• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 7 + 8: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I) Ba vị trí tương đối của hai đường tròn:

- Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. Hai điểm chung đó được gọi là giao điểm. Đoạn thẳng nối hai điểm đó gọi là dây chung.

- Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.

- Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau.

II) Tính chất đường nối tâm:

Định lí:

a) Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

b) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

?/SGK trang 119:

a) Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau b) Xét tam giác ABC có:

OA = OB = OC = bán kính đường tròn (O) Mà BO là trung tuyến của tam giác ABC

(2)

⇒ ∆ABC vuông tại B ⇒ AB ⊥ BC (1)

Lại có OO’ là đường trung trực của AB

⇒ AB ⊥ OO' (2)

Từ (1) và (2) ⇒ OO’ // BC

Chứng minh tương tự ta có ∆ABD vuông tại B ⇒ AB ⊥ BD (3) Từ (1) và (3) ⇒ B, C, D thẳng hàng.

III) Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính:

a) Hai đường tròn cắt nhau:

- Nếu hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau thì:

R – r < OO’ < R + r.

b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau:

c) Hai đường tròn không giao nhau:

(3)

IV) Tiếp tuyến chung của hai đường tròn:

- Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.

(Xem SGK trang 121)

?3/SGK trang 122:

Các tiếp tuyến chung của hai đường tròn là:

Hình 97 a) m ; d1; d2

Hình 97 b) d1; d2

Hình 97 c) d

Hình 97 d) Không có tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

V) Bài tập củng cố:

Bài 33/SGK trang 119:

Ta có: OA = OC (bán kính) nên ΔOAC cân tại O.

Lại có O'A = O'D (bán kính) nên ΔO'AD cân tại O'

Vậy OC // O'D (có hai góc so le trong bằng nhau).

Bài 36/SGK trang 123:

a)

(4)

Gọi O’ là tâm của đường tròn đường kính OA.

Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn tâm O và tâm O’.

Suy ra, hai đường tròn đã cho tiếp xúc trong với nhau.

b)

Xét đường tròn (O’) có A, O, C là ba điểm cùng thuộc đường tròn và OA là đường kính nên tam giác AOC vuông tại C.

⇒ OC ⊥ AD

+) Xét đường tròn tâm (O) có A, D là hai điểm thuộc đường tròn nên OA = OD

⇒ ΔAOD cân tại O mà OC ⊥ AD

⇒ OC là đường trung tuyến của ΔAOD

⇒ C là trung điểm của AD

⇒ AC = CD

Bài 37/SGK trang 123:

Giả sử vị trí các điểm theo thứ tự là A, C, D, B.

(5)

Kẻ OH ⊥ CD. Theo tính chất đường kính vuông góc với một dây ta có:

HA = HB, HC = HD

Nên AC = HA – HC = HB – HD = BD Vậy AC = BD.

(Trường hợp vị trí các điểm theo thứ tự là A, D, C, B chứng minh tương tự.) VI) Dặn dò:

- Nắm vững “Vị trí tương đối của hai đường tròn”.

- Làm bài tập 34, 38, 39/SGK trang 125

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn: Hai đường tròn cắt nhau, hai đường tròn tiếp

B. Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được duy nhất một đường tròn qua ba điểm đó. Tâm đối xứng của đường tròn là tâm của đường tròn đó. Đường thẳng vuông góc với AC

- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm. - Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm, tức là

Chứng minh rằng các bán kính OB và O’C song song với nhau.. Kẻ các đường kính

Vì các tia Ox, Oy cố định nên muốn chứng minh tiếp tuyến chung tại A luôn đi qua một điểm cố định, ta chứng minh tia này cắt một trong hai tia Ox, Oy tại một điểm

Gọi E là tiếp điểm của AC với đường tròn (I). Vẽ hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC và tam giác ADM, hai đường tròn này cắt nhau tại điểm thứ hai là I,

- Qua ba điểm cho trước không phải lúc nào cũng xác định được một đường thẳng (chỉ xác định được đường thẳng khi ba điểm đó thẳng hàng). a) Hai đường thẳng không có

Bước 2: Lấy điểm E nằm ngoài đường thẳng MN. Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng MN. Lấy điểm F thuộc đường thẳng vừa vẽ. Ta được đường