• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống Tri thức Ngữ văn trang 40, 41, 42 Tri thức đọc hiểu

Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận,... Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.

Lí lẽ là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.

Bằng chứng là những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế,...

Trong văn nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Các lí lẽ, bằng chứng giúp củng cố ý kiến. Xem ví dụ dưới đây:

Ý kiến: Cần thành lập CLB đọc sách cho học sinh

Lí lẽ 1

CLB đọc sách giúp bổ trợ kiến thức cho các môn học trong nhà trường.

Lí lẽ 2

CLB đọc sách giúp kết nối, chia sẻ đam mê đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc.

Lí lẽ 3

CLB đọc sách giúp rèn luyện, phát triển các kĩ năng sống cần thiết.

Bằng chứng Các hoạt động thảo luận, giới thiệu những cuốn sách liên quan đến các bài học chính khóa sẽ củng cố và nâng cao kiến thức cho các bạn học sinh.

Bằng chứng Những hoạt động thường xuyên như: điểm sách, các cuộc thi viết cảm nhận sách, thiết kế bìa sách,... sẽ khơi gợi, lan tỏa tình yêu với sách.

Bằng chứng Qua các hoạt đông, các thành viên có thể hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức sự kiện, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin,...

Tri thức tiếng Việt Từ mượn

Như bất kì ngôn ngữ nào khác, tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình.

(2)

Tiếng Việt mượn nhiều từ ngữ của tiếng Hán. Ví dụ: thiên nhiên, hải đăng, giáo dục,... Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,... Ví dụ: vi-ta-min, ra-đi-ô, xích lô, ti vi,...

Mượn từ là một cách để phát triển vốn từ. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.

Yếu tố Hán Việt

Trong tiếng Việt có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. Ví dụ: hải trong hải sản, hải quân, lãnh hải,...; gia trong gia đình, gia sản, gia giáo, gia tộc,...

Việc hiểu chính xác và sử dụng đúng các yếu tố Hán Việt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp.

Học thầy, học bạn A. Soạn bài Học thầy, học bạn ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Trả lời:

Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sống. Việc học không chỉ giới hạn trong sách vở, chương trình học mà việc học còn được vận dụng khi chúng ta tiếp xúc, học hỏi những người có kinh nghiệm như thầy cô, có nhiều điều mới lạ, khác biệt như bạn bè. Điều đó còn giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô- na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng. Dù ông có năng khiếu về tài năng hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy thì ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:

(3)

- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.

- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý.

→ Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.

Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.

Câu 4 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn không phải là mâu thuẫn mà nó luôn song hành với nhau. Chúng ta không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn nữa. Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một trong hai trên con đường thành công của mỗi người.

Câu 5 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(4)

Câu 6 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Để học thầy học bạn thật hiệu quả. Đầu tiên chúng ta cần có thái độ tôn trọng người sẽ dạy dỗ, chia sẻ kiến thức với mình. Cần phải biết nỗ lực, nhìn nhận ra điểm còn hạn chế của bản thân và siêng năng tìm hiểu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Học thầy, học bạn:

1. Xuất xứ

Trích từ Văn biểu cảm – nghị luận, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2001.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "mâu thuẫn với nhau"): Giới thiệu hai câu tục ngữ.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “kinh nghiệm từ các bạn”): Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt:

(5)

Văn bản bàn luận về vấn đề nên học thầy hay học bạn. Ý kiến đầu tiên cho rằng học từ thầy là quan trọng. Bởi họ là những người hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ. Để chứng minh cho luận điểm, tác giả đã đưa ra dẫn chứng về danh họa Lê-ô-na-rơ-đơ Đa Vin-chi. Nhờ có người thầy Ve-rốc-chi-ô và bài tập vẽ trứng, danh họa nhận ra kim chỉ nam trong sự nghệp của mình đó là sự khổ luyện đến mức thuần thục. Còn ý kiến thứ 2 cho rằng học từ bạn cũng rất cần thiết. Vì chúng ta cần học tập từ mọi nơi, mọi lúc và học từ bạn thuận lợi ở chỗ cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc truyện thụ dễ dàng hơn. Và cuối cùng, tác giả kết luận mỗi người nên kết hợp giữa học thầy cùng với học bạn để chinh phục chân trời tri thức.

6. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã chứng minh về ý nghĩa và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ để khẳng định vai trò quan trọng của học thầy và học bạn.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng A. Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(6)

Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết, em ấn tượng với nhân vật này vì sự ra đời kì lạ và những hành động kì lạ, trên hết là tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm của Gióng. Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc.

Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Điều đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng:

- Sự ra đời khác thường (mẹ mang thai đến 12 tháng, Gióng lên ba vẫn không biết nói cười).

- Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói xin đi đánh giặc, cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc.

- Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, trả lại mũ áo và bay về trời.

=> Qua sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng, tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Ý kiến về nhân vật Thánh

Gióng Lí lẽ Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi

thường

- Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai

thần kì của bà mẹ Gióng.

- Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng

mười hai tháng mới sinh...

Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh

của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

- Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc

của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú

- Khi có giặc thủ tiếng gọi áy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ẩn ấy

của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

(7)

bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Câu thể hiện bằng chứng là:

+ Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là cỡ rộng đến đâu).

+ Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Văn bản đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau và hiểu về văn bản một cách sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn bản, chúng ta cần tìm hiểu đồng thời theo nhiều cách để hiểu sâu về văn bản.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng:

1. Xuất xứ

Trích từ Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "vẻ đẹp giản dị, gần gũi"): Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật Thánh Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “làm nên Thánh Gióng”): Phân tích, bình luận, chứng minh vẻ đẹp của nhân vật.

(8)

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của nhân vật Thánh Gióng.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt:

Thánh Gióng là đề tài lớn đầu tiên về truyền thống đánh giặc, giữ nước.

Hình ảnh Gióng hiện lên vừa phi thường, lí tưởng vừa giản dị gần gũi. Phi thường ở xuất thân hết sức đặc biệt, đầy kì lạ, mang sức mạnh lý tưởng của người anh hùng dân tộc. Gần gũi giản dị ở chỗ, Gióng có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng. Dù là anh hùng Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” vẫn phải ăn cơm nhân dân nấu, mặc áo nhân dân may, sử dụng ngựa sắt, doi sắt do những những người thợ rèn giỏi nhất làm ra. Có thể nói Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ thể hiện sức mạnh và những mơ ước muôn đời của nhân dân ta về người anh hùng.

6. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã bàn luận thấu đáo về ý nghĩa và vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng trong nền văn chương của nước nhà.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

Góc nhìn A. Soạn bài Góc nhìn ngắn gọn:

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(9)

Lời khuyên của người hầu vừa giúp nhà vua không bị đau mỏi chân lại giúp tiết kiệm nguồn kinh phí của đất nước.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.

- Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải và ông không bận tâm hay lo lắng về việc tốn kém.

- Người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân vì họ hiểu những nỗi thiếu thốn, khó khăn và biết tiết kiệm.

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Chúng ta nên nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để thấy sự việc một cách khách quan và chọn cách nào tốt nhất. Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn mà phải biết cân nhắc và chọn lựa giải pháp tối ưu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Góc nhìn:

1. Xuất xứ:

Trích từ Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2016.

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua” (Nhà vua nổi giận và đưa ra quyết định tốn kém).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “công sức, của cải!” (Lời khuyên chí lý của anh người hầu).

- Đoạn 3: Còn lại (Quyết định đúng đắn của nhà vua).

3. Thể loại: truyện ngắn.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Tóm tắt:

Có một ông vua quyết định vi hành đến vùng đất xa xôi nhất của đất nước.

Khi trở về, chân ông rất đau vì toàn con đường gập ghềnh sỏi đá. Bực mình, ông ra lệnh cho tất cả con đường phải được bao phủ bằng da súc vật – một mệnh lệnh

(10)

khó thực hiện. tốn kém. Cuối cùng một người hầu khôn ngoan đứng ra ngăn cản bằng cách khuyên nhà vua hãy cắt những miếng da bò rồi phủ quanh đôi chân của mình. Vua rất ngạc nhiên rồi cũng đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

6. Giá trị nội dung

Văn bản đã đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên góc nhìn khác nhau của nhà vua và người hầu. Từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống.

7. Giá trị nghệ thuật

Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: chân đau, con đường gập ghềnh...

Thực hành tiếng Việt trang 47 A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung.

- Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Theo em, chúng ta mượn những từ như email, video, Internet vì tiếng Việt của ta khó tìm được từ ngữ tương đương để biểu thị những khái niệm này.

(11)

- Mặt khác, chúng ta sử dung những từ mượn gốc Âu để làm phong phú thêm ngôn ngữ của chúng ta nhưng phải được sử dung theo đúng nguyên tắc tránh bị xem là lạm dụng từ.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Trong câu chuyện trên, người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên đã dùng quá nhiều từ mượn gốc Âu khiến cho người nghe khó hiểu. Mặt khác, cán bộ hưu trí là người lớn tuổi sẽ khó nghe và khó hiểu được từ mượn.

- Qua đó, em rút ra rằng sử dụng từ mượn cần phải thích hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng nghe phù hợp, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều từ mượn trong một

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a.

- Tài năng: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc - Hội họa: một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt.

- Họa sĩ: người chuyên vẽ tranh nghệ thuật, có trình độ và đã được mọi người công nhận.

b.

- Phủ định: bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì.

- Bổ sung: thêm vào cho đủ.

- Nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được.

c.

- Dân tộc: tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá.

- Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nào đó.

d.

- Phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

- Nhân sinh: quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người.

Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt Ý nghĩa

(12)

1 Bình (bằng phẳng,

đều nhau) bình đẳng ngang hàng nhau về trách nhiệm và quyền lợi.

2 Đối (đáp lại, ứng

với) đối thoại, đối đáp

cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để

bàn bạc, trao đổi ý kiến.

3 Tư (riêng, việc

riêng) tư chất

đặc tính có sẵn của một người, riêng tư nghĩa là riêng của từng người.

4 Quan (xem) quan điểm

cách nhìn nhận, suy nghĩ một sự vật, một vấn đề;

quan sát là xem xét từng chi tiết để tìm hiểu.

5 Tuyệt (cắt, đứt,

hết) tuyệt chủng

mất hẳn nòi giống, tuyệt vọng nghĩa là mất hết mọi hi

vọng.

Câu 6 (trang 49 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Đặt câu:

- Mọi người trên thế giới đều bình đẳng

- Trong buổi thảo luận chúng ta nên bày tỏ quan điểm của mình.

- Nếu không bảo vệ loài vật quý hiếm, chúng sẽ dễ bị tuyệt chủng như loài khủng long khi xưa.

Câu 7 (trang 49 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a)

- Thiên trong thiên vị: nghiêng theo, nghe theo một bên này hơn bên kia.

- Thiên trong thiên văn: thiên nhiên.

- Thiên trong thiên niên kỉ: chỉ thời gian (năm).

b)

- Họa trong tai họa: chỉ điềm xấu xảy ra.

- Họa trong hội họa: vẽ.

- Họa trong xướng họa: đối đáp với nhau bằng những bài thơ cùng một thể, một vần.

c)

- Đạo trong lãnh đạo: chỉ đạo - Đạo trong đạo tặc: trộm cướp

- Đạo trong địa đạo: đường hầm đào ngầm dưới đất.

(13)

Viết ngắn

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những ích lợi gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Bài làm tham khảo

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống.

Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại.

Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.

Chú thích:

- Từ Hán Việt là từ ngữ được in đậm trong đoạn văn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

Từ mượn

Như bất kì ngôn ngữ nào khác, tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình.

Tiếng Việt mượn nhiều từ ngữ của tiếng Hán. Ví dụ: thiên nhiên, hải đăng, giáo dục,... Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,... Ví dụ: vi-ta-min, ra-đi-ô, xích lô, ti vi,...

Mượn từ là một cách để phát triển vốn từ. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.

Yếu tố Hán Việt

Trong tiếng Việt có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. Ví dụ: hải trong hải sản, hải quân, lãnh hải,...; gia trong gia đình, gia sản, gia giáo, gia tộc,...

(14)

Việc hiểu chính xác và sử dụng đúng các yếu tố Hán Việt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp.

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

A. Soạn bài Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? ngắn gọn :

Đề bài

Dựa vào gợi ý trong sơ đồ sau, em hãy xác định ý kiến, các lí lẽ và bằng chứng của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Trả lời:

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?:

I. Tác giả 1. Xuất xứ

- Trích trong Những bài nghị luận xã hội chọn lọc, NXB Đại học Sư phạm TP.

Hồ Chí Minh, 2016.

2. Bố cục 3 đoạn

(15)

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “điều ấy có thật đúng?”): Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “trong từng khoảnh khắc”): Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định vấn đề: hạnh phúc luôn ở quanh ta.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

5. Tóm tắt:

Hạnh phúc có thể đến từ những điều ngọt ngào. Đó là cử chỉ quan tâm, yêu thương, lời hỏi han mà cha mẹ dành cho con và bạn bè dành cho nhau. Hay Bill Gates đã lập quỹ từ thiện để đem đến điều ngọt ngào cho người người nghèo khổ. Nhưng những vất vả, nỗi đau cũng đem đến cho ta sự ngọt ngào. Đó là khi mẹ vất vả mang thai con trong bụng cho đến khi sinh con, hay những người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn cảm thấy hạnh phúc vì còn thời gian để sống và cống hiến.

Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau trên đường đời. Điều quan trọng là phải biết nhận ra hạnh phúc ở trong cuộc sống của mình và không ngừng phấn đấu, nỗ lực.

6. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, tác giả đã chứng minh quan điểm về hạnh phúc và khẳng định hạnh phúc luôn ở quanh ta.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

(16)

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

A. Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống ngắn gọn :

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Hãy giữ gìn bữa cơm gia đình.

Mở bài: “Ngày nay,... thường nhật.” Người viết nêu được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về hiện tượng.

Thân bài:

- Người viết đôi ta hai lý lẽ để củng cố ý kiến. Với mỗi lý lẽ người viết về đưa ra những bằng chứng từ thực tế để làm rõ vấn đề.

Lí lẽ 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bằng chứng 1: “Những món ăn… hạnh phúc.”.

Lí lẽ 2: Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấu hiểu nhau hơn.

Bằng chứng 2: “Còn gì hạnh phúc hơn… những người khác.”.

- Những lý lẽ, bằng chứng quan trọng được đặt phía sau nhằm tạo điểm nhấn và khiến bài viết động lại lâu hơn trong tâm trí người đọc.

- Các cụm từ “Trước hết”, “ Quan trọng hơn cả” được sử dụng để chuyển ý, giúp người đọc hình dung được mạch lập luận của tác giả.

Kết bài: “Do đó,... mỗi chúng ta.” Người viết khẳng định lại vấn đề, đề xuất hành động để tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Sau khi đọc văn bản trên, em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?

Tác giả viết bài viết này nhằm mục đích nêu ra tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong cuộc sống của chúng ta.

2. Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến.

Ý kiến: Nên duy trì bữa cơm trong cuộc sống thường nhật.

Lí lẽ 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bằng chứng 1: “Những món ăn… hạnh phúc.”.

Lí lẽ 2: Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấu hiểu nhau hơn.

Bằng chứng 2: “Còn gì hạnh phúc hơn… những người khác.”.

3. Chức năng của đoạn mở bài trong bai văn trên là gì?

Đoạn mở bài giúp người viết nêu ra được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về bữa cơm gia đình.

(17)

4. Ở phần kết bài, người viết có thể đưa ra những để xuất hành động nhằm tạo ra những thay đổi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao?

Đề xuất của người viết ở phần kết là mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát.

Theo em, đề xuất của tác giả rất hợp lí. Vì mỗi thành viên góp phần làm nên bữa cơm gia đình sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn.

5. Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.

Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.

Hướng dẫn quy trình viết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi biết.

Xác định đề tài.

Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:

- Thần tượng một ai đó: nên hay không?

- Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?

- Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

- Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.

Thu thập tư liệu

Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề. Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...

Khi đọc tài liệu, em hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi:

- Ý kiến, lý lẽ nào em đồng ý? Ý kiến, lý lẽ nào em không đồng ý?

- Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lý lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến?

- Ý kiến, lý lẽ chưa được đề cập đến có quan trọng hay không?

- Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

(18)

Tìm ý.

Em hãy viết ra những ý kiến của mình xoay quanh hiện tượng cần bàn luận.

Lập dàn ý.

Từ các ý kiến đã viết ra, em chọn những ý kiến tiêu biểu, nổi bật để lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dàn ý cần đảm bảo các yếu tố của bài văn nghị luận:

Bước 3: Viết bài.

Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:

- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.

- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.

Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.

Bài viết tham khảo

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học.

Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình

(19)

thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật”

mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:

(20)

Các thành phần

của bài viết. Nội dung kiểm tra. Đạt/ Chưa

đạt

Mở bài. Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.

Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận.

Thân bài.

Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng.

Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến.

Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.

Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý.

Kết bài. Khẳng định lại ý kiến của mình.

Đề xuất những giải pháp.

Rút kinh nghiệm.

Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

Khi viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống cần thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị - Tìm ý, lập dàn ý - Viết bài - Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:

Trao đổi ý kiến, thảo luận hay tranh điện về một hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau là cách thức hiệu quả để loại bỏ được những định kiến hoặc quan niệm sai lầm và nhận ra được những cách nghĩ đúng đắn, tiến bộ. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống. Nếu việc đọc các văn bản nghị luận giúp em tiếp nhận những góc nhìn của người khác thì việc viết ra quan điểm của mình về các hiện tượng trong cuộc sống sẽ giúp em chia sẻ với mọi người góc nhìn của em.

Làm thế nào để có thể viết bài văn thể hiện suy nghĩ của mình về các hiện tượng trong cuộc sống? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.

Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống thuộc thể nghị luận.

Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận.

(21)

- Nêu lý lẽ, dẫn chứng ảnh để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

+ Thân bài: Đưa ra được ít nhất hai hình vẽ cụ thể để lý giải cho ý kiến của người viết. Các lý lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

A. Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn : Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói.

Đề tài của bài nói đã được em chuẩn bị được phần Viết. Mục đích của bài nói là để thuyết phục người nghe về vấn đề mà em trình bày. Do đó, cần cân nhắc đến không gian và thời gian nói bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu? Em sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi với người nghe?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Tìm hình ảnh, đoạn phim ngắn, sơ đồ, bảng biểu để tăng tính thuyết phục cho bài nói.

- Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi.

- Việc tóm tắt hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ (Trên giấy hoặc trên các phần mềm trình chiếu) sẽ giúp em làm chủ được nội dung trình bày, cũng như giúp người nghe dễ dàng theo dõi bài nói.

Bước 3: Luyện tập và trình bày.

Em có thể luyện nói một mình bằng cách đứng trước gương hoặc nói và tự ghi âm để nghe lại, hoặc luyện tập với bạn.

- Khi luyện tập, em chú ý:

+ Lựa chọn từ ngữ trong phù hợp với văn nói; Sử dụng từ nối: mặt khác, hơn nữa, bên cạnh đó, thứ nhất, thứ hai, đầu tiên, tiếp đó,... để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; Sử dụng một số cấu trúc về nhấn mạnh ý tưởng: phủ định của phủ định, cấu trúc điệp,...

+ Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn: Đưa ra một hình ảnh, có tính ẩn dụ; kể một câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn; chiếu một đoạn phim ngắn hoặc đưa ra một sự vật để khơi gợi trí tò mò, đặt ra một vấn đề thực tế mà người nghe quan tâm trích dẫn một danh ngôn, lời phát biểu,...

(22)

- Khi trình bày, em nên:

+ Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước.

+ Trình bày từ khái quát đến cụ thể: Tóm tắt hệ thống ý của bài nói trước, sau đó đi vào cụ thể từng phần.

+ Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

+ Chú ý tương tác với khán giả bằng cách đến gần khán giả, giao tiếp bằng mắt.

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là... học sinh lớp .... Tôi muốn hỏi tất cả mọi người ở đây rằng. Những ai đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường?.

Những ai đã từng chứng kiến nạn bạo lực học đường trong chính ngôi trường mình theo học?. Vâng con số không hề nhỏ, vậy các bạn đã hiểu thế nào là bạo lực học đường và ý kiến của các bạn về vấn đề nhức nhối này như thế nào ạ?.

Vâng, ngày hôm nay tôi ở dây để muốn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của cá nhân mình vấn đề nghiêm trọng này trong xã hội.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học.

Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật”

mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn

(23)

đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này. Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của cá nhân tôi rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và các bạn.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá.

Khi trao đổi với người nghe, em nên:

- Có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến của khán giả.

- Lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện mà em cho là quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.

- Sau buổi trình bày, có thể tiếp tục trao đổi với khán giả những ý kiến chưa được làm rõ (có thể thông qua một số phương tiện như thư điện tử, tin nhắn, mạng xã hội,...).

Nội dung kiểm tra Đạt/

Chưa đạt

(24)

Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.

Thể hiện được ý kiến, lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.

Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định.

Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng

điệu và nhiệm vụ hợp lý.

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, lý lẽ

phản biện của khán giả.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:

Khi làm bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống cần chuẩn bị những nội dung sau:

Bước 1: Xác định đề tài thời gian và không gian nói Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

Bước 3: Luyện tập và trình bày bài nói Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Ôn tập trang 58 Tập 2 Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.

Trả lời

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.

- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Văn bản Ý kiến Lĩ lẽ và bằng chứng

(25)

Học thầy, học bạn

Học từ thầy là quan trọng

Lí lẽ: Mõi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.

Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.

Học từ bạn cũng rất cần thiết

Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.

Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Thánh Gióng là một nhân vật phi thường

Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh...

Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước

Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên

Ngọt ngào là hạnh phúc

Lí lẽ: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

Bằng chứng: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vưi về và ấm lòng.

(26)

hạnh phúc

Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muôn ngất đi. Nhưng rồi, trong nổi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình.

- Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá mộ vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.

Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.

Câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Cuộc sống từ góc nhìn của chúng ta và người khác không thể giống nhau. Bởi lẽ, mỗi người sẽ có cái nhìn, suy nghĩ, quan điểm khác nhau về cuộc sống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết được những đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn:

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.. + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công

- Bước 3: Khi viết cần thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói,

Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù

Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế