• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: 18/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2019 Học vần

Bài 46: ôn, ơn I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Đọc được câu ứng dụng: Sau cơn mưa cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Mai sau khôn lớn.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

* QTE: Trẻ em có quyền được mơ ước về tương lai tươi đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho học sinh đọc và viết: bạn thân, dặn dò.

- Đọc câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê, bố bạn Lê là thợ lặn.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần: (15’)

* Vần ôn

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôn.

- Gv giới thiệu: Vần ôn được tạo nên từ ô và n.

- So sánh vần ôn với ân.

- Cho hs ghép vần ôn vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ôn.

- Gọi hs đọc: ôn.

- Gv viết bảng chồn và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chồn. (Âm ch trước vần ôn sau)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ôn.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

(2)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: chồn.

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- ôn- chôn- huyền- chồn.

- Gọi hs đọc toàn phần: ôn- chồn- con chồn.

* Vần ơn:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ôn.) - So sánh ơn với ôn.

(Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: ơn bắt đầu bằng ơ, vần ôn bắt đầu bằng ô).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

- Gv giải nghĩa từ: khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Sau cơn mưa cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: cơn, rộn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Bạn nhỏ trong tranh mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành chú bộ đội, còn em sau này lớn lên mơ ước làm gì?

+ Muốn thực hiện được mơ ước em cần phải làm gì?

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần ôn.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

(3)

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

* Trẻ em có quyền được mơ ước về tương lai tươi đẹp.

c. Luyện viết: (6’)

- Gv nêu lại cách viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi và cách cầm bút để viết bài.

- Cho hs viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Cho hs đọc lại toàn bài.

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 47.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

______________________________________

Toán

Bài 43: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:

- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.

- Phép cộng, phép trừ với số 0.

- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài.

+ Tính: 2 + 3 = 4 + 0 = 3 + 2 = 0 + 4 =

+ Nêu bài toán và phép tính trong bài 4.

- Gv nhận xét

B. Luyện tập chung:

Bài 1: Tính: (7’)

- Cho hs làm bài rồi chữa.

4 + 1 = 5 - 2 = 2 + 0 = 2 + 3 = 5 - 3 = 4 - 2 =

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

- 2 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

(4)

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 2: Tính: (7’)

- Cho hs nêu cách tính.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Cho hs nhận xét.

Bài 3: Số? (7’)

- Hướng dẫn hs cách điền số.

- Cho hs làm bài.

- Nhận xét bài.

Bài 4: (7’)Viết phép tính thích hợp:

- Hs tự làm bài: 2+ 2 = 4 4 – 1 = 3 - Gọi hs đọc bài làm.

- Cho hs nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập.

- Mỗi hs đọc 1 phép tính.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs đọc.

- Hs nêu.

_______________________________________

Ngày soạn: 18/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 47: en, ên I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: en, ên, lá sen, con nhện.

- Đọc được câu ứng dụng: Nhà Dế Mèn ỏ gần bãi cỏ con. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới.

Vận dụng các tiếng từ đã học đọc ở các bài, đọc cho người thân nghe 2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt . - Rèn chữ để rèn nết người

- Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho học sinh đọc và viết: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa,

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

(5)

mơn mởn.

- Đọc câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần: (15’)

* Vần en

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: en.

- Gv giới thiệu: Vần en được tạo nên từ e và n.

- So sánh vần en với ôn.

- Cho hs ghép vần en vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: en - Gọi hs đọc: en

- Gv viết bảng sen và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng sen.

(Âm s trước vần en sau) - Yêu cầu hs ghép tiếng: sen.

- Cho hs đánh vần và đọc: sờ- en- sen.

- Gọi hs đọc toàn phần: en- sen- lá sen..

* Vần ên:

(Gv hướng dẫn tương tự vần en.) - So sánh ên với en.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: ên bắt đầu bằng ê, vần en bắt đầu bằng e).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà.

- Gv giải nghĩa từ: mũi tên, nền nhà.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: en, ên, lá sen, con nhện.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần en.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần en - 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(6)

- Gv đọc mẫu: Nhà Dế Mèn ỏ gần bãi cỏ con. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: Mèn, Sên, trên.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Nêu đồ vật con vật trong tranh ở những vị trí nào?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (6’)

- Gv nêu lại cách viết: en, ên, lá sen, con nhện.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 48.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Toán

Bài 44: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.

2. kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng các mô hình phù hợp với nội dung bài học.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

4 + 1 = 3 + 2 = 5 + 0 = 5 - 3 =

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

(7)

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6: (15’)

a. Hướng dẫn hs thành lập công thức: 5 + 1= 6, 1+ 5 = 6.

- B1: Hướng dẫn học sinh quan sát hình, nêu bài toán:

“Bên trái có 5 hình tam giác, bên phải có 1 hình tam giác. Hỏi tất cả có mấy hình tam giác?”

- B2: Hướng dẫn hs quan sát hình vẽ và nhận xét.

- Gợi ý để hs nêu “5 và 1 là 6”.

- Gv viết công thức lên bảng: 5 + 1= 6.

- B3: Giúp hs quan sát hình rút ra nhận xét “Năm hình tam giác và một hình tam giác” cũng như “một hình tam giác và năm hình tam giác”, do đó 5+ 1= 1+ 5.

- Cho học sinh tự viết vào chỗ chấm trong phép cộng.

b. Hướng dẫn thành lập các công thức:

4 + 2 = 6; 2 + 4 = 6; 3 + 3 = 6 - Cách làm tượng tự 1+ 5 = 6 và 5+ 1= 6

- Cho hs đọc các công thức trên.

c. Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.

- Cho học sinh đọc lại bảng cộng.

1+ 5 = 6 5 + 1 = 6 2 + 4 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 3 + 3 = 6.

- Gv xóa bảng và nêu một số câu hỏi:

Ví dụ: 4 cộng 2 bằng mấy? 3 cộng 3 bằng mấy?

6 bằng mấy cộng mấy?

2. Thực hành:

Bài 1: (4’)Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho học sinh đọc kết quả.

Bài 2: (4’)Tính:

- Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng. 4+ 2= 6 thì viết được 2+ 4= 6.

- Cho hs làm bài.

- Nhận xét bài làm.

Bài 3: (4’)Tính:

- Cho học sinh nhắc lại cách tính biểu thức.

4 + 1+ 1= 6.

- Hs quan sát hình và tập nêu bài toán.

- Hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs nêu bài toán để rút ra phép tính: 1+ 5= 6.

- Hs tự viết.

- Hs nêu bài toán rồi hình thành phép tính tương tự như phép tính 1+ 5 = 6 và 5 + 1 = 6.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.

- Học sinh trả lời

- Học sinh làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả và nhận xét.

- Hs nêu được.

- Hs làm bài.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

(8)

- Hs tự làm bài.

Bài 4: (4’)

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, tập nêu thành bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6

- Cho hs nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 6 và làm bài tập.

- Học sinh làm bài và đổi chéo bài kiểm tra.

- 1 hs nêu.

- Hs làm theo cặp.

- 2 hs lên bảng chữa bài tập.

- Hs nêu.

_________________________________________

Ngày soạn: 20/11/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2019 Học vần Bài 48: in, un I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: in, un, đèn pin, con giun.

- Đọc được câu ứng dụng: Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Nói lời xin lỗi.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp.

* QTE: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi chưa thực hiện tốt bổn phận của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho học sinh đọc và viết: áo len, mũi tên.

- Đọc câu ứng dụng: Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

(9)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần in (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: in.

- Gv giới thiệu: Vần in được tạo nên từ i và n.

- So sánh vần in với en.

- Cho hs ghép vần in vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: in - Gọi hs đọc: in

- Gv viết bảng pin và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng pin (Âm p trước vần in sau) - Yêu cầu hs ghép tiếng: pin

- Cho hs đánh vần và đọc: pờ- in- pin.

- Gọi hs đọc toàn phần: in- pin- đèn pin.

* Vần un: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần in.) - So sánh un với in.

(Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: un bắt đầu bằng u, vần in bắt đầu bằng i).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới.

- Gv giải nghĩa từ: nhà in, mưa phùn, vun xới.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: in, un, đèn pin, con giun.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần in.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần in.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

(10)

Cả đàn đi ngủ - Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: ủn, chín, ỉn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Nói lời xin lỗi.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Hãy đoán xem tại sao bạn nhỏ trong tranh mặt lại buồn như vậy?

+ Khi đi học muộn, em có nên xin lỗi không?

+ Em nói lời xin lỗi khi nào?

+ Em đã nói lời xin lỗi với ai bao giờ chưa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

* Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi chưa thực hiện tốt bổn phận của mình.

c. Luyện viết: (6’)

- Gv nêu lại cách viết: in, un, đèn pin, con giun.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 49.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Toán

Bài 45: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng dạy toán.

- Các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

(11)

5 - 1+ 3 = 3 - 3 + 2 = 4 - 4 + 0 = 2 - 1+ 1 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6: (15’)

a. Hướng dẫn hs thành lập công thức : 6 - 1= 5 và 6 - 5= 1.

- Cho hs xem tranh và nêu bài toán: Tất cả có 6 hình tam giác, bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?

- Gv hỏi: Vậy 6 bớt đi 1, còn mấy?

- Gv viết phép tính lên bảng: 6 - 1= 5.

b. Hướng dẫn thành lập công thức:

6 - 2= 4; 6 - 4= 2; 6 - 3= 3. (Cách tiến hành tương tự như trên).

c. Hướng dẫn hs bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.

- Cho hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.

- Tổ chức cho học sinh học thuộc các phép tính.

- Gv kết hợp kiểm tra xác xuất: 6 trừ 3 bằng mấy?

hoặc 6 trừ 4 bằng mấy?...

2. Thực hành:

a. Bài 1:(4’) Tính:

- Cho hs dựa vào bảng trừ trong phạm vi 6 để làm.

- Lưu ý hs viết kết quả thẳng cột.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

b. Bài 2: (4’)Tính:

- Cho hs làm bài.

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

5 + 1 = 4 + 2= 3 + 3 = 6 - 5 = 6 - 2 = 6 - 3 = 6 - 1 = 6 - 4 = 6 - 6 = - Cho hs chữa bài tập.

c. Bài 3: (4’)Tính:

- Cho hs nêu cách làm phép tính: 6- 2- 4=…

- Gọi hs đọc kết quả bài làm và nhận xét.

d. Bài 4: (4’)Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hs quan sát tranh sau đó nêu bài toán và viết phép tính thích hợp vào ô trống.

6 - 1= 5; 6 - 2= 4 - Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra.

- Học sinh quan sát tranh.

- Hs nêu bài toán.

- Hs thực hiện tương tự phép tính 6 - 1= 5.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs học thuộc bảng trừ.

- Vài hs trả lời.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs làm bài.

- 3 hs chữa bài.

- Học sinh làm bài.

- Đọc kết quả bài làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh nêu bài toán và phép tính.

- Hs kiểm tra chéo.

(12)

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô ly, học thuộc bảng trừ trong phạm vi 6.

_________________________________________

Phòng học trải nghiệm

Bài 12: PHÂN LOẠI CÁC CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết về tên và đặc điểm một số con vật, côn trùng, bọ cánh cứng

2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ tiêu bản các loại bọ, các con vật gây hại, bộ cua, các loại bướm.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ tiêu bản.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC 1 số học sinh nêu các bộ tiêu bản.

3. Giới thiệu bộ tiêu bản: (30’)

- Giáo viên giới thiệu từng bộ tiêu bản: Tiêu bản các loại bướm, tiêu bản các loại bọ, tiêu bản các loại cua, tiêu bản động vật gây hại.

- Yêu cầu học sinh mở từng bộ tiêu bản ra QS.

+ Nêu tên từng con vật trong từng bộ tiêu bản?

+ So sánh giữa các con vật trong các bộ tiêu bản?

+ Nêu các đặc điểm của các con trong từng bộ tiêu bản?

+ Con vật nào có lợi? Con vật nào có hại?

+ Con vật nào cần được bảo tồn?

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp các bộ tiêu bản.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’)

- Gọi học sinh nhắc lại tên các bộ tiêu bản trong

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

- Hs trình bày.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong

(13)

bài học hôm nay.

- Tổng hợp kiến thức.

bài mà các con nhớ được.

________________________________________

Hoạt động Ngoài giờ

CHỦ ĐIỂM: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO BÀI: TRÒ CHƠI BỎ RÁC VÀO THÙNG I. MỤC TIÊU

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Hình thành và phát triển ở hs hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.

- Hs biết thực hiện vứt rác đúng qui định.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN - Khoảng sân rộng để chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Chuẩn bị (7p)

- Gv phổ biến cho học sinh tên trò chơi và cách chơi.

- Tên trò chơi: Bỏ rác vào thùng.

- Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm chơi: Nhóm

“Thùng rác” và nhóm “Bỏ rác”.

+ Nhóm “Bỏ rác” xếp thành vòng tròn, mỗi hs cầm 1 vật trên tay tượng trưng cho rác. Nhóm “Thùng rác”

đứng bên trong vòng tròn.

- Khi có lệnh, các nhóm thuộc nhóm “Bỏ rác” phải nhanh chóng bỏ rác vào thùng, có nghĩa là vật cho bạn ở nhóm kia. Mỗi hs ở nhóm “Thùng rác” sẽ chỉ cầm 3 vật trên tay.

+ Hết thời gian qui định, em nào thuộc nhóm “Bỏ rác”

còn cầm rác trên tay hoặc vứt rác ra ngoài là phạm lỗi.

Thùng rác nào chứa thừa rác cũng phạm lỗi. Nhóm nào nhiều người phạm lỗi hơn sẽ bị thua.

2. Tiến hành chơi (15p) - Chơi thử.

- Chơi thật.

3. Đánh giá và trao giải (5p) - Công bố kết quả.

- Giáo viên trao phần thưởng.

4. Thảo luận (8p)

- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Nội dung trò chơi nhắc nhở chúng ta điều gì?

+ Vứt rác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì?

+ Chúng ta cần làm gì để hạn chế, loại trừ tình trạng vứt rác bừa bãi ở trường lớp và nơi công cộng?

5. Kết luận: (3p)

- Bỏ rác đúng nơi qui định góp phần giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường thêm sạch đẹp, giảm được các dịch

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Thảo luận.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe.

(14)

bệnh, giữ sức khỏe cho mọi người.

______________________________________

Ngày soạn: 20/11/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2019 Học vần

Bài 49: iên, yên I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: iên, yên, đèn điện, con yến.

- Đọc được câu ứng dụng Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Biển cả.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng Việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho học sinh đọc và viết: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới.

- Đọc câu ứng dụng: Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần iên (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iên - Gv giới thiệu: Vần iên được tạo nên từ iê và n.

- So sánh vần iên với in

- Cho hs ghép vần iên vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: iên

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần iên.

(15)

- Gọi hs đọc: iên

- Gv viết bảng điện và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng điện.

(Âm đ trước vần iên sau, thanh nặng dưới ê.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: điện.

- Cho hs đánh vần và đọc: đờ- iên- điên- nặng- điện.

- Gọi hs đọc toàn phần: iên- điện- đèn điện.

* Vần yên: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần iên.) - So sánh yên với iên.

(Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: yên bắt đầu bằng yê, vần iên bắt đầu bằng iê).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui.

- Gv giải nghĩa từ: yên ngựa, yên vui.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: iên, yên, đèn điện, con yến.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà.

Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: kiến, kiên.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Biển cả.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em thấy biển thường có những gì?

+ Em có thích biển không?

+ Em đã đi biển chơi bao giờ chưa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần iên.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(16)

c. Luyện viết:(8’)

- Gv nêu lại cách viết: iên, yên, đèn điện, con yến.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 50.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Toán

Bài 46: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6.

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi hs làm bài: + Tính:

6 - 3 + 0 =... 6 = 0 + ... 6 - 4 + 0=...

6 = 4 +... 6 - 5 + 0 =... 5 = 6- ...

+ (>, <, =)?

2 + 0.... 6 6 - 2... 2 + 3 3 + 3... 1 + 3 4 + 1... 6 - 0 - Giáo viên nhận xét.

B. Bài luyện tập:

Bài 1:(6’) Tính:

- Gv hỏi: Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần phải lưu ý điều gì?

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho học sinh đọc kết quả, nhận xét.

Bài 2: (6’) Tính:

- Cho học sinh nêu lại cách tính: 1+ 3+ 2=

- Cho hs làm bài rồi chữa.

Hoạt động của hs:

- 3 hs lên bảng làm.

- 2 hs làm trên bảng.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Đổi chéo bài kiểm tra.

(17)

Bài 3:(6’) (>, <, =)?

- Muốn điền dấu trước tiên ta phải gì?

- Cho hs tự làm bài.

2+ 3 < 6 3 + 3 = 6 4 + 2 > 5 2+ 4 = 6 3 + 2 < 6 4 - 2 < 5 - Cho hs nhận xét.

Bài 4: (6’) Số?

- Cho học sinh làm bài.

- Gọi học sinh chữa bài tập.

Bài 5:(6’) Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, đọc yêu cầu bài toán.

- Yêu cầu hs nêu bài toán.

- Cho hs viết phép tính thích hợp:

6 - 2 = 4

- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Điền kết quả nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài vào vở ô li.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Hs đọc và nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs đọc và nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 2 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc kết quả

BỒI DƯỠNG HỌC SINH ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức

- Củng cố về bảng và làm tính cộng, trừ trong phạm vi 6

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.

2. Kĩ năng

- Vận dụng làm bài tập

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

- Sách thực hành Toán và TV – Tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi hs lên bảng làm bài:

3+ 3 = 6- 2 = 6- 1 = 5 + 1 = - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- 2 hs lên bảng làm.

(18)

- Giáo viên giới thiệu bài học 2. Ôn tập: (27’)

Bài 1: Tính

- HD hs đặt tính, khi tính các chữ số thẳng cột với nhau - HD học sinh tự làm vào vở.

- Nhận xét.

Bài 2: Tính

5 + 1 = 6 3 + 3 = 6 2 + 4 = 6 3 + 2 = 5 1+ 5 = 6 6 + 0 = 6 4 + 2 = 6 1 + 4 = 5 - HD học sinh tự tính điền kết quả vào bài.

- Nhận xét.

Bài 3: Tính

- HD học sinh thực hiện từ trái qua phải - GV nhận xét.

2 + 2 + 2 = 6 1 + 2 + 3 = 6 3 + 3 + 0 = 6 Bài 4: Viết phép tính thích hợp

- GV nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS nêu bài toán, nêu phép tính: 4 + 2 = 6 - GVNX

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- HS nêu phép tính

- 2 viết phép tính trên bảng

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- Học sinh nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- HS tự điền vào vở - Học sinh đổi chéo vở.

______________________________________

Ngày soạn: 22/11/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2019 Học vần

Bài 50: uôn, ươn I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

- Đọc được câu ứng dụng Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

(19)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui.

- Đọc câu ứng dụng: Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiến nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần iên (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uôn.

- Gv giới thiệu: Vần uôn được tạo nên từ uô và n.

- So sánh vần uôn với iên.

- Cho hs ghép vần uôn vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: uôn.

- Gọi hs đọc: uôn.

- Gv viết bảng chuồn và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuồn.

