• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30 Ngày soạn: 09/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16/ 04/ 2018 Toán

KI - LÔ - MÉT I . MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị ki - lô - mét.Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki - lô - mét.

- Nắm được quan hệ giữa ki - lô - mét và mét

- Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số đo với đơn vị là ki - lô - mét.

- Biết so sánh các khoảng cách đo bằng ki - lô - mét.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết và ước lượng độ lớn của đơn vị là ki - lô - mét.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(4’) - 2 HS lên bảng

- Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu đợn vị đo độ dài km (12’)

- GV nêu

- GV viết lên bảng

- HS luyện viết vào nháp - Vài HS đọc laị

2.2. Thực hành (18’) Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở nhận xét - Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu

- GV ycầu HS qsát hình vẽ trên bảng - HS nêu độ dài từng quãng đường (nêu miệng )

- HS thảo luận nhóm đôi để TLCH - Các nhóm hỏi đáp trước lớp

1m = ... dm 1m = ... cm

- Để đo các khoảng cách lơn ví dụ quãng đường giữa hai tỉnh , ta dùng đơn vị lớn hơn là ki lô mét

- Ki lô mét viết tắt là km 1 km = 1000 m

Bài 1: Số ?

1km = ... m ... m = 1km 1m = ... dm ... dm = 1m 1m = ... cm ... cm = 1dm

Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau

a. Quãng đường từ A đến B dài 23 km b. Quãng đường từ B đến D đi qua C dài 90 km

c. Quãng đường từ C đến A đi qua B dài

(2)

- HS bổ sung - GV nhận xét

?Vì sao em biết quãng đường từ B đến D dài 90 km? (em phải tính tổng độ dài 2 quãng đường BC và CD)

Bài 3: 1 hS nêu yêu cầu

- GV cho HS qsát bản đồ Việt Nam - GV giới thiệu cho HS về bản đồ VN - HS làm bài cá nhân

- 2 HS viết vào bảng phụ - Chữa bài:

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Lớp đọc và đối chiếu bài của mình + GV kiểm tra xác suất

Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn

+ Nhận biết độ dài các quãng đường + So sánh độ dài các quãng đường + Rút ra kết luận

- HS trả lời các câu hỏi và giải thích lí do

- HS nhận xét – GV nhận xét

GV: Để đo khoảng cách giữa các tỉnh thành phố ( khoảng cách xa ) người ta dùng đơn vị km

C. Củng cố dặn dò (1’)

- Yêu cầu HS nhắc lại đơn vị vừa học - GV NX giờ học

65 km

Bài 3. Nêu số đo thích hợp ( theo mẫu )

quãng đường dài

Hà Nội – Cao Bằng Hà Nội – Lạng Sơn Hà Nội – Hải Phòng Hà Nội –Vinh

Vinh – Huế

Tp Hồ Chí Minh – Cần Thơ Tp Hồ Chí Minh – Cà Mau

285km 169km 102km 308km 368km 174km 528km Bài 4:

- Cao Bằng và Lạng Sơn, Cao Bằng xa Hà Nội hơn

- Lạng Sơn và Hải Phòng, Hải Phòng gần Hà Nội hơn

- Quãng đường Hà Nội – Vinh gần hơn quãng đường Vinh – Huế

- Quãng đường Tp Hồ Chí Minh – Cần Thơ gần hơn quãng đường Tp Hồ Chí Minh – Cà Mau

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài - Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

- Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào, Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi, thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát. Rèn kỹ năng đọc- hiểu nội dung câu chuyện.

c)Thái độ: Có thái độ kính yêu và biết ơn Bác Hồ, thực hiện theo lời dạy của Bác:

biết tự nhận lỗi, thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.

* TH: Quyền được học tập, vui chơi. được quan tâm, khen ngợi khi thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

(3)

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- 2 HS lên bảng đọc bài

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài - HS nhận xét

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài đọc(1’)

- GV giới thiệu vào bài và ghi tên bài.

2. Luyện đọc(30’) a. Đọc mẫu

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.

- Khái quát chung cách đọc.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài - HS đọc chú giải SGK.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xét

Cây đa quê hương

Ai ngoan sẽ được thưởng.

- Giọng kể chuyện vui vẻ.

Đọc lời Bác: ôn tồn, triu mến.

Giọng các cháu: vui vẻ, nhanh nhảu, kéo dài.

Từ khó

- Quây quanh, reo lên, non nớt, trìu mến.

Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài(15’)

- HS đọc đoạn 1

? Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?

- HS đọc đoạn 2

?Bác hỏi các em học sinh những gì?

?Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những

1. Bác Hồ đến thăm trại thiếu nhi - Bác đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp và nơi tắm rửa.

2. Bác Hồ trò chuyện với các cháu - Các cháu chơi có vui không?

- Các cháu ăn có no không?

- Các cô có mắng phạt các cháu không?

- Các cháu có thích kẹo không?

3. Bác Hồ chia quà

- Chia kẹo cho các bạn ngoan, bạn nào

(4)

ai?

- HS đọc đoạn 3

? Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?

?Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?

* TH: Quyền được học tập, vui chơi, được quan tâm, khen ngợi khi thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

4. Luyện đọc lại (18’)

- GV hướng dẫn đọc phân vai.

- Các nhóm tự phân vai đọc . - 3 nhóm đọc thi.

- Lớp nx và bình chọn nhóm đọc hay nhất 5. Củng cố, dặn dò (1’)

- 1 HS đọc 5 điều Bác dạy.

- Ycầu HS sưu tầm các câu chuyện về Bác - Giáo viên nhận xét giờ học.

không ngoan thì không được ăn kẹo.

- Vì bạn Tộ không vâng lời cô.

-

- Bạn biết dũng cảm nhận lỗi.

- Lời Bác: ân cần, trìu mến, tình cảm.

- Lời các cháu: ngây thơ, kéo dài giọng.

- Lời Tộ, lúng túng, rụt rè.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 10/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17/ 04/ 2018 Toán

MI – LI - MÉT I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Nắm được tên gọi , kí hiệu của đơn vị mi - li - mét.

- Nắm được quan hệ giữa xăng - ti - mét và mi - li - mét, giữa mét và mi - li - mét.

- Tập ước độ dài mi - li - mét và xăng - ti - mét

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết và ước lượng độ lớn của đơn vị là mi - li - mét.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ có vạch chia mm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(4’) - 2 HS lên bảng

- Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Giới thiệu đvị đo độ dài mi - li - mét.

(12’)

- GV yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài đã được học

- GV giới thiệu về đơn vị mi li mét

- Gv yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên vạch thước kẻ của mình

H: Độ dài từ vạch số 0 đến vạch số 1

1km = ... m 1m = ... dm

1m = .. . cm

- cm, dm , km

- Mi li mét là một đơn vị đo độ dài - Mi li mét viết tắt là mm

(5)

được chia thành mấy phần bằng nhau?

H: Vậy em có thể đoán xem 1cm bằng bao nhiêu mm?

- GV viết lên bảng

- HS luyện viết vào nháp - Vài HS đọc laị

3.Thực hành(18’) Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở nhận xét

- Yêu cầu HS giải thích 5 cm = 50 mm Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng

- HS nêu độ dài từng đoạn thẳng - HS bổ sung

- GV nhận xét

H: Vì sao em biết đoạn thẳng MN dài 60 mm ?

Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài làm

+ Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét GV : GV lưu ý HS cách tính chu vi của một hình và cách viết đơn vị trong bài toán có lời văn

Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu

- GV tổ chức trò chơi : 2 đội , mỗi đội 3 HS cầm các thẻ chữ ghi cm và mm + Theo hiệu lệnh của GV dán vào bảng phụ

+ Đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc - HS tham gia chơi

- Dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét - đánh giá trò chơi

GV: Để đo khoảng cách ngắn ví dụ như bề dày của một cuốn sách người ta thường dùng đơn vị mm

C. Củng cố dặn dò(1’)

- Yêu cầu HS nhắc lại đơn vị vừa học

1cm = 10mm 1m = 1000mm

Bài 1: Số ? 1cm = ... mm ... dm = 1m 1000mm = ... m

10mm = ... cm 5cm = ... mm 3cm = ... mm

Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu mi li mét?

- Đoạn thẳng MN dài 60mm b.Đoạn thẳng AB dài 30mm c. Đoạn thẳng CD dài 70mm

Bài 3: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là

Chu vi hình tam giác là 24 + 16 + 28 = 68( mm ) Đáp số: 68mm

Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp

Bề dày cuốn sách Toán 2 khoảng 10 mm

Bề dày chiếc thước kẻ dẹt là 2mm Chiều dài chiếc bút bi là 15cm

(6)

- GV NX giờ học

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Kể chuyện

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn truyện.

- Kể lại được toàn bộ truyện.

- Biết kể lại đoạn cuối của truyện bằng lời nhân vật Tộ.

- Tập trung theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp lời bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý loài thú thông minh cảnh giác với loài thú dữ trong thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(4’)

- 3 HS nối tiếp nhau kể bài cũ

? Em thích nhân vật nào trong truyện?

Vì sao

- Lớp nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện (28’) - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

- HS kể chuyện theo nhóm 4 HS.

- 3 đại diện của 3 nhóm nối tiếp thi kể 3 đoạn.

- HS nhận xét - GV nhận xét.

- 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét - GV nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu

- GV hdẫn: Các em phải tưởng tượng mình là Tộ, khi kể xưng “tôi”, “em”

- 1 HS kể mẫu.

- Nhiều HS kể trước lớp.

- GV nhận xét khuyến khích HS khen ngợi HS kể có sáng tạo.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

? Qua câu chuyện em học được gì từ bạn Tộ?

- Những quả đào.

- Ai ngoan sẽ được thưởng

Bài 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”

Tranh 1: Bác đến thăm trại nhi đồng.

Tranh 2: Bác trò chuyện, hỏi han các em

Tranh 3: Bác khen và thưởng kẹo cho Tộ.

Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện:

Bài 3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời bạn Tộ:

(7)

- GV nhận xét giờ học

- Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe viết chính xác trình bày đúng nội dung một đoạn văn trong bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”.

- Làm đúng bài tập phân biệt: tr/ch b) Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- GV đọc – 2 HS viết bài trên bảng.

- Dưới lớp viết vào nháp và nhận xét - GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn tập chép

a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị(5’) - GV đọc đoạn văn 1 lần

- 2 HS đọc lại

?Đoạn văn kể về việc gì?

?Tìm các từ viết hoa?

- HS luyện viết bảng con.

b. GV đọc học sinh chép bài vào vở(15’) - GV đọc – HS viết bài

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

c. Chữa bài(5’)

- HS chữa lỗi bằng bút chì.

- Đổi chéo bài để soát lại lỗi

- GV chấm bài một số em, nhận xét rút kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(8’) - 1 HS nêu yêu cầu

- Lớp làm bài vào vở bài tập - 2 HS chữa bài trên bảng lớp

- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 2 HS đọc lại bài làm

xuất sắc, sóng biển.

xanh xao, xô đẩy.

- Ai ngoan sẽ được thưởng

- Bác đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng.

- Bác Hồ, Bác.

- ùa tới, quây quanh, Bác Hồ.

Bài tập 2

(chúc, trúc): cây trúc chúc mừng (chở, trở): trở lại.

che chở

(8)

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét chung bài viết - GV NX giờ học

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 11/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18/ 04/ 2018 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

Giúp HS củng cố về

- Các đơn vị đo độ dài cm, dm, mm, km

- Luyện tập làm tính, giải toán có liên quan đến các số đo có đơn vị đo độ đã học - Cách đo độ dài các đoạn thẳng

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính, giải toán, đo độ dài các đoạn thẳng.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- 2 HS lên bảng - Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập (28’) Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài:

+ đọc và nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét GV : Lưu ý HS viết đơn vị đo độ dài sau khi thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài

Bài 2:1 HS đọc đề bài - GV tóm tắt :

H: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- 1 HS dựa vào tóm tắt nêu lại bài tóan - HS làm bài vào vở, HS chữa bài trên bảng

- Chữa bài

Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả

7mm + 8mm = 15mm 25mm – 17mm = 8mm 34mm + 56mm = 90mm

- Luyện tập Bài 1: Tính

13m + 15m = 28m 66km – 24km = 42km 23mm + 42mm = 65mm

Bài 2.

Bài giải

Người đó đã đi được tất cả số ki- lô- mét là 18 + 12 = 30( km )

Đáp số: 30km

Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Một bác thợ may dùng 15 m vải để may 5

(9)

- Các nhóm khác bổ sung

- Yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn

Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu - HS dùng thước để đo - HS làm bài vào vở - 1 HS làm trên bảng - Chữa bài:

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Giải thích cách làm bài

+ Yêu cầu HS nêu cách làm khác C. Củng cố dặn dò (2’)

- Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học

- GV NX giờ học

bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như vậy cần bao nhiêu mét vải:

A. - 10m

B. - 20m

C. - 3m

Bài 4: Đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC rồi tính chu vi của hình tam giác đó

Bài giải

Chu vi của hình tam giác đó là:

3 + 4 + 5 = 12( cm ) Đáp số: 12cm

Tập đọc

CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thở.

- Biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc.

- Hiểu các từ mới trong bài.

- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Đêm đêm bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm, ngắm bác, ôm hôn ảnh Bác. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của các cháu thiếu nhi miền Nam với Bác b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát. Rèn kỹ năng đọc- hiểu nội dung bài thơ.

c)Thái độ: Có thái độ trân trọng tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam với Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (1’) - 2 HS lên bảng đọc bài cũ.

- Vs Bác vẫn khen và thưởng cho Tộ?

- Lớp nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV cho HS quan sát tranh vẽ.

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. Luyện đọc (15’) a. Đọc mẫu

- Ai ngoan sẽ được thưởng.

- Cháu nhớ Bác Hồ

(10)

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV nêu khái quát cách đọc bài

b. Hdẫn HS l.đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp dòng thơ - HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.

- Luyện đọc từ khó.

* Đọc từng đoạn trước trước lớp - GV chia đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS luyện đọc đoạn thơ

- HS đọc chú giải SGK

* Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc trong nhóm đôi - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng khổ thơ

- Lớp nhận xét.

* Đọc đồng thanh

- Lớp đọc đồng thanh 1 lần 3. Tìm hiểu bài (8’)

- 1 HS đọc đoạn 1.

? Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?

? Vì sao bạn phải “ cất thầm” ảnh Bác?

?Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?

- HS đọc thầm toàn bài.

?Tìm chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?

4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ

- Đọc toàn bài vưói tình cảm thiết tha, nhấn giọng ở từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng của bạn nhỏ.

- Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu.

- Đoạn 1: 8 dòng đầu.

- Đoạn 2: 6 dòng còn lại Câu dài

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/

Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.//

Nhìn mắt sáng,/ nhìn chòm râu,/

Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ.//

Càng nhìn /càng lại ngẩn ngơ,/

Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn//

1. Hình ảnh đẹp về Bác

- Quê ven sông Ô Lâu, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng với thời điểm đó.

- Vì đó là vùng bị địch tạm chiếm giặc cấm treo ảnh Bác.

- Đôi má hồng, mái đầu bạc, mắt hiền tựa vì sao.

2. Tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ

- Bạn nhỏ nhớ Bác, giở ảnh Bác ra ngắm, ôm hôn ảnh Bác mà tưởng như được Bác hôn.

(11)

(7’)

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ dựa theo các từ điểm tựa.

- HS thi đọc thuộc từng đoạn thơ.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

H: Tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác Hồ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

* TH: Quyền được kính yêu Bác Hồ.

- Bổn phận phải nhớ ơn Bác, kính yêu Bác.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 12/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19/ 04/ 2018 Toán

VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Ôn lại về so sánh các số có ba chữ số - Ôn lại về đếm các số trong phạm vi 1000

- Biết cách viết số có ba chữ số thành tổng các trăm , chục, đơn vị b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính, giải toán, đo độ dài các đoạn thẳng.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Bộ ô vuông, Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(4’)

- 2 HS lên bảng

- Dưới lớp nêu các đơn vị đo độ dài đã học

- Nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giơí thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Ôn lại thứ tự các số (6’) - 1 HS đếm từ 201 đến 210 - 1 HS đêm stừ 321 đến 332 - 1 HS đếm từ 461 đến 472 - 1 HS đếm từ 591 đến 600

3. Viết số thành tổng các trăm chục đơn vị (6’)

- GV ghi bảng số : 357

?Số 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- GV viết bảng

Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh là : 12mm , 32mm, 15mm

- Viết số thành tổng các trăm , chục, đơn vị

357 gồm ba trăm , năm chục và bảy đơn vị 357 = 300 + 50 + 7

(12)

- GV tiến hành tương tự với các số 820, 703

4. Hướng dẫn làm bài tập (18’) Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc mẫu - GV phân tích mẫu

?Số 389 gồm mấy trăm mấy chục mấy đơn vị?

?Số 389 viết đựoc thành tổng như thế nào

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên bảng - Chữa bài, nx

Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu - HS đọc mẫu

- HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng

- Chữa bài, nx

Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu - GV tổ chức trò chơi

+ 2 đội, mỗi đội 4 HS chơi tiếp sức theo hiệu lệnh của GV

+ Đội nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét các đội chơi

- GV nhận xét – tuyên bố đội thắng cuộc

Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu

- GV tổ chức trò chơi: Theo hiệu lệnh của GV cả lớp xếp thi, tổ nào có nhiều HS xếp đúng và nhanh là thắng cuộc

- HS tham gia chơi

- GV nhận xét – tuyên bố tổ có nhiều HS xếp đúng nhất

C. Củng cố dặn dò (1’)

Hôm nay học nội dung kiến thức gì ? - GV NX giờ học

Bài 1. Viết ( theo mẫu )

389 3trăm8chục9đơnvị 389=300+80+9 237

Bài 2. Viết các số 271, 978, 835, 509 theo mẫu

M: 271 = 200 + 70 +1 978 = 900 + 70 + 8 835 = 800 + 30 + 5 509 = 500 + 9

Bài 3: Mỗi số 975 , 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào?

Bài 4: Xếp 4 hình tam giác thành hình cái thuyền

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ cà câu TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ.

(13)

- Củng cố kĩ năng đặt câu

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu phẩy.

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG: Bút dạ, giấy khổ to viết bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (4’) - 2 HS làm bài tập trên bảng

- 2 HS đối đáp: Đặt và TLCH để làm gì?

- Lớp nhận xét - Gv nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (28’) Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

GV: Qua những từ ngữ đó cho thấy tình cảm của Bác Hồ dành cho nhi đồng và tình cảm của nhi đồng dành cho Bác Hồ

Bài 2: HS đọc yêu cầu.

- GV nêu yêu cầu: mỗi HS đặt ít nhất 2 câu với 2 từ.

- HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt

- GV nhận xét nhanh, ghi bảng một vài câu hay.

Bài 3: HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát lần lượt từng tranh suy nghĩ và viết vào vở bài tập hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh.

- HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.

- Lớp và GV nhận xét.

- GV viết bảng 1 số câu đúng.

- Yêu cầu HS nêu một số hoạt động tưởng niệm Bác khác mà em biết

C. Củng cố, dặn dò (1’) - GV nhận xét giờ học

* TH: Quyền được học tập, vui chơi, làm những việc cú nghĩa.

1 HS viết các từ tả thân cây 1 HS viết các từ tả lá cây.

Từ ngữ về Bác Hồ

Bài 1: Tìm những từ ngữ:

a. Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

M: thương yêu, yêu quí, quí mến, chăm sóc, chăm lo, yêu, quí, săn sóc,...

b. Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

M: biết ơn, nhớ ơn, kính yêu, tôn kính, nhớ thương, thương nhớ,...

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1:

- Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam.

- Chúng em rất biết ơn Bác Hồ

Bài 3: Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng 1 câu:

Tranh 1:

Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác Tranh 2:

Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác

Tranh 3:

Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác Hồ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

(14)

Tập viết

CHỮ HOA M (kiểu 2) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết viết chữ hoa M hoa (mẫu 2) theo cỡ vừa và nhỏ

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết chữ hoa M hoa (mẫu 2) theo cỡ vừa và nhỏ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ M hoa (mẫu 2) đặt trong khung chữ.

- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

- Vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (4)

- Lớp viết bảng con chữ A hoa kiểu 2.

- 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng.

- 2 HS viết bảng lớp – Lớp viết bảng con - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Hướng dẫn viết chữ hoa (5’) a. Hdẫn học sinh quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung.

?Chữ M hoa cỡ vừa cao mấy ô?

?Chữ M hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV hướng dẫn cách viết.

- GV viết mẫu chữ M hoa vừa nhỡ trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.

b. Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ M hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng (5’) a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng

- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.

? Em hiểu thế nào là “Mắt sáng như sao”?

b. Hdẫn học sinh quan sát, nhận xét

Ao liền ruộng cả Ao.

Chữ hoa :M

- Chữ M hoa cỡ vừa cao 5 li

- Chữ M hoa gồm 3 nét là 1 nét móc hai đầu, 1 nét móc xuôi trái, 1 nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái.

Nét 1: đầu bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái (2 đầu đều lượn vào trong, Dừng bút ở ĐK 2.)

Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK 5, viết tiếp nét móc xuôi trái, dừng bút ở ĐK 1) Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở ĐK 2

- Tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.

(15)

?Cụm từ có mấy tiếng? tiếng nào được viết hoa?

?Nêu độ cao của các chữ cái?

?Vị trí các dấu thanh?

?Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ Mắt và hướng dẫn HS nối nét giữa nét cuối của chữ M với đường cong của chữ a

c. Hướng dẫn viết bảng con - HS viết bảng con chữ Mắt 2 lượt

- GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết.

4. Viết vở tập viết (15’) - GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài theo yêu cầu.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

5. Nhận xét bài (5’)

- GV thu và nhận xét bài 1 tổ.

- Nxét rút kinh nghiệm bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét chung giờ học.

- Khen ngợi những em viết chữ đẹp - Dặn HS viết bài ở nhà.

- Cụm từ có 4 tiếng.

- Tiếng Mắt được viết hoa.

- M, g, h: 2,5 li t: cao 1,5 li s: cao 1,25 li Các chữ còn lại:1 li - Dấu sắc đặt trên chữ ă - Dấu sắc đặt trên chữ a.

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o

1 Dòng chữ M hoa cỡ vừa.

2 dòng chữ M hoa cỡ nhỏ.

1 dòng chữ Mắt cỡ vừa.

1 dòng Mắt cỡ nhỏ.

3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 12/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20/ 04/ 2018 Toán

PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Giúp HS biết cách đặt tính và tính cộng các số có ba chữ số trong phạm vi 1000 b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính cộng các số có ba chữ số trong phạm vi 1000 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Bộ đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- 2 HS lên bảng

- Dưới lớp làm vào nháp

Viết thành tổng 325= 300 + 20 + 5 897 = 800 + 90+ 7

(16)

- HS nxét – GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Cộng các số có ba chữ số (12’) - GV nêu phép tính

- GV thực hiện tính trên các ô vuông biểu diễn

- GV hướng dẫn cách đặt tính - Gv hướng dẫn cách tính 3. Hướng dẫn làm bài tập (18’) Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 3 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét

- Yêu cầu HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể

Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên bảng - Chữa bài

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở – kiểm tra

- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính ở một phép tính cụ thể

Bài 3: – 1 HS nêu yêu cầu - HS đọc mẫu

- HS làm bài- 2 HS làm trên bảng - Chữa bài : Đọc và nxét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm của mình + GV kiểm tra xác suất

C. Củng cố dặn dò (1’)

- HS nêu lại cách đặt tính 326 + 253 - GV NX giờ học

567 = 500 + 60 + 7 444 = 400 + 40 + 4

- Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000

326 + 253 = ?

 6 cộng 3 bằng 9 , viết 9

 2 cộng 5 bằng 7 , viết 7

 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 Bài 1.Tính

235

+ 451 687

Bài 2. Đặt tính rồi tính

a. 832 + 152

b. 641 + 307

Bài 3. Tính nhẩm ( theo mẫu ) a. 200 + 100 = 300

500 + 200 = 700 300 + 200 = 500

b. 800 + 200 = 1000 400 + 600 = 1000

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Nghe kể chuyện “ Qua suối”, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện.

(17)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người: Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã

- Trả lời đúng 1 câu hỏi về nội dung câu chuyện.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, nói, viết và và trả lời câu hỏi.

c)Thái độ: Có thái độ kính yêu và biết ơn sự quan tâm tới mọi người của Bác II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: Tranh minh hoạ cảnh biển trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- 2 HS kể lại câu chuyện của bài cũ - Lớp nhận xét, Gv nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu nội dung giờ học và ghi bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (28’) Bài 1: HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi.

- Lớp quan sát tranh minh hoạ.

- HS nêu nội dung của tranh.

- GV kể chuyện 3 lần.

+ Kể lần 1, dừng lại, yêu cầu HS quan sát lại bức tranh, đọc lại 4 câu hỏi.

+ Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.

+ Kể lần 3: không cần kết hợp kể với lời giới thiệu tranh.

- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi, hs TL

? Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?

? Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?

? Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì?

? Câu chuyện “ Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?

- 3 cặp HS thực hành hỏi - đáp theo 4 câu hỏi - 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.

Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu.

- GV nhắc HS chỉ viết câu trả lời cho câu hỏi không cần viết câu hỏi.

- 1 HS nêu lại CH - 1 HS nói lại câu trả lời

- Lớp làm vào vở bài tập - GV kiểm tra, nx 1 số bài.

- Sự tích hoa dạ lan hương

Nghe - trả lời câu hỏi

Bài 1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi:

- Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối, một chiến sĩ đang kể lại hòn đá bị kênh.

- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.

- Giọng Bác ân cần.

- Giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.

- Bác và các chiến sĩ đi công tác.

- Khi đi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có 1 hòn đá bị kênh.

- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.

- Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.

Bài 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1:

- Bác rất quan tâm tới mọi người . - Cần quan tâm đến mọi người xung quan.

- Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.

(18)

C. Củng cố, dặn dò (2’)

? Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình?

- GV nhận xét giờ học, về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Chính tả

CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn tr/ch, êt/êch.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài thơ và viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có tr/ch, êt/êch.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết bài 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- GV đọc – 3 HS viết bảng lớp.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe viết (20’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- GV đọc bài chính tả 1 lần – 2 HS đọc lại

?Đoạn thơ nói về điều gì?

- HS luyện viết bảng con b. GV đọc – HS viết bài.

- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ - GV đọc – HS viết bài

- GV uốn nắn 1 số HS ngồi chưa đúng tư thế.

c. Chấm, chữa bài

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì

- GV nhận xét một số bài. Rút kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (8’) - GV chọn cho HS làm phần a.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Lớp tự làm vào vở bài tập.

- Lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nối tiếp đặt câu

- Lớp nhận xét câu vừa đặt.

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- 3 tiếng bắt đầu bằng tr.

- 3 tiếng bắt đầu bằng ch.

Cháu nhớ Bác Hồ

- 6 dòng thơ cuối.

- đoạn thơ nói về tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ

- chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng

Bài 2: Điền vào chỗ trống:

a. ch hay tr:

chăm sóc va chạm một trăm trạm y tế Bài 3: Thi đặt câu nhanh:

a. Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.

(19)

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà viết lại những từ viết sai.

Bác Lan của em làm y tá ở trạm y tế phường Hà Lầm .

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Sinh hoạt

SINH HOẠT TUẦN 30 I. MỤC TIÊU

- Đánh giá các hoạt động tuần 30 - Triển khai các hoạt động tuần 31 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Đánh giá các hoạt động tuần 30

* Ưu điểm

...

...

...

...

*Nhược điểm

...

...

...

* Tuyên dương:……...

*Phê bình ...

2. Các hoạt động tuần 31

- Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp: ôn bài, đọc báo...

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Các ban tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Tiếp tục phát động thi đua đăng ký ngày giờ học tốt - Hưởng ứng tích tực ngày hội đọc sách

CHIỀU Ngày soạn: 09/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16/ 04/ 2018 Thực hành Tiếng việt

TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Luyện đọc đúng, đọc trôi chảy thành bài.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phẩy.

- Hiểu nội dung bài chọn câu trả lời đúng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chiếc vòng bạc.

b) Kĩ năng

(20)

- Rèn kĩ năng Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát truyện Chiếc vòng bạc.

c) Thái độ: - Giáo dục tình cảm kính yêu và học tập theo lời dạy của Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tv III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ

Hoạt động Gv Hoạt động Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi hs đọc bài độc tuần 29 và trả lời câu hỏi

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn ôn tập (20’) - Gv đọc mẫu

- Hs khá đọc - Luyện đọc - Hs đọc cá nhân - Hs đọc từ khó - Hs đọc đoạn - Hd hs tìm hiểu bài

a. Em bé muốn Bác mua cho cái gì?

b. Bác đi công tác bao lâu mới trở về?

c. Thái độ của cô bé và mọi người thế nào khi thấy Bác vẫn nhớ mua món quà tặng cô bé?

d. Câu chuyện cho thấy điều gì về Bác Hồ kính yêu?

e. Câu “ Bác lấy ra một cái vòng bạc mới tinh” được cấu tạo theo mẫu nào?

3.Luyện đọc lại (8’) - Hs đọc cá nhân

- Hs nhận xét , Gv nhận xét C.Củng cố dặn dò: (2’) - Gv nx tiết học

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng

a. Một chiếc vòng bạc.

b. Hơn hai năm.

c. Vừa ngạc nhiên, vừa cảm động.

d. Bác yêu thương, quan tâm tới mong muốn của từng em nhỏ.

e. Ai – làm gì?

Gọi hs đọc bài Nhận xét

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Củng cố cho hs các đơn vị đo dộ dài.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết về các đơn vị đo dộ dài.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2hs đọc thuộc bảng đơn vị đo

(21)

độ dài.

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn hs làm bài tập (28’)

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - H nhẩm nêu kết quả (nối tiếp nêu

- Gviên nhận xét chữa kết quả

Bài 2: Gọi hsđọc yêu cầu Yêu cầu hs làm bảng con Gv nhận xét chữa

Bài 3, 4: Gọi hs đọc yêu cầu - Hướng dẫn hs giải

- Hs lên bảng giải - Lớp làm vở bài tập - Nhận xét chữa bài Bài 5: Hs đọc yêu cầu.

- Hs quan sát tranh.

- Hs tự khoanh.

- Gv nhận xét

C. Củng cố, dặn dò: (3’) Gv nx tiết học

Bài 1: Số?

a. 1000m = 1km 10 mm = 1 cm 1km = 1000m 1 cm = 10 mm 1000mm = 1m 1m = 1000mm b. 10 dm = 1 m 10cm = 1m 1m = 10dm 1dm = 10cm 100cm = 1m 1m = 100cm Bài 2:Tính (theo mẫu)

a.64km + 35km = 99km b.35mm + 52mm

=87mm

86km – 53 km = 33km 97mm – 65mm = 32mm

5km x 7 = 35 km 4mm x 9 = 36mm 36 km : 4 = 9km 35 mm : 5 = 7mm Bài 3:

19cm, 9mm, 285km.

Bài 4:

AC = 30km, BC = 20km, CD = 40km Bài 5: Hs tự vẽ.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 11/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18/ 04/ 2018 Thực hành Tiếng Việt

TIẾT 2 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Củng cố cho hs quy tắc viết tr/ch, êt/êch.

- Củng cố cho hs các từ ngữ về Bác Hồ.

b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng những chữ có tr/ch, êt/êch.

c) Thái độ: Có ý thức làm bài nghiêm túc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tv III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2hs đọc bài Chiếc vòng bạc.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- 2 học sinh đọc

(22)

2. Hướng dẫn hs làm bài tập (28’) Bài tập 1

- Gọi hs dọc yêu cầu - Yêu cầu hs tự làm bài - Hs nối tiếp nêu chữ vừa điền - Nhận xét

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.

- Hs quan sát tranh ảnh.

- Hs làm vở bài tập, đọc kq.

- Hs nhận xét.

Bài 3: Hs đọc yêu cầu

- Gọi hs đọc nội dung bài, nối.

- Gv nhận xét - Gọi hs đọc bài

Bài 4: Gọi hs dọc yêu cầu - Yêu cầu hs tự làm bài - Hs nối tiếp nêu chữ vừa điền - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò: (3’) Gv nhận xét tiết học.

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống.

a.ch hoặc tr: trăng tròn, trên trời, trong trăng, chắc.

b. chếch, mệt, nghệch, thết, hết,

Bài 2: Nối từ ngữ với chủ đề thích hợp ở ô tròn in đậm:

a. Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi:

chăm sóc, thương yêu, săn sóc, yêu quý, chăm lo, quan tâm.

b. Tình cảm của thiếu nhi của Bác Hồ:

nhớ ơn, tin tưởng, kính yêu, biết ơn, tôn kính, Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:lãnh tụ, quan tâm, kính yêu.

Bài 4: Thứ tự các câu: 1- 2 - 5 - 3 - 6 - 7 - 4

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp hs làm 1 số bài tập nhằm:

- Rèn luyện,củng cố kiến thức về mét, ki-lô-mét - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết về các đơn vị đo dộ dài: mét, ki-lô-mét c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2hs lên bảng, lớp làm nháp 1km = ... m

1m = ... dm 1m = .. . cm - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn hs Luyện tập (28’) Bài 1: Tính

11m + 16m = 20m + 59m = 43m - 34m = 76m - 17m =

- Đọc yêu cầu

- 2 hs lên bảng làm, lớp

(23)

14m + 38m = 23m - 13m = - Yêu cầu hs làm bài

- Nhận xét, chữa.

Bài 2: Khoanh tròn chữ đặt trước cách viết đúng số đo hai độ dài bằng nhau

a) A. 1m = 10cm b) A. 1dm = 100cm B. 1m = 100cm 1dm = 10cm C. 1m = 10dm C. 1m = 100dm Bài 3: Củng cố mối quan hệ giữa km-m; dm- cm;

km-cm

1km = … m …m = 1km 1m = … dm …dm = 1m 1m = … cm …cm = 1dm - Yêu cầu hs tự làm bài

Bài 4: (Dành cho hs khá, giỏi)

Quảng đường từ nhà An đến thị xã dài dài 25 km.

Quảng đường từ nhà An đến thị trấn ngắn hơn đến thi xã 8 km. Hỏi quãng đường từ nhà An đến thị trấn dài bao nhiêu Ki-lô-mét?

C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học.

bảng con

- Làm bài vào vở

- Nhận xét, đối chiếu với bài làm của mình

- Đọc yêu cầu

- Làm bài, nêu miệng kết quả

- Làm bài

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 12/ 04/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20/ 04/ 2018 Thực hành Toán

TIẾT 2 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Củng cố cho hs các đơn vị đo độ dài, cách cộng số có 3 chữ số, biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị va ngược lại.

- Hs tính được chu vi của hình tam giác.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết về các đơn vị đo dộ dài, cộng số có 3 chữ số.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Hs đọc thuộc các đơn vị đo dộ dài đã học.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn hs làm bài tập (28’)

Bài 1

- Gọi hs đọc yêu cầu : - Hs làm bảng con

2hs chữa bài tập

Bài 1; Số?

10mm = 1cm 1000mm = 1m 8cm = 80mm 1cm = 10mm 1m = 10mm 70mm = 7cm

(24)

Bài 2

- Hs đọc yêu cầu, quan sát tranh vẽ.

- Hs nối hình với đồng hồ.

- Gv chữa bài

Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu Hướng dẫn hs làm

Muốn tìm số hạng cha biết ta thực hiện ntn?

Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu : - Hs tự làm.

Nhận xét chữa bài Bài 5

Hs quan sát đồng hồ.

Hs khoanh.

Lớp nhận xét, Gv sửa C. Củng cố, dặn dò(3’) Nhận xét giờ học

Bài 2: Đặt tính rồi tính

374 + 215 623 + 364 562 + 410 873 + 25

Bài 3 : Nối (theo mẫu)

900 + 3 = 903 500 + 50 = 550 600 + 30 + 5 = 635 200 + 80 + 6 = 286 800 + 20 + 7 = 827

Bài 4 Bài giải

Chu vi hình tam giác đó là:

26 + 24 + 18 = 68(mm) Đáp số: 68mm.

Bài 5: Đố vui

Số 407 gồm 4 trăm 0 chục 7 đơn vị

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 3

I. MỤC TIÊU a. Kiến thức

- Luyện tập về sắp xếp các câu tạo thành truyện “ Tắm cho các cháu”.

b. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nói về nội dung câu truyện và kể chuyện c. Thái độ

- Có thái độ kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Tv và Toán.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Nêu các từ ngữ nói về Bác Hồ B.Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn ôn tập (28’) Bài 1

- Gọi hs đọc yc

- HS đọc thầm bài và điền số thứ tự - Nêu kết quả điền

- GV chữa và nhận xét.

- Gọi hs đọc truyện theo thứ tự điền đúng.

Bài 2: Trả lời câu hỏi: Câu chuyện “Tắm cho các cháu” giúp em hiểu điều gì về Bác Hồ?

- Gọi hs đọc yc:

- HS trả lời

- HS nêu.

Bài 1: Sắp xếp lại các câu sau bằng cách đánh số thứ tự vào ô trống trước mỗi câu để tạo thành truyện “Tắm cho các cháu”:

Các ô trống được đánh số là: 1, 2, 4, 3, 6, 7, 5.

- 3 – 4 hs đọc.

- HS nêu câu trả lời đủ ý

VD: Bác Hồ là người rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng.

(25)

- Khen học sinh có câu trả lời hay.

Bài 3: Kể lại câu chuyện “Tắm cho các cháu” bằng lời của em

- HS đọc yêu cầu

- Khen học sinh có giọng kể hay C.Củng cố, dặn dò(3’)

GVNX tiết học.

Về nhà các con xem lại bài.

- HS kể lại câu chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng học sinh ÔN LUYỆN ĐỌC VÀ VIẾT I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức đã học cho học sinh về đọc diễn cảm bài tập đọc “Ai ngoan sẽ được thưởng”. Viết đúng và đẹp đoạn 1 trong bài

“Ai ngoan sẽ được thưởng”.

b) Kĩ năng: Viết đúng tốc độ và trình bày đẹp.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và đẹp.

II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các bài tập III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H CẠ

Hoạt động Gv a. Hoạt động 1: (2ph)Giới thiệu bài

Hôm nay chúng ta ôn luyện về đọc và viết b. Hoạt động 2: (15ph)

Luyện đọc: Bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”.

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc đúng giọng của từng nhân vật .

? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+Gọi từng em đọc theo từng đoạn của chuyện

- Thi đọc theo nhóm.

- Theo dõi và uốn nắn giúp hs đọc tốt.

c. Hoạt động 3(15ph)Viết đúng và đẹp đoạn 1 bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”.

- Gv đọc bài viết trên bảng.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài viết.

- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.

- Theo dõi giúp đỡ học sinh viết.

- Yêu cầu đọc kq bài.

d. Hoạt động 4: (3ph) Nhận xét,dặn dò.

- Gv chấm và nhận xét 4- 5 em.

Hoạt động Hs

Lắng nghe hướng dẫn cách đọc.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào, Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi, thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.

- Từng em đọc theo đoạn.

- Các nhóm thi đọc .

- Theo dõi nhận xét lẫn nhau.

- Hs đọc lại bài.

- Hs nêu nội dung bài viết và cách viết.

- Hs viết bài vào vở

- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

(26)

- Hệ thống lại bài.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giảng giải nội dung bài thơ :Bài thơ nói về ngôi nhà của bạn nhỏ treo ảnh Bác Hồ bên trên có 1 lá cờ tổ quốc màu đỏ tươi, ngày ngày Bác mỉm miệng cười với bạn nhỏ

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào.. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ,em thức rồi ngỡ vẫn còn mơ, em mơ ước hôn đôi má bác vui bên bác em múa hát, hát bài Hồ Chì Minh muôn năm, hát bài Hồ Chì Minh muôn năm.?. * Hãy

- Giảng giải nội dung bài thơ :Bài thơ nói về ngôi nhà của bạn nhỏ treo ảnh Bác Hồ bên trên có 1 lá cờ tổ quốc màu đỏ tươi, ngày ngày Bác mỉm miệng cười với bạn nhỏ

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ,em thức rồi ngỡ vẫn còn mơ, em mơ ước hôn đôi má bác vui bên bác em múa hát, hát bài Hồ Chì Minh muôn năm, hát bài Hồ Chì Minh muôn năm.?. * Hãy

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào.. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu

* Baïn haõy ñoïc Naêm ñieàu Baùc Hoà daïy thieáu nieân, nhi ñoàng?. * Baïn haõy ñoïc moät caâu ca dao (1 baøi haùt) noùi veà

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu