• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 17/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 Toán

CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16. Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học.Trao đổi, chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số. Có khả năng nhận biết các số nhanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời; hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một,……, mười sáu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. Hoạt động khởi động ( 7 phút)

- Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau:

+ Tranh vẽ gì? Có những loại quả nào?

+ Đếm số lượng từng quả - Gọi các nhóm chia sẻ

- Nhận xét và khen các nhóm

B.HĐ hình thành kiến thức( 15 phút) 1. Hình thành số 13 và số 16

* Số 13

- GV gắn mô hình lên bảng và hỏi:

+ Trong giỏ có bao nhiêu quả cam?

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

- GV HD: từ 13 quả cam ta lấy tương ứng 13 khối lập phương (ghép được thành 1 thanh và

- HS quan sát tranh và thảo luận

- HS chia sẻ kết quả

+ Tranh vẽ các loại quả. Có quả đào, lê, xoài, măng cụt, cam, táo.

- HS nêu kết quả dưới dạng hỏi đáp, 1 HS hỏi – 1HS trả lời

+ Có 12 quả đào + Có 11 quả lê + Có 16 quả xoài + Có 13 quả cam + Có 14 quả măng cụt + Có 15 quả táo

- HS đếm và trả lời:

+ Có 13 quả cam (CN, T, L) + Có 13 khối lập phương - Số 13

(2)

3 khối lập phương rời). Ta được số bao nhiêu?

- GV đọc “mười ba”, gắn thẻ chữ “mười ba”, viết số “13”

* Số 16 (thực hiện tương tự) - GV hỏi:

+ Trong rổ có bao nhiêu quả xoài?

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

- GV HD: từ 16 quả xoài ta lấy tương ứng 16 khối lập phương (1 thanh và 6 khối lập phương rời). Ta được số bao nhiêu?

- GV đọc “mười sáu”, gắn thẻ chữ “mười sáu”, viết số “16”

2. Hình thành các số từ 11 đến 16

- GV làm mẫu: Lấy 11 khối lập phương (gồm 1 thanh và 1 khối lập phương rời), đọc “mười một”, lấy thẻ chữ “mười một” và thẻ số 11 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi làm tương tự với các số còn lại

- Cho HS chia sẻ kết quả

- Cho HS đọc các số từ 11 đến 16 và ngược lại. Lưu ý đọc đúng “mười lăm” không đọc

“mười năm”

* Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- GV phổ biến cách chơi: Khi GV yêu cầu lấy số nào, HS phải lấy đủ số que tính yêu cầu kèm theo số thẻ tương ứng đặt bên cạnh - Tổ chức cho HS chơi

- Nhận xét và khen HS làm nhanh

C. Hoạt động thực hành, luyện tập( 10 phút)

Bài 1: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- YC HS làm bài cá nhân: Đếm số lượng các khối lập phương và điền số tương ứng vào ô trống (VBT)

- Gọi HS chia sẻ kết quả vời lớp

- HS nhắc lại

- HS trả lời

+ Có 16 quả xoài

+ Có 16 khối lập phương - Số 16

- HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS làm việc theo nhóm đôi như mẫu GV đã hướng dẫn

- HS nêu kết quả

- HS đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh)

+ 11,12,13,14,15,16 + 16,15,14,13,12,11

- HS lắng nghe

- HS chơi

- 2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

mười m t mười hai mười ba mười bốn mười lăm mười sáu 11 12 13 14 15 16

(3)

- Cho HS đọc lại các số từ 10 đến 16 - Nhận xét, khen HS làm nhanh Bài 2: Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu

- YC HS quan sát hình, đếm số lượng đối tượng (ngôi sao, bông hoa, quyển sách, con ong) và điền số tương ứng vào ô trống

- Gọi HS nêu kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương HS

Củng cố dặn dò( 3 phút) - GV nhận xét giờ học

- Hôm nay các em được học thêm các số nào?

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau

- HS nêu kết quả

10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

- HS đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- 2 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào VBT - HS nêu kết quả

+ 11 ngôi sao + 14 bông hoa + 15 quyển sách + 12 con ong - Lắng nghe

- Trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

________________________________________

Tiếng Việt

Bài 81: Ôn tập ( 2 tiết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội; Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: TBPHTM, Máy tính - HS: SGK, Vở tập viết 1.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động: 5’

- HS hát chơi trò chơi

2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật: 17’

- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin

- Hs chơi

-HS thảo luận

(4)

nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Các nhóm khác nghe, nhận xét.

3. Đọc: 18’

Tết đang vào nhà

Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng.Sân nhà đây nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối.Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa.

(Nguyễn Hồng Kiên)

- Gv yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng.

-GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong bài thơ: Những câu thơ nào có

tiếngchứa vẫn ơi? Những tiếng nào chứa vật lý?

- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.

- GV giải thích nghĩa từ câu đối (nếu cần) bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.

- GV đọc mẫu.

- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ?

Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?

Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết?

Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- HS đọc

-Hs trả lời

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe -Hs đọc

- HS đọc - HS đọc - HS đọc

- HS đọc

(5)

Tiết 2

4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng: 20’

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần di, ao, anh.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

5. Viết chính tả: 17’

- Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ. HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ.GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

* Củng cố: 3’

- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.

GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.

- HS đọc

-HS thực hiện

-HS trình bày kết quả -HS lắng nghe

-HS lắng nghe, viết

-HS thực hiện

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

__________________________________

BUỔI CHIỀU Tiếng Việt

Bài 82: Ôn tập ( 2 tiết ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội; Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- GV: TBPHTM, Máy tính, bảng ôn, tranh lướt sóng, hạt cườm, tranh câu chuyện.

- HS: SGK, Vở tập viết 1.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(6)

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động: 5’

- HS hát chơi trò chơi 2. Viết:10’

- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.

- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

3. Tìm từ:10’

-Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.

4. Luyện chính tả:15’

Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.

+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.

+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ Đại diện nhóm trinh bày kết quả trước lớp (đoc tiếng tim được, phân tích cấu tạo của tiếng).

- Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.

Các bước thực hiện tương tự như c, k.

- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.

Các bước thực hiện tương tự như c, k.

HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

-Hs chơi -HS viết -HS đọc

-HS lắng nghe -Hs lắng nghe - HS tìm

-Hs lắng nghe và quan sát -Hs đọc

- HS thảo luận -Hs trình bày

-Hs lắng nghe, quan sát -HS thực hiện

TIẾT 2 5. Đọc: 15’

- GV đọc mẫu.

- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả

- HS lắng nghe - HS lắng nghe -HS đọc

(7)

lớp đọc đồng thanh theo GV.

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn?

Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng vần với nhau: 10’

- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng van với nhau.

- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau:

Những câu nào có tiếng chứa vấn giống nhau?

Những tiếng nào có vấn giống nhau?

Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lâm và tấm...

GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.

7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang: 12’

- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vẫn anh? Những câu nào có vấn ang?

Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vầnanh/

ang

+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.

+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vấn anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để diéu chinh, bổ sung số lượng tiếng

- HS tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của loài hoa đó. Kể tên những loài chim được nói tới trong bài, Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của chúng.

- HS trả lời - HS lắng nghe .

- HS đọc

- HS trả lời - HS trả lời - HS phân tích

- HS trao đổi.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS trao đổi.

- HS trình bày.

(8)

có vấn anh, ang của nhóm mình.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

* Củng cố: 3’

- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.

-GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.

- HS lắng nghe.

-Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

______________________________________

Tiếng Việt Bài 83: Ôn tập (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội;

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học; Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ - GV: TBPHTM

- HS: SGK, Vở tập viết 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động: 5’

- HS hát chơi trò chơi

- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?

- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?

2. Đọc câu chuyện sau: 20 VOI, HỖ VÀ KHỈ

Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khi bày mưu giúp voi. Khi cưỡi voi đi gặp hố. Đến điểm hẹn, khi quát lớn:

-Hs chơi

-HS trả lời

-Hs lắng nghe

(9)

- Hổ ở đâu?

Voi tỏ vẻ lễ phép:

- Thưa ông, hổ sắp tới rối ạ.

Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.

(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me) - GV đọc toàn bộ câu chuyện,

- 5- 6 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.

GV nhận xét theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu.

3. Trả lời câu hỏi: 15’

Hình thức tổ chức: nhóm đôi.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

* Củng cố: 3’

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- GV nhắc một số từ ngữ xuất hiện trong bài thơ Nắng xuân hồng (lung linh, rộn rã, hớn hở), cho HS đặt câu với những từ ngữ đó.

- GV khuyến khích HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè chuyện Voi, hổ và khi.

-HS lắng nghe - HS đọc - HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát

-Hs lắng nghe - HS thảo luận -Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

_________________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHỦ ĐỀ 4: AN TOÀN CHO EM

TÌM HIỂU NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN Ở NHÀ VÀ NƠI CÔNG CỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi ở nhà

(10)

và nơi công cộng

- Thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với những việc làm bảo đảm an toàn khi ở nhà và nơi công cộng.

- Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tư liệu về các biện pháp an toàn 2. Học sinh: Chuẩn bị văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Chào cờ (15’)

- Thực hiện nghi lễ chào cờ - Gv trực ban nhận xét tuần

- Đại diện BGH đánh giá hoạt động tuần và triển khai công tác tuần mới.

- Tổng phụ trách phổ biến nội quy của trường.

2. Sinh hoạt dưới cờ (17’)

* Hoạt động mở đầu: Khởi động: Hát vận động theo bài hát “Cả nà thương nhau”

- Nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động luyện tập thực hành:

- GV cho Hs xem một số tranh ảnh về an toàn

? An toàn là gì?

- GV: An toàn chính là sự đảm bảo cho bản thân, và những người xung quanh mình không bị thương tích

- Gv cho Hs xem 1 số hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau

? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

? Tuổi nào có thể gặp sự thiếu an toàn?

? Em cần làm gì khi nhìn thấy bạn chơi một số trò chơi nguy hiểm

* Hoạt động vận dụng( 3’)

- Chia sẻ quan điểm, thái độ với hành vi không an toàn

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: Luôn thực hiện tốt các biện pháp dảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh

- HS thực hiện theo hiệu lệnh của liên đội trưởng

- HS nghe - HS nghe

- Hát và vận động theo nhạc

- Quan sát

- Hs nêu theo ý hiểu

- Lắng nghe

- Do thiếu cẩn thận, chạy nhẩy, tham gia một số trò chơi nguy hiểm...

