• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH INTERNET: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP FPT PLAY BOX TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH INTERNET: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP FPT PLAY BOX TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"

Copied!
95
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH INTERNET: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG

HỢP FPT PLAY BOX TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU THỦY

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH INTERNET: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG

HỢP FPT PLAY BOX TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Quang Trực Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thủy

Lớp: K50AKinh Doanh Thương Mại

Mã SV: 16K4041125

Thành phố Huế, tháng4năm 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh chị trong phòng kinh doanh IBB3, đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Viễn thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng. Với lòng cảm sâu sắc và tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến với anh Trần Thanh Thảo là trưởng phòng kinh doanh IBB3, và các anh chị trong phòng đã hết lòng giúp đỡ em trong các hoạt động, tìm hiểu công ty và trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này.

Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Th.S Lê Quang trực là giáo viên trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, mặc dù đã cốgắng hết sức nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ, khóa luận tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô cũng như các anh chị ở FPT Telecom Chi nhánh Đà Nẵng.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 05năm 2020

Sinh viên thc hin Nguyễn ThịThu Thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữviết tắt Giải Thích

1 ASDL Đường dây thuê bao bất đối xứng

2 CTCP Công ty CổPhần

3 CTCP VT Công ty CổPhần Viễn Thông

4 CNDN Chi Nhánh Đà Nẵng

5 IPTV Truyền hình Internet

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng...9

Hình 1.2: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng...10

Hình 1.3: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng ...11

Hình 1.4: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model–TRA...15

Hình 1.5: Mô hình hành vi có kếhoạch (Theory of Planned Behavior–TPB))...14

Hình 1.6: Mô hình chấp thuận công nghệ(Technology Acceptance Model–TAM) ...17

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đềxuất...18

Hình 2.1 Logo của FPT Telecom ...22

Hình 2.2Sơ đồ cơ cấu tổchức Công ty Cổphần Viễn thông FPT-Chi nhánhĐà Nẵng năm 2018...24

Hình 2.3 Biểu đồtần sốHistogram của phần dư chuẩn hóa ...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nguồn lực nhân lực tại công ty ...26

Bảng 2.2: Bảng cân đối tái sản nguồn vốn giai đoạn 2017-2019(ĐVT: VND)...27

Bảng 2.3: Bảng kết quảhoạt động kinh doang của công ty giai đoạn 2017-2019 ...29

Bảng 2.4 Kết quảhoạt động kinh doanh FPT Play Box 2017-2019 31 Bảng 2.5Cơ cấu mẫu điều tra ...33

Bảng 2.6: Thời gian khách hàng sửdụng dịch vụcủa công ty viễn thông FPT...34

Bảng 2.7: Thời gian trung bình khách hàng sửdụng dịch vụtruyền hình mỗi ngày ....35

Bảng 2.8: Mục đích sửdụng dịch vụtruyền hình của khách hàng ...35

Bảng 2.9: Nguồn thông tin giúp khách hàng biết đến dịch vụtruyền hình Internet Play Box của công ty ...36

Bảng 2.10: Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụtruyền hình Internet Play Box của FPT...37

Bảng 2.11: Kiểm định độtin cậy thang đo các biến độc lập ...38

Bảng 2.12: Kiểm định độtin cậy thang đo biến phụthuộc ...38

Bảng 2.13: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập ...39

Bảng 2.14:Rút trích nhân tốbiến độc lập ...40

Bảng 2.15:Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc...41

Bảng 2.16: Rút trích nhân tốbiến phụthuộc...42

Bảng 2.17: Phân tích tương quan Pearson...42

Bảng 2.18: Hệsốphân tích hồi quy ...44

Bảng 2.19: Đánh giá độphù hợp của mô hình ...45

Bảng 2.20: Kiểm định ANOVA ...46

Bảng 2.21: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Chất lượng...47

Bảng 2.22: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả...49

Bảng 2.23: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Thái độ...50

Bảng 2.24: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “nhóm tham khảo”...51

Bảng 2.25: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Quyết định mua...52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG... iv

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Tính cấp thiết của đềtài...1

2.Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1.Mục tiêu chung ...2

2.2.Mục tiêu cụthể...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1.Đối tượng nghiên cứu...3

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu ...3

4.2 Phương pháp chọn mẫu, xác định quy mô mẫu ...4

4.3.Kĩ thuật xửlí và phân tích dữliệu ...5

5. Bốcục đềtài ...7

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ THUYẾT VỀCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH INTERNET...8

1.1. Người tiêu dùng và quyết định mua của người tiêu dùng ...8

1.1.1. Người tiêu dùng ...8

1.1.2. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng...8

1.1.3. Giai đoạn quyết định mua của người tiêu dùng ...10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng ...11

1.2. Dịch vụtruyền hình internet ...12

1.3 Các mô hình nghiên cứu hành vi khách hàng...12

1.3.1 Mô hình hànhđộng hợp lý (Theory of Reasoned Action model–TRA)...12

1.3.2 Thuyết hành vi có kếhoạch (Theory of Planned Behavior–TPB)...12

1.3.3 Mô hình chấp thuận công nghệ(Technology Acceptance Model–TAM)...16 1.4 Các nghiên cứu liên quan vềquyết định mua của người tiêu dùng đối với dịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.5 Đềxuất mô hình nghiên cứu...18

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ...22

2.1 Tổng quan vềCTCP FPT Telecom- Chi nhánh Đà Nẵng ...22

2.1.1 Giới thiệu vềCTCP FPT Telecom - CNDN ...22

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của FPT Telecom ...22

2.1.3Cơ cấu tổchức và bộmáy quản lý của CTCP FPT Telecom- CNDN ...24

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của CTCP FPT Telecom- CNDN...26

2.1.5 Kết quảkinh doanh của CTCP FPT Telecom- CNDN ...28

2.2. Giới thiệu dịch vụtruyền hình internet FPT Play box ...30

2.2.1. Sựkhác biệt của dịch vụtruyền hình internet FPT Play box so với các dịch vụ khác...30

2.2.2. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của dịch vụtruyền hình internet FPT Play Box31 2.2.3 Kết quảkinh doanh của dịch vụtruyền hình internet FPT Play Box...32

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với dịch vụ truyền hình internet FPT Play Box...33