(Âm ch trước vần uôn sau, thanh huyền trên ô.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: chuồn

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uôn- chuôn- huyền- chuồn.

- Gọi hs đọc toàn phần: uôn- chuồn- chuồn chuồn.

* Vần ươn: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần ươn.) - So sánh ươn với uôn.

(Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: ươn bắt đầu bằng ươ vần uôn bắt đầu bằng uô).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.

- Gv giải nghĩa từ: ý muốn, con lươn.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7’)

- Gv giới thiệu cách viết: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

- Cho hs viết bảng con

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần uôn.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uôn.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

(20)

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: chuồn, lượn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(8’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em có thuộc câu tục ngữ hoặc ca dao nào nói về chuồn chuồn không?

+ Có nên ra nắng để bắt chuồn chuồn, cào cào, châu chấu không?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (7’)

- Hướng dẫn hs cách viết: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 51.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

Sinh hoạt lớp TUẦN 12 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần để sửa chữa và phát huy . - HS nắm được phương hướng phấn đấu tuần sau.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- HS có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. (7’) - Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . 2. GV CN nhận xét chung. (8’)

(21)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

3, Phương hướng tuần tới: (5’) a) Nề nếp

- Tiếp tục duy trì và ổn định sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

- Thực hiện tốt các nề nếp đã có b) Học

- Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Truy bài có hiệu quả 15 phút đầu giờ - Tiếp tục phong trào giải toán trên mạng.

- Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà c) Công tác khác

- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp mặc đồng phục, múa hát tập thể.

- Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thi giải toán qua mạng.

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- Học sinh tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.

_____________________________________

KỸ NĂNG SỐNG

BÀI 3: KĨ NĂNG LÀM QUEN BẠN MỚI (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết được một số yêu cầu khi làm quen bạn mới.

2. Kĩ năng: Hiểu được một số cách làm quen bạn mới.

3. Thái độ: Tích cực, tự tin làm quen bạn mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở BT Kĩ năng sống.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động (3p)

Lớp phó văn nghệ lên tổ chức trò chơi

“Kết bạn” (HS cả lớp tham gia chơi) 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục tiêu bài lên bảng. (1p)

Hoạt động 1: Hoạt động thực hành.

a, Rèn luyện: (5p)

- Hãy mời một người bạn cùng tham

- Hát

- Lắng nghe

- Hs trả lời theo ý hiểu

(22)

gia.

- Trò chuyện và nhớ sở thích của bạn ấy.

- Viết sở thích của bạn ấy vào chiếc bánh sinh nhật bên cạnh.

- HS thực hành - trình bày -HS các nhóm khác nhận xét,

- GV nhận xét.

b, Định hướng ứng dụng(5p)

- Khi gặp bạn mới, em nên chủ động làm quen.

Hãy đánh dấu x vào ở hành động làm quen bạn mới.

a. Giới thiệu về mình : tên, tuổi, trường, lớp,...

b. Hỏi tên bạn, trường, lớp của bạn.

c. Khoe đồ chơi.

d. Giới thiệu về thầy cô giáo của mình.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có mạnh dạn làm quen với bạn mới. Nhắc nhở HS còn rụt rè cần mạnh dạn hơn.

Hoạt động 2: Ứng dụng(5p) - Lập sổ tay tình bạn:

- Hãy cùng các bạn trong lớp tạo nên cuốn Sổ tay tình bạn theo mẫu ở phía dưới.

- Sau một tuần, em cùng các bạn xem sổ tay của ai nhiều địa chỉ liên lạc

hơn. Tên bạn:

Sinh ngày:

Sở thích:

Ước mơ:

3. Củng cố, dặn dò(1p)

- Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau

- Hs chia sẻ - Hs giới thiệu

- Hs trả lời theo ý hiểu

- Khi gặp bạn, em sẽ chào bạn. Không quên giới thiệu về bản thân mình và luôn nở nụ cười. Sau đó, có thể hỏi tên của bạn.

- Hs lắng nghe

_______________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. -

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của

c. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II.

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của