- Bất kì tuổi nào, đặc biệt là tuổi nhỏ

- Nêu theo ý hiểu

- Chia sẻ - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

(11)

………

………

________________________________________________________________

Ngày soạn: 18/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021 Tiếng Việt Bài 83: Ôn tập (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học; Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ - GV: TBPHTM

- HS: SGK, Vở tập viết 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động: 5’

- HS hát chơi trò chơi

- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?

- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?

4. Đọc: 25’

Nắng xuân hồng

- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhẩm theo.

- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không (nếu cán):

khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.

- 5 -6 HS đọc nối tiếp.

- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ, - Cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ?

Tìm từ ngữ miêu tả bảy chim. Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? Hai

-Hs chơi

-HS trả lời

-Hs lắng nghe, quan sát

-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS đọc -HS đọc -HS đọc

(12)

tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau?

Hai tiếng trong từ "lung linh"

có điểm gì giống và khác nhau (giống: giống nhau về âm r/k khác nhau về vấn và dấu thanh).

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

5. Viết chính tả: 12’

- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và chữ cái đầu tiên của câu; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ,

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

* Củng cố: 3’

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- GV nhắc một số từ ngữ xuất hiện trong bài thơ Nắng xuân hồng (lung linh, rộn rã, hớn hở), cho HS đặt câu với những từ ngữ đó.

- GV khuyến khích HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè chuyện Voi, hổ và khi.

-HS trả lời -HS trả lời

-HS trả lời

-HS trả lời -HS viết -HS lắng nghe

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

_______________________________________

Tiếng Việt Ôn tập cuối kì (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn luyệnvà đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đã học. Hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ các loài vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: TBPHTM, Máy tính, bảng ôn.

- HS: SGK, Vở tập viết 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- GV cho HS hát và vận động theo lời bài hát “ Em yêu trường em” tạo tâm thế thoải mái vào giờ học.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong giờ học ngày hôm nay ,các em sẽ được ôn các vần đã học

(13)

và luyện đọc bài : Chú ếch.

- GV ghi tên bài lên bảng 2. Đọc vần, từ ngữ: 35’

- GV chiếu bảng ôn

- GV cho đánh vần, đọc trơn.

- 2 – 3 HS đọc các vần ( chỉ không theo thứ tự)

- Lớp đọc đồng thanh các tiếng.

- Đọc từ ngữ:

+ GV đưa từ ngữ.

+ HS đọc nối tiếp ( mỗi HS 1 từ)

+ Học sinh đọc các từ ( theo thứ tự, không theo thứ tự (Cá nhân, đồng thanh)

* Giải lao

3. Đọc đoạn: 20’

- GV chiếu bài lên bảng - Giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc. (Cá nhân, đồng thanh)

- GV hỏi một số câu hỏi về nội dung đã học:

4. Viết câu: 17’

- 1 HS đọc cụm từ cần viết

- GV chiếu lên màn hình và hướng dẫn học sinh 1 số điểm lưu ý ( khoảng cách, vị trí dấu thanh, độ cao nét khuyết trên)

- HS viết vào vở

- Giáo viên quan sát và sửa lỗi.

Bài : Ôn tập cuối kì

- HS đọc cá nhân, đồng thanh

Chú ếch

Có chú là chú ếch con

Hai mắt mở tròn nhảy nhót đi chơi Gặp ai ếch cũng thế thôi Hai cái mắt lồi cứ ngước trơ trơ

Em không như thế bao giờ Vì em ngoan ngoãn biết thưa biết

chào

* Củng cố:3’

- Giáo viên nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên học sinh.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

________________________________________________________________

(14)

Ngày soạn: 19/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021 Toán

CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học.Trao đổi, chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số.

- Có khả năng nhận biết các số nhanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời; hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một,……, mười sáu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” để ôn lại các số từ 11 đến 16

* GV yêu cầu HS mang bảng con ra, có thể nói những câu lệnh:

+ Mời các bạn viết số 16

+ Mời các bạn đọc số này (đưa thẻ số)

+ Mời các bạn viết số khối lập phương tương ứng (đưa hình vẽ hoặc cầm khối lập phương)

- Viết lại các số từ 11 đến 16 lên bảng, cho HS đọc đồng thanh lại một lần - Nhận xét

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (20 phút)

Bài 3: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát từng ô tô và tìm đáp án - Tổ chức cho HS báo cáo dưới hình thức “Ghép thẻ”

Chia lớp thành 2 nhóm, nối tiếp nhau lên tìm thẻ số tương ứng với thẻ chữ và ghép chúng lại với nhau.

- HS tham gia trò chơi

- Đọc đồng thanh

- 2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài ào VBT - HS tham gia trò chơi

….11 12

(15)

Lưu ý: GV hướng dẫn để HS ghép thẻ theo thứ tự các số từ bé đến lớn

- Cho HS đọc lại các số từ 11 đến 16 - Nhận xét, tuyên dương

Bài 4: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho HS làm bài vào VBT

- Gọi HS đọc lại các số theo hàng ngang

- Nhận xét, khen HS

C. Hoạt động vận dụng (7 phút) Bài 5: Xem tranh rồi đếm số bánh mỗi loại

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Chơi trò chơi: Đố bạn (cặp)

- GV quan sát, nhận xét và tuyên dương các cặp làm việc nhanh.

