• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 26 / 3 / 2021

Ngày giảng: Thứ Hai 29/ 3 / 2021

Tập đọc

Tiết 79, 80: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T1,2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh ôn tập các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 - Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng, trả lời câu hỏi cuối bài.

- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

- Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác.

- Mở rộng vốn từ các mùa- Ôn luyện cách dùng dấu chấm.

* QTE: Quyền được tham gia ( đáp lại lời cảm ơn).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu ghi bài đọc 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc - Nhận xét, cho điểm HS

2. Bài mới:

a- Giới thiệu bài: (1’)

- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học b- Ôn tập:

- Ôn luyện Tập đọc và HTL: (8’)

- GV cho HS ôn lại các bài Tập đọc đã học từ học kì II và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, sửa chữa

- Tìm bộ phận TLCH: Khi nào? (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về nội dung gì?

- GV hướng dẫn phần a.

+ Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?

+ Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi

“Khi nào?”

- Yêu cầ lớp làm phần b

- GV gọi HS chữa bài, nhận xét

- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: (9’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và đọc câu văn

- Đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi và nhận xét

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, sửa chữa.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về thời gian

+ Mùa hè, hoa phượng vĩ nỏ đỏ rực + Mùa hè

- Cả lớp làm bài, gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi : Khi nào?

- Chữa bài - nhận xét

(2)

- Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?

- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì?

Thời gian hay địa điểm?

- Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- Nhận xét và cho điểm HS

- Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác: (10’)

- GV treo bảng phụ ghi tình huống.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- Nhận xét và cho điểm HS

* QTE: Quyền được tham gia ( đáp lại lời cảm ơn).

- 1 HS đọc yêu cầu và câu văn phần a - Bộ phận: “Những đêm trăng sáng”

- Bộ phận này dùng để chỉ thời gian

Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành đường trăng lung linh dát vàng?

- HS thực hành đối - đáp theo cặp.

- Từng cặp đứng lên đối - đáp theo yêu cầu từng câu:

Đáp án:- Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ ve nhởn nhơ ca hát khi nào?

- Nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát

- HS thực hành đối - đáp theo cặp.

- Từng cặp đứng lên đối - đáp theo yêu cầu từng câu

- Nhận xét, bổ sung.

TIẾT 2 - Trò chơi MRVT bốn mùa (20’)

- GV chia lớp thành 6 tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa , Quả.

- GV cho HS 2 từ làm mẫu, sau đó

yêu cầu các tổ thảo luận, tìm câu trả lời đúng

- Nhận xét, sửa chữa, tuyên dương các tổ có nhiều từ đúng

- Ôn luyện cách dùng dấu chấm:

(15’): - Yêu cầu HS đọc đề bài tập 3 - Yêu cầu HS làm vào VBT

- Gọi HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm

- Nhận xét và chữa bài một số HS 3- Củng cố - Dặn dò: (5’)

- HS đọc và trả lời câu hỏi cuối các bài đọc.

- Nhận xét.

- Từng tổ đứng lên giới thiệu thành viên của tổ mình và đố các bạn. Ví dụ:

+ Mùa của tôi từ tháng mấy đến tháng mấy?

+ 1 bạn ở tổ hoa nêu tên một loài hoa và đố: "Theo bạn tôi ở mùa nào?"

- Các tổ trả lời, nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm - Cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS đọc bài làm.

Đáp án:

Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.

- Chữa bài - nhận xét.

- Nhận xét giờ học

- Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.

(3)

- - - - Toán

Tiết 131: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Bài cũ: (4’) Luyện tập.

- Gọi Hs lên bảng làm bài tập 4 - GV nhận xét, cho điểm

2. Bài mới: (33’) a. Giới thiệu :

- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học b. Giới thiệu phép nhân có thừa số 1:

* GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:

- GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

* GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có:

- Gọi HS nhận xét về các số nhân với số 1?

Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).

c. Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1) - Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:

- GV cho HS kết luận: Các số chia cho 1 thì như thế nào?

d. Thực hành:

Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)

- GV yêu cầu HS tính nhẩm, làm vào VBT, gọi HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, sửa chữa bài

- 2 HS lên bảng chữa bài tập 4. Bạn nhận xét.

- HS quan sát, chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:

1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2 1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3 1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4 - HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Vài HS lặp lại.

2 x 1 = 2 ta có 2 : 1 = 2 3 x 1 = 3 ta có 3 : 1 = 3

- HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.

- Vài HS lặp lại.

1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2 1 x 3 = 3 ta có 3 : 1 = 3 1 x 4 = 4 ta có 4 : 1 = 4 1 x 5 = 5 ta có 5 : 1 = 5 - HS nhận xét: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.

- 6 HS lên bảng chữa bài, lớp tính nhẩm vào VBT

(4)

Bài 2: Số?

- Treo bảng phụ nội dung bài tập 2 - Hướng dẫn HS dựa vào bài học, tìm số thích hợp điền vào ô trống.

- Gọi 3 HS lên bảng làm theo cột, lớp làm vào VBT

Bài 3:

- GV hướng dẫn HS cách làm tính từ trái sang phải.

- Yêu cầu HS làm vào VBT, 4 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét, chữa bài Bài 4:

- GV hướng dẫn cách làm - Yêu cầu HS làm vào VBT - Thu chấm một số bài

- Chấm, nhận xét, chữa bài cho HS 3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: bài sau

- Lớp nhận xét, sửa chữa - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Quan sát, suy nghĩ

- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào VBT.

1 x 3 = 3 4 x 1 = 4 2 : 1 = 2 3 x 1 = 3 1 x 4 = 4 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3 4 : 1 = 4 1 : 1 = 1 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS quan sát, lắng nghe

- 4 HS lên bảng thi đua làm bài. HS dưới lớp làm vào VBT.

HS tự nhẩm từ trái sang phải:

a) ta có: 2 x 3 = 6; 6 x 1 = 6

=> viết 2 x 3 x 1 = 6 x 1 = 6 b) Ta có: 4 x 5 = 20; 20 : 1 = 20

=> viết 4 x 5 x 1 = 20 x 1 = 20 c) Ta có: 8 : 4 = 2; 2 x 1 = 2

=> viết 8 : 4 x 1 = 2 : 1 = 2 d) Ta có 12 : 3 = 4 ; 4 : 1 = 4

=> Viết: 12 : 3 : 1 = 4

- Lớp nhận xét, chữa bài tập - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Quan sát

- HS làm vào VBT - Nộp bài

- Chữa bài

=====================================

BUỔI CHIỀU Tập viết

Tiết 27 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1(T3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

2. Kĩ năng: - Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?”

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

(5)

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

2. Bài mới: (32’) a. Giới thiệu:

b. Ôn luyện cách đặt và TLCH: Vì sao?

Bài 2:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Yêu cầu HS đọc câu văn trong phần a.

- Vì sao Sơn ca khô khát họng?

- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi

“Vì sao?”

- Yêu cầu HS tự làm phần b.

Bài 3

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.

-Bphận nào trong câu trên được in đậm?

- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.

- Nhận xét và cho điểm HS.

c. Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác:

- GV hướng dẫn mẫu cho HS cách đáp lại lời đồng ý của người khác.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số HS trình bày trước lớp.

Nhận xét và cho điểm từng HS.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.

- 2 HS đọc phần a - Vì khát.

- Vì khát.

- Suy nghĩ làm phần b.

+ Đáp án: Vì mưa to.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.

- Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.

- Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?

Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án:

b) Vì sao đến mùa đông ve không có

gì ăn?

- Quan sát, lắng nghe

- HS thực hiện theo cặp, một số cặp trình bày trước lớp.

a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em

b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./

c) Dạ! Con cảm ơn mẹ - Lớp nhận xét, sửa chữa

- Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.

- Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.

(6)

3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Câu hỏi “Vì sao?”dùng để hỏi về nd gì?

- Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức

….

=====================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/ 3 / 2021

Ngày giảng: Thứ Ba 30 /3 / 2021

Toán

TIẾT 132: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết: số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.

- Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

- Không có phép chia cho 0.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Gọi 2 HS lên làm bài tập, lớp làm vào giấy nháp 1 x 5 = ? 6 : 1 = ?

1 x 7 = ? 8 : 1 = ? 9: 3: 1=? 3 x 4:1=?

Nhận xét-Ghi điểm.

2. Dạy bài mới: (32’) a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học b. Giới thiệu phép nhân có thừa số 0:

- Dựa vào ý nghĩa phép nhân.

- GV hướng dẫn viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau.

- GV nêu phép tính 0 x 2

- GV nêu

3 x 0 = ? 0 x 3 = ? - GV đưa ra kết luận

- HS quan sát, lắng nghe - HS chuyển thành phép cộng 0 + 0 = 0 suy ra 0 x 2 = 0 2 x 0 = 0 3 x 0 = 0 ; 0 x 3 = 0

- KL: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

(7)

- Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0 - Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

- GV hướng dẫn theo mẫu

- Yêu cầu HS vận dụng làm ví dụ - GV đưa ra kết luận

- Thực hành:

Bài 1:

- GV hướng dẫn HS tính nhẩm, nêu kết quả

- Nhận xét, sửa chữa Bài 2:

- Tổ chức cho HS tính nhẩm, nêu kết quả.

- Nhận xét, sửa chữa Bài 3:

- Treo bảng phụ nội dung BT3, cho HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu HS làm vào VBT, 3 Hs lên bảng làm theo cột

- Nhận xét, chữa bài Bài 4:

- H dẫn HS tính nhẩm từ trái sang phải.

- Yêu cầu HS làm vào VBT - Thu chấm một số bài

- Nhận xét, chữa bài tập cho HS Bài 5:

- GV hướng dẫn HS cách làm phép tính - Yêu cầu Hs làm vào VBT, 2 HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, sửa chữa 3- Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- Ccố về phép chia và phép nhân với số 0

- HS quan sát GV làm mẫu 0 : 2 = 0 (vì 0 x 2 = 0)

(Số bị chia bằng thương nhân với số chia)

- HS vận dụng tính 0 : 3 = 0

0 : 5 = 0

KL: + Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

+ Không có phép chia cho 0.

* 1 Hs đọc yêu cầu

- Cả lớp nhẩm, nêu kết quả từng phép tính.

- Nhận xét, chữa bài vào VBT - 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS nêu kết quả từng phép tính.

- Nhận xét, sửa chữa bài vào VBT - Quan sát, đọc yêu cầu BT

- Quan sát GV làm mẫu

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT

- Nhận xét, sửa chữa bài

* 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống.

- Nộp bài.

- Chữa bài vào VBT

- Quan sát hướng dẫn của GV - HS làm bài, 2 HS lên chữa bài - Lớp nhận xét, bổ sung cách khác - Chẳng hạn:

0 : 1 x 2 = 0 hoặc 0 x 1: 2 = 0

- - - - Kể chuyện

Tiết 27: ÔN TẬP (T4) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(8)

- Kiểm tra đọc: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26

- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?”

- Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác.

- Ham thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (7’)

Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS .2. Bài mới: (29’)

a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.

b. Ôn luyện cách đặt và TLCH: Ở đâu?

Bài 2:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?

- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”

- Yêu cầu HS tự làm phần b.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.

- Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?

- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Theo dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?”

- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn).

- Đọc: Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

- Hai bên bờ sông.

- Hai bên bờ sông.

- Suy nghĩ trả lời: trên những cành cây.

- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.

- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

- Bộ phận “hai bên bờ sông”.

- Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm.

(9)

gian hay địa điểm?

- Vậy ta phải đặt cõu hỏi cho bộ phận này ntn?

- Yờu cầu 2 HS ngụ̀i cạnh nhau cùng thực hành hỏi đỏp theo yờu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lờn trỡnh bày trước lớp.

- Nhận xột và cho điểm HS.

c. ễn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khá:

- Gọi HS đọc yờu cầu bài tập

- Yờu cầu 2 HS ngụ̀i cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tỡnh huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đỏp lại lời xin lỗi.

Sau đó gọi 1 số cặp HS trỡnh bày trước lớp.

- Nhận xột và cho điểm từng HS.

* QTE:Quyền đợc tham gia( đáp lời xin lỗi).

3. Củng cố – Dặn dò: (4’)

- Cõu hỏi “Ở đõu?” để hỏi về nội dung gỡ?

- Khi đỏp lại lời cảm ơn của người khỏc, chỳng ta cần phải có thỏi độ như thờ́ nào?

- Dặn dũ HS về nhà ụn lại bài

- Cõu hỏi: Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở

đõu?/ Ở đõu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?

- Một số HS trỡnh bày, cả lớp theo dừi và nhận xột. Đỏp ỏn:

b) Ở đõu trăm hoa khoe sắc?/ Trăm hoa khoe sắc ở đõu?

- 1 HS đọc yờu cầu bài tập

- HS làm việc theo cặp, 1 số cặp trỡnh bày trước lớp:

Đỏp ỏn:

a) Khụng có gỡ. Lần sau bạn nhớ cẩn thận hơn nhộ./ Khụng có gỡ, mỡnh về giặt là ỏo lại trắng thụi./ Bạn nờn cẩn thận hơn nhộ./ Thụi khụng sao./…

b) Thụi khụng có đõu./ Em quờn mất chuyện ấy rụ̀i./ Lần sau chị nờn suy xột kĩ hơn trước khi trỏch người khỏc nhộ./ Khụng có gỡ đõu, bõy giờ chị

hiểu em là tốt rụ̀i./…

c) Khụng sao đõu bỏc./ Khụng có gỡ đõu bỏc ạ./…

- Lớp nhận xột, bổ sung

- Cõu hỏi “Ở đõu?” dùng để hỏi về địa điểm.

- Chỳng ta thể hiện sự lịch sự, đỳng mực, nhẹ nhàng, khụng chờ trỏch nặng lời vỡ người gõy lỗi đó biờ́t lỗi rụ̀i.

--- Tập đọc

Tiờ́t 81: ễN TẬP (T5) I. MỤC TIấU

1. Kiến thức - Kiểm tra đọc

- Nội dung: Cỏc bài tập đọc và học thuộc lũng từ tuần 19 đờ́n tuần 26

- Kĩ năng đọc thành tiờ́ng: phỏt õm rừ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phỳt, biờ́t ngắt nghỉ đỳng sau có dấu cõu và giữa cỏc cụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được cỏc cõu hỏi về nội dung bài học.

- ễn luyện cỏch đặt và trả lời cõu hỏi: Như thờ́ nào?

- ễn luyện cỏch đỏp lời khẳng định, phủ định của người khỏc.

(10)

Ham thích môn học.

* QTE: Quyền được tham gia(đáp lời khẳng định, phủ định).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS 2. Bài mới: (32’)

a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài giảng b: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi:

Như thế nào?

Bài 2:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Như thế nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Mùa hè, hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở ntn?

- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi

“Như thế nào?”

- Yêu cầu HS tự làm phần b.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.

- Nhận xét và cho điểm HS.

c. Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ

định của người khác:

- GV hướng dẫn cách đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của người khác.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào?”

- Câu hỏi “Như thế nào?” dùng để hỏi về đặc điểm.

- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

- Đỏ rực.

- Suy nghĩ và trả lời: Nhởn nhơ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.

- Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

- Bộ phận “trắng xoá”.

- Câu hỏi: Trên những cành cây, chim đậu ntn?/ Chim đậu ntn trên những cành cây?

- HS thực hành theo cặp. Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án:

b) Bông cúc sung sướng như thế

nào?

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Hs quan sát, lắng nghe

- HS thực hiện theo cặp. Một số cặp

(11)

HS nói lời khẳng định (a,b) và phủ định (c), 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

* QTE: Quyền được tham gia(đáp lời khẳng định, phủ định).

3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Câu hỏi “ntn?” dùng để hỏi về n dung gì?

- Dặn dò HS về nhà ôn bài.

trình bày trước lớp:

Đáp án:

a) Ôi, thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ? Con sẽ chờ để xem nó./ Cảm ơn ba ạ./…

b) Thật à? Cảm ơn cậu đã báo với tớ

tin vui này./ Ôi, thật thế hả? Tớ cảm ơn bạn, tớ mừng quá./ Ôi, tuyệt quá.

Cảm ơn bạn./…

c) Tiếc quá, tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./ Thưa cô, tháng sau nhất định chúng em sẽ cố gắng để đoạt giải nhất./ Thầy (cô) đừng buồn. Chúng em hứa tháng sau sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./…

- Lớp nhận xét, bổ sung, sửa chữa - Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về đặc điểm.

========================================================

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

LĐ: SÔNG HƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố và mở rộng kiến thức cho hs về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút) - GV đưa bảng phụ có viết đoạn cần luyện

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

- Yêu cầu hs nêu lại cách đọc diễn cảm - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

(12)

(ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu các nhóm làm trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

============================================

Ngày soạn: 27/ 3 / 2021

Ngày giảng: Thứ Tư 30/ 3 / 2021

Toán

Tiết 133: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0.

+ Kỹ năng: Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.

+ Thái độ: Ham thích học Toán.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm các phép tính, dưới lớp làm vào giấy nháp

Tính: 2 : 2 = ...; 1 x 0 = ...

0 : 3=...; 0 x 3=...

10 : 5 x 1=...; 9 : 3 x 0=...

GV nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: (33’)

a. Giới thiệu bài: ghi tên bài.

b. Hướng dẫn HS làm một số bài tập:

Bài 1: Số?

- 2 HS lên bảng làm phép tính, lớp làm vào giấy nháp

+ Đáp án:

2: 2 = 1 ; 1 x 0 = 0 0 : 3 = 0 ; 0 x 3 = 0 10 : 5 x 1= 2 x 1= 2

9 : 3 x 0 = 3 x 0 = 0 - Lớp nhận xét, sửa chữa - 1 HS đọc yêu cầu bài tập

(13)

- GV treo bảng phụ nội dung BT1 - Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT - Nhận xét, sửa chữa

- Yêu cầu HS nhận xét về phép nhân với số 1 và phép chia với số 1

Bài 2: HS tính nhẩm (theo từng cột) - Yêu cầu HS làm vào VBT, gọi 3 HS lên bảng chữa bài tập theo từng cột

- GV nhận xét, sửa chữa

? Một số khi nhân với 1 hoặc chia cho số 1 thì kết quả như thế nào? Còn khi cộng với 1 thì kết quả như thế nào?

? Các phép chia có số bị chia là 0 thì kết quả như thế nào?

Bài 3:

-GVtreo bphụ ndung BT3. Hdẫn HS cách làm: Tìm Kquả tính trong ô chữ nhật rồi chỉ vào số 0 hoặc số 1 trong ô tròn.

- Chia lớp làm 2 tổ thi đua

- T chức cho HS thi nối nhanh phép tính với kết quả. Tgian thi là 2 phút. Tổ nào có nhiều bạn nối nhanh, đúng là tổ thắng - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị: bài sau

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT

- Nhận xét, sửa chữa bài tập

- Tất cả các số khi nhân với số 1 hoặc chia cho số 1 đều bằng chính số đó

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- Lớp làm vào VBT, 3 HS lên bảng chữa bài

- Lớp nhận xét, sửa chữa bài tập - HS dựa vào bài tập và trả lời:

+ Một số khi nhân hoặc chia cho 1 đều bằng chính nó, còn khi cộng với 1 thì số đó tăng thêm 1 đơn vị.

+ Các phép chia có số bị chia là 0 đều có kết quả là 0.

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV

- Chia lớp làm 2 tổ.

- 2 tổ thi đua nối kết quả đúng

============================

Luyện từ và câu

Tiết 27: ÔN TẬP GKI (T6) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

+Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi.

+ Thái độ: Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

(14)

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

2. Bài mới: (32’) a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài

b. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú:

- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.

- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.

+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về tên các con vật. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.

+ Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ đi 2 điểm, đội giải câu đố được cộng thêm 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu giải đố và được cộng 2 điểm.

Đội bạn bị trừ đi 1 điểm. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của một con vật bất kì.

- Tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.

c. Kể về một con vật mà em biết:

- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý: HS có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.

- Tuyên dương những HS kể tốt.

3. Củng cố – Dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.

- Chuẩn bị: Ôn tập tiết 7

- Chia đội theo hướng dẫn của GV.

- Giải đố. Ví dụ:

+Vòng 1

1. Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử) 2. Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ) 3. Con gì cò cổ rất dài? (hươu cao cổ) 4. Con gì rất trung thành với chủ?

(chó)

5. Nhát như … ? (thỏ)

6. Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột? (mèo)…

Vòng 2:

1. Cáo được mệnh danh là con vật ntn? (tinh ranh)

2. Nuôi chó để làm gì? (trông nhà) 3. Sóc chuyền cành ntn? (khéo léo, nhanh nhẹn)

4. Gấu trắng có tính gì? (tò mò)

5. Voi kéo gỗ ntn? (rất khoẻ, nhanh,

…)

- Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

================================

(15)

Chính tả

Tiết 53: ÔN TẬP GKII (T7) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục ôn tập, kiểm tra Tập đọc.

- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.

- Viết được 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về 1 loài chim hoặc gia cầm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1- Giới thiệu bài: (1’)

- Nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy, ghi tên bài lên bảng

2- Ôn tập: (36’)

a. Ôn tập kiểm tra Tập đọc:

- GV cho HS ôn lại từng bài Tập đọc.

b- Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc.

- GV chia nhóm, mỗi nhóm thực hành kể về các con vật thuộc loài mà nhóm lựa chọn

- Gọi từng nhóm nêu đặc điểm chính về con vật của nhóm mình và kể tên - GV nhận xét, sửa chữa

c- Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm.

- Gv hướng dẫn HS cách viết đoạn văn về loài chim, yêu cầu HS tự chọn loại gia cầm mình thích.

- Yêu cầu HS làm vào VBT, 2 Hs lên bảng làm

- Nhận xét, chữa bài, cho điểm 3- Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nhận xét chung giờ học

- Yêu cầu HS về nhà tập kể những loài gia cầm mà em biết

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi - HS chia thành từng nhóm 3, 4 em.

- Mỗi em tự chọn 1 loài chim hoặc gia cầm. Kể về con vật mà nhóm mình chọn (bạn nhóm trường nêu câu hỏi cho các bạn trả lời.)

- Từng nhóm nêu đặc điểm và kể tên con vật thuộc loài mà nhóm lựa chọn.

- các nhóm góp ý.

- HS suy nghĩ chọn 1 loại gia cầm mà mình thích.

- Lớp làm bài vào VBT, 2 em lên bảng làm

VD: Con vịt: Lông màu gì? Mỏ màu gì? Chân ntn? Con vịt đi ntn? Con vịt cho con người cái gì?

- Chữa bài - nhận xét.

=====================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 30/ 3 / 2021

(16)

Ngày giảng: Thứ Năm 1/ 4/ 2021

Toán

Tiết 134: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS rèn luyện kỹ năng:

- Học thuộc bảng nhân, chia.

- Tìm thừa số, tìm số bị chia.

- Giải bài toán có phép chia.

- Ham thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Luyện tập:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

+ Tính: 4 x 7 : 1 0 : 5 x 5 2 x 5 : 1

- GV nhận xét, cho điểm 2. Dạy bài mới: (33’) a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS làm một số bài tập:

Bài 1:

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 4 HS đọc bài làm của mình theo cột tương ứng.

- Hỏi: Khi đã biết 2 x 5 = 10, ta có ghi ngay kết quả của 10 : 2 và 10 : 5 hay không? Vì sao?

Bài 2:

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT

Bài 2:

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS tính nhẩm (theo cột). 4 Hs đọc bài làm theo cột.

- Khi biết 2 x 5 = 10, có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và 10 : 5 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.

- Chẳng hạn:

2 x 5 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS nhắc lại các tìm:

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 3 Hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT

+ Đáp án:

X x 3 = 21 4 x X = 36 X = 21 : 3 X = 36 : 4 X = 7 X = 9 X x 5 = 5

X = 5 : 5 X = 1

(17)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị

chia chưa biết.

- Yêu cầu HS làm vào VBT - Thu chấm một số bài - Nhận xét, chữa bài cho HS

Bài 4:

- Yêu cầu Hs đọc đề toán

- Hướng dẫn phân tích đề, tóm tắt - Hướng dẫn giải. Yêu cầu Hs làm vào VBT, gọi 1 Hs lên bảng trình bày.

- Nhận xét, chữa bài cho Hs Bài 5: Tô màu:

- Hướng dẫn Hs cách tô màu, yêu cầu Hs tô màu vào VBT.

- GV quan sát, hướng dẫn HS làm 3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập chung

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS nhắc lại cách tìm:

+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.

- Lớp làm vào VBT - Nộp bài

- Hs chữa bài tập vào VBT - Đáp án:

y : 3 = 4 y : 4 = 1 y = 4 x 3 y = 1 x 4 y = 4 y = 4 - 2 Hs đọc đề toán

- Phân tích đề

- Quan sát, làm vào VBT, 1 Hs lên bảng trình bày bài giải của mình

Tóm tắt:

3 đĩa: 15 cái bánh 1 đĩa:....bánh?

Bài giải

Mỗi đĩa có số bánh là:

15 : 3 = 5 (cái bánh) Đáp số: 5 cái bánh - Lớp nhận xét, chữa bài vào VBT -1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS lắng nghe và thực hiện tô màu vào VBT theo yêu cầu

==================================

Chính tả (nghe viết) Tiết 54: ÔN TẬP (T8) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

+ Kỹ năng: Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi Đố chữ.

+ Thái độ: Ham thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về

(18)

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

2. Dạy bài mới: (33’) a. Giới thiệu bài:

b. Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học:

- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm.. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10 phút. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.

3. Củng cố – Dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà ôn tập tất cả các bài đọc từ tuần 19 đến 26.

chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.

- Các nhóm thi đua viết từ đúng

========================================

Tự nhiên xã hội

Bài 27 : LOÀI VẤT SỐNG Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được động vật có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước.

- Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số loài động vật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sống cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động

-Yêu cầu mỗi tổ hát một bài nói về một con vật nào đó.

2. Bài cũ Một số loài cây sống dưới nước.

+Nêu tên các cây mà em biết?

+Nêu nơi sống của cây.

+Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.

- GV nhận xét 3. Bài mới

Giới thiệu: Loài vật sống ở đâu?

