• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

---o0o---

GIÁO ÁN TIỂU HỌC

TÊN BÀI: TUẦN 22

Người soạn : Nguyễn Thị Bích Phượng Tên môn : Toán học

Tiết : 0

Ngày soạn : 21/05/2020 Ngày giảng : 21/05/2020 Ngày duyệt : 11/06/2020

(2)

TUẦN 22

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức ...

TUẦN 22

Ngày soạn: 17/4/2020

Ngày giảng:        Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2020 Toán

MÉT KHỐI I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- HS có biểu tượng về mét khối, nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối , đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối dựa trên mô hình.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối .Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo.

3. Thái độ

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

Mục tiêu học sinh Quảng: - HS có biểu tượng về mét khối, nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối , đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối dựa trên mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Mô hình mét khối.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KT bài cũ: (4’)

-Y/c HS  nhắc lại mối qh giữa cm3  và dm3.

- 1 HS làm bài tập 2 vở bài tập.

     

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3,dm3,cm3. (10’)

* Mét khối:

- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối

 

-  2 HS trả lời.

 1dm3 = 1000 cm3  4,5dm3 = 4500 cm3  215dm3 = 215000 cm3 - Lớp nhận xét.

           

- HS quan sát nhận xét.

(3)

và xăng- ti- mét khối.

- Để đo V người ta còn dùng đ/vị mét khối.

- Cho hs quan sát mô hình trực quan. (một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1m3

- Vậy mét khối là gì?

- GV nêu: Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.

Ta có : 1m3  = 1000dm3

1m3 = 1000000 cm3(=100 x 100 x100)

* Nhận xét:

- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng - Hướng dẫn HS hoàn thành bảng về mối qhệ đo giữa các đơn vị thể tích trên.

- GV gọi vài HS nhắc lại:

 

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền. ?

- Để củng cố thêm về môí quan  hệ của 3 đơn vị đo trên ta sang phần LT.

 

3. Luyện tập

Bài 1: (8’) GV yêu cầu HS nêu yêu cầu a) GV ghi lên bảng các số đo - gọi lần lượt HS đọc số.

- Nhận xét, sửa sai.

       

b) - GV cho cả lớp viết vào vở.

- Gọi 2 em lên bảng viết.

- GV cùng cả lớp nhận xét,  sửa chữa bổ sung.

       

Bài 2: (7’) Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV cho HS làm  vào vở, gọi lần lượt từng em lên bảng làm .

           

- Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.

+ Mét khối viết tắt là:   m3 - Cho vài hs nhắc lại

- Vài hs nhắc lại: 1m3  = 1000dm3

m3 dm3 cm3

1m3

= 1000dm3  

1dm3 = 1000cm3

=m3

1 c m 3 = dm3 0,05m3

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền

-  Mỗi đơn vị đo thể tích bằng  đơn vị lớn hơn tiếp liền.

 

a) Đọc các số đo:

15m3 (Mười lăm mét khối);        

 205m3 (hai trăm linh năm mét khối.

m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;

0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)

b) Viết số đo thể tích:

- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 

7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.

Một phần tám mét khối : m3 ; Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3 - HS đọc yêu cầu đề bài .

a. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối: (giảm tải) b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:

1dm3 = 1000cm3 ; 1,969dm3 = 1 969cm3 ;

(4)

  Toán

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật, tự tìm ra cách tính và công thức tính thể tích HHCN.

- Học sinh biết công thức tính tính thể tích  hình lập phương.

2. Kĩ năng

- Vận dụng đ­ược công thức để giải một số bài tập có liên quan.

3. Thái độ

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

Mục tiêu học sinh Quảng: - Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật, tự tìm ra cách tính và công thức tính thể tích HHCN.

* GV lưu ý HS: Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số. Chú ý các trường hợp số thập phân ta có thể chuyển đổi dấu phẩy tuỳ theo mối quan hệ lớn đến bé hay bé đến lớn.

- Gọi vài HS nhắc lại mối qhệ đo giữa đề-xi- mét khối với xăng-ti-mét khối.

 

Bài 3: (8’) Gọi HS đọc đề bài toán.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để giải được bài toán điều đầu tiên ta cần biết gì?

- Hỏi có thể  xếp được bao nhiêu hlp 1dm3 để đầy cái hộp đó?  (HSNK)

- GV yc HS t/luận theo cặp trong 2 phút.

- Gọi vài đại diện trình bày trước lớp.

   

3. Củng cố - Dặn dò: (3’) + Một m3 bằng bao nhiêu dm3?

- Một mét khối bằng bao nhiêu cm3?

- Một cm3bằng bao nhiêu dm3 ?

- VN làm thêm các bt trong vở BTT  - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập .

 = 250 000cm3;  

 19,54m3 = 19 540 000cm3  

- HS đọc đề, tìm hiểu đề bài.

- Cho biết chiều  dài chiều rộng và chiều cao của một cái hình hộp dạng hình hộp chữ nhật

Giải.

    Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3. Mỗi lớp hình lập phương 1dm3 là: 5 x 3 = 15 (hình)     Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là :15 x 2 = 30 (hình )

       Đáp số: 30 hình.

 

- Vài hs trả lời.

- Lớp lắng nghe.

(5)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.

- Bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KT bài cũ: (4’)

- Y/c HS lên bảng  làm bài tập 2 VBT.

- Kể tên và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học?

- Nhận xét, kết luận.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.

2. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. (10’) - GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.

- Nêu ví dụ: SGK (ghi bảng).

- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng cm3 ta làm thế nào?

- Cho hs quan sát đồ dùng trực quan.

- GV nêu: Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.

- Vậy mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3 ?

- 10 lớp thì có bao nhiêu  hình ?  

- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật trên ta làm thế nào? HSNK

- Nếu gọi V là thể tích của hình hộp chữ  a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật ta có công thức như thế nào ?

2. Hình thành công thức tính V hình lập phương. (10’)

Giáo viên gii thiu hình lp phng cnh 1 cm ® 1 cm3

-

Lp y vào hình lp phng ln.

-

Vy hình lp phng ln có bao nhiêu hình lp phng nh ?

-

Vy làm th nào tính c s hình lp phng ó ? -

* 27 hình lập phương nhỏ (27 cm3) chính là thể tích của hình lập phương lớn.

 

- 1 HS làm bài trên bảng, lớp nhận xét . - Vài HS trả lời miệng.

           

- HS đọc lại VD: Tính thể tích hình hộp chữ nhật, có chiều dài 20 cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

 

- Ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.

     

- Mỗi lớp có: 20 × 16= 320 (hình lập phương 1cm3).

- 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).

- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật trên là:

20 × 16 ×10 = 3200 (cm3)

* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi x với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

* Gọi V là thể tích của hình hộp chữ  nhật ta có:  V = a × b × c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).

   

- Học sinh thảo luận nhóm. Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình lập phương.

i din nhóm trình bày và nêu s hình lp -

(6)

 

Vy mun tìm th tích hình lp phng ta làm ntn?

-

- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a, V là thể tích thì ta sẽ có công thức tính thể tích hình lập phương thế nào?

3. Hdẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài. (8’)

- Hướng dẫn hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.

- Cho HS làm bài vào vở –  gọi 1 HS lên bảng làm bài.

                       

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 : (7’) Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét.

- GV nêu câu hỏi HSNK: “Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?”

 

- Cho cả lớp làm vào vở –  Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

         

- GV cùng HS nhận xét sửa bài.

Bài 3: (8’) Gọi hs đọc đề bài.

phng nh: 27 hình

- Học sinh quan sát nêu cách tính.

- Lấy 1hàng có 3 hình nhân với 3 hàng thì ra một lớp, lấy một lớp nhân với 3 lớp : 3 ´ 3 ´ 3 = 27 (hình lập phương).

 

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

- Học sinh nêu công thức.

V = a ´ a ´ a

- Tính thể tích hình hộp chữ nhật có  c/dài a, chiều rộng  b, chiều cao c.

a. a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm Thể tích hình hộp chữ nhật là:

5 × 4 × 9 = 180 (cm3)

b. a = 1,5m;  b = 1,1m ; c = 0,5m Thể tích hình hộp chữ nhật là:

1,5 ×  1,1 ×  0,5 = 0,825 (m3) c. a =dm  ; b = dm;  c =dm Thể tích hình hộp chữ nhật là:

dm2

- HS nhận xét sửa bài  

 

- Tính thể tích của khối gỗ, có kích thước cho sẵn như sgk.

- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai  hình lại.

Bài giải:

Thể tích hình hộp chữ nhật lớn là:

12 × 8 × 5 = 480 (cm3)

Thể tích hình hộp chữ nhật nhỏ là:

(15 - 8) × 6 × 5 = 210 (cm3) Thể tích của khối gỗ là:

480 + 210 =  690 (cm3)       Đáp số: 690 cm3  

(7)

- Nhắc hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.

- GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.

+ Khi thả hòn đá vào bể thì chuyện gì xảy ra? HSNK

+ Vì sao nước lại dâng lên?

- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận:

lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá.

- Từ đó GV yc HS nêu hướng giải bài toán.

- GV và HS nx sửa bài, đánh giá cho hs  

 

Bài 1. (TR 122) Viết

số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

 

- GV nhận xét, củng cố.

+ Nêu cách tính thể tích của hình lập phương?

               

Bài 2.(7’) Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.

HSNK

- Bài toán cho biết gì ?  

 

- Bài toán hỏi gì ?

- Muốn giải được bài toán này trước tiên ta phải làm gì ?

- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng  

- Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình vẽ sgk.

   

- Khi bỏ hòn đá vào nước trong bể đã dâng lên (từ 5cm lên 7cm)

- Cả lớp làm bài vào vở – một HS lên  bảng làm bài.

Bài giải:

Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng  lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là:

7 – 5 = 2 (cm3)

Thể tích của hòn đá là:

10 × 10 × 2 = 200 (cm3)       Đáp số : 200 cm3  

Viết số đo thích hợp vào ô trống

Hình LP (1) (2) (3) (4) Đ ộ d à i

cạnh

1

5 m   6

cm

1 0

dm S1mặt

2 , 2 5 m2

  d m 2

3 6 c m 2

100 dm2

Stp

1 3 , 5 m2

dm2

216 c m 2

600 dm2   Thể tích

3 , 3 75  m3

dm3

216 c m 3

1000 dm3  

 

Tóm tắt:

Một khối kim loại: hình lập phương có cạnh: 0,75m

Mỗi dm3: 15 kg

Khối kim loại nặng: … kg ?  - Đổi 0, 75m = 7,5dm.

(8)

  Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố về:

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

3. Thái độ làm.

 

- Nhận xét, đánh giá.