* Củng cố dặn dò (5 phút) - GV nhận xét giờ học

- Hôm nay các em được học thêm các số nào?

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Các số 17, 18, 19, 20

- HS đọc

- HS đọc yêu cầu - HS làm VBT - HS đọc:

+ 11, 12, 13, 14, 15, 16 + 16, 15, 14, 13, 12, 11

- HS đọc yêu cầu - HS chơi trò chơi

+ Đố bạn có bao nhiêu cái bánh hình trái tim? => Có 13 cái bánh hình trái tim + Đố bạn có bao nhiêu cái bánh hình bông hoa? => Có 15 cái bánh hình bông hoa

+ Đố bạn có bao nhiêu cái bánh hình ngôi sao? => Có 16 cái bánh hình ngôi sao

- Lắng nghe - Trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________

Tiếng Việt

Ôn tập cuối kì ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các đoạn trong bài .

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.

- Thêm yêu thích môn học II. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Nội dung bài đọc 2. Học sinh: SGK

Mười hai

(16)

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động (5 phút)

*Khởi động:

Gv cho cả lớp hát một bài hát + HS đọc bài

+ GV nhận xét, Tuyên dương

- Cả lớp hát - 2HS đọc - HS nhận xét B. Luyện tập: 70’

1. Giới thiệu bài:

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài: Ôn tập cuối học kì 1: Đánh giá đọc thành tiếng - Gv ghi tên bài

- Lắng nghe

- HS nhắc tên bài 2. Luyện tập

*Mục tiêu: - Đọc đúng các đoạn trong bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Mỗi HS đọc một đoạn, các đoạn đã được đánh số thứ tự.

*Phương pháp: Quan sát, thực hành

* Thời gian:

* Cách tiến hành:

Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

a. Giới thiệu bài

- GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn; GVgiới thiệu tóm tắt nội dung bài

b. Đọc mẫu.

- GV đọc mẫu 1-2 lần c. Đọc thành tiếng

- Gv chuẩn bị các lá thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, (Truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn) đựng trong một cái hộp

- GV: Hôm nay cô sẽ kiểm tra đánh giá đọc thành tiếng của các em. Trong hộp cô có các lá thăm có ghi số thứ tự 1,2,3, ứng với các đoạn của bài đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Nhiệm vụ của các em là lần lượt lên bốc thăm, bốc vào số 1 thì đọc đoạn 1, số - đoạn 2, số 3 – đoạn 3. Khi đọc phải đọc to, rõ ràng đủ cho cả lớp

+ HS quan sát tranh - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

-HS lắng nghe

(17)

nghe, cả lớp theo dõi và nhận xét cách đọc của bạn

- Gv gọi HS lên thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ học sinh

- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc - HS đọc trước lớp đoạn văn - Theo dõi, nhận xét

* Củng cố- dặn dò: 5’

+ Các em đã được đọc bài tập đọc đó là bài nào?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Dặn học sinh về nhà đọc bài cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

_____________________________________

TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối kì ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc vần uya, uyu, uynh, uych, eng, ec, oeo hoặc tiếng, từ có vần uya, uyu, uynh, uych, eng, ec, oeo. Bước đầu đọc trơn được đoạn đọc có tiếng, từ chứa vần đã học và mới học.

- Rèn kĩ năng nghe, nói, quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- Phát triển năng lực chung trong giao tiếp, tích cực làm việc nhóm, cá nhân, chia sẻ cùng các bạn.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập yêu thích môn Tiếng Việt. Bảo vệ và chăm sóc cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV cho học sinh khởi động bằng bài hát

- Trong bài hát nhắc tới con gì?

- Nhận xét, khen ngợi

- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng:

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Cả lớp: khởi động hát và vận động theo nhạc

- Lợn éc

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

(18)

a) Đọc vần, từ ngữ: (30’)

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh - GV gợi ý học sinh trả lời bằng các câu hỏi:

? Bức tranh vẽ gì?

? Như thế nào?

- Giáo viên giới thiệu các từ chứ vần mới: đêm khuya, khúc khuỷu, phụ huynh, huỳnh huynh, xẻng, téc nước, khoeo chân

- GV hướng dẫn học sinh đọc các từ chứa các vần mới đồng thanh, nhóm, cá nhân.

- Giới thiệu các vần: uya, uyu, uynh, uych, eng, ec, oeo

- Hướng dẫn HS đọc các vần đồng thanh, nhóm, cá nhân

- Yêu cầu đọc lại mục a (đọc vần, từ ngữ) theo cặp.

- Mời một vài cặp đọc trước lớp - Nhận xét phần đọc của HS 3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Hỏi lại các âm, tiếng, từ mới vừa ôn.

- GV gọi HS đọc lại toàn bài

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài sau.

- Quan sát lần lượt từng bức tranh trong SGK

- Học sinh trả lời: bức tranh đầu vẽ cảnh đêm khuya; bức tranh thứ 2 vẽ con đường khúc khuỷu….

