• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 22/05/2020

Ngày giảng : 2B, 2A sáng thứ 2 ngày 25/05/2020 Bài 26: Vẽ tranh

Bài 25: TẬP VẼ HỌA TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ hoạ tiết.

- HS năng khiếu: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS yêu thích các họa tiết trang trí.

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B.

- Quan sát tranh và nhắc lại một số câu trả lời.

- Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông hoặc hình tròn.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- VTV, SGV.

- Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông hình tròn.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Sưu tầm thêm một số học tiết dạng hình vuông hình tròn.

2. Học sinh

- VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy, thước kẻ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- Gv treo một bài trang trí hình vuông.

? Trong hình vuông vẽ gì?

- Vẽ bông hoa, lá…

- Những bông hoa, lá trang trí trong hình vuông gọi là hoạ tiết.

? Các em thấy các hoạ tiết trong hình vuông này có đẹp không?

- Có ạ.

- GV: Để vẽ được hoạ tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn cho đúng và đẹp, hôm nay chúng ta sẽ học bài 25: Tập vẽ họa tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS Thắng 2B 1. Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét (7p)

- GV cho HS quan sát một số tấm thảm - HS quan sát tranh - Quan sát

(2)

có dạng hình vuông, cái đĩa, mặt trống đồng.

? Họa tiết dạng hình gì?

? Các họa tiết này được trang trí ở đâu?

- GV cho HS quan sát họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

? Đây là hoạ tiết gì? Có dạng hình gì ?

? Các cánh hoa được vẽ như thế nào?

? Em hãy nhận xét màu sắc của các họa tiết ?

- GVKL: Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng, màu sắc và được áp dụng trang trí rất nhiều đồ vật trong cuộc sông như: bắt, đĩa, khăn trải bàn, viên gạch hoa. Vậy cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn như thế nào, cô cùng các em chuyển sang hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết (7p) - GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ họa tiết hình vuông, hình tròn.

? Em hãy nêu cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn?

- GV nhận xét, vẽ lên bảng cho HS cả lớp quan sát.

+ Bước 1 : Vẽ hình vuông, hình tròn (cân đối với khổ giấy).

+ Bước 2 : Kẻ các đường trục chia hình ra thành nhiều phần bằng nhau.

+ Bước 3 : Dựa vào đường trục để vẽ hoạ tiết.

+ Bước 4 : Các hình giống nhau vẽ cùng màu, có thể vẽ hai màu xen kẽ.

trả lời câu hỏi - Hình vuông, tròn, tam giác, bầu dục.

- Cái thảm, cái đĩa, mặt trống.

- HS quan sát.

- Hoạ tiết hoa, lá. Có dạng hình tròn, hình vuông.

- Đối xứng nhau qua trục, vẽ to bằng nhau.

- Họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu.

- HS lắng nghe

- HS quan sát.

- 2 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- Nhắc lại câu trả lời.

- HS quan sát.

- Lắng nghe.

- Em Thắng 2B quan sát

(3)

- GV cho HS xem một số bài HS năm

trước.

3. Hoạt động 3 Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ họa tiết vào túi sách và hình vuông, sau đó tô màu theo ý thích vào VTV2 trang 63.

- GV gợi ý HS chọn hoạ tiết hình tròn vẽ vào túi xách và vẽ màu theo ý thích, vẽ cả màu của túi.

- Vẽ hoạ tiết hình vuông và vẽ màu.

- GV bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho HS hoàn thành bài.

4.Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá (4p) - GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:

? Bạn vẽ họa tiết gì?

? Các họa tiết đều nhau chưa ?

? Bạn vẽ đúng màu chưa ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GVKL: Qua bài học hôm nay, các em đã biết vẽ các hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. Từ đó có thể áp dụng làm các bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và trang trí vào góc học tập của mình cho đẹp hơn.

Dặn dò:

- Quan sát, nhận xét các con vật (đặc điểm, hình dáng, màu sắc).

- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng giừ sau học bài 26: Vẽ tranh: Đề tài con vật.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV trang 63.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

- HS tham khảo bài

- Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông hoặc hình tròn.

- Lắng nghe

- Em Thắng 2B nghe cô dặn dò.

Khối 1

Ngày soạn : Ngày 22/05/2020

Ngày giảng : 1B, 1A sáng thứ 2 ngày 25/05/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 25: VẼ MÀU VÀO TRANH DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

(4)

- Kiến thức: HS làm quen với tranh dân gian

- Kĩ năng: HS vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy.

- HS năng khiếu: Vẽ màu đều kín tranh.

- Thái độ: HS bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 1A.

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:

- Một số tranh thiếu nhi vẽ về đề tài sinh hoạt có chủ đề khác nhau.

- Vẽ màu vào tranh theo ý thích.

2. Học sinh:

- Vở tập, bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.

- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

- Cho lớp hát một bài hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GVnhận xét và tuyên dương.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1p)

- GV Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS Dũng 1A 1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân

gian (5p)

- Cho HS xem một vài bức tranh dân gian để HS thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ, màu sắc.

? Hai bức tranh trên vẽ hình ảnh gì?

? Màu sắc trong tranh vẽ như thế nào?

- GV cho HS xem tranh Lợn ăn cây ráy

- GVKL: Tranh Lợn ăn cây ráy là tranh dân gian làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- HS quan sát , trả lời câu hỏi.

- Đàn lợn, đàn gà.

- Tươi sáng.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe.

- Em Dũng 1A quan sát

- Em Dũng 1A nhắc lại câu trả lời.

- Em Dũng 1A nghe.

(5)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ Lợn ăn cây ráy trong VTV1, trang 39

? Trong tranh có hình ảnh gì?

? Hình dáng con lợn như thế nào?

- GV hướng dẫn cách vẽ màu cho HS cả lớp quan sát.

+ Vẽ màu theo ý thích (nên chọn màu khác nhau để vẽ các chi tiết nêu ở trên)

+ Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi hình con lợn.

- Giới thiệu một số bài vẽ màu của HS các lớp trước để giúp các em vẽ màu đẹp hơn 3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- Yêu cầu HS tự vẽ màu vào hình ở VTV1, trang 39.

- GV đến từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng:

+ Chọn màu, vẽ màu thay đổi.

+ Không vẽ màu ra ngoài hình vẽ.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV thu một số bài hướng dẫn HS nhận xét:

? Màu sắc: có đậm nhạt, phong phú, ít ra ngoài hình vẽ ?

? Em thích nhất bài nào? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

Dặn dò:

- Tìm thêm và xem tranh dân gian.

- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ, tẩy giờ sau học bài 27: Vẽ hoặc nặn cái ô tô.

- HS quan sát.

- Con lợn và cây ráy, mô đất, cỏ

- Mắt, mũi, tai, đuôi, xoáy âm dương.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS thực hành vẽ vào VTV, trang 39.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

- Theo dõi GV vẽ.

- Em Dũng vẽ màu vào tranh theo ý thích.

- Nghe.

- Em Dũng 1A lắng nghe Khối 3

Ngày soạn: Ngày 23/5/2020

Ngày giảng: 3A, 3B: thứ 3 ngày 26/5/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

(6)

Bài 32: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH DÁNG NGƯỜI HOẶC CON VẬT ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng của người đang hoạt động.

- Kĩ năng: HS biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp - Thái độ: HS nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGV, VTV 3.

- Sưu tầm tranh ảnh về hình dáng

- Sưu tầm một số bài vẽ của HS năm trước.

- Đất nặn 2. Học sinh:

- VTV, bút chì, màu vẽ, tẩy, đất nặn, giấy thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (1p)

- Bài này cô chỉ hướng dẫn các em phần nặn còn các nội dung khác các em sẽ về nhà tìm hiểu thêm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (7p) - GV cho HS xem một số dáng người

? Các nhân vật đang làm gì?