2.3.1 Đặc điểm chung của mẫu điều tra...33

2.3.2 Mô tảhành vi sửdụng dịch vụtruyền hình của khách hàng...34

2.3.3 Kiểm tra độtin cậy của thang đo...37

2.3.4 Phân tích nhân tốkhám phá (Exploratory Factor Analysis–EFA) ...39

2.3.5 Kiểm định sựphù hợp của mô hình ...42

2.3.7 Đánh giá của người tiêu dùng vềcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ truyền hình Internet Play Box của công ty cổphần viễn thông FPT ...47

2.3.8 Nhận xét chung ...53

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LỰA CHỌN MUA...56

3.1 Định hướng của công ty viễn thông FPT chi nhánh FPT trong thời gian tới...56

3.2 Giải pháp thúc đẩy khách hàng tại thành phố Đà Nẵng lựa chọn dịch vụ truyền hình FPT Play Box của công ty viễn thông FPT ...57

3.2.1 Giải pháp vềchất lượng dịch vụ...57

3.2.2 Giải pháp vềgiá cả...57

3.2.3 Giải pháp về thái độ...58

3.2.4 Giải pháp vềtham khảo...59

3.2.5 Một sốgiải pháp khác ...60

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1. Kết luận ...62 2. Kiến nghị đối với công ty FPT chi nhánh Đà Nẵng ...63 3. Hạn chếcủa đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ...63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đềtài

Trong thời đại bùng nổ nền kinh tế tri thức hiện nay, ngành công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là viễn thông được coi là một ngànhứng dụng khoa học công nghệ nhiều nhất và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Kinh tế càng phát triển thì đời sống nhân dân càng cao, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào viễn thông đã có những bước tiến đáng kể đã mang lại những lợi ích mới và sự thuận tiện của người dân. Sự ra đời của Internet đánh dấu bước ngoặc lớn đối với ngành viễn thông toàn cầu.

Nhận thấy tầm quan trọng của Internet trong nền kinh tế xã hội hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh Internet trên thị trường mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu về lợi nhuận như: VNPT, Viettel, SCTV,.... FPT Telecom cũng là một trong số đó, tuy nhiên làm sao để thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình? Đây không phải là vấn đề chỉ có FPT quan tâm mà còn là của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Đà Nẵng nói riêng. Chính vì vậy nên việc lựa chọn và quyết định mua của người tiêu dùng cóảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Quyết định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào yếu tố nhu cầu cần thiết, nhu cầu này được chia thành bốn trường hợp sau: nhu cầu nghiêm trọng, nhu cầu cần thiết, nhu cầu chưa cấp thiết và nhu cầu không cần thiết. Để biết được nhu cầu của khách hàng đang nằm ở mức độ nào? Yếu tố nào tác động lên nhu cầu của khách hàng?, chính vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến qyết định mua của khách hàng mang tầm quan trọng rất lớn.

Dịch vụ truyền hình FPT Play Box của CTCPFPT Telecom ra đời với các tính năng vượt trội đã mang lại cho con người những cảm nhận mới về truyền hình mà chỉ có Play Box mới chỉ có thể đáp ứng được so với các công nghệ truyền hình khác hiện tại. Khác với các dịch vụ hiện nay thì FPT Play Box là thiết bị hỗ trợ kết nối Internet cho TV, biến TV thường thành Smart TV không cần lắp đặt phức tạp, chỉ cầnthao tác đơn giản có thể xem truyền hình, phim và trải nghiệm các ứng dụng tiện ích, đa năng trên TV, xem phim HD phim lẻ, chương trình thiếu nhi,… Với các tính năng vượt trội như: Kho nội dung 4K, Công Nghệ WIFI 5.0 Ghz, hỗ trợ kết nối thiết bị qua Bluetooth 4.0, đều khiển bằng giọng nói,… FPT Play Box được thiết kế với tính năng như xem lại , xem lịch phát sóng, lưu yêu thích, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn giải trí và xem truyền hình một cách dễ dàng nhất. Xem lịch phát sóng là ứng dụng báo khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

FPT Play Box. Chức năng xem lại giúp người dùng có thể xem lại bất kì chương trình truyền hình nào đã bỏ lỡ trong vòng 72 giờ.

Với những tính năng vượt trội như vậy tuy nhiên FPT Play Box ra đời khá muộn và phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh như Truyền hình K+, dịch vụ truyền hình Net TV (Viettel), dịch vụ truyền hình My TV(VNPT),… trên địa bàn gặp phải những cạnh tranh, khó khăn không hề nhỏ để có thể triển khai dịch vụ đến với khách hàng. Vì vậy, một nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn dịch vụ truyền hình FPT Play Box sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách phát triển dịch vụ và chăm sóc khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ nói chung và FPT nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra như trên, tôi đã nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết mua của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình Internet FPT Play Box tại Thành phố Đà Nẵng”để làm khóa luận tốt nghiệp đại học.

2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàngđối với dịch vụtruyền hình FPT Play Box, từ đó đềxuất các kiến nghị, giải pháp thích hợp để thu hút, thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng dịch vụ này nhiều hơn trong tương lai.

2.2.Mục tiêu cụthể

- Hệthống cơ sở lý thuyết vềquyết định mua, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết dịnh mua của người tiêu dùng. Làm nổi bật những đặc điểm, vai trò và thế mạnh của việc thấu hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.

- Xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua FPT Play Box từ kết quả khảo sát của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ FPT Play Box của công ty viễn thông FPT chi nhánh Đà Nẵng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ truyền hình FPT Play Box của khách hàng tại FPT Đà Nẵng.

- Đối tượng khảo sát: Khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang sử dụng dịch vụtruyền hình Internet Play Box của công ty viễn thông FPT.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT Telecom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ: 909 Ngô Quyền, phường An Hải Đông, quận Thanh khê, Thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi thời gian: Các sốliệu thứcấp được thu thập trực tiếp từcông ty CPVT FPT Telecom trong khoảng thời gian 2015 đến năm 2019. Các thông tin sơ cấp liên quan đến phỏng vấn trực tiếp và điều tra bảng hỏi đới với khách hàng được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 20/2/2020 đến 10/3/2020.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập dữliệu

Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp:

Đề tài này thu thập dữ liệu thứ cấp về các nội dung liên quan đến: hành vi khách hàng; các mô hình liên quanđến yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ; các sốliệu của công ty vềdoanh số, lợi nhuận của công ty đối với tất cảsản phẩm dịch vụ và lợi nhuận do FPT Play Box mang lại, tổng số hợp đồng được kí trong khoảng thời gian 2015 đến 2019 và số hợp đồng FPT Play Box; ngoài ra còn phải thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của FPT- Chi nhánh Đà Nẵng bao gồm cách thức tiếp cận khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty nói chung và sản phẩm FPT Play Box nói riêng; thông tin về sản phẩm dịch vụ truyền hình FPT Play Box, FPT Play Box có những điểm gì giống và khác nhau so với các dịch vụkhác của công ty đang cung cấp.

Những thông tin trên được thu thập nhằm đáp ứng cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sửdụng dịch vụtruyền hình FPT Play Box của người tiêu dùng. Cung cấp cho việc phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và giải pháp để thu hút người tiêu dùng sửdụng dịch vụFPT Play Box nhiều hơn trong tương lai. Để có được những thông tin trên thì bằng biện pháp thu thập số liệu hiện có tại công ty, dựa vào việc khảo sát thị trường cũng như telesales để phỏng vấn thu thập thông tin từ khách hàng. Cùng với những nguồn cung cấp dữliệu sau:

- Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh do phòng Kế Hoạch – Kinh doanh của Tập đoàn viễn thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng cung cấp.

- Website chính thức của FPT: FPT.vn; FPT.com.vn.

- Những luận văn của sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

- Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ. Các bài báo, bài viết có giá trịtrên Internet.

Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp:

- Dữliệu sơ cấp cần thu thập là những yếu tốcóảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng về dịch vụ truyền hình Internet FPT Play Box tại Thành phố Đà Nẵng từ việc điều tra khảo sát.

- Thu thập dữ liệu thứ cấp để đánh giá phân tích nằm đưa ra giải pháp thu hút người tiêu dùng sửdụng dịch vụFPT Play Box nhiều hơn trong tthời gian tới.

- Sửdụng phương pháp thu thập dữliệu phỏng vấn cá nhân điều tra bằng phiếu phỏng vấn định lượng đối với các khách hàng là những người đã sử dụng dịch vụ truyền hình FPTtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4.2 Phương pháp chọn mẫu, xác định quy mô mẫu

Phương pháp chọn mẫu:

Đềtài sửdụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Theo phương pháp chọn mẫu này, điều tra viên phỏng vấn khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình Internet Play Box của FPT Telecom dựa trên tính dễtiếp cận đối tượng điều tra, tiếp cận thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty FPT - Chi Nhánh Đà Nẵng, và đối tượng điều tra phải thỏa mãn hai điều kiện, một là đang sống tại Thành phố Đà Năng, hai là đang sửdụng dịch vụtruyền hình Internet Play Box của FPT Telecom. Bằng cách thực hiện khảo sát thị trường hàng ngày, điều tra viên tiếp xúc khách hàng nếu khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

tra viên nhờanh chịnhân viên tại văn phòng hỗtrợ cung cấp thông tin của khách hàng đang sửdụng truyền hình FPT Play Boxđể thực hiện việc khảo sát khách hàng. Cuộc điều tra được tiến hành cho đến khi phỏng vấn đủ125 bảng hỏi.

Phương pháp xác định quy mô mẫu:

Xác định quy mô mẫu: sửdụng một sốcông thức tính kích thước mẫu như sau:

- Theo Hair & các cộng sự (1998): kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể theo nguyên tắc cỡ mẫu được chọn gấp 5 lần số biến độc lập. Mô hìnhđo lường dựkiến có 25 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu cần thiết là 125.

- Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, phân tích dữliệu nghiên cứu với SPSS.20 (2008) cho rằng “Thông thường thì sốquan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 đến 5 lần sốbiến trong phân tích nhân tố”. Trong bảng hỏi có 25 biến quan sát, nên cỡ mẫu ít nhất là đảm bảo 125.

-Ngoài ra theo Tabachnick & Fidell (1991), đểphân tích hồi quy đạt kết quảtốt nhất thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức n >= 8m + 50. Trong đó n là kích thước mẫu và m là số biến độc lập của mô hình. Như vậy theo công thức này với số biến độc lập của mô hình là m = 6 thì cỡmẫu sẽlà 8x6 +50 = 90.

- Từnhững phương pháp xác định kích thước mẫu trên, đề tài này xác định kích thước mẫu cần điều tra là 125 khách hàng.

4.3.Kĩ thuật xửlí và phân tích dữliệu

Các bảng hỏi sau khi thu về sẽ tiến hành chọn lọc, loại bỏ những bảng hỏi không hợp lệ, cuối cùng chọn được số bảng đủ dùng cho nghiên cứu. Sau đó dữ liệu được hiệu chỉnh, nhập vào máy, mã hóa, và xử lý. Ở đây bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả, phương pháp kiểm định giảthuyết thống kê,...

công cụphân tích là sử dụng phần mềm thống kê SPSS.v20 , Excel để thực hiện phân tích cần thiết cho nghiên cứu bao gồm các bước sau:

- Thng kê mô t: mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõ được đặc điểm của đối tượng điều tra. Thông qua các tiêu chí tần số (Frequency), biểu đồ, giá trịtrung bình,độlệch chuẩn, phương sai.

- Đánh giá độ tin cy của thang đo:tiến hành kiểm tra độtin cậy của thang đo thông qua hệsố Cronbach’s Alpha.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xửlý tiếp theo. Cụthểlà :

- Hệsố Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 : hệsố tương quan cao.

- Hệsố Cronbach’s Alpha từ0,7 đến 0,8 : chấp nhận được

- Hệ số C(Tống)ronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7 : chấp nhận được nếu thang đo mới

- Phân tích nhân tkhám phá EFA: phân tích nhân tố khám phá được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. (Hair J.F và các cộng sựTatham R.L., 1998)

Trong phân tích nhân tốkhám phá, trị số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1,0 và giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố khám phá EFA có khả năng là không thích hợp với các dữliệu.

Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion), các nhân tốkém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữlại những nhân tốquan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Chỉ có nhân tốnào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Ma trận nhân tố (Compoment Matrix): ma trận nhân tố chứa các hệ số biển diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Trong đó, hệ số tải nhân tố(Factor loading) biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, hệ số này cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó kết luận có nên loại bỏ biến hay tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Phân tích hồi quy tương quan:

Sau khi tiến hành điều tra sơ bộvà lập bảng hỏi chính thức, đề tài sẽ rút ra được các biến định tính phù hợp để điều tra và lập mô hình hồi quy với các biến độc lập và biến phụthuộc.

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố EFA, xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm tra giá trị Durbin – Watson. Nếu các giả định ở trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy được xây dựng. Hệ số R2 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụthuộc.

Mô hình hồi quy có dạng:

Y =β0 +β1X1 +β2X2+ ….+ βnXn + ei Trong đó:

Y : Biến phụthuộc

β0 : Hệsốchặn (Hằng số)

β1 : Hệsốhồi quy riêng phần (Hệsốphụthuộc) Xi : Các biến độc lập trong mô hình

ei : Biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư)

Dựa vào hệsốBê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình Internet Play Box của công ty cổphần viễn thông FPT.

5. Bốcục đềtài

Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung nghiên cứu, Kết luận, trong đó Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ THUYẾT VỀCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC

TRUYỀN HÌNH INTERNET

1.1. Người tiêu dùng và quyết định mua của người tiêu dùng

1.1.1. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng:

Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hay một nhómngười. (Tống Viết Bảo Hoàng, 2014)

Hành vi người tiêu dùng:

Theo Philip Kotler, thì hành vi tiêu dùng là hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện quyết định mua sắm, sửdụng và loại bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sửdụng hoặc loại bỏmột sản phẩm hay dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm tích lũy nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ (Solomom Micheal, 2010). Trong hành vi tiêu dùng được xem là quá trình liên tục bao gồm việc nhận biết các nhu cầu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá và ra quyết định. Quá trình này chịuảnh hưởng bởi các nhân tốbên trong và bên ngoài như thông tin đầu vào, quá trình sửlý thông tin và tác động của môi trường. Và hiểu một cách chung nhất, hành vi tiêu dùng là hành vi mà những người tiêu dùng phải tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá mua và tùyý sửdụng sản phẩm/dịch vụ mà họkỳvọng rằng chúng sẽthõa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. (Tống Viết Bảo Hoàng, 2014)

1.1.2. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm. Hành vi của người tiêu dùng liên quan đến những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hành vi mà người tiêu dùng thực hiện trong quá trình tiêu dùng sản phẩm- dịch vụ dưới tác động của những tác nhân môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Hành vi người tiêu dùng nghiên cứu tiến trình bao hàm trongđó hành vi tìm kiếm, lựa chọn, tiêu dùng và loại bỏmột sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hay trải nghiệm nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong ước của những cá thểhay một trong những cá thể.

Hình 1.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

Nguồn: (Tống Viết Bảo Hoàng, 2011) Câu hỏi trung tâm của các nhà làm marketing là : Khách hàng đáp ứng như thế nào đối với các nỗ lực mà công ty sử dụng? Điểm khởi đầu mà chúng ta đềcập ở đây là mô hình kích thích -đáp ứng của hành vi mua hàng giới thiệuở trên. Theo mô hình này, marketing và những kích thích khác tác động vào hộp đen của khách hàng và tạo ra các đáp ứng.

Các kích thích marketing bao gồm 4 biến số của phối thức marketing là sản phẩm, giá, phân phối và cổ động. Những kích thích khác bao gồm những nhân tố và hiện tượng trong môi trường xung quanh khách hàng như môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị và văn hóa.Hộp đen ý thức của người tiêu dùng: là cách gọi bộnão của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lí các kích thích và đề xuất các giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích được tiếp nhận. Hộpđen gồm có hai phần: Thứ nhất các đặc điểm của khách hàng sẽ tác động lên việc họ sẽnhận thức và đáp ứng như thế nào với các kích thích; Thứ hai: tiến trình quyết định mua hàng bản thân nó cũng sẽ tác động lên hành vi của khách hàng.

Marketing

Các nhân tốkích thích

Môi trường

-Sản phẩm -Phân phối -Giá cả -Xúc tiến

-Kinh tế -Văn hóa -Luật pháp -Chính trị -Cạnh tranh

-Quá trình quyết định mua

-Lựa chọn nhãn hiệu - Lựa chọn hàng hóa - Lựa chọn nhà cung cấp

- Lựa chọn thời gian mua

-Lựa chọn khối lượng

Hộp đen ý thức người tiêu dùng

-Các đặc tính của người tiêu dùng

Phảnứng của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.3. Giai đoạn quyết định mua của người tiêu dùng

Mô hình đơn giản về quá trình đưa ra quyết định mua của người tiêu dùng:

Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua, hành vi sau khi mua.

Hình 1.2: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng

Nguồn:(TốngViết Bảo Hoàng , 2011)

Nhận biết nhu cầu:

Tiến trình quyết định mua bắt đầu với sự nhận biết sự thiếu hụt hoặc cảm thấy cần một cái gì đó. Và đây có thể là một nhu cầu cụ thể đối với một sản phẩm nào đó hoặc chỉ cảm thấy thiếu mà không biết thiếu cái gì cụ thể. Các kích tác tâm lý, vật chất và xã hội trong môi trường xung quanh người tiêu dùng sẽ tạo ra cảm giác thiếu hụt nơi người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng nhận thức được tầmquan trọngcủa việc sử dụng truyền hình Internet nhằm tiếp nhận thôg tin, giải trí,… thì sẽ có động cơ giải quyết vấn đề mua hàng.

Tìm kếm thông tin:

Khi nhu cầu thôi thúc thì con người tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu.

Nhu cầu càng cấp bách, thông tin ban đầu càng ít, sản phẩm cần mua có giá trị càng lớn thì càng thôi thúc con người tìm kiếm thông tin. Sau đây là các nguồn thông tin cơ bản mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm, tham khảo:

Nguồn thông tin cá nhân: từ bạn bè, gia đình, hàng xóm,đồng nghiệp…

Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, hội chợ, triển lãm, người bán hàng…

Nguồn thông tin đại chúng: dư luận, báo chí, truyền hình (tuyên truyền)

Nhận biết nhu cầu

Tìm kếm thông tin

Đánh giá các phương án

Quyết định mua Đánh giá

sau khi mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Đánh giá các phương án:

Trong giai đoạn này, người tiêu dùng bắt đầu đánh giá thông tin thu thập được tùy vào thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm, mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với khách hàng, niềm tin của khách hàng đối với các nhãn hiệu, độ hữu dụng của các thuộc tính, thuộc tính của sản phẩm. Khách hàng thường xem một sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính này phản ánh các lợi ích khác nhau của sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Đó là các đặc tính về kỹ thuật, đặc tính về tâm lý, về giá cả, về các dịch vụ khách hàng

Quyết địnhmua:

Sau khi đánh giá các lựa chọn, khách hàng đi tới ý định mua. Tuy nhiên, từ ý định mua đến quyết định mua còn có các cản trở như thái độ của các nhóm ảnh hưởng (bạn bè, gia đình…), các điều kiện mua hàng (địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán,các dịch vụ hậu mãi…). Do vậy các hoạt động xúc tiến bán (khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng…) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt khi có cạnh tranh.

Đánh giá sau khi mua

Sau khi mua xong khách hàng sử dụng sản phẩm và có các đánh giá về sản phẩm mua được.Nếu khách hàn hài lòng sẽ chọn nhà cung cấp đó cho lần sử dụng tiếp theo, để lại lời khen và giới thiệu bạn bè người thân cùng biết đến. Nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm dịch vụ thì sẽ có các hành vi phàn nàn, đòi danh nghiệp bồi thường

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hàng vi mua củangười tiêu dùng:

Văn hóa Xã hội Cá nhân Tâm lý

NGƯỜI MUA Nền văn hóa

Nhánh văn hóa Giai tầng xã

hội

Nhóm tham khảo Gia đình Vai trò vàđịa

vị

Tuổi và khoảng đời Nghềnghiệp Hoàn cảnh kinh tế

Lối sống

Động cơ Nhận thức

Kiến thức Niềm tin và

quan điểm

Hình 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hàng vi mua của người tiêu dùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.2. Dịch vụtruyền hình internet

Truyền hình Internet hoặc Truyền hình trực tuyến (tiếng Anh: 'Streaming television' hoặc 'Streaming TV') là 1 thuật ngữ đã khá quen thuộc với thế giới ngày nay khi mà Internet gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường multimedia. Và đối với nhiều người, dường như chiếc TV đã không còn quá quen thuộc như lúc trước nữa khi Internet mang đến cho họ cơ hội nhiều hơn với các thông tin đa dạng. Với sựphát triển đó của Internet, các hãng Truyền hình cũng không ngừng đổi mới để tạo ra các chương trình hấp dẫn khán giả hơn.

Và giờ đây, thay vì ngồi bên chiếc TV như hồi trước, thì hầu như mọi người đều có thểdễ dàng xem các chương trình truyền hình trực tuyến qua chiếc PC, laptop của mình với chất lượng khá tốt. Đã có rất nhiều trang web ra đời để phục vụnhu cầu này, bên cạnh những trang chính thống của các đài truyền hình thì còn có những trang trung lập, tổng hợp hầu hết các kênh truyền hình phổ biến để phục vụ ngày càng tốt hơn cho thịhiếu ngày càng cao của người xem. (MinhTuanBot, 2020)

Sự khác nhau giữaTruyền hình cáp và TH Internet

- Truyền hình internet hay còn gọi là truyền hình trực tuyến hỗ trợ coi lại được tất cả các kênh truyền hìnhđã chiếu, và coi được ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào chỉ cần bạn có mạng internet, còn truyền hình cáp thì chỉ coi được ở nhà hoặc chỗ nào có lắp truyền hình cáp.

- Ngoài ra truyền hình internet sẽ đa dạng và phong phú hơn về kênh truyền hình cũng như các dịch vụ giải trí khác,còn truyền hình cáp thì ít kênh hơn muốn xem thì phải đăng ký thêm gói cước.

1.3 Các mô hình nghiên cứu hành vi khách hàng

1.3.1 Thuyết hànhđộng hợp lý (Theory of Reasoned Action model–TRA) Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA) được xây dựng từ năm 1967 bởi Ajzen & Fishbein, sau đó được hiệu chỉnh và mởrộng theo thời gian từ đầu những năm 1970.. Đểnghiên cứu kĩ hơn về xu hướng tiêu dùng thì mô hình xem xét hai yếu tố là thái độvà chuẩn chủquan của khách hàng. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết được trọng sốcủa các thuộc tính đó thì nhà nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa chọn của người tiêu dùng, từ đó những người quản trị có cơ sở để đưa ra chiến lược trong quá trình hoạt động của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Hình 1.4: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model–TRA) Nguồn: (Kanuk, 1978) Đểhiểu rõ hơn về xu hướng mua, chúng ta cần phải đo lường thành phần tiêu chuẩn chủquan mà nó ảnh hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp từ phía những người có liên quan đến người tiêu dùng. Mức độ tác động của yếu tố chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụthuộc vào: (1) mức độ ủng hộhay phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng , (2) động cơ làm theo nhu cầu của những ngườiảnh hưởng.

Hình thức đơn giản theo toán học của Ý định hành vi được thểhiện:

B–I = W1AB +W2SNB Trong đó:

B: Hành vi mua I :Xu hướng mua

A:Thái độcủa người tiêu dùng đến sản phẩm, thương hiệu.

SN: Là chuẩn chủ quan liên quan đến thái độ của những người có liên quan.

W1 và W2 : Là các trọng sốcủa A và SN Đo lường niềm tin đối

với những thuộc tính sản phẩm

Niềm tin vềnhữngngười ảnh hưởng sẽ ủng hộtôi

mua sản phẩm

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của nhữngngười

ảnh hưởng

Thái độ

Tiêu chuẩn chủquan

Xu hướng mua

Hành vi mua Niềm tin đối với những

thuộc tính sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Tóm lại Thuyết hành động hợp lý TRA là mô hình dựbáo về ý định hành vi, phụ thuộc vào thái độ đối với hành vi và Chuẩn chủ quan môi trường xung quanh của người đó. Mô hình dựa trên giả định rằng con người ra quyết định có lý trí căn cứ vào thông tin sẵn có đểthực hiện hay không thực hiện một hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975).

1.3.2 Mô hình hành vi có kếhoạch (Theory of Planned Behavior–TPB) Thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen (1985) xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Xu hướng hành vi là một hàm của ba nhân tố. Thứnhất, các thái độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành vi thực hiện. Thứhai,ảnh hưởng xã hội đề cập đến sức ép xã hội đến hành vi thực hiện. Và cuối cùng, thuyết TPB bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụthuộc vào sự có sẵn của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Và theo quan điểm của Ajzen, yếu tố này tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu chính xác trong cảm nhận vềmức độkiểm soát của mình, thì nhận thức kiểm soát hành vi còn dự báo được cảhành vi.

Hình 1.5: Mô hình hành vi có kếhoạch (Theory of Planned Behavior–TPB) (Nguồn: (Ajzen, 1991)

Hành vi thực sự Xu hướng

hành vi Thái độ

Tiêu chuẩn chủquan

Nhận thức kiểm soát hành vi Niềm tin và sự

đánh giá

Niềm tin quy chuẩn và động cơ

Niềm tin kiểm soát và dễsửdụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.3.3 Mô hình chấp thuận công nghệ(Technology Acceptance Model–TAM) Mô hình chấp thuận công nghệ(Technology Acceptance Model – TAM) được xây dựng bởi Fred Davis (1989) và Richard Bogozzi (1992) dựa trên sựphát triển của thuyết TRA và TPB, mô hình này đi sâu hơn vào việc giải thích hành vi chấp thuận công nghệcủa người tiêu dùng. Có 5 biến chính là :

- Biến bên ngoài (biến ngoại sinh): Đây là các biếnảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích (Perceive usefulness–PU) và nhận thức tính dễsửdụng (Perceive ease of use – PEU). Ví dụ của các biến bên ngoài đó là sự đào tạo, ý kiến hoặc khái niệm khác nhau trong sửdụng công nghệ.

- Nhận thức sựhữu ích: người sửdụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sửdụng các công nghệ ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/ năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụthểkhác.

- Nhận thức tính dễ sử dụng: là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sửdụng công nghệ.

- Thái độ hướng đến việc sửdụng: là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng được) vềviệc sửdụng một công nghệ được tạo lập bởi sự tin tưởng và dễsửdụng.

- Dự định sửdụng: là dự định của người dùng khi sử dụng công nghệ. Dự định sửdụng có mối quan hệchặt chẽ đến việc sửdụng.

Mô hình TAMđược xem như là một mô hình đặc trưng để ứng dụng trong việc nghiên cứu việc chấp nhận và sử dụng một công nghệ mà trong đó có Internet. “Mục tiêu của TAM là cung cấp một sựgiải thích các yếu tố xác định tổng quát về sựchấp nhận công nghệ, những yếu tốnày có khả năng giải thích hàng vi người sửdụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng và cộng đồng sử dụng.” (Davis et al.1989, trang 985). Ngoài ra mô hình này còn được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu các dịch vụ công nghệ khác như: Internetbanking, mobile, E-learning, E- commerce, các công nghệ liên quan đến Internet...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Hình 1.6: Mô hình chấp thuận công nghệ(Technology Acceptance Model–TAM) (Nguồn: Fred Davis, 1989) 1.4 Các nghiên cứu liên quan về quyết định mua của người tiêu dùng đối với dịch vụtruyền hình internet

Với “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV của khách hàng tại Thừa Thiên Đà Nẵng” của tác giả Hoàng Thị Hiếu đại học kinh Tế Đà Nẵng đã nghiên cứu làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lụa chọn dịch vụ nói chung và dịch vụ truyền hình MyTV nói riêng. Điểm mạnh của dềtài này là sựkết hợp vận dụng tốt giữa mô hình TRA và TPB, tác giả đã nghiên cứu định tính về5 yếu tố; (1) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (2) cảm nhận chất lượng dịch vụ, (3)cảm nhận về sựtin cậy, (4) cảm nhận vềgiá cảhợp lí và cuối cùng là (5) cảm nhận về chương trình khuyến mãi.Đề tài đã triển khai năm 2018tác giảthực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sửdụng My TV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá lại mức độhội tụcủa các biến quan sát theo thành phần.

Với “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT- Chi nhánhĐà Nẵng” của Lê Thị Thanh Dung năm 2019. Qua phép thực hiện phân tích 7 nhân tố vói 7 thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng gồm: (1) Uy tín, hình ảnh của công ty, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Dịch vụ chăm sóc khách hàng, (4) Chi phí, (5) Sự ảnh hưởng, (6) Thủtục đăng kí, (7) Sự hấp dẫn. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố “ Dịch vụ chặm sóc khách hàng” và “ Chi phí” là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, với hệ số Beta lần lượt là:

Biến bên ngoài

Nhận thức sự hữu ích

Nhận thức tính dễsửdụng

Thái độ Sửdụng

thực sự Dự định

sửdụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

0,386 và 0,320 .Các yếu tốcòn lại như là hìnhảnh, chất lượng sản phẩm, hấp dẫn cũng ít nhiềuảnh hưởng đến quyết định sửdụng dịch vụInternet của khách hàng lần lượt có hệsố Beta như sau: 0,174; 0,227 và 0,302.

Trong nghiên cứu của Trương ThịHoài Thu ( 2014), với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet ADSL của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Đà Nẵng”. Kết quả cho thấy các nhóm nhân tố: Uy tín - chất lượng, Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Quy trình thủtục đăng kí, Chi phí vàẢnh hưởng, sau khi phân tích hồi quy và phân tích tương quan cho thấy đều có ý nghĩa thống kê và được tiếp tục giữ lại. Trong đó, nhân tố Uy tín- chất lượng có ảnh hưởng lớn nhất.

1.5Đềxuất mô hình nghiên cứu

Thông thường các mô hình nghiên cứu đều có các bộ thang đo tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố được xây dựng và kiểm tra bởi chính tác giả. Thang đo trong mô hình TRA sẽ được dùng để đo lường nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của dịch vụ Truyền hình Internet FPT Play Box tại Công ty cổ phần FPT- Chi nhánh Đà Nẵng, đo lường vai trò các cá nhân ảnh hưởng trong quyết định lựa chọn dịch vụ Truyền hình Internet FPT Play Box của khách hàng. Dựa vào kết quảnghiên cứu và đã qua trích lọc, mô hình nghiên cứu đươc đềxuất như sau:

Quyếtđịnh mua của người tiêu dùng Cảm nhận vềChất lượng

Cảm nhận vềGiá cả

Nhận thức hữu dụng

Nhận thức dễsửdụng

Thái độ

Nhóm tham khảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Theo mô hình đểxuất trong nghiên cứu này, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng đối với dịch vụtruyền hình FPT Play Box của công ty viễn thông FPT, cụthể như sau:

- Nhận thức hữu dụng: là mức độ người sử dụng tin rằng bằng cách sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình (theo quan điểm của Davis 1989)

- Nhận thức dễ sử dụng: là mức độ mà người sử dụng tin rằng bằng cách sử dụng một sản phẩm dịch vụcụthểsẽít dùng nỗlực (theo Davis, 1989)

- Chuẩn chủ quan: là mức độ mà người sửdụng bị ảnh hưởng bởi những người có liên quan và động cơ làm theo của người sửdụng.

- Cảm nhận vềgiá cả: là mức độ mà người sửdụng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu khi bỏra một mức chi phí cho sản phẩm dịch vụ.

- Cảm nhận vềchất lượng: là mức độ mà người sửdụng cảm thấy thỏa mãn từ quan điểm đánh giá chủquan của họvềchất lượng của sản phẩm dịch vụ

- Thái độ: là cảm giác tích cực hay tiêu cực trong việc thực hiện các hành vi sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó.

- Quyết định mua: là quá trình một người thực hiện một hành vi nhất định sau khi đã có ý định từ trước.

1.6.Cơ sởthực tiễn

Khái quát tình hình thị trường dịch vụtruyền hình InternetởViệt Nam Ngày 19/11/1997 là ngày đánh dấu sự kiện Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam. Từ đó, ngày càng nhiều các công nghệ gắn liền với Internet ra đời, và truyền hình giao thức Internet cũng không ngoại lệ.

Thị trường Play Box cũng đang thu hút thêm các nhà cung cấp so với thời gian đầu cách đây hơn 6 năm chỉ với sân chơi của các ông lớn như FPT (OneTV hay Truyền hình FPT) và VNPT (MyTV)… đến giờ Viettel, VTC và cả SCTV đều muốn phát triển hệ thống truyền hình trên nền tảng đường truyền internet của mình thay vì tập trung cho các công nghệ truyền dẫn truyền thống. Hứa hẹn cho cuộc chơi đầy hấp dẫn trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Theo báo cáo của Nielsen, lượng người gắn bó với TV trong giai đoạn 2011- 2016 đã giảm rõ rệt. Thời gian xem truyền hình của nhóm người 25-34 tuổi đã giảm hơn 25%. Với nhóm trẻ hơn, con sốnày còn giảm đến 37,9% (theo thống kê của News zing.vn). Truyền hình truyền thống có thể đang gặp khó khăn nhưng truyền hình Internet lại đang là thị trường tiềm năng do đón đầu được xu hướng. Vì vậy, trong tương lai 10 đến 20 năm nữa, truyền hình sẽ là truyền hình Internet, Việt Nam có thể sẽchậm hơn nhưng chắc chắn đó sẽlà xu thế.

Về cơ bản, truyền hình Internet trong nước thường kết hợp 2 nội dung là xem truyền hình và video theo yêu cầu. Các sản phẩm nội địa như Clip TV, FPT box, Smart TV box hay Next TV đều gặp phải những khó khăn nhất định về kho nội dung và vấn đề bản quyền. Để phục vụ nhu cầu xem phim ngày càng lớn của người dùng. Các nhà sản xuất phải không ngừng cập nhật thêm nội dung mới. Lúc này, vấn đề tác quyền lại là bài toán nan giải, các công ty làm bản quyền trong nước hầu hết là lỗ vì còn yếu trong lĩnh vực công nghệ, chi phí bản quyền và marketing.

Một rào cản nữa khiến truyền hình Internet vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam là thói quen của người dùng. Việc chuyển đổi từ truyền hình kỹ thuật số sang nền tảng online đòi hỏi người dùng một thời gian để làm quen. Nhóm người lớn tuổi thường mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu.

Nhưng dù sao, truyền hình Internet với các lợi thế về mặt công nghệ, phát triển cùng với xu thế của thời đại, có thể tạo ra nhiều kênh truyền hình yêu thích riêng biệt phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình. Hy vọng với các chính sách từ chính phủ về phát triển truyền hình cũng như là sự đầu tư của các tập đoàn viễn thông lớn, dịch vụ truyền hình Internet Việt Nam trong năm nay sẽ tạo ra được một cú hích về khách hàng, thị trường.

Khái quát tình hình thị trường dịch vụtruyền hình Internet Thành Phố Đà Nẵng

Cùng với xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật, mạng Internet đã trởthành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu vềcác sản phẩm công nghệthông tin và các dịch vụ Internet ngày càng gia tăng, và các dịch vụ Internet trở thành ngành kinh doanh khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Thị trường Thành Phố Đà Nẵng cũng không ngoại lệ, các ngành dịch vụ gắn liền đến Internet đã trở thành miếng bánh hấp dẫn các tập đoàn lớnởViệt Nam đầu tư vào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Hiện nay ở Thành phố Đà Nẵng đang có 3 doanh nghiệp lớn cung cấp dịch vụ Internet là: VNPT, FPT Telecom và Viettel. Thời gian đầu, VNPT nắm hầu hết thị trường viễn thông Internet, là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và có hạtầng bao phủ rộng, VNPT là nhà cung cấp có thị phần cao nhất. Tuy nhiên, sau này vài năm là sự xuất hiện của Viettel, và mới đây nhất là FPT Telecom khiến cho thị trường viễn thông ởThành phố Đà Nẵng trở nên sôi động hơn và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong việc hấp dẫn khách hàng về phía mình. Cụ thể với dịch vụ truyền hình Internet, nhà mạng nào cũng có một sản phẩm chủ lực cung cấp cho khách hàng, Viettel có NextTV, VNPT có MyTV, FPT Telecom có OneTV và FPT Play Box, mỗi sản phẩm đều có mỗi lợi ích đặc trưng. Điều này khiến thị trường viễn thông Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ khác. Để có thể thu hút khách hàng thì các nhà mạng không ngừng cải tiếng cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, đồng thời đưa ra nhiều gói cước hấp dẫn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA FPT PLAY BOX TỪ KẾT QỦA KHẢO SÁT

NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.1 Tổng quan vềCTCP FPT Telecom- Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.1 Giới thiệu vềCTCP FPT Telecom - CNDN

Công ty Cổphần viễn thông FPT Telecom-Chi nhánh Đà Nẵng có tên giao dịch là FPT- TELECOM và tên viết tắt là FPT- TELECOM JSC. Trụsởchính của công ty được đặt tại 182-184 đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận hải Châu, TP.

Đà Nẵng. Công ty có các trang thông tin liên hệ như: hotline:19006600, email:

hotrokhachhang@fpt.com.vn, website: www.fpt.vn, Facebook:

https://www.facebook.com/FptTelecom/

Hình 2.1 Logo ca FPT Telecom

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của FPT Telecom

Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từTrung Tâm Dịch vụ Trực Tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên

“Trí tuệviệt Nam- TTVN”, sản phẩm dược coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam. Sau 21 năm hoạt động , hiện nay có gần 200 văn phòng giao dịch tại 59 tỉnh thành, thuộc 80 chi nhánh với hơn 7000 nhân viên chính thức .

-31/01/1997; Thành lập Trung Tâm dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

-2005: Chuyển đổi thành Công ty cổphần viễn thông FPT (FPT Telecom).

-2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động phạm vi trên toàn quốc, được cung cấp dịch vụviễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế. Đặc biệt, FPT Telecom đã trở hành thành viên chính thức của liên minh AAG ( Asia America Gateway- nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thí Bình Dương).

-2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng thông rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từViệt Nam đi Hồng Kông.

-2009: Đạt mốc doanh thu 100 trệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sanhg các nước lân cận như Campuchia.

-2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc- Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 20 tỉnh thành.

-2014;/: Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu Tryền hình FPT.

- 2015: FPT Telecom có mặt trên cả nước với gần 200 văn phòng giao dịch chính thức được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển giao thức lien mạng IPV6.

-2016: Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chẩn Uptime TIER III với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cấp phép trển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam. Đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận giải Digtal Tranformers of the Year của IDC năm 2016. Năm 2016, doanh thu của FPT Telecom đạt 6,666 tỷ đồng.

-2017: Ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam Soc- 1Gbps cũng như phiên bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của truyền hình Fpt. Năm 2017, FT Telecom cũng vinh dự lọt Top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2017 của Công ty đạt 7,562 tỷ đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

2.1.3 Cơ cấu tổchức và bộmáy quản lý của CTCP FPT Telecom- CNDN

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổchức Công ty Cổphần Viễn thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng năm 2019

Giám đốc chi nhánh

Chức năng

Lập kế hoạch chung, điều hành, quản lý các nhân sự trong chi nhánh và chịu trách nhiệm với Ban tổng giám đốc.

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG KĨ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG GIAO DỊCH

VIÊN KẾTOÁN

HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

THANH TRA KIỂM

SOÁT CHẤT LƯỢNG

HẠTẦNG

TRIỂN KHAI-BẢO

TRÌ

KĨ THUẬT VIÊN

PHÒNG KINH DOANH 1

PHÒNG KINH DOANH 2

PHÒNG KINH DOANH 3

PHÒNG KINH DOANH 4

PHÒNG KINH DOANH 5

GIAO DỊCH VIÊN THU

HỒI CÔNG

NỢ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Nhiệm vụ:

- Hoạch định chiến lược, tổchức kếhoạch hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trình Ban lãnhđạo Công ty phê duyệt.

- Trực tiếp giám sát, kiểm tra, đôn đóc các phòng/ban chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đúng quy định của Công ty và Pháp luật.

- Thực hiện công tác tuyển dụng đào tạo, sắp xếp, bổnhiệm, miễn nhiệm, quản lý lực lượng lao động, ký kết hợp đồng lao động... theo quy định của Công ty và Pháp luật.

Phòng tổng hợp

Ởphòng tổng hợp thì gồm có bộphận Kếtoán, bộphận Hành chính nhân sựvà Bộphận thanh tra kiểm soát chất lượng.

Chức năng

- Tham mưu Giam đốc và các vấn đề liên quan đến công tác kế hoạch, hành chính quản trị, đối ngoại và các chính sách chung của Chi nhánh và công tác tổ chức nguồn lực hiệu quảphục vụsản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo các hoạt động diễn ra tại chi nhánh phù hợp thống nhất chất lượng của công ty

Phòng kĩ thuật

Chức năng

- Tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về công tác kĩ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm

- Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hoạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.

Phòng kinh doanh

Chức năng

- Phát triển thị trường, phát triển thuê bao, doanh số, doanh thu từ ban giám đốc của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Phòng giao dịch viên

Chức năng

- Chịu trách nhiệm vềcác nghiệp vụDịch vụkhách hàng - Chăm sóc khách hàng và phát triển quan hệlâu dài

2.1.4. Đặc điểm ngun nhân lc ca CTCP FPT Telecom- CNDN 2.1.4.1 Tình hình nguồn nhân lực tại công ty

Bảng 2.1 Nguồn lực nhân lực tại công ty

Cơ cấu lao động

NĂM SO SÁNH

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Số

lượng Tỷ

lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Chênh lệch (%)

Chênh lệch (%)

Tổng lao động 235 100 245 100 300 100 4 22,4

Cơ cấu theo giới tính

Lao động nam 168 71,5 174 71,4 215 71,6 3,6 23,6

Lao động nữ 67 28,5 70 28,6 85 28,4 4,5 21,4

(Nguồn: Phòng tổng hợp công ty cổphần viễn thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng)

Nhận xét

Số lượng cán bộ nhân viên của FPT Telecom Đà Nẵng tăng lên đáng kế trong giai đoạn này. Tại PFT Telecom Đà Nẵng đang có kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường và xây dựng cơ sở hạn tầng mới. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, chi nhánh đã tuyển thêm nhiều nhân viên, số lượng tăng từ 235 người ở năm 2017 lên 300 ngườiở năm 2019, tăng hơn 1,2 lần.

2.1.4.2 Tình hình tài chính của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

Bảng 2.2: Bảng cân đối tái sản nguồn vốn giai đoạn 2017-2019(ĐVT: VND)

TÀI SẢN

2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018

Giá trị Tỷtrọng

(%) Giá trị Tỷtrọng

(%) Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100.567.609.903 49,6 156.702.129.036 51,48 214.382.980.651 52,6 56.134.519.133 55,8 57.680.851.615 36,8 I Tiền và các khoản tương đương tiền 20.760.376.483 10,24 42.906.222.186 14,1 57.273.311.255 14,1 22.145.845.703 106,7 14.367.089.069 33,5 I Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 27.710.349.682 13,66 34.703.735.237 11,4 45.273.311.255 11,1 6.993.385.555 25,2 10.569.576.018 30,5 I Phải thu ngắn hạn 23.790.435.437 11,73 33.625.569.373 11,05 44.660.899.950 11,0 9.835.133.936 41,3 11.035.330.577

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua các bước phân tích ở trên, các yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, giá cả, chuẩn mức chủ quan thực sự ảnh hưởng đến quyết định liệu rằng một người tiêu dùng có

Theo đó, các nội dung được tác giả mô tả: lý luận cơ bản về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết hành động có kế hoạch TPB, … Sau đó,

(1)Nghiên cứu định tính: Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách hỏi phỏng vấn cho nhân viên của công ty và khách hàng nhằm thu về thông tin cụ khách quan

Thứ ba, đề tài đã đề xuất mô hình và thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng đối với sản phẩm ngói màu Thiên Tân tại thành

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, về các yếu tố ảnh

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Như vậy, thông qua quá trình tìm hiểu các thông tin thứ cấp về hoạt động kinh doanh của công ty Eagle Tourist, cũng như xử lý, phân tích các dữ liệu sơ

Như vậy, mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