong cơ thể chúng

Ứng với mỗi công thức phân tử sẽ có một hay nhiều công thức cấu tạo vì thay đổi trật liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thì sẽ được chất mới. Năm công thức

- Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục → Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm

Những hợp chất có thành phần phân tử kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng

• Nắm được chức năng một số các cơ quan.. • Giáo dục HS có ý thức gắn bó yêu quê

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ

Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiêm sắc thể không phân li nên đã tạo ra hai tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; các tế bào 4n

Câu 30: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là.. khoa học – kĩ thuật