Phát triển các hoạt động

 Hoạt động 1: Kể tên các con vật

-Hỏi: Em hãy kể tên các con vật mà em biết?

- Hát

- HS trả lời, bạn nhận xét.

-Trả lời: Mèo, chó, khỉ,

(19)

-Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu, thầy và các em cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?

+Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các em sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.

 Hoạt động 2: Xem băng hình

* Bước 1: Xem băng.

-Yêu cầu HS vừa xem phim vừa ghi vào phiếu học tập.

-GV phát phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP ST

T

Tên Nơi sống

1 2 3 4

* Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả.

-Yêu cầu HS lên bảng đọc kết quả ghi chép được.

PHIẾU HỌC TẬP ST

T

Tên Nơi sống

1 Voi Trong rừng

2 Ngựa Trên đồng cỏ 3 Các loại

chim

Bay trên trời, có 1 số con đậu ở cây

4 Cá heo Ơ biển

5 Tôm Ao

6 Khỉ Ngoài đảo

7 Thiên nga Hồ

-GV nhận xét.

-Hỏi: Vậy động vật có thể sống ở những đâu?

-GV gợi ý: Sống ở trong rừng hay trên đồng cỏ nói chung lại là ở đâu?

 Hoạt động 3: Làm việc với SGK

-Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó.

-GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn.

chim chào mào, chim chích chòe, cá, tôm, cua, voi,…..

-HS vừa xem phim, vừa ghi vào phiếu học tập.

Trình bày kết quả.

-Trả lời: Sống ở trong rừng, ở

đồng cỏ, ao hồ, bay lượn trên trời, …

- Trên mặt đất.

- Trả lời:

+ Hình 1: Đàn chim đang bay

trên bầu trời, …

+ Hình 2: Đàn voi đang đi trên

(20)

Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh

* Bước 1: Hoạt động theo nhóm.

-Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và tranh trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.

* Bước 2: Trình bày sản phẩm.

-Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.

-GV nhận xét.

-Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.

4 Củng cố – Dặn dò

+Em hãy cho biết loài vật sống ở những đâu?Cho ví dụ?

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

đồng cỏ, một chú voi con đi

bên cạnh mẹ thật dễ thương, …

+ Hình 3: Một chú dê bị

lạc

đàn đang ngơ ngác, … + Hình 4: Những chú vịt đang

thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ …

+ Hình 5: Dưới biển có

bao

nhiêu loài cá, tôm, cua … -Tập trung tranh ảnh; phân công

người dân, người trang trí.

.

-Trả lời: Loài vật sống ở

khắp

mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước

và bay trên không.

================================

BUỔI CHIỀU Tập làm văn

Tiết 27: ÔN TẬP GKII (T9) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản - Ôn tập về câu hỏi: Như thế nào?

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

(21)

dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

2. Dạy bài mới: (33’) a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.

b. Hoạt động chính:

- Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Cá rô lội nước.

- Yêu cầu HS mở VBT và làm bài - Thu chấm một số bài

- Nhận xét kết quả làm bài của HS - Chữa bài

3. Củng cố – Dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà ôn bài.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Lớp mở SGK và đọc thầm bài Cá rô lội nước.

- Lớp làm bài cá nhân vào VBT - Nộp bài

- Quan sát, lắng nghe - - Chữa bài vào VBT

--- Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN VIẾT: MẶT TRỜI ĐI LẠI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức cho HS về phân biệt ch/tr; uc/ut; r/d/gi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Gv yêu cầu hs đọc đoạn chính tả cần viết - GV cho hs viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho hs viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em đọc 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập (12 phút):

Bài 1. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống cho phù hợp: (HS cả lớp)

Chiều nay, Dũng đứng ...ơi ...ước

Đáp án:

Chiều nay, Dũng đứng chơi trước

(22)

cửa ...ờ đón bố về. Dũng nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác ...ở bó

củi sau xe đạp, định ...ánh ổ gà thì một ...iếc xe khác ở phía ...ước xô tới.

Bác luống cuống lái xe xuống luôn cái ổ gà ...ên đường. Bác suýt ngã, bó củi đứt dây, rơi vung vãi.

cửa chờ đón bố về. Dũng nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó

củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì một chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lái xe xuống luôn cái ổ gà trên đường. Bác suýt ngã, bó củi đứt dây, rơi vung vãi.

Bài 2. Đặt ưc hoặc ưt vào chỗ nhiều chấm: (HS cả lớp)

hoa c... b... vẽ r... thăm c... áo

Đáp án:

hoa cúc bút vẽ

rút thăm cúc áo

Bài 3. Chọn từ trong ngoặc để điền vào chỗ trống : (HSNK)

cặp ... ... chơi giặt …... …... đình héo ... ... điện

(giũ, rũ, gia, ra, da, giật)

Đáp án:

cặp da ra chơi

giặt giũ gia đình

héo rũ giật điện

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

==============================

Ngày soạn: 30/ 4 / 2021

Ngày giảng: Thứ Sáu 2/ 4 / 2021

Toán

Tiết 135: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng

- Học thuộc bảng nhân, chia, vận dụng vào việc tính toán 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Luyện tập chung:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- Đáp án:

(23)

+ Tìm x: y x 2 = 12 4 x y = 4 y : 4 = 3 y : 5 = 6 - GV nhận xét, cho điểm

2. Dạy bài mới: (33’)

a. Giới thiệu bài: ghi tên bài giảng b. Hướng dẫn HS làm một số bài tập:

Bài 1:

a) Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 4 HS đọc bài làm của mình theo cột tương ứng.

- Hỏi: Khi đã biết 5 x 2 = 10, ta có ghi ngay kết quả của 10 : 2 và 10 : 5 hay không? Vì sao?

b) Hỏi HS: Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào VBT, 4 HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, chữa bài tập cho HS Bài 2: Tính

- Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính các biểu thức.

- Hỏi lại HS về phép nhân có thừa số là 0 và phép chia có số bị chia là 0

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT

- Nhận xét, chữa bài tập cho HS Bài 3:

- Yêu cầu Hs đọc đề toán

- Hướng dẫn phân tích đề, tóm tắt Yêu cầu Hs làm vào VBT, gọi 1 Hs lên

bảng trình bày. Nhận xét, chữa bài … Bài 4: Tô màu:

- Hướng dẫn Hs cách tô màu, yêu cầu Hs tô màu vào VBT.

- GV hướng dẫn, nhận xét HS làm 3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

+ y x 2 = 12 + y : 4 = 3 y = 12: 2 y = 3 x 4 y = 6 y = 12 + 4 x y = 4 + y : 5 = 6 y = 4 : 4 y = 6 x 5 y = 1 y = 30 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS tính nhẩm (theo cột). 4 Hs đọc bài làm theo cột.

- Khi biết 5 x 2 = 10, có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và 10 : 5 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.

- Chẳng hạn:

5 x 2 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 - HS suy nghĩ trả lời:

+ Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết đơn vị đo đại lượng vào sau kết quả.

- Lớp làm vào VBT, 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài tập - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Tính từ trái qua phải - HS trả lời

- 3 Hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT

- Lớp nhận xét, chữa bài vào VBT - 2 Hs đọc đề toán- Phân tích đề

- Quan sát, làm vào VBT, 1 Hs lên bảng trình bày bài giải của mình

Tóm tắt:

3 hộp: 15 cái bút 1 hộp:....bút?

Bài giải

Mỗi hộp có số bút là:

15 : 3 = 5 (bút) Đáp số: 5 cái bút - Lớp nhận xét, chữa bài vào VBT -1 HS đọc yêu cầu bài tập

- HS lắng nghe và thực hiện tô màu

(24)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập chung.

vào VBT theo yêu cầu

==================================

SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 27 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 28 I. Đánh giá các hoạt động của tuần 27

1. Ưu điểm:

………

………

………

………

2. Nhược điểm:

………

………

………

………

II. Phương hướng tuần tới

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Chú ý: Với chương trình bảng tính chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn ( ) trong các công thức.. Nhập

Tổ nào có học sinh giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi và mang 10 điểm về cho đội của mình.. -đội có nhiều điểm sẽ

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

Trong không gian, hai đường thẳng được gọi là song song nhau nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.. Phép quay biến đường thẳng thành một đường thẳng

Các đội chọn gói câu hỏi cho đội mình và cử đại diện trả lời.. Mỗi câu trả lời đúng được 10

* Thí nghiệm 2: chứng minh không khí có ở trong chỗ rỗng của mọi vật:.. * Thí nghiệm 1: chứng minh không khí có ở

Các đội chọn gói câu hỏi cho đội mình và cử đại diện trả lời.. Mỗi câu trả lời đúng được 10

Nếu đội nào trả lời sai thì đội khác trả lời thay và ghi điểm của đội đó.?. Đội của bạn được thưởng 20 điểm và Đội của bạn được