? Động tác của từng người như thế nào?

(đầu, thân, chân, tay)?

- GV cho một HS lên bảng thực hiện vài dáng như đi, nhảy, chạy...để các em thấy được tư thế của các hoạt động.

2. Hoạt động 2: Cách nặn (7p) - GV hướng dẫn HS cách nặn:

- HS quan sát tranh, ảnh.

- Ngồi, đi, múa, nhảy dây, đá bóng…

- Người ngồi thì chân bắt lên…

- Người đi thì thân nghiêng về trước, chân bước tới, tay vung lên.

- Người múa thì đôi chân nhảy, tay giơ lên.

- Người đá bóng, nhảy dây thì người chúi về trước, tay vung, chân trước, chân sau co lên

- HS thể hiện, cả lớp quan sát.

(7)

Cách 1:

+ Nặn rời từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình dáng người (thân người, đầu, hai chân, hai tay)

+ Dính ghép các bộ phận lại.

+ Tạo dáng cho sinh động.

- Vẽ phác hình người thành các dáng đi, đứng, chạy…

Cách 2: Nặn từ khối đất thành hình dáng người theo ý thích.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV cho HS xem một số bài nặn về dáng người.

- Yêu cầu học sinh nặn dáng người.

- GV cho HS quan sát 1 số dáng người.

- GV quan sát, gợi ý cho HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.

? Hình dáng người đang làm gì?

? Em hãy mô tả dáng người ở bài tập mình nặn?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GVKL: Qua bài học này các em sẽ áp dụng và những bài học về vẽ tranh theo đề tài thiếu nhi vui chơi, sân trường em giờ ra chơi… sẽ giúp các diễn tả dáng người sinh động hơn

Dặn dò:

- Hoàn thành xong bài ở nhà.

- Chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi thế giới

- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ

- HS quan sát GV cách nặn.

- HS nặn bài.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- 3HS mô tả.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 23/5/2020

Ngày giảng: 4A thứ 3 ngày 26/5/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 27: VẼ CÂY

(GDBVMT)

(8)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu cây.

- Thái độ: HS yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

* GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh (hoạt động 4, nhận xét, đánh giá)

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Ảnh một số loại cây đơn giản và đẹp.

- Tranh của họa sĩ và của học sinh.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ hoặc một giấy màu, hồ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

? Hãy kể tên một số loại cây trong thiên nhiên mà em biết?

- Cây ổi, cây cam, cây chuối, cây mít,...

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 27: Vẽ cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (6p) - GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh về cây.

? Kể tên các cây trên?

? Các bộ phận chính của cây ?

? Sự khác nhau của vài loại cây?

? Hãy kể tên những cây mà em biết? Cho biết cây đó có đặc điểm gì?

- GVKL: Có rất nhiều loại cây, mỗi cây có một hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp riêng như cây khoai, cây ráy có lá hình tim; cây chuối

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cây phượng, trầu, chuối.

- Thân, cành, lá.

- 3 HS nêu.

- 2 HS kể.

- HS lắng nghe.

(9)

lá to,dài thân dạng hình trụ thẳng; cây vải , xà cừ thân có góc cạnh, có nhiều cành, tán lá rộng,...Màu sắc của cây rất đẹp thường thay đổi theo thời gian: Màu xanh non (mùa xuân) , màu xanh đậm ( mùa hè), màu vàng, màu nâu, màu đỏ (mùa thu, mùa đông).

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 65, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ cây.

- Hết thời gian thảo thảo luận GV yêu cầu đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả.

- GV nhận xét và vẽ minh họa lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ hình dáng chung của cây: thân cây và vòm lá (tán lá)

+ Vẽ phác các nét sống lá (cây dừa, cây cau,..), hoặc cành cây (cây nhãn, cây bàng,...)

+ Vẽ nét chi tiết của thân, cành, lá vẽ thêm hoa quả (nếu có).

+ Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ cây.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV cho HS ra sân trường thực hành.

- GV quan sát chung và gợi ý HS.

+ Cách vẽ hình: vẽ hình dáng chung, hình chi tiết rõ đặc điểm của cây.

+ Vẽ thêm cây và các hình ảnh khác cho bố cục thêm sinh động.

+ Vẽ màu theo mẫu, có đậm, có nhạt.

- HS làm bài theo cảm nhận.

Lưu ý: Hình vẽ cân đối, giống mẫu, rõ đặc điểm màu sắc vẽ đẹp, gọn gàng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV thu một số bài của HS để nhận xét:

? Bố cục vẽ hình (cân đối với tờ giấy) chưa?

? hình dáng cây (rõ đặc điểm) chưa?

? Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động) chưa?

? Cách vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS thảo luận nhóm đôi 2p.

- HS cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV4 trang 72

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận

(10)

- GV nhận xét và tuyên dương những học sinh vẽ đẹp, động viên HS chưa hoàn thành bài.

* GDBVMT:

? Cây có ích lợi gì?

? Các em phải làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây cối?

- GVKL: Cây xanh rất cần thiết cho cong người:

Cho bóng mát, cung cấp khí oxi, chắn gió, chắn cát, lá, hoa, quả dùng làm thức ăn, gỗ dùng làm bàn ghế, nhà cửa,..

- Cây là bạn của con người vì vậy cần chăm sóc , bảo vệ cây.

* Dặn dò

- Chuẩn bị vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy giờ sau học bài 28: Trang trí lọ hoa.

- Quan sát hình dáng cái lọ hoa.

riêng.

- HS lắng nghe.

- Cho bóng mát, cung cấp khí oxi, chắn gió, chắn cát, lá, hoa, quả dùng làm thức ăn, gỗ dùng làm bàn ghế, nhà cửa,..

- Chăm sóc cây: tưới cây khi trời nắng, khai thác đúng quy định,...

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 23/5/2020

Ngày giảng: 5B sáng thứ 3 ngày 26/ 5/ 2020 5A chiều thứ 3 ngày 26/ 5/ 2020

Bài 28: Vẽ theo mẫu

Tiết 28:

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.

- Kĩ năng: Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp.

- Thái độ: HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK,SGV

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Mẫu để vẽ theo nhóm , tranh tĩnh vật hoặc bìa vẽ lọ, hoa ,quả 2. Học sinh: - SGK, VTV, bút chì, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS..

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

(11)

* Giới thiệu bài (1p)

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 28: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (7p)

- GV cùng HS bày mẫu để các em trao đổi, thảo luận

? Tỉ lệ chung của mẫu( chiều cao, chiều ngang)?

? Vị trí của các vật mẫu (Vật mẫu nào ở trước, Vật mẫu nào ở sau)?

? Hình dáng, màu sắc, đặc điểm của lọ và quả?

? So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu?

? So sánh tỉ lệ giữa miệng, cổ, thân và đáy lọ?

? Màu sắc của hai vật mẫu?

- GV nhận xét, bổ sung, phân tích để HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- GV giới thiệu một số dạng bố cục cho HS quan sát, rút kinh nghiệm cho bài vẽ.

- HS quan sát mục 2/SGK/64, nhắc lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.

- GV vẽ minh họa các bước lên bảng.

+ Ước lượng chiều cao , ngang của mẫu để vẽ khung hình chung

+ Tìm tỉ lệ của các mẫu vật + Vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng

+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu…

+ Vẽ màu.

- GV cho HS xem một số bài vẽ để tham khảo.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- Yêu cầu HS tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (vẽ màu).

- GV bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho học sinh.

+ Bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và riêng của hai vật mẫu giấy, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm, vẽ các độ đậm nhạt chính (Vẽ bằng bút

- HS thảo luận nhóm.

- Hình chữ nhật đướng khoảng 2/3.

- Quả ở trước, lọ ở sau..

- Lọ dạng hình trụ, ở giữa nhỏ hơn miệng và đế.

- Quả cao khoảng 1/3 lọ, chiều ngang lọ to hơn quả.

- 2 HS so sánh.

- Quả màu đỏ, lọ màu xanh.

- HS lắng nghe

- HS quan sát tìm ra bài vẽ có bố cục đẹp.

- 2HS nhắc lại.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài

- HS tập vẽ mẫu có hai vật mẫu vào VTV trang 77

(12)

chì đen hoặc vẽ màu).

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - Chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cùng nhận xét

? Bố cục (cân đối hay chưa cân đối với phần giấy)?

? Hình vẽ (rõ đặc điểm, sát mẫu, về tỉ lệ chung và tỉ lệ các bộ phận) ?

? Cách vẽ màu (có đậm, có nhạt)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò:

- Hoàn thành bài (nếu chưa xong).

- Chuẩn bị đất nặn để giờ sau học bài 29: Tập nặn tạo dáng đề tài Ngày hội.

- Sưu tầm tranh về đề tài lễ hội.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS tìm bài đẹp nhất theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Nghe dặn dò.

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 23/5/2020

Ngày giảng: 2B chiều thứ 3 ngày 26/5/2020

Tiết 26: HỌC HÁT BÀI: CHIM CHÍCH BÔNG Nhạc: Văn Dung

Thơ: Nguyễn Viết Bình I. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết đây là một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Viết Bình, Nhạc: Văn Dung.

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu bài hát.

- GDHS biết yêu quy và bảo vệ loài chim sâu, sống hài hoà với thiên nhiên.

2. Mục tiêu riêng:

- HS Thắng 2B.

- Biết tên bài hát là Chim chích bông,hát được một vài câu hát.

- Biết gõ đệm theo phách.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Loa, máy tính, máy chiếu, nhạc cụ gõ…

2. Học sinh: - Vở tập hát.

III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: (1p)

(13)

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát Trên con đường đến trường.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

3. Bài mới.: 33p

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Thắng 2B 1. Hoạtđộng 1: Dạy bài hátChim

chích bông (17p)

- Giới thiệu bài hát Bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

- Cho HS nghe băng hát mẫu.

- Em hãy cho biết nhịp điệu bài hát (nhanh hay chậm; vui- buồn) ? - Hướng dẫn HS tập đọc lời bài hát (bài hát chia làm 8 câu hát )

- GV đọc mẫu có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn.

- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi (sau mỗi câu hát ).

- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát ( GV giữ nhịp bằng tay )

- GV sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu) giáo viên nhận xét.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.theo, nhịp, hoặc tiết tấu lời ca (15p)

- GV huớng dẫn HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu:

Chim chích bông bé tẹo teo. Rất hay trèo...

x x x x x x ...

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.(gõ vào tất cả các tiếng theo đúng tiết tấu bài hát).

- GV nhận xét.

3. Hoạt động 3: Củngcố - Dặn dò:

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nghe.

- Bài hát vui, tốc độ nhanh..

- HS đọc lời ca theo hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS tập hát từng câu chú ý chỗ lấy hơi.

+ Hát đồng thanh.

+ Hát theo dãy, nhóm.

+ Hát cá nhân.

- HS nghe nhận xét.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- HS hát theo nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

(sử dụng thanh phách ) - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca..

- Chú ý lắng nghe.

- Nghe hát mẫu.

- Theo dõi.

- Đọc lời ca.

- Nghe và đọc theo.

- Học hát từng câu.

- Hát đồng thanh.

- Hát theo dãy nhóm.

- Nghe nhận xét.

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Theo dõi.

- Đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay theo phách.

(14)

(2p)

- GV hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả bài hát.

- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.

- Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa tập.

+ Bài: Chim chích bông.

+ Nhạc: Văn Dung.

- Cả lớp đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

- HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV

T

ự nhiên và xã hội

Tiết 25

: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN, DƯỚI NƯỚC

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Nêu được tên, lợi ích của một số loại vật sống trên cạn, dưới nước đối với con người.

- Kĩ năng: Quan sát và chỉ ra một số cây sống ở trên cạn.

- Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.

- Thái độ: - Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.

- Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối.

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B.

- Kể được một loài vật sống trên cạn, dưới nước.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, VBT, SGV.

- Tranh, ảnh trong SGK (ƯDCNTT). Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống trên cạn, dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen,

2. Học sinh: - SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức 2. kiểm tra bài cũ (2p)

? Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?

? Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?

- GV nhận xét.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Thắng 2B 2. Hoạt động 1: Làm việc theo

(15)

SGK (15)

- GV yêu cầu HS nhìn các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách trang 58,59

? Chỉ và nói tên các con vật có trong hình?

? Con vật nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã?

- GV yêu cầu HS nhìn các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách trang 60,61.

? Chỉ nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ ?

- GV khuyến khích có thể tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu về các con vật được giới thiệu trong SGK

- GV theo dõi nhắc nhở các nhóm hoạt động tích cực

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV giới thiệu cho HS biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt .

=>Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống ở trên cạn và dưới nước, trong đó có những vật nuôi: Gà, chó, mèo,... và vật hoang dã: Hươu, hổ, báo, lạc đà,...những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, suối) có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống ở trên cạn và dưới nước được tồn tại chăm sóc, bảo tồn và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước . 2. Hoạt động 2: Các nhóm trình

- HS làm việc theo nhóm đôi

- Các em quan sát và trả lời câu hỏi

+ Hình 1: Lạc đà + Hình 2: Bò

+ Hình 3: Hươu + Hình 4: Chó + Hình 5: Thỏ + Hình 6: Hổ + Hình 7: Gà

- Vật nuôi: Bò,chó, thỏ, gà.

- Vật sống hoang dã: Lạc đà, hươu, hổ.

+ Hình 1: Cua + Hình 2: Cá vàng + Hình 3: Cá quả

+ Hình 4: Trai (nước ngọt) + Hình 5: Tôm (nước ngọt ) + Hình 6: Cá mập (ở phía trên cùng, bên trái trang sách) phía dưới bên phải là cá ngừ, sò, ốc, tôm ….phía dưới bên trái là đôi cá ngựa - Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .

- HS lắng nghe.

- Em Thắng 2B: quan sát

- Em Thắng 2B: nhắc lại câu trả lời.

- Em Thắng 2B: lắng nghe

(16)

bày những tranh ảnh đã sưu tầm (12)

- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ - GV phát cho các tổ tờ giấy khổ lớn yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm và phân loại theo yêu cầu - GV lần lượt mời các nhóm lên trình bày

- GV yêu cầu sau khi các nhóm khác trình bày xong, các nhóm sẽ tự đánh giá lẫn nhau

=>Kết luận: Loài vật sống dưới nước là một một nguồn tài nguyên vô giá chúng ta phải biết khai thác đúng quy định để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Con vật nào sau đây sống ở nước mặn?

A. Cá chuồn B. Cá chuối C. Con cua

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị : Bài Mặt trời.

- HS làm việc theo tổ

+ Loài vật sống ở nước ngọt + Loài vật sống ở nước mặn - Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu cần thiết

- Trả lời

- HS nghe

- Tham gia trò chơi cùng bạn.

- Nghe dặn dò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Kiến thức: - HS nhận biết được vẻ đẹp, hình dáng của một số bình đựng nước3. 2.Kĩ năng: - HS biết cách và vẽ được bình đựng nước

Kiến thức: - HS nhận biết được vẻ đẹp, hình dáng của một số bình đựng nước3. 2.Kĩ năng: - HS biết cách và vẽ được bình đựng nước

Kiến thức: - HS nhận biết được hình dáng chung của con vật 2.Kĩ năng: - HS biết cách vẽ con vật3. Thái độ: - HS yêu thích môn học, có ý thức bảo