- Lắng nghe và quan sát GV giới thiệu các từ chứa vần mới

- Học sinh đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân - Lắng nghe

- HS thực hiện đọc - HS đọc theo cặp

- Thực hiện đọc theo cặp trước lớp - Lắng nghe

- Học sinh đọc từ ngữ mới theo hướng dẫn của giáo viên (đèn huỳnh quang; cái kẻng; ngoằn ngoèo).

- Tiếng huỳnh có âm h, vần uynh, thanh huyền

- Có âm u, y và âm nh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 20/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối kì I ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc vần uya, uyu, uynh, uych, eng, ec, oeo hoặc tiếng, từ có vần uya, uyu, uynh, uych, eng, ec, oeo. Bước đầu đọc trơn được đoạn đọc có tiếng, từ chứa vần đã học và mới học.

- Rèn kĩ năng nghe, nói, quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

(19)

- Phát triển năng lực chung trong giao tiếp, tích cực làm việc nhóm, cá nhân, chia sẻ cùng các bạn.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập yêu thích môn Tiếng Việt. Bảo vệ và chăm sóc cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV cho học sinh khởi động bằng bài hát

- Trong bài hát nhắc tới con gì?

- Nhận xét, khen ngợi

- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng:

2. Hoạt động hình thành kiến thức ab) Đọc từ ngữ. ( 15'’)

- Đọc từ ngữ mới theo hướng dẫn của GV. Chỉ các tiếng chứa vần mới.

(đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân).

- Phân tích cấu tạo của các vần uynh:

+ Yêu cầu nêu cấu tạo tiếng huỳnh + Vần uynh có âm nào?

+ GV đánh vần u – y – nhờ - uynh + Đọc trơn uynh

+ GV đánh vần tiếp:

Hờ - uynh – huynh – huyền huỳnh.

+ Đọc trơn huỳnh.

- Phân tích cấu tạo của vần eng:

+ Yêu cầu nêu cấu tạo tiếng kẻng + vần eng có âm nào?

+ GV đánh vần tiếp:

k - eng – keng – hỏi kẻng.

+ Đọc trơn Kẻng

- Phân tích cấu tạo của vần oeo:

+ Yêu cầu nêu cấu tạo tiếng ngoèo:

+ Vần oeo có âm nào?

+ GV đánh vần o – e – o – oeo + Đọc trơn oeo

+ GV đánh vần tiếp:

Ngờ - oeo – ngoeo – huyền ngoèo + Đọc trơn Kẻng

- Cả lớp: khởi động hát và vận động theo nhạc

- Lợn éc

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

- Học sinh đọc từ ngữ mới theo hướng dẫn của giáo viên (đèn huỳnh quang; cái kẻng; ngoằn ngoèo).

- Tiếng huỳnh có âm h, vần uynh, thanh huyền

- Có âm u, y và âm nh

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp - HS đọc nối tiếp cá nhân

- Tiếng kẻng có âm k, vần eng, thanh hỏi - Có âm e và ng

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp - HS đọc nối tiếp cá nhân

- Tiếng ngoèo có âm ng, vần oeo, thanh huyền

- âm o, e, o

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp - Học sinh đọc nối tiếp cá nhân - HS đọc đồng thanh cả lớp

- Luyện đọc lại các tiếng/ từ chứa âm mới - Học sinh đọc nối tiếp theo cặp

(20)

- Cả lớp đọc đồng thanh các tiếng/ từ chứa âm mới: huỳnh, kẻng, ngoèo.

- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp lại các tiếng/ từ chứa vần mới: huỳnh, kẻng, ngoèo.

- Mời HS đọc theo cặp trước lớp - Nhận xét, tuyên dương học sinh 3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Hỏi lại các âm, tiếng, từ mới vừa ôn.

- GV gọi HS đọc lại toàn bài

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài sau.

3 HS nêu

- Lắng nghe

--- Tiếng việt

Ôn tập (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết và trình bày đúng câu thơ kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ, Làng tôi có lũy tre xanh

Có dòng sông nhỏ uốn quanh xóm làng

- Biết viết liền mạch, biết lia bút hợp lí, ghi dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí - Biết viết nắn nót, cẩn thận. Yêu quý, học tập những bạn viết chữ đẹp.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chữ mẫu - HS: Vở luyện viết

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : ( 4')

TC: “Chọn bóng theo yêu cầu”:

- Cách chơi: chia lớp làm 2 đội. Lần lượt từng bạn của mỗi đội chạy lên chọn quả bóng có chứa các chữ Chữ:

oan, oăn, oat, oăt. Yêu cầu đội 1 chọn bóng có chứa vần oan,oăn. Đội 2 chọn bóng có chứa chữ cái oat, oăt.

+ Luật chơi: trò chơi diễn ra trong vòng 1 bản nhạc. Sau bản nhạc đội nào chọn được nhiều bóng theo yêu cầu của cô hơn thì đội đó giành chiến thắng.

- Sau trò chơi GV cùng HS kiểm tra kết quả. Động viên, khen ngợi .

- Từ trò chơi - GV giới thiệu vào bài

- Lắng nghe

- HS tham gia chơi trò chơi.

- HS nối tiếp nhắc tên bài

(21)

học và ghi tên bài:

Tuần 16: ôn tập

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

2.1. Nhận diện các chữ cái: ( 2’) - GV đưa câu thơ

- Câu thơ cho em biết điều gì?

2. Viết chữ

- Những chữ nào có độ cao 2 ô li?

- Các chữ còn lại cao mấy ô ly?

- Giáo viên viết mẫu từng chữ trên bảng lớp: lũy tre, uốn quanh

? Nhận xét độ cao các chữ trên?

- Gv đọc cho hs viết vào bảng con lũy tre, uốn quanh

+ Nhận xét sửa sai cho hs

- Gọi học sinh nêu lại nội dung của bài viết trong vở

3. HD Hs viết vở luyện viết:( 12') - Nhắc hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút, đặt vở

- Gv HD hs viết từng dòng . - Quan sát HD Hs viết chậm 4. Chấm chữa bài: ( 4')

- Gv chấm bài, nhận xét, chữa lỗi sai trên bảng.

- Gv Y/C Hs chữa lỗi đã sai bằng bút chì

III. Hoạt động vận dụng: ( 5') - Hôn nay viết những chữ gì?

- Gv Nxét giờ học, khen ngợi Hs viết đẹp.

- Dặn hs về nhà viết bài đầy đủ

- Quan sát và đọc câu thơ - Nói vẻ đẹp của quê em - HS quan sát mẫu chữ

- Chữ i, ê, n, o, a cao 1 ô li. Chữ t cao 1,5 ô, chữ h cao 2,5 ô, chữ đ cao 2 ô….

- Quan sát 2 HS nêu

- Viết bảng theo yêu cầu của giáo viên - Lắng nghe

- Hs nêu

- Hs nhắc

- Viết bài theo yêu cầu của giáo viên - Hs chữa lỗi

- Theo dõi

-Đọc lại câu thơ - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

Tiếng việt

Kiểm tra cuối học kì I

________________________________________________________________

Ngày soạn: 21/12/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 Tiếng Việt

(22)

Ôn luyện tuần ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Gìúp HS củng cố về đọc viết các vần đã học.

- HS phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù.

- HS có thái độ, trách nhiệm khi tham gia học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- TBPHTM, Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn đọc:

- GV chiếu bảng ôn.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

Mỗi chữ 1 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò: 2'

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết vở ô ly.

- Dãy bàn 1 nộp vở.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

_________________________________________

Toán

CÁC SỐ 17, 18, 19, 20 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đếm, đọc, viết các số từ 17 đến 20. Nhận biết thứ tự các sô từ 17 đến 20.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tiễn.Phát triển các năng lực toán học.

- Trao đổi, chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số.Có khả năng nhận biết các số nhanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời; hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời.

- Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười,……, hai mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

(23)

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Cho HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi:

+ Tranh vẽ gì? Đó là những rau gì?

+ Đếm số lượng từng loại rau

- Gọi vài nhóm chia sẻ dạng hỏi đáp: 1 HS hỏi - 1 HS trả lời

- Nhận xét và khen các nhóm

B. Hoạt động hình thành kiến thức (17 phút)

1. Hình thành các số 17 và số 20

*Số 18

- GV chiếu hình lên bảng và hỏi:

+ Có bao nhiêu cây xu hào?

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

- GV HD: từ 18 cây xu hào ta lấy tương ứng 18 khối lập phương (1 thanh và 8 khối lập phương rời). Ta được số bao nhiêu?

- GV đọc “mười tám”, gắn thẻ chữ “mười tám”, viết số “18”

* Số 20: thực hiện tương tự + Có bao nhiêu cây bắp cải?

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

+ GV HD: từ 20 cây bắp cải ta lấy tương ứng 20 khối lập phương (2 thanh hình lập phương). Ta được số bao nhiêu?

- GV đọc “hai mươi”, gắn thẻ chữ “hai mươi”, viết số “20”

2. Hình thành các số từ 17 đến 20

- GV làm mẫu: Lấy 17 khối lập phương (gồm 1 thanh và 7 khối lập phương rời), đọc “mười bảy”, lấy thẻ chữ “mười bảy”

và thẻ số 17.

- GV cho HS làm việc theo cặp

- YC HS làm tương tự với các số còn lại - Cho HS nêu kết quả

- Cho HS đọc các số từ 17 đến 20 và ngược lại

- HS quan sát tranh và thảo luận

+ Tranh vẽ các loại rau. Có cây rau bắp cải và cây xu hào.

+ Có bao nhiêu cây xu hào? (Có 18 cây xu hào)

+ Có bao nhiêu cây bắp cải? (Có 20 cây bắp cải)

- 2-4 nhóm chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét

+ Có 18 cây xu hào + Có 18 khối lập phương - Số 18

- HS nhắc lại

+ Có 20 cây bắp cải + Có 20 khối lập phương - Số 20

- HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS làm việc theo cặp như mẫu GV đã hướng dẫn

- HS nêu kết quả - HS đọc đồng thanh

+ 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 + 20,19,18,17,16,15,14,13,12,11,10

(24)

* Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- GV phổ biến cách chơi: Khi GV yêu cầu lấy số nào, HS phải lấy đủ số que tính yêu cầu kèm theo số thẻ tương ứng đặt bên cạnh

- Tổ chức cho HS chơi

- Nhận xét và Khen HS làm nhanh

C. Hoạt động thực hành, luyện tập(10 phút)

Bài 1: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- YC HS làm bài cá nhân: Đếm số lượng các khối lập phương và điền số thích hợp vào ô trống

- Gọi HS nêu kết quả

- Nhận xét, khen HS làm nhanh - Cho HS đọc các số từ 16 đến 20 Bài 2: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- YC HS đếm số lượng các đối tượng (quả bóng đá, quả bóng bàn, cái mũ, vợt bóng bàn) và điền số tương ứng vào ô trống - Gọi HS nêu kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương HS

* Củng cố dặn dò (2 phút) - GV nhận xét giờ học

- Hôm nay các em được học thêm các số nào?

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS chơi

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT

- HS nêu kết quả: 16, 17, 18, 19,20 - Lắng nghe

- HS đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh) - HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào VBT

- HS nêu kết quả + 17 quả bóng đá + 19 quả bóng bàn + 18 cái mũ + 20 cái vợt bóng bàn - Lắng nghe

- Trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

________________________________________________________________

BUỔI CHIỀU Tiếng việt

Ôn luyện tuần (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

(25)

- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc, viết các âm trong bài 81,82,83 qua các tiếng, từ, câu có chứa vần oai, uê, uy, uân uât, uyên, uyêt.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết âm đã học trong bài tập.

- Yêu thích môn học, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, thiết bị ứng ụng CNTT.

2. HS: Bảng , bút, vở Bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5’)

* Khởi động:

- GV yêu càu cả lớp hát.

* Kết nối

- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học

=> GV giới thiệu bài: GV ghi đầu bài: Ôn tập( tiết 2)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành

* Luyện đọc âm, từ:( 8’)

- GV ghi bảng, hoặc chiếu các vần, tiếng, từ trong bài 77,78,79 cho hs đọc.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

* Làm bài tập ( 15’) Bài 1( T67): Nối.

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

GV chốt đáp án:

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 2(T67): Khoanh theo mẫu - GV hướng dẫn

=> Đáp án:

oai: ngoại, khoai, loài uê: huệ, tuế, thuê uy: khuy, thùy, huy - GV nhận xét, đánh giá:

Bài 3 ( T67) nối:

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

-GV chốt đáp án:

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 1 ( T68) Khoanh vào tiếng đúng

- Cả lớp hát - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS đọc: cá nhân, cả ớp.

+ 6-7 HS đọc vần, từ.

+ Lớp đọc đồng thanh.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu - Cả lớp làm bài

- Hs đọc bài làm - HS nghe.

- 2-3 HS nhắc lại yêu cầu - Cả lớp làm bài

- Hs đọc bài làm

-HS nghe

- 1, 2 HS nhắc lại yêu cầu - HS làm bài – Chữa bài

(26)

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

Gv chốt đáp án: tuần tra, xuất phát, tuần lộc - GV nhận xét, đánh giá

Bài 2 (T 68) Điền uân hoặc uât:

- GV hướng dẫn

=> Đáp án:

-nghệ thuật, huân chương, luân phiên, quy luật

- GV nhận xét, đánh giá:

Bài 3 (T 68) Nối.

- GV hướng dẫn

=> Đáp án:

-Tranh 1: Ông già Nooen cưỡi xe tuần lộc -Tranh 2: Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy nộc

-Tranh 3: Vầng trăng khuất sau rặng tre -Với các bài tập trang 69 gv thực hiện tương tự

3. Hoạt động vận dụng( 5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ ngoài bài có vần oai, uê, uy, uân uât, uyên, uyêt.

- GV gọi HS trả lời

GV nhận xét, ghi bảng nhanh tiếng, từ Hs vừa tìm

*Tổng kêt – nhận xét(2’) - GV hệ thống kiến thức ôn tập

- Dặn HS tập kể lại chuyện : Chuyện của mây

- Nhận xét giờ học.

-HS nghe

- 1, 2 HS nhắc lại yêu cầu - HS làm bài – Chữa bài

- 1- 2 HS nhắc lại yêu cầu - Hs lắng nghe

- Cả lớp làm bài - Hs đọc bài làm

- 1- 2 HS nhắc lại yêu cầu - Hs lắng nghe

- Cả lớp làm bài - Hs đọc bài làm

-Hs thi tìm tiếng ngoài bài

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

__________________________________

Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 4: AN TOÀN CHO EM

Bài 10: Sử dụng đồ dùng an toàn trong gia đình.

I. MỤC TIÊU:

- Kể tên, nêu được tác dụng của việc sử dụng một số đồ dùng trong gia đình; Phân biệt được hành động an toàn và không an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình

- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình

(27)

- Tự giác chấp hành những quy định về việc sử dụng đồ dùng gia đình an toàn khi giúp đỡ gia đình

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: -Các tranh, ảnh hoặc vật thật một số dụng cụ gia đình

- Bài hát Bé quét nhà; Tranh ảnh một số hành động sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn và hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn (nếu có)

- Các bông hoa cắt bằng giấy màu để thưởng cho HS 2.Học sinh: -Thẻ mặt cười, mếu

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG: 5’

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát Bé quét nhà

-HS tham gia KHÁM PHÁ – KẾT NỐI: 15’

Hoạt động 1: Xác định những hành động sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn và không an toàn

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện về đồ dùng gia đình”

- GV nhận xét, bổ sung và khái quát: Có rất nhiều đồ dùng gia đình. Mỗi loại đồ dùng đều có đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng riêng. Có những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, không gây nguy hiểm, nhưng cũng có những đồ dùng có thể gây tai nạn, thương tích nếu không biết sử dụng đúng cách, an toàn

-Yêu cầu HS mở SGK, quan sát các tranh trong HĐ 1

-Tổ chức thảo luận nhóm đôi để chỉ ra những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn

-Mời đại diện 1 số nhóm HS lên bảng nêu kết quả thảo luận, giải thích lí do vì sao em nhận định như vậy

-Kết luận: Khi làm việc nhà, các em chú ý thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, phù hợp với sức của mình; tuyệt đối không được thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn để tránh những tai

-HS tham gia trò chơi -HS lắng nghe

-Làm việc nhóm đôi

-HS trình bày, lắng nghe -HS lắng nghe

(28)

nạn, thương tích có thể xảy ra.

THỰC HÀNH: 10’

Hoạt động 2: Nhận xét các hành vi sử dụng đồ dùng gia đình

-GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận và nhận xét 2 hành vi được thể hiện trong tranh ở HĐ 2:

+Bạn sờ tay vào ấm điện đang cắm

+Một bạn nam cầm kéo đùa với một bạn nữ

-GV gợi ý thảo luận: Hành vi sử dụng đồ dùng gia đình của các bạn trong tranh 1, tranh 2 có an toàn không? Có thể gây tai nạn, thương tích gì? Nếu là bạn của những bạn trong tranh, em sẽ khuyên bạn như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình?

-Mời đại diện các nhóm HS trình bày -Nhận xét, động viên, khuyến khích phần trình bày của các nhóm

-Mời 1 số HS nêu điều đã học được và cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động 1,2

-HS làm việc nhóm, thực hiện theo yêu cầu

-Đại diện nhóm trình bày -HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

VẬN DỤNG: 7’

Hoạt động 3: thực hành ở gia đình Yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau:

-Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã học hỏi được về việc sử dụng dụng cụ gia đình an toàn

-Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn cách sử dụng 1 số đồ dùng gia đình bảo đảm an toàn

-Thực hành sử dụng một số đồ dùng vào việc giúp đỡ gia đình những việc vừa sức như quét nhà, lau bàn ghế, rửa rau, chăm sóc cây,…

-Nghe bố mẹ, người thân nhận xét việc sử dụng đồ dùng gia đình của em

Tổng kết:

-Gọi 1 số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe, nhắc lại

(29)

nhắc lại để ghi nhớ: Mỗi người cần phải biết cách và thực hiện đúng những quy định về sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân gia đình

* Củng cố, dặn dò: 3’

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau

-HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

___________________________________________

Sinh hoạt + Hoạt động trải nghiệm

Sinh hoạt lớp - Sinh hoạt theo chủ đề “ An toàn khi ở nhà”.

I. Yê cầu cần đạt

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em”

- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức:3’

- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:17’

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.

- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần

-HS hát một số bài hát.

-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.

(30)

qua.

Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

- CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

- CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế

- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

- HS nghe.

- Các ban thực hiện theo CTHĐ.

- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

(31)

hoạch thực hiện.

- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.

- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

- Trưởng ban lên báo cáo.

3. Sinh hoạt theo chủ đề: 20’

 Gv tổ chức cho HS chia sẻ

-Những điều đã học được trong tiết sinh hoạt dưới cờ về việc đảm bảo an toàn khi ở nhà và khi vui chơi ở nơi công cộng

-Những đồ dùng gia đình và cách thức sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn

-Việc em đã sử dụng đồ dùng trong gia đình khi làm việc nhà và ý kiến của bố mẹ, người thân về những việc em đã làm

-Những điều em học được và cảm nhận của em khi sử dụng đồ dùng gia đình làm việc nhà đảm bảo an toàn

 Chơi trò chơi hoặc tập hát, giao lưu văn nghệ trong lớp

-HS chia sẻ

-HS tham gia

ĐÁNH GIÁ

a) Cá nhân tự đánh giá

GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:

-HS tự đánh giá

(32)

-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+Phân biệt được những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, không an toàn

+Nhận xét được việc sử dụng đồ dùng trong nhà có an toàn hay không

+Sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn

+Chủ động, tự tin thực hiện những hành động an toàn để bảo vệ bản thân

-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

-HS đánh giá lẫn nhau

-HS theo dõi

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

-HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

….

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chồn thay đổi hẳn thái độ, trở nên khiêm tốn hơn, nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình... a) Gặp nạn mới biết ai khôn vì câu chuyện ca ngợi

Các DNXDNY cần quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực dựa trên việc xây dựng một số chính sách như sau: chính sách lương

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi hẳn, nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi hẳn, nó

Bài 1: Một con thuyền qua khúc sông với vận tốc 5km/h mất 5 phút. Do dòng nước chảy mạnh nên đã đẩy con thuyền đi qua sông theo đường đi tạovới bờ một góc 30.

Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết vâng lời người lớn.. Câu chuyện khuyên chúng ta