   

Bài 3.(8’) Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- Bài toán cho biết gì ?  

   

- Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài.

           

- Nhận xét, đánh giá.

   

3. Củng cố. Dặn dò: (3’)

- Thể tích của 1 hình là tính trên mấy kích thước?

- Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài, làm bài. Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.

Bài giải

Thể tích khối kim loại đó là:

7,5 × 7,5 × 7,5= 421,875 (dm3) Khối kim loại đó nặng là:

421,875 × 15= 6 328,125 (kg)        Đáp số: 6 328,125 kg       

 Tóm tắt:

Một hình hộp chữ nhật có:

Chiều dài : 8cm; Chiều rộng : 7cm Chiều cao : 9cm

Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước trên.

a.Thể tích hình hộp chữ nhật:… cm3 ? b.Thể tích hình lập phương:  …. cm3 ?       Bài giải.

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

8 × 7 × 9 = 504(cm3)

b) Độ dài cạnh của hình lập phg là:

(7+ 8 + 9) : 3 = 8 (cm)

 Thể tích của hình lập phương là:

8 × 8 × 8 = 512(cm3)

   Đáp số: a) 504cm3 b) 512cm3  

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

(9)

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

Mục tiêu học sinh Quảng: - Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- SGK,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?

+ Tính thể tích hình lập phương có cạnh dài 1,5 m.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) Tiết toán hôm nay chúng ta hệ thống hóa, củng cố, vận dụng công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương qua bài: Luyện tập chung.

- Ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1: (12’) Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.

             

- Nhận xét, đánh giá  

 

Bài 2: (10’) Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.

- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.

- GV treo bảng phụ ghi đầu bài:

+ Bài toán yêu cầu gì?

 

- HS trả lời.

 

- HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét  

   

- HS lắng nghe.

         

- HS đọc đề, tìm hiểu đề.

- Một hình lập phương có cạnh:2,5cm.

- Tính diện tích một mặt:…cm2  ? - Diện tích toàn phần:…cm2  ? - Thể tích:…cm3 ?

- 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét Bài giải:

S một mặt của hình lập phương là:

2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2).

Stp của hình lập phương là:

6,25 × 6 = 37,5 (cm2).

Thể tích của hình lập phương là:

2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625(cm3).

      Đáp số : 15,625 cm3 - Viết số đo thích hợp vào chỗ trống

HHCN (1) (2) (3)

Chiều dài 11cm 0,4m dm

(10)

(Tính DT mặt đáy, DTXQ và thể tích của 3 hình hộp chữ nhật).

- GV yêu cầu HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm  với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm  của HS.

           

Bài 3: (10’) Gọi hs đọc đề bài. HSNK

- GV yêu cầu HS q/sát hình vẽ, đọc kĩ y/c đề toán và nêu hướng giải bài toán.

- GV gợi ý:

+ Khối gỗ ban đầu là hình gì? Kích thước bao nhiêu?

+ Khối gỗ cắt đi là hình gì? Kích thước bao nhiêu?

+ Muốn tính thể tich khối gỗ còn lại ta làm thế nào?

* Nhận xét: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu(là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm), trừ đi khố gỗ của hình lập phương đã cắt ra.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 1: (tr 124) Gọi hs đọc  đề bài tập.

- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK) 

- Yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét chốt lại.

     

a) Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.   

 

C h i ề u

rộng 10cm 0,25m dm

C h i ề u

cao 6cm 0,9m dm

S m ặ t đáy  

110cm

2 0,1m2 dm2

Sxq 252cm

2

1,17m

2 dm2

Thể tích 660cm 3

0,09m

3 dm3

 

- Hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- HS tự giải bài toán vào vở, gọi 1 HS trình bày bài giải.

+ Hình hộp chữ nhật … + Hình lập phương…

+ Thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ cắt đi.

- H S n h ậ n x é t b à i l à m t r ê n b ả n g :              

Bài giải:

V của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:

9 × 6 × 5 = 270 (cm3).

V khối gỗ hình lập phương cắt đi là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm3).

Thể tích phần gỗ còn lại là:

270 - 64 = 206 (cm3).

      Đáp số : 206 cm3.   

 

- HS chơi.

 

- HS lắng nghe.

 

Bạn Dung tính nhẩm 15% của 120 như sau:

10% của 120 là 12 5% của 120 là6

Vậy: 15% của 120 là 18.

(11)

 

- Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét, sau đó tự làm bài vào vở.

- Gọi 1 em lên bảng làm  

- Nhận xét, đánh giá.

b) Gọi hs đọc đề bài.

- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- Gọi 1 em nêu nhận xét - Gọi 1 em lên bảng làm bài - Nhận xét, đánh giá.

               

 Bài 2: (tr124) Gọi hs đọc đề bài.

- Hướng dẫn, gợi ý:

+ Tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 2 : 3 cho biết gì?

+ Suy ra tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và lập phương bé là bao nhiêu?

+ Viết tỉ số này dưới dạng phân số thập phân (hoặc số thập phân)

+ Vậy thể tích hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích hình lập phương bé?

b) Việc tính thể tích của hình lập phương lớn có dữ liệu nào?

+ Quy về bài toán mẫu nào?

- Cho cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3: (13’) Gọi hs đọc đề bài. HSNK

- GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài và chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên cho HS phân tích trên hình vẽ của

- Lấy 120 × , tương tự như thế với số 5%, sau đó lấy:

12 + 6 =18

a. Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung:

- Nhận xét: 17,5%=10%+5%+2,5%

      10% của 240 là 24        5% của 240 là 12       2,5% của 240 là Vậy : 17,5% của 240 là 42

b. Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính.

- Một HS nêu nhận xét:

- Nhận xét:  35% = 30% + 5%

- 30% của 520 là 156  5% của 520 là 26

Vậy:  35% của 520 là 182  

- Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là : 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.

a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ?

b) Tính thể tích của hình lphương lớn.

Bài giải

a. Tỉ số V của hlp lớn và hlp bé là . Như vậy tỉ số % thể tích của hlp lớn và thể tích của hlp bé là: 3 : 2 = 1,5

1,5   = 150%

b) Thể tích của hlp lớn là:

64 × = 96 (cm3).

      Đáp số: a) 150% ; b) 96cm3.

 

- Hs đọc đề bài và tìm hiểu đề, quan sát hình vẽ trong sgk.

- HS tự trình bày bài giải theo yêu cầu của GV.

      Giải.

 a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:

(12)

Lịch sử

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

I. MỤC TIÊU. Sau bài học này, học sinh biết:

1. Kiến thức

- Đường Trường Sơn là một hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sứcc người sức của cho miền nam góp phần vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí con đường trên bản đồ hành chính VN.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

* GDTNMTBĐ: Biết được đường Hồ Chì Minh trên biển - Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.

- Tranh, ảnh về đường Trường Sơn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán:

- Gợi ý, hướng dẫn cho hs phân tích.

- Nhận xét, chốt lại:

a) Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đó đều được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ (có cạnh 1 cm), như vậy hình vẽ trong SGK có tất cả: 8×3=24 (hình lập phương nhỏ)

b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ) có diện tích toàn phần là:

       2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có 1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

- Cho cả lớp làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.

3. Củng cố - Dặn dò: (3’)

+ Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?

8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)

b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:

2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

Stp của 3 hình A, B, C là:

24 × 3 = 72(cm2).

 S không cần sơn của hình đã cho là:

2 × 2 × 4 = 16 (cm2).

S cần sơn của hình đã cho là:

72 – 16 = 56 (cm2).

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)  

(13)

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữ chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc treo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã “mở đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

a. Hoạt đông 1: (12’) Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn

- GV  nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ.

Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?

+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

   

+ Tại sao ta lại  chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?

 

b. Hoạt động 2: (8’) Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.

- GV t/c cho HS làm việc theo nhóm, yc:

- Lớp nhận xét.

         

- Lắng nghe  

                           

- Hs quan sát  chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam.

             

+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.

+  Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát

(14)

       

- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?

 

- Tổ chức cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh :

- GV nhận xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất.

* GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.

c. Hoạt đông 3: (8’) Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :

+ Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

- Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến:

         

3. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Đường Trường Sơn ra đời vào thời gian nào? Để làm gì?

- GV giới thiệu cho HS biết được đường Hồ Chí Minh trên biển.

- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

- 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 49 - GV nhận xét bài học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài:

Sấm sét đêm giao thừa.

hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù

     

- Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.

- 2 HS thi kể trước lớp.

 

- Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS lắng nghe.

           

- HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ T r o n g n h ữ n g n ă m t h á n g k h á n g chiếnchống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,…để miền Nam đánh thắng kẻ thù.

- Vài hs nêu lại bài học.

 

- HS lắng nghe.

 

(15)

       

Ngày soạn: 18/4/2020

Ngày giảng:        Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2020 Tập đọc

        Tiết 44:CAO BẰNG I. MỤC TIÊU

- HS đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. Học thuộc bài thơ.

- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Tranh minh hoạ SGK.

- SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi nội dung bài.

+ HS1: Đọc đoạn 1,2 ? Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì

+ HS2: Đọc đoạn 3,4? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi điều gì

- Nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (3’)

- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:

Bức tranh vẽ gì?

- Giới thiệu: Đây là quang cảnh một vùng đất của tỉnh Cao Bằng và cuộc sống của người dân nơi đây. Nơi đây có địa thế rất đặc biệt. Bài thơ Cao Bằng hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu hơn về vùng đất và con người nơi đây.

2. Luyện đọc    (15’)    

- Gọi HS đọc toàn bài, chia khổ thơ - Gọi 6 HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ  

             

- Quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ cảnh những ngôi nhà sàn ở miền núi ...

- HS lắng nghe  

       

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- Nối tiếp đọc bài (6 khổ thơ) - HS sửa lỗi nếu sai.

(16)

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- HS giải thích các từ: Cao Bằng, Đèo Gio, Đèo Giang, Đèo Cao Bắc.

- Luyện đọc câu dài:

Rồi dần/ bằng bằng xuống Ông lành/ như hạt gạo Bà hiền / như suối trong + Lần 3: Đọc đánh giá - HS nhận xét

- Nhận xét.

- Yêu cầu: Đọc bài theo nhóm bàn.

-  Đọc mẫu toàn bài.

      3. Tìm hiểu bài (10’)

- 1HS đọc to khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi:

+ Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào?

 

+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

- Ghi bảng: lại vượt

- GV giảng: Cao Bằng từng là một căn cứ địa cách mạng nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay Cao Bằng đã có nhiều đổi khác. Đọc khổ thơ thứ nhất ta có thể hình dung được địa thế hiểm trở, chỉ có 1 đoạn thôi mà có đến 3 cái đèo.

Điệp từ lại vượt được lặp lại 2 lần gợi cho ta cảm giác con đường lên Cao Bằng thật chênh vênh, lắm dốc, lắm đèo.

? ý 1 của bài

- HS đọc thầm khổ thơ 2,3 tiếp theo và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự tôn trọng của người Cao Bằng ?

- Ghi bảng: mặn ngọt, suối trong

- GV giảng: Người Cao Bằng rất mến khách , khách vừa đến được mời thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng là mận. Người dân nơi đây rất đôn hậu: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền

 

- HS giải thích như trong chú giải.

   

- HS nhẩm lại câu thơ và tìm cách ngắt nghỉ cho đúng

 

- Nối tiếp 6HS đọc - HS nhận xét  

- HS luyện đọc theo nhóm bàn - HS lắng nghe

   

- 1HS đọc khổ 1

- Muốn đến Cao bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc.

- Cao Bằng có địa thế đặc biệt: Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần dần bằng xuống.

 

- HS lắng nghe  

           

Ý 1. Địa thế đặc biệt của Cao Bằng  

 

- HS đọc thầm  

- Mận ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

 

(17)

 

Tập đọc

PHÂN XỬ TÀI TÌNH như suối trong.

? ý 2 của bài

- Đọc thầm khổ 4,5 và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

- Ghi bảng: lặng thầm - GV giảng:

 

? ý 3 của bài

+ Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì ?

+ Nội dung của bài thơ là gì ?  

   

3. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ - Nối tiếp 6 HS đọc lại bài thơ - HS nêu

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

+ Treo bảng phụ 3 khổ thơ đầu. Đọc mẫu.

 

+ Yêu cầu HS luyện đọc.

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, cho điểm HS.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo cặp.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng nối tiếp.

 

- Tổ chữc cho HS thi đọc toàn bài.

- Nhận xét HS.

C .Củng cố - dặn dò (5’)

  + Em thích nhất hình ảnh nào ở trong bài ? Vì sao ?

  - Nhận xét giờ học. 

  - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị  bài Phân xử tài tình

 

- HS lắng nghe  

 

Ý 2. Lòng mến khách, sự đôn hậu của người dân Cao Bằng

 

- Lòng mến khách, sự đôn hậu của người dân Cao Bằng

Ý 3. Lòng yêu nước của người dân Cao Bằng

- Lòng yêu nước của người dân Cao Bằng

Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.

 

- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, sau đó 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc.

+ HS đọc thầm lại để xác định ngắt, nghỉ, nhấn mạnh câu thơ cho đúng + Luyện đọc theo cặp.

+ 3 HS thi đọc diễn cảm.

- 2 HS ngồi cùng bàn học thuộc lòng và đọc cho nhau nghe.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.

-2HS trả lời theo ý hiểu  

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ  

(18)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu đ­­ược nội dung  ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

2. Kĩ năng

- Đọc l­­ưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

3. Thái độ

- Khâm phục và học tập đức tính tốt của ông quan án.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.(5')

- 2, 3  HS đọc thuộc bài: Cao Bằng  và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Nhận xét.

B. Bài mới.(30') a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(10') - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- Mời  3 em nối tiếp nhau đọc từng  đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.

+ Đoạn 2: tiếp đến Kẻ kia phải cúi đầu chịu tội.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng nhân vật.

- Yc HS đọc nối tiếp L3, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng  nhẹ nhàng, chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp từng đoạn và từng n.vật.

c) Hd tìm hiểu bài.(30')

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1-2  và trả lời câu hỏi :

+ Vị quan án là người ntn?

 

 

- HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

           

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- 3 HS đọc, lớp theo dõi.

         

- HS đọc nối tiếp (mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

 

- HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

 

- HS chú ý theo dõi.

       

(19)

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ ông xét xử việc gì?

+ Quan đã dùng những biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp vải?

   

- Y/c HS đọc thầm đoạn 2,  và trả lời câu 2 .

 

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

 

+ Quan án đã xử được vụ gì?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?

   

+ Vì sao Quan án lại dùng cách trên?

     

+ Quan án phá được các vụ án là nhờ vào đâu?

+ Nêu ý 2 của bài?

 

- Mời 1 số em nêu nội dung chính của bài.

- GV tóm ý chính ghi bảng.

d) Hd đọc diễn cảm.(8')

- GV tổ chức hd đọc phân vai (người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án)

- Tổ chức thi đọc giữa các tổ đoạn cuối..

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc hay .

3. Củng cố, dặn dò (5').

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ gd HS học tập tính quyết đoán của quan án.Nhận xét tiết học

 

+ Rất có tài, vụ nào ông cũng tìm ra manh mối và xét xử công bằng.

+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.

+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:

Cho đòi người làm chứng nhưng không có;

Cho lính về nhà 2 người đàn bà để xem  xét; Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người 1 nửa. 1 trong 2 người bật khóc...

+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ.

+ Ý1: Quan án xử vụ tranh chấp tấm vải.

 

+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra giao cho mỗi người 1 nắm thóc...

+Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt và ông nắm được đặc điểm tâm lý những nười ở chùa tin vào sự linh thiêngcủa đức phật.

+ Nhờ thông minh, quyết đoán, ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ trộm

+Ý 2 :Quan án xử vụ mất trộm tiền ở nhà chùa.

+Ý chính: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

   

- HS luyện đọc theo hd của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng nhân vật.

- HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc vai người dẫn chuyện và quan án.

 

-2, 3 em nêu lại.

 

(20)

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Đề bài: Để hưởng ứng phong trào Em là chiến sĩ nhỏ, ban chỉ huy liên đội trường em dự định tchức một số hoạt động sau:

1. Tuần hành về an toàn giao thông 2. Triển lãm về an toàn giao thông.

3. Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.

4. Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về ATGT.

5. Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng.

Em hãy lập chương trình hoạt động cho một trong các nội dung trên.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Củng cố về cách lập CTHĐ.

2. Kĩ năng: Biết cách lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- KN xác định giá trị        - KN trình bày những hiểu biết của bản thân - KN tìm kiếm và sử lý thông tin  - KN hợp tác 

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.

- Tờ phiếu khổ to viết sẵn câu hỏi trắc nghiệm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Chú đi tuần.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Việc lập chương trình hoạt động có tác dụng gì?

+ Em hãy nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động?

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu yêu cầu của giờ học.

2 Hướng dẫn học sinh luyện tập. 10’

- GV yc HS lựa chọn 1 trong các nd trên.

- GV hdẫn HS lập chương trình hoạt động:

+ Em lựa chọn hoạt động nào để lập chương trình hoạt động?

+ Mục đích của hoạt động là gì?

   

- HS báo cáo.

       

- HS chú ý lắng nghe.

   

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc to bài.

- Lớp đọc thầm lại suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

(21)

 

+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em?

+Hoạt động đó cần những dụng cụ và phương tiện gì?

+ Để có kế hoạch cụ thể cho tiến hành buối sinh hoạt, em hình dung công việc đó như thế nào?

3. Thực hành lập chương trình.  20’

- GV yc HS dựa vào hdẫn để làm bài.

- GV nhắc HS trình bày đủ 3 phần:

Tiêu chí:

+ Mục đích rõ ràng + Nêu công việc đầy đủ + Chương trình cụ thể hợp lí.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét về nội dung cách trình bày chương trình của từng nhóm.

                                         

- Lớp nhận xét, bổ sung

+ Tuyên truyền vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông hoặc Tuyên truyền với mọi người cùng chấp hành việc phòng cháy, chữa cháy.

+ Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng.

+ Loa, khẩu hiệu, biểu ngữ,…

+Việc nào làm trước viết trước  

 

- HS làm việc theo nhóm 4 em, thảo luận lập chương trình hoạt động vào vở. 1 nhóm viết vào bảng phụ.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- VD: Chương trình tuần hành tuyên truyền về ATGT ngày 16. 3

Lớp 5c 1. Mục đích:

- Giúp mọi người tăng cường ý thức về an toàn giao thông

- Đội viên gương mẫu chấp hành ATGT 2. Phân công chuẩn bị:

- Dụng cụ, phương tiện: loa pin cầm tay, cờ tổ quốc, cờ đội, biểu ngữ…

- Các hoạt động cụ thể :

+ Tổ 1:1 cờ tổ quốc, 3 trống ếch, 1kèn + Tổ 2: 1 cờ đội , 1 loa pin,

+ Tổ 3: 1 tranh cổ động ATGT, 1 biểu ngữ cổ động ATGT

- Nước uống: Hiệp, Long, Trương.

3. Chương trình cụ thể : - Địa điểm tuần hành :...

- Ban t/chức: lớp trưởng, các tổ trưởng - Thời gian : 7 giờ tập trung tại trường 7 giờ 30’ bắt đầu diễu hành

- Tổ 1: Đi đầu với cờ tổ quốc, trống ếch, kèn .

- Tổ 2: cờ đội, Hô khẩu hiệu.

(22)

 

Luyện từ và câu

MỞ RÔNG VỐN TỪ:TRẬT TỰ - AN NINH (GIẢM TẢI) ÔN TẬP: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

 -  Ôn lại  câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.

2. Kĩ năng

- Biết phân tích cấu tạo câu ghép; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).

3. Thái độ

- Giáo dục Hs biết vận dụng kiến thức đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Bút dạ; Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

       

3. Củng cố- dặn dò: 5’

+ Nêu cấu tạo của CT hoạt động?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Tổ 3 : biểu ngữ, tranh cổ động . - Mỗi tổ 3 bạn vẫy hoa

- 10 giờ diễu hành về trường - 10 30’ tổng kết toàn trường.

 

- 2 HS trả lời.

 

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Bài cũ: (3’)

- Đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ hoặc cặp quan hệ từ có quan hệ tương phản.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài.(1’) b. Hdẫn Hs làm bài tập:

* Bài mở rộng vốn từ an ninh- trật tự giảm tải.

Do đó bài này chúng ta ôn tập: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

Bài tập 1: (8’) Thêm bộ phận còn thiêu.

a) Cặp quan hệ từ: Mặc dù...nhưng vế 1: Mặc dù giặc tây hung tàn

vế 2: ….nhưng chúng/ không thể ngăn cản các cháu...

- 2Hs làm bài - Lớp nhận xét.

               

Hs làm việc nhóm Hs trình bày Cả lớp bổ sung  

(23)

 

Ngày soạn: 20/4/2020

Ngày giảng:        Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2020 Toán

b) Quan hệ từ: Tuy...

Vế 1: Tuy rét  vẫn kéo dài….

vế 2: mùa xuân / đã đến bên bờ sông Lương.

Bài tập 2: (8’) Đặt câu theo mẫu

a/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ không những…..mà còn….

b/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những…..mà còn….

 

Bài tập 3: (8’) Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau:

a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.

b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

   

Bài tập 4: (8’) Điền quan hệ từ vào câu cho thích hợp.

a/ …cha mẹ hết lòng dạy bảo … Đức vẫn không chịu làm hết bài tập ở nhà.

b/ …em gái tôi thích bơi … nó vẫn sợ không dám một mình xuống nước.

c/ …ông ở xa em… ông vẫn theo dõi sát sao tình hình học tập của em.

b/ …em gái tôi thích bơi…nó vẫn sợ không dám  một mình xuống nước.

c/ …ông ở xa em ….ông vẫn theo dõi sát sao tình hình học tập của em.

- Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung 3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Gv nhận xét tiết học.

+ Đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ.

- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

        Ví dụ:

a) Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt.

b) Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội.

 

Bài làm:

a) Chủ ngữ ở vế 1: Bạn Lan;

   Vị ngữ ở vế 1: học giỏi tiếng Việt.

   - Chủ ngữ ở vế 2: bạn;

      Vị ngữ ở vế 2: giỏi cả toán nữa.

b) Chủ ngữ ở vế 1: Cây tre;

Vị ngữ ở vế 1: được dùng làm đồ dùng.

 - Chủ ngữ ở vế 2: cây tre;

Vị ngữ ở vế 2: tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

 

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

       

- Hs nhắc lại bài học.

       

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(24)

TIẾT 119: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính diện tích của một số hình.

3. Thái độ

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 1 số mô hình như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ:(3’)

+ Nêu cách tính diện tích tam giác.

+ Nêu cách tính diện tích hình thang + Nêu cách tính diện tích hình bình hành + Nêu cách tính diện tích hình tròn.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:(1’)

1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:

Bài 1: (12’) Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Vẽ hình và ghi các số liệu đã cho vào hình vẽ - Gợi ý, hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài

+ HS nhận xét và nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số?

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và đánh giá.

        

           

   

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

         

- HS lắng nghe.

   

- HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- Tìm thương của 2 số đó dưới dạng số thập phân. Sau đó nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.          Giải

a) Diện tích hình tam giác ABD là : 4 × 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích hình tam giác BDC là : 5 × 3 : 2 = 7,5 (cm2)

b) Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABD và BDC là :

6 : 7,5 = 0,8 = 80%

(25)

 

Bài 2: (8’) Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và đánh giá.

        

             

Bài 3: (8’) GV cho HS nêu yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?

 

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài

+ Tính diện tích phần tô màu bằng cách nào?

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và đánh giá  

             

3. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?

- Về nhà làm trong VBT toán.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

     Đáp số : a) 6cm2  và 7,5cm2   b)  80%

 

- HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.        Giải

Diện tích hình tam giác KQP là : 12 × 6 : 2 = 36 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ là : 12 × 6 = 72 (cm2)

Tổng S hình tam giác MKQ và KNP là : 

72 – 36 = 36 (cm2)

Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích tam giác KQP.

 

- HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .

- Diện tích phần tô màu bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích tam giác.

Giải

Bán kính hình tròn dài:

5 : 2 = 2,5 (cm)

Diện tích hình tròn là:

2,5 × 2,5 × 3,14 = 19,625 (cm2) S hình tam giác vuông ABC là:

4 × 3 : 2 = 6 (cm2)

S phần hình tròn được tô màu là:

19,625 – 6 = 13,625 (cm2)

         Đáp số : 13,625 cm2             

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(26)

Toán

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2

………

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU. Sau bài học học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Trình bày tác dụng của năng lượng điện. Kể tên một số VD chứng tỏ dòng điện mang NL và kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện, một số nguồn điện.

- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sd pin, bóng đèn, dây điện.

2. Kĩ năng:

- HS biết một số phương tiện, máy móc, hoạt động… của con người sử dụng năng lượng của điện.

- HS làm dược một số thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện.

3. Thái độ:

- HS biết sử dụng năng lượng điện vào công việc gia đình và biết tiết kiệm năng lượng điện.

- HS biết lắp một số mạch điện đơn giản và phát hiện vật cách điện khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

+ Tranh ảnh về đồ dùng máy móc sử dụngnăng lượng điện.

+ Hình trang  92, 93 SGK.

.+  Bảng mạch điện và các vật dụng để thực hành lắp mạch điện như: pin, dây đồng, bóng đèn pin….

+ Hình trang  94, 94, 95 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ

- Con người sử dụng năng lượng của gió để làm gì?

- Năng lượng nước chảy được con người sd để làm gì?

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Thảo  luận.

*Mục tiêu: HS kể được một số VD chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Một số nguồn điện phổ biến.

 

- Một số HS nêu.

                   

(27)

*Cách tiến hành.:

 Bước 1: Làm việc cả lớp.

+ Kể tên một số đồ dùng sd bằng điện mà em biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng điện sử dụng lấy ra từ đâu?

- GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.

b. Hoạt động 2:  Quan sát và thảo luận.

*Mục tiêu: Hs kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.

*Cách tiến hành:

- Bước 1. Làm việc theo nhóm.

 HS  quan sát các hình trang  92 và 93 SGK và tranh ảnh sưu tầm được, thảo luận n/d : + Kể tên của chúng?

+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó?

- GV:Điện là nguồn năng lượng rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần sử dụng tiết kiệm, hợp lí, tránh sử dụng bừa bãi, lãng phí.

- Bước 2: Làm việc cả lớp.

+ Từng nhóm trình bày kết quả .  

c. Hoạt động 3:  Thực hành lắp mạch điện..

* Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.

* Cách tiến hành.: 

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

 - HS qs tranh SGK-94 và thực hành lắp mạch điện.

 Gv quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới  

- 2 HS trả lời.

+ Quạt điện, máy sấy tóc, bàn là, tủ lạnh,...

+Từ các nhà máy điện, máy phát điện, pin, ắc quy,...

         

- HS  thảo luận.

             

VD: Quạt điện sử dụng nguồn điện từ nhà máy, tác dụng của dòng điện là làm chạy máy.

         

-  Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành.

             

- Các nhóm làm thí nghiệm.

   

(28)

sáng?

 Bước 3: Làm việc theo cặp.

 HS đọc mục bạn cần biết trang 94 SGK  và chỉ cho nhau xem  cực âm, dương của pin, chỉ hai đầu dây tóc và hai đầu dây gai ngoài.

- HS quan sát hình 4 trang 94 chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua và nêu

+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.

+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc  nóng tới mức phát ra ánh sáng.

d. Hoạt động 4: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.

* Mục tiêu: HS làm được t/n đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.

* Cách tiến hành: 

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Gv giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

- HS quan sát và làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK.

Vật

Kết quả

Kết Đèn sáng luận

Đ è n

k h ô n g sáng M i ế n g

nhựa      

M i ế n g

nhôm      

M i ế n g

sắt…      

- Gv quan sát và hd các nhóm làm thí nghiệm.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

- Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

- Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật gì?

 

- Các nhóm giới thiệu mạch điện.

- HS trả lời.

     

 - HS đọc mục bạn cần biết SGK và chỉ cho nhau xem và giải thích cho cả lớp.

 

- HS quan sát trả lời  

         

- HS trả lời.

           

- Các nhóm làm thí nghiệm. Ghi kết quả vào bảng bên

                     

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- HS trả lời.

(29)

  Địa lí CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ của Châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía sát biển và đại dương.

-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu 2.Kĩ năng: Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết và đọc tên

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

*BVMT HS hiểu được dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến  môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ các châu lục và đại dương. Lược đồ tự nhiên châu Âu. Các hình minh hoạ trong SGK.

Phiếu học tập của HS.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?

*GV kết luận: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch điện đang hở thành mạch điện kín.

Các vật bằng cao su, sứ , nhựa,…không cho dòng điệnchạy qua nên mạch điện vẫn bị hở,vì vậy dòng điện không sáng.

3. Củng cố- dặn dò. (3') - Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS cb bài sau

- Gọi là vật dẫn điện - Nhôm, đồng, sắt, …   

- Gọi là vật cách điện  

- Gỗ, vải, nhựa, …  

- Lắng nghe.

               

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - 3HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào.

+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam- pu-chia.

+ Kể tên một số mặt hàng Trung Quốc mà em biết.

     

- HS thực hiện nhiệm vụ  

 

(30)

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động  (28’)

 Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn - GV đưa ra quả địa cầu, yêu cầu HS làm việc theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục và đại dương tìm và nêu vị trí của Châu Âu?

+ Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì?

       

+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 SGK, so sánh diện tích của châu âu với các châu lục khác?

   

+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?

 

- Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.

- Kết luận: Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, lãnh thổ trải từ trên đường vòng cực Bắc xuống gần đường chí tuyến Bắc. Có 3 mặt giáp biển và đại dương. Châu âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Vị trí châu Âu gắn với châu á tạo thàh đại lục á - âu, chiếm gần hết phầ đông của bán cầu Bắc.

 Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châuÂu - Treo lược đồ tự nhiên của châu âu, yêu cầu HS xem lược đồ và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm thiên nhiên châu Âu

- Theo dõi, hướng dẫn HS cách quan sát và viết kết quả quan sát.

- Mời các nhóm báo cáo dựa vào bảng thống kê, để mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình

               

- Đọc thầm các câu hỏi. Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời câu hỏi.

+ Chỉ theo đường bao quanh châu Âu và giới thiệu:

Châu âu nằm ở bán cầu Bắc.

+Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:

Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương Phía Đông  và đông Nam giáp Châu á.

Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải Phía Tây giáp với Đại Tây Dương.

- Diện tích của châu Âu là 10 triệu km2, đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2, diện tích châu âu chưa bằng  diện tích châu á.

- Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.

 

- Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp

- HS lắng nghe  

               

- HS quan sát

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

2.Kĩ năng: Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.. 3.Thái độ : Yêu

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

Tham gia đoàn thám hiêm này có đại diện 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất

Cách sử dụng: sử dụng thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, kết hợp với các bản đồ số

+ Các tinh thể băng khá nặng, chúng sẽ rơi khỏi những đám mây, nếu nhiệt độ không khí phía dưới <0 o C các tinh thể băn rơi xuống trở

Bài 2 Trang 39 Tập Bản Đồ Địa Lí: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản để phát triển kinh tế theo dàn ý trong bảng sau:.. Đặc

Bài 3 trang 27 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu một số biện pháp mà Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua về phân bố lại dân cư trong

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm