• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm những thành tựu văn hóa thời cận đại - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm những thành tựu văn hóa thời cận đại - THI247.com"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

Mục tiêu

Kiến thức

+ Biết được một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa thế giới thời cận đại.

+ Hiểu được những nét khái quát về điều kiện lịch sử và đánh giá được ý nghĩa của những thành tựu văn hóa thế giới thời cận đại.

+ Liên hệ được sự phát triển và đóng góp của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy lịch sử văn hóa thế giới.

Kĩ năng

+ Quan sát tranh, ảnh; tìm hiểu các loại tư liệu lịch sử, văn học và nghệ thuật...

+ Xác lập được mối liên hệ giữa tình hình kinh tế - xã hội với sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng.

+ Vận dụng kiến thức liên môn trong học tập lịch sử.

(2)

Trang 2 - https://thi247.com/

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI a. VĂN HÓA BUỔI ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI

- Bối cảnh lịch sử

+ Cách mạng tư sản bùng nổ và giành được thắng lợi ở một số nước Âu - Mĩ.

+ Cuộc đấu tranh chống phong kiến diễn ra trên mọi lĩnh vực.

+ Tiền đề từ phong trào Văn hóa Phục hưng.

- Thành tựu tiêu biểu

+ Văn học: xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều kiệt tác văn học.

Nhà văn Tác phẩm

Coóc-nây Lơ-xít,…

Mô-li-e Trưởng giả học làm sang,…

La-phông-ten Con cáo và chùm nho,…

Tào Tuyết Cần Hồng lâu mộng,…

+ Âm nhạc: các sáng tác của Bét-tô-ven, Mô-da…

+ Hội họa: tác phẩm của Rem-bran…

+ Tư tưởng: Trào lưu Triết học Ánh sáng (đại diện là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô); nhóm Bách khoa toàn thư…

- Ý nghĩa

+ Phản ánh hiện thực xã hội; mang giá trị nhân văn sâu sắc.

+ Góp phần thúc đẩy sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

+ Góp phần hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

+ Thúc đẩy văn hóa thế giới phát triển.

b. VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX - Bối cảnh lịch sử

+ CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới và dần chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa → các nước tư bản đẩy mạnh tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Trong thời đại TBCN, sự giao lưu văn hóa Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ.

- Thành tựu tiêu biểu

+ Văn học: xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều kiệt tác văn học.

+ Phương Tây: Vích-to Huy gô; Lép Tôn-xtôi, Mác-Tuên,...

+ Phương Đông: Lỗ Tấn, Hô-xê Mác-ti; Hô-xê Ri-đan; Ta-go; Nguyễn Du,...

+ Kiến trúc, điêu khắc: cung điện Véc-xai, bảo tàng Lu-vrơ; các bảo tàng ở Anh, Đức...

+ Hội họa: Van Gốc, Pi-cát-xô, Phu-gi-ta,...

+ Âm nhạc: Trai-cốp-xki, Sô-panh..

(3)

Trang 3 - https://thi247.com/

- Ý nghĩa

+ Phản ánh toàn diện hiện thực xã hội; mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

+ Góp phần cổ vũ, thúc đẩy cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân loại.

(4)

Trang 4 - https://thi247.com/

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biến động lịch sử nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại (thế kỉ XVI - XVIII)?

A. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ và giành thắng lợi.

B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng.

D. Chế độ phong kiến Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt.

Câu 2: Một trong những tiền đề của sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại là A. hoạt động thương mại quốc tế bắt đầu hình thành và mở rộng.

B. các hoạt động giao lưu văn hóa Đông - Tây bắt đầu xuất hiện.

C. những thành tựu rực rỡ của phong trào Văn hóa Phục hưng thời hậu kỳ trung đại.

D. sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 3: Nhà soạn nhạc người Áo có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là

A. Mô-da. B. Bét-thô-ven. C. Sô-panh. D. Trai-cốp-xki.

Câu 4: La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nổi tiếng của nước nào?

A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Nga.

Câu 5: Danh nhân nào sau đây là đại biểu xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp?

A. Mô-li-e. B. La-phông-ten. C. Cooc-nây. D. Vích-to Huy-gô.

Câu 6: Nhà soạn nhạc người Đức với những sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là A. Mô-da. B. Trai-cốp-xki. C. Bét-tô-ven. D. Pi-cát-xô.

Câu 7: Nhà thơ nổi tiếng của nước Nga buổi đầu thời cận đại là

A. Pu-skin. B. Vích-to Huy-gô. C. Ra-bin-đra-nát Ta-go. D. LépTôn-xtôi.

Câu 8: Danh họa người Hà Lan với nhiều tác phẩm chân dung, phong cảnh nổi tiếng vào buổi đầu thời cận đại là

A. Lê-vi-tan. B. Pi-cát-xô. C. Van Gốc. D. Rem-bran.

Câu 9: Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII đã A. tạo ra tiền đề tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp.

B. ra đời từ thực tiễn của phong trào công nhân Pháp.

C. góp phần cổ vũ, thúc đẩy cách mạng tư sản Anh.

D. góp phần cổ vũ, thúc đẩy cách mạng tư sản Hà Lan.

Câu 10: Sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại có tác động nào sau đây?

A. Trực tiếp thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

B. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản.

C. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến.

D. Góp phần củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

Câu 11: Một trong những tác động của sự phát triển văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại là A. góp phần củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

B. góp phần hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

(5)

Trang 5 - https://thi247.com/

C. xóa bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng phong kiến trên thế giới.

D. trực tiếp thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 12: Sự phát triển văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại có tác động nào sau đây?

A. Góp phần củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

B. Xóa bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, lỗi thời.

C. Góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.

D. Trực tiếp thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 13: Văn học, nghệ thuật thế giới từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phát triển trong bối cảnh A. chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

B. chế độ phong kiến bắt đầu suy yếu, khủng hoảng.

C. giai cấp tư sản mới ra đời, chưa có địa vị chính trị.

D. sự giao lưu văn hóa Đông - Tây bắt đầu xuất hiện.

Câu 14: Biến động lịch sử nào sau đây có tác động to lớn đến sự phát triển văn học, nghệ thuật thế giới đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ ở châu Âu.

B. Các thương nhân phương Tây bắt đầu xâm nhập thị trường phương Đông.

C. Chế độ phong kiến có dấu hiệu suy yếu, khủng hoảng.

D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 15: Sự phát triển của văn học thế giới từ đầu thế kỉ XIX - đến đầu thế kỉ XX chịu tác động bởi nhiều yếu tố, ngoại trừ

A. sự bóc lột của giai cấp tư sản với người lao động trong nước.

B. sự khôi phục ảnh hưởng của lực lượng phong kiến và Giáo hội Ki-tô.

C. cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa.

D. hoạt động xâm lược thuộc địa của các nước thực dân.

Câu 16: Nhà soạn nhạc nổi tiếng với các tác phẩm: “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là A. Mô-da. B. Bét- tô-ven. C. Trai- cốp- xki. D. Sô- panh.

Câu 17: Những tác phẩm của nhà văn nào được Lê-nin đánh giá là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

A. Lép-tôn-xtôi. B. Vích-to Huy-gô. C. Lỗ Tấn. D. Mác-tuên.

Câu 18: Nhà văn nào nổi tiếng với những tác phẩm gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động Mĩ thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Lép-tôn-xtôi. B. Vích-to Huy-gô. C. Ban-dắc. D. Mác-tuên.

Câu 19: Nhà văn nào không đại diện cho tiếng nói của các dân tộc bị áp bức?

A. Hô-xê Ri-đan. B. Lỗ Tấn. C. Hô-xê Mác-ti. D. Mác-tuên.

Câu 20: Nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm “Những người khốn khổ” là

A. Lép-tôn-xtôi. B. Vích-to Huy-gô. C. Lỗ Tấn. D. Mác-tuên.

Câu 21: Văn học các nước phương Đông cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phản ánh mâu thuẫn chủ yếu nào trong xã hội thuộc địa?

A. Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân và tư sản thuộc địa.

(6)

Trang 6 - https://thi247.com/

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quốc.

D. Mâu thuẫn giữa công nhân và tiểu tư sản.

Câu 22: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lép Tôn-xtôi là

A. “Những người khốn khổ”. B. “Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”.

C. “Chiến tranh và hòa bình”. D. “Người I-nô-xăng đi du lịch”.

Câu 23: Nhà văn hóa lớn người Ấn Độ đạt giải Nô ben năm 1913 là

A. Mác-tuên. B. Ta-go. C. Hô-xê Ri-đan. D. Hô-xê Mác-ti.

Câu 24: Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm phản ánh ý chí độc lập và tự do của nhân dân Cu-ba là A. Mác-tuên. B. Ta-go. C. Hô-xê Ri-đan. D. Hô-xê Mác-ti.

Câu 25: “AQ chính truyện” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

A. Hô-xê Mác-ti. B. Lỗ Tấn. C. Hô-xê Ri-đan. D. Tào Tuyết Cần.

➢ CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Khái quát bối cảnh lịch sử và những thành tựu tiêu biểu của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại. Sự phát triển của văn hóa thế giới thời kỳ này có ý nghĩa gì?

Câu 2: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật thế giới đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Bối cảnh lịch sử các nước phương Đông và phương Tây có tác động như thế nào đến văn học thời kỳ này?

Câu 3: Tóm tắt bối cảnh lịch sử và những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX có những đóng góp tiêu biểu nào cho kho tàng văn hóa nhân loại?

Câu 4: Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX và rút ra nhận xét.

ĐÁP ÁN

➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1 - A 2 - C 3 - A 4 - B 5 - C 6 - C 7 - A 8 - D 9 - A 10 - C 11 - B 12 - C 13 - A 14 - D 15 - B 16 - C 17 - A 18 - D 19 - D 20 - B 21 - C 22 - C 23 - B 24 - D 25 - B

➢ CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Khái quát bối cảnh lịch sử và những thành tựu tiêu biểu của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại.

Sự phát triển của văn hóa thế giới thời kì này có ý nghĩa gì?

* Bối cảnh lịch sử:

- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và từng bước giành được thắng lợi ở một số nước Âu - Mĩ: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII... Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.

- Giai cấp tư sản phát động cuộc cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.

(7)

Trang 7 - https://thi247.com/

- Hiện thực xã hội sống động trong thời đại đan xen giữa cái cũ và cái mới, lạc hậu và tiến bộ... với nhiều mâu thuẫn là chất liệu, cảm hứng cho văn học nghệ thuật.

- Những thành tựu rực rỡ của Phong trào văn hóa Phục hưng thời hậu kỳ trung đại tạo tiền đề cho văn hóa châu Âu tiếp tục phát triển.

* Thành tựu tiêu biểu:

- Văn học: Cooc-nây (1606 - 1684) - đại diện tiêu biểu của nền bi kịch cổ điển Pháp; La Phông-ten (1621 - 1695) - nhà thơ ngụ ngôn Pháp; Mô-li-e (1622 - 1673) - người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp;

Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) - nhà tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc; nhà thơ, nhà soạn kịch Nhật Bản Chi- ka- mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 - 1725)...

- Âm nhạc: Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức với nhiều bản giao hưởng nổi tiếng, Mô-da - thiên tài âm nhạc người Áo có công hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng...

- Hội họa: nhà hội họa Hà Lan Rem-bran (1606 -1669) với nhiều bức tranh chân dung, phong cảnh vẽ bằng sơn dầu, khắc trên kim loại...

- Tư tưởng: Trào lưu Triết học Ánh sáng (đại diện là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô) nở rộ, là cơ sở tư tưởng cho Cách mạng tư sản Pháp; nhóm Bách khoa toàn thư ra đời...

* Ý nghĩa:

- Phản ánh hiện thực xã hội và có giá trị nhân văn sâu sắc.

- Góp phần tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, thúc đẩy thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.

- Góp phần hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

- Làm phong phú, giàu có thêm kho tàng văn hóa nhân loại, tạo điều kiện cho văn hóa thế giới tiếp tục phát triển rực rỡ.

Câu 2. Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật thế giới đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Bối cảnh lịch sử các nước phương Đông và phương Tây có tác động như thế nào đến văn học thời kì này?

* Bảng thống kê:

Lĩnh vực Khu vực Thành tựu tiêu biểu

Văn học Phương Tây - Vích-to Huy-gô (Pháp): tiểu thuyết Những người khốn khổ...

- Lép Tôn-xtôi (Nga): tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê- ni-na...

- Mác-Tuên (Mĩ): tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ, Những người I-nô-xăng đi du lịch...

- Ban-dắc (Pháp): bộ tiểu thuyết Tấn trò đời...

Phương Đông - Lỗ Tấn (Trung Quốc): A.Q. Chính chuyện, Nhật kí người điên,Thuốc...

- Hò-xê Mác-ti (Cu-ba).

- Hô-xê Ri-đan (Phi-lip-pin), tác phẩm Đừng động vào tôi.

- Ta-go (Ấn Độ): tập Thơ Dâng đạt giải Nô-bel năm 1913...

- Nguyễn Du (Việt Nam): tác phẩm Truyện Kiều...

Nghệ thuật - Kiến trúc, điêu khắc: cung điện Véc-xai, bảo tàng Lu-vrơ ....

(Pháp), tượng Nữ thần Tự do (Mĩ)...

(8)

Trang 8 - https://thi247.com/

- Hội họa: Van-gốc (Hà Lan), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi-tan (Nga), Phu-gi-ta (Nhật Bản)...

- Âm nhạc: Trai-cốp-xki (Nga), Sô-panh (Ba Lan),...

- …

* Tác động của bối cảnh lịch sử đến sự phát triển văn học phương Đông và phương Tây:

- Đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

+ Ở phương Tây: giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, những mặt trái trong lòng xã hội tư bản ngày càng lộ rõ. Đời sống nhân dân lao động khốn khổ.

→ Các tác phẩm văn học phản ánh toàn diện hiện thực xã hội đương thời; thể hiện tình yêu thương đối với những người nghèo khổ, thể hiện khát vọng giải phóng con người. → Hiện thực xã hội nhiều chuyển biến phức tạp là nguồn chất liệu và cảm hứng cho văn học, hàng loạt kiệt tác ra đời mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

+ Ở phương Đông: chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, các nước phương Đông từng bước bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và xâm chiếm, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt. Phong trào chống chế độ thực dân, phong kiến ở các nước bùng nổ và phát triển.

→ Các tác phẩm văn học phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân dưới chế độ thực dân phong kiến;

thể hiện ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh vì độc lập, dân chủ. Văn học trở thành vũ khí tinh thần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. → Sự truyền bá của văn hóa - tư tưởng phương Tây vào các nước phương Đông có tác động tích cực làm cho văn học phương đông có những tiến bộ rõ rệt về đề tài, hình thức, nghệ thuật phản ánh...

Câu 3. Tóm tắt bối cảnh lịch sử và những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX có những đóng góp tiêu biểu nào cho kho tàng văn hóa nhân loại?

* Bối cảnh lịch sử:

- Thời kì từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới và chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

+ Ở phương Tây, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, đời sống nhân dân lao động khốn khổ.

+ Ở phương Đông, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, các nước phương Đông từng bước bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và xâm chiếm, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt.

- Sự xác lập và thống trị của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

* Thành tựu tiêu biểu:

- Văn học:

+ Văn học phương Tây tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học thời kì này phản ánh toàn diện bức tranh xã hội tư bản đương thời, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu là: Vích-to Huy gô (Pháp) với tác phẩm Những người khốn khổ; Lép Tôn-xtôi (Nga)

(9)

Trang 9 - https://thi247.com/

với các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na...; Mác Tuên (Mĩ) với tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ, Những người I-nô-xăng đi du lịch...

+ Văn học phương Đông có sự tiến bộ rõ rệt, tập trung phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới chế độ thực dân, phong kiến; thể hiện ý thức dân tộc và cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu là: Lỗ Tấn (Trung Quốc) với các tác phẩm A.Q. Chính chuyện, Nhật kí người điên, Thuốc...; Hô-xê Mác-ti - nhà văn Cu-ba; Hô-xê Ri-đan - nhà văn, nhà thơ Phi-lip-pin; Ta-go (Ấn Độ) với tập Thơ Dâng đạt giải Nô-ben năm 1913; Nguyễn Du (Việt Nam) với tác phẩm Truyện Kiều...

- Về Nghệ thuật:

+ Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển, tiêu biểu là cung điện Véc-xai, bảo tàng Lu-vrơ (Pháp); tháp Ép- Phen (Pháp), tượng Nữ thần Tự do (Mĩ)...

+ Hội họa: là thời kì nở rộ của các trường phái hội họa, xuất hiện nhiều họa sĩ danh tiếng với các tác phẩm có giá trị vĩnh cửu: Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Pi-cat-xô (Tây Ban Nha), Lê-vin-tan (Nga)...

+ Âm nhạc, nổi bật là Trai-cốp-xki (Nga) - một trong những điển hình của âm nhạc hiện thực thế giới thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông: Con đầm pích, Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng...

* Đóng góp của Việt Nam:

- Đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác thơ Nôm Truyện Kiều. Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

- Một số thành tựu văn hóa của Việt Nam trong thế kỉ XIX đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn.

Câu 4. Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và rút ra nhận xét.

* Thành tựu tiêu biểu:

- Văn học:

+ Văn học phương Tây tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành rỡ. Văn học thời kì này phản ánh toàn diện bức tranh xã hội tư bản đương thời, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu là: Vích-to Huy gô (Pháp) với tác phẩm Những người khốn khổ; Lép Tôn-xtôỉ (Nga) với các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na...; Mác Tuên (Mĩ) với tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ, Những người I-nô-xăng đi du lịch...

+ Văn học phương Đông có sự tiến bộ rõ rêt, tập trung phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới chế độ thực dân, phong kiến; thể hiện ý thức dân tộc và cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu là: Lỗ Tấn (Trung Quốc) với các tác phẩm A.Q. Chính chuyện, Nhật kí người điên, Thuốc...; Hô-xê Mác-ti - nhà văn Cu-ba; Hô-xê Ri-đan - nhà văn, nhà thơ Phi-lip-pin; Ta-go (Ấn Độ) với tập Thơ Dâng đạt giải Nô-bel năm 1913; Nguyễn Du (Việt Nam) với tác phẩm Truyện Kiều...

- Về Nghệ thuật:

+ Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển, tiêu biểu là cung điện Véc-xai, bảo tàng Lu-vrơ (Pháp); tháp Ép- Phen (Pháp), tượng Nữ thần Tự do (Mĩ)...

+ Hội họa: là thời kì nở rộ của các trường phái hội họa, xuất hiện nhiều họa sĩ danh tiếng với các tác phẩm có giá trị vĩnh cửu: Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Picatxô (Tây Ban Nha), Lêvintan (Nga)...

+ Âm nhạc, nổi bật là Trai-cốp-xki (Nga) - một trong những điển hình của âm nhạc hiện thực thế giới thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông: Con đầm pích, Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng...

(10)

Trang 10 - https://thi247.com/

* Nhận xét:

- Phát triển mạnh mẽ ở cả các nước phương Đông và phương Tây.

- Phản ánh toàn diện hiện thực xã hội và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Góp phần cỗ vũ, thúc đẩy cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân loại.

- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ và toàn diện, là những di sản quý báu và có giá trị vĩnh cửu của văn hóa nhân loại.

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu

- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XIX trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại là vì: Pháp phải bồi thường chiến tranh do bại trận; nghèo nguyên

- Giai cấp tư sản Pháp đủ mạnh nên đủ sức để nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng: Trong thành phần cuộc Cách mạng tư sản Pháp, lãnh đạo chỉ có giai cấp tư sản (gồm

- Chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn trong bối cảnh đất nước lúc đó vừa phù hợp, vừa có điểm hạn chế kìm hãm sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa đã

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn (1783), Trịnh, Lê (1788), giải quyết được mâu thuẫn giai cấp (mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến), bước đầu thống

+ Nêu được những nét chính về công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt trong các thế kĩ X - XV.. + Trình bày đưực nét

Câu 35: Một trong những chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là?. đàn áp các phong trào

Giai cấp tư sản muốn xác lập quan hệ sản xuất tư bản trong lòng chế độ phong kiến Câu 48: Đất nước được coi là “quê hương” của phong trào Văn