• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án TNXH lớp 1 sách cùng học để phát triển năng lực – Bài 20 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án TNXH lớp 1 sách cùng học để phát triển năng lực – Bài 20 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20. Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Kể được một số việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với khả năng để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở xung quanh nơi sống.

- Thể hiện được tình cảm, thái độ của bản thân trước những việc làm có hại cho cây trồng và vật nuôi.

2. Năng lực:

- Hs có khả năng hợp tác nhóm, lắng nghe, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

- Hs có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị của GV:

- Một số hình ảnh những việc thường làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

- Dụng cụ tưới cây, làm vườn phù hợp với HS.

Chuẩn bị của HS:

- Một số dụng cụ thực hành và bảo hộ cá nhân khi chăm sóc cây trồng và vật nuôi (bình tưới, khẩu trang, găng tay,...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của Hs

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Nhà bạn đã trồng cây hay nuôi những con vật nào? Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng.

Hoạt động cả lớp:

a) Khai thác hình ảnh SGK.

- Gv cho hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ Nhà bạn đã trồng cây hay nuôi những con vật nào? Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng.

-GV giải thích những việc làm đó để chăm sóc con chó, bảo vệ các quả không bị hỏng, tưới cho cây để cây luôn phát triển tốt.

b) Khai thác kinh nghiệm HS.

- Gv cho HS tiếp tục liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Nhà bạn đã trồng những cây hay nuôi con vật nào? Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng.

- GV gợi ý để HS có thể nói lại những

- HS hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi -Hs nhận xét, bổ sung

-Hs lắng nghe

- HS tiếp tục liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.

-Hs nhận xét, bổ sung

(2)

điều HS biết hoặc từng nhìn thấy người lớn thường làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. HS không nhất thiết nói được toàn bộ hay chính xác các việc đã làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HĐ2: Quan sát và thảo luận: Cần làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi?

Hoạt động này có thể tổ chức thành hai nội dung riêng biệt hoặc tích hợp cả hai nội dung khi khai thác hình.

a) Quan sát và nói những việc làm có lợi hay không có lợi cho cây trồng, vật nuôi.

Hoạt động cặp đôi:

-Gv cho hs hoạt động cặp đôi quan sát hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi: Trong hình vẽ gì? Việc đó có lợi hay không có lợi/không tốt cho cây trồng, vật nuôi? GV gợi ý HS quan sát từng chi tiết trong hình.

- Cho hs chia sẻ trước lớp

-HS hoạt động cặp đôi quan sát hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi.

-Hs chia sẻ trước lớp

+ Hình 2: Mẹ đang cho trâu ăn trong chuồng. Việc đó có lợi cho con trâu, giúp trâu không bị đói, rét. GV giải thích thêm: Ở vùng cao, mùa đông rất lạnh, đồng bào nuôi trâu cách xa nhà, có chuồng che chắn cẩn thận để giữ ấm cho trâu khỏi bị rét. Nhiều nơi khi có băng tuyết, đồng bào dắt trâu xuống vùng thấp, nơi có nhiệt độ ấm hơn để tránh rét.

+ Hình 3: Con chó được đi tiêm phòng bệnh. Việc đó có lợi cho con chó, giúp chó khoẻ mạnh. GV giải thích thêm:

Cần tiêm phòng bệnh dại và bệnh khác cho chó mỗi năm một lần.

+ Hình 4: Cây bị thiếu nước dẫn đến héo rũ, nhiều lá vàng. Cây có thể bị chết.

+ Hình 5: Con mèo đang đứng ngoài trời mưa. Việc đó có hại, không tốt cho mèo.

Con mèo có thể bị ốm.

(3)

- Gv nhận xét

b) Trả lời câu hỏi: Cần làm gì để chăm sóc cây trồng và vật nuôi?

Hoạt động cả lớp:

- Yêu cầu HS quan sát lại các hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi: Trong các hình đó, cây trồng và vật nuôi nào chưa được chăm sóc tốt? Điều gì có thể xảy ra với chúng?

- GV có thể gợi ý những câu hỏi cụ thể hơn: Nếu không được tưới nước thì cây sẽ như thế nào? Nếu con mèo không được vào nhà, phải đứng ngoài trời mưa, nắng thì sẽ như thế nào?...

- GV cho HS liên hệ thực tế, chia sẻ thêm các ý kiến về những hành động đối xử chưa tốt gây nguy hại cho cây trồng và vật nuôi khiến cây trồng có thể bị chết, vật nuôi có thể bị ốm.

- Gv cho HS liên hệ với những việc có thể làm ở trường; kể thêm những việc làm để chăm sóc, bảo vệ những vật nuôi khác như cho gà, lợn, trâu, dê,... ăn, uống; chăm sóc những cây cảnh ở sân trường, cây ở xung quanh lớp học.

- Gv nhận xét

Tiết 2

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

Hoạt động cặp đôi:

- Gv cho hs hoạt động cặp đôi quan sát các hình từ 7 đến 10, có thể liên hệ những việc làm diễn ra trong cộng đồng để xác định:

+ Hình nào mô tả những việc nên làm?

+ Hình 6: Người làm vườn đang cuốc đất quanh gốc cây. Việc đó có lợi cho cây.

-Hs nhận xét, bổ sung

- HS quan sát lại các hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét, bổ sung

- Hs trả lời

- Hs nhận xét, bổ sung

- HS liên hệ thực tế, chia sẻ thêm các ý kiến về những hành động đối xử chưa tốt gây nguy hại cho cây trồng và vật nuôi khiến cây trồng có thể bị chết, vật nuôi có thể bị ốm. Ví dụ: thả rông, đánh chó, mèo; không có chuồng giữ ấm cho trâu, bò và gia súc vào mùa đông; không che nắng, làm mát cho cây trồng và vật nuôi vào ngày nắng gắt,...

- HS liên hệ với những việc có thể làm ở trường; kể thêm những việc làm để chăm sóc, bảo vệ những vật nuôi khác như cho gà, lợn, trâu, dê,... ăn, uống;

chăm sóc những cây cảnh ở sân trường, cây ở xung quanh lớp học.

- Hs hoạt động cặp đôi quan sát các hình từ 7 đến 10

- Hs trả lời

(4)

+ Hình nào mô tả những việc không nên làm?

- Gv cho từng cặp HS so sánh kết quả, chia sẻ ý kiến với bạn.

Hoạt động cả lớp:

- Gv cho HS chia sẻ kết quả trước lớp, nói được những việc nên làm, những việc không nên làm. GV gợi ý để HS có thể nói được ý nghĩa một số việc nên làm và hậu quả của những việc không nên làm sẽ ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi như thế nào, chẳng hạn:

+ Hình 7: Không nên khuấy nước, gây nguy hiểm cho con cá.

+ Hình 8: Nên cho gà ăn.

+ Hình 9: Không nên bẻ cành, ngắt lá các loại cây trồng ở nơi công cộng.

+ Hình 10: Không được đánh mèo (các con vật nuôi khác) vì có thể gây ra thương tích, nguy hiểm cho chúng và trên hết, các con vật đều có quyền được chăm sóc và bảo vệ.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ4: Cùng thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

Hoạt động nhóm 4:

- Gv chia lớp thành các nhóm 4, cho từng nhóm HS lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ bảo hộ và nghe GV hướng dẫn cách đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động.

- Yêu cầu các nhóm HS lựa chọn những công việc phù hợp với mình theo hướng dẫn của GV: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu;

cho vật nuôi ăn, uống nước; treo biển hướng dẫn bảo vệ cây,...

- Yêu cầu HS thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi theo sự phân công.

- Gv nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm

- Hs trả lời

- Từng cặp HS so sánh kết quả, chia sẻ ý kiến với bạn.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp, nói được những việc nên làm, những việc không nên làm.

- Hs nhận xét, bổ sung

- Từng nhóm HS lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ bảo hộ và nghe GV hướng dẫn cách đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động.

- Các nhóm HS lựa chọn những công việc phù hợp với mình theo hướng dẫn của GV: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu; cho vật nuôi ăn, uống nước; treo biển hướng dẫn bảo vệ cây,...

- HS thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi theo sự phân công.

- Hs lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Liên hệ cơ thể của mình quan sát hình 2,3 chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình.. - HS

+ Mỗi nhóm quan sát các tranh ảnh thành viên trong nhóm đã chuẩn bị được, chọn đúng đối tượng quan sát của mình và ghi kết quả vào phiếu quan sát (tên loài cây/con

Giới thiệu bài: (1’) Để các em biết rõ hơn về bộ phận bên ngoài và đặc điểm của từng con vật cũng như hình thành cho các em các năng lực khoa học thì chúng ta cùng đi

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo(các em đã biết và kể được tên một số cây, con vật xung quanh mình, vậy để tìm hiểu thêm về một só cây, con vật

- Học sinh trình bày và sắp xếp được các sản phẩm đã thực hiện, hoặc sưu tầm trong chủ đề vào sơ đồ cho sẵn ... - Giới thiệu được 1 sản phẩm đã thực hiện được trong chủ

+ Nói tên một lễ hội đầu năm mới mà bạn biết.. Lễ hội cầu ngư thường diễn ra ở các địa phương ven biển Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. Ở một số địa phương, lễ hội

-Nói được một số tình huống nguy hiểm trên đường đi và cách phóng tránh -Nêu được ý nghĩa của một số biển báo, đèn tín hiệu giao thông..

+ Hình 1: Người nông dân đang thu hoạch lúa trên cánh đồng, người nông dân làm ra lúa gạo để làm thức ăn cho chúng ta. + Hình 2: Bác sĩ đang khám, chữa bệnh cho một bạn