• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 7: sinh-12-chu-de-thang-10-chu-de-2-bai-89_1710202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 7: sinh-12-chu-de-thang-10-chu-de-2-bai-89_1710202110"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN PHẦN 1: QUY LUẬT MENDEN:

A. QUY LUẬT PHÂN LI:

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:

1. Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai:

- B1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

- B2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi 1 hoặc vài tính trạng, phân tích kết quả lai đời F1, F2, F3. - B3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

- B4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết.

2. Thí nghiệm:

- Đối tượng nghiên cứu của Menđen là cây đậu Hà Lan.

PTC: Hoa đỏ x Hoa trắng

F1: 100% hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn tạo F2

F2: 3/4 đỏ: 1/4 trắng (3 trội : 1 lặn).

F3: 1/3 hoa đỏ F2 cho F3 gồm toàn hoa đỏ 2/3 hoa đỏ F2 cho F3 tỉ lệ 3 đỏ:1 trắng.

100% hoa trắng F2 cho F3 gồm toàn hoa trắng.

II. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC:

1. Nội dung giả thuyết:

- Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định, trong tế bào nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.

- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.

2. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:

Qui ước gen: A  qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a  qui định hoa trắng Sơ đồ lai một cắp tính trạng như sau:

PTC: AA x aa

GP: A a

F1: Aa

100% hoa đỏ F1 x F1: Aa x Aa

GF1: A , a A , a F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 2. Nội dung quy luật phân li:

- Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

- Các alen của bố mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này, còn 50% giao tử chứa alen kia.

III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PHÂN LI:

- Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó các alen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp.

- Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó.

- Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định gọi là lôcut.

B. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP:

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:

1. Thí nghiệm của Menđen:

PTC: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn

F1: 100% hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn

(2)

F2: 315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng, nhăn 101 hạt xanh, trơn : 32 hạt xanh, nhăn 2. Nhận xét kết quả thí nghiệm:

- Xét riêng từng cặp tính trạng:

+ Màu sắc hạt: vàng : xanh = 3 : 1 + Hình dạng hạt: trơn : nhăn = 3 : 1

- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2: 9 : 3 : 3 : 1 ≈(3 : 1) (3 : 1) 3. Nội dung quy luật phân li độc lập:

- Các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lâp trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

* Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:

Qui ước gen:

A  qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với a  qui định hạt xanh B  qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với b  qui định hạt nhăn Sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:

PTC: AABB x aabb

GP: AB ab

F1: AaBb

100% vàng, trơn

F1x F1: AaBb x AaBb

GF1: 1/4AB,1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab 1/4AB,1/4Ab,1/4aB, 1/4ab F2:

Tỉ lệ phân li KH: 9/16 vàng, trơn (A-B-) : 3/16 vàng, nhăn (A-bb) : 3/16 xanh, trơn (aaB-) : 1/16 xanh, nhăn (aabb).

II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC:

- Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Nên sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

- Sự phân li của các cặp NST xảy ra với xác suất như nhau nên tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PHÂN LI:

- Nếu biết được các gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau.

- Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp (là biến dị hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có ở bố mẹ).

* Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

* CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

GF1 AB Ab aB ab

AB AABB AABb AaBB AaBb

Ab AABb AAbb AaBb Aabb

aB AaBB AaBb aaBB aaBb

ab AaBb Aabb aaBb aabb

Số cặp gen dị hợp F1 = số cặp tính

trạng đem lai

Số lượng các loại giao tử F1

Số loại kiểu gen

F2

Tỉ lệ phân li kiểu hình F2

Số loại kiểu hình

F2

1 2 3 (3 : 1)1 2

2 4 9 (3 : 1)2 4

...

N 2n 3n (3 : 1)n 2n

(3)

1. Câu hỏi

- Viết được giao tử của kiểu gen có 1 cặp gen, 2 cặp gen, 3 cặp gen….

-Viết được sơ đồ lai 1 cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng

- Tìm hiểu các khái niệm: kiểu gen, kiểu hình, alen, tính trạng tương phản, kiểu gen đồng hợp trội, kiểu gen đồng hợp lặn, kiểu gen dị hợp

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 1, 3, 4

Câu 2: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là

A. tính trạng ưu việt. B. tính trạng trung gian. C. tính trạng trội. D. tính trạng lặn Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân

C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 4: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai

A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 5: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là

A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận-nghịch D. lai cải tiến Câu 6: Cơ thể thuần chủng có các gen:

A. Đều ở trạng thái dị hợp B. Một số ở trạng thái dị hợp C. Đều ở trạng thái đồng hợp D. Một số ở trạng thái đồng hợp

Câu 7: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại kiểu gen được tạo ra là:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 8: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 6.

Câu 9: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O.

Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

A. chồng IAIO vợ IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO.

C. chồng IAIO vợ IAIO. D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 10: Ở cà chua, A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp F1 tự thụ phấn ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là:

A. 1:1 B. 1:2:1 C. 3:1 D. 1:3

Câu 11: Gen qui định nhóm máu ở người có 3 alen, sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình & 4 kiểu gen. B. 6 kiểu hình & 4 kiểu gen.

C. 4 kiểu hình & 6 kiểu gen. D. 2 kiểu hình & 3 kiểu gen.

Câu 12: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. nhiều cặp gen phải nằm trên một cặp NST tương đồng

(4)

B. mỗi cặp gen phải nằm trên mỗi cặp NST tương đồng khác nhau C. nhiều cặp gen phải nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau D. mỗi cặp gen phải nằm trên một NST của cặp tương đồng

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình:

A. 1:1:1:1. B. 3:1. C. 9:3:3:1. D. 1:1.

Câu 14: Cá thể có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 8.

Câu 15: Cá thể có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 8.

Câu 16: Cá thể có kiểu gen AaBBDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 8.

Câu 17: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình trội về 3 gen trên với tỉ lệ :

A. 100% B. 27/64 C. 9/64 D. 1/64

Câu 18: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình lặn về 3 gen trên với tỉ lệ :

A. 100% B. 27/64 C. 9/64 D. 1/64

Câu 19: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp kiểu hình:

A. 2 B. 8 C. 6 D. 4

Câu 20: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp kiểu gen:

A. 22 B. 33 C. 23 D. 44

Câu 21: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu có sự phân li tỉ lệ kiểu hình:

A. (3:1)1 B. (3:1)2 C. (3:1)3 D. (9:3:3:1)

Câu 22: Phép lai P: AaBbDd x AaBBDD, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp cá thể:

A. 2 B. 4 C. 8 D. 16

Câu 23: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp lai phân tích. F1 có sự phân li tỉ lệ kiểu hình theo tỉ lệ:

A. 1:1:1:1. B. Đồng tính. C. 9:3:3:1. D. 1:1.

Câu 24: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 25: Dự đoán kết quả về kiểu hình ở F2 của phép lai P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 26: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:

A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. ¼

Câu 27: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 4 loại kiểu gen. B. 9 loại kiểu gen.

C. 54 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen.

(5)

Câu 28: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1

A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.

Câu 29: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.

D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 30: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ

A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16

Câu 31: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F1 A. 3/8 B. 1/16 C. ¼ D. 1/8

Câu 32: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1

A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (2

1 )n.

Câu 33: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (2

1 )n.

Câu 34: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai

A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (2

1 )n Câu 35: Trong phép lai aaBbDdeeFf AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là:

A: 1/4. B: 1/8. C: 1/16. D: 3/32.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. + Biến dị

Số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian Câu 25: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi.. Số lượng, thành phần, trình tự các axit

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

- Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục → Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm

Các thông số chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố biến dạng của ống trong quá trình tạo hình biến dạng bằng nguồn chất lỏng áp lực cao bên trong là giá trị dị hướng

Trả lời: Vì giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I, ở kì sau I các NST kép tương đồng phân li về 2