• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Giải VBT Hóa học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Giải VBT Hóa học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 41: Độ tan của một chất trong nước Học theo Sách giáo khoa

I. Chất tan và chất không tan 1. Thí nghiệm về tính tan của chất

TN1: Quan sát: Trên tấm kính không để lại dấu vết.

Vậy: canxi cacbonat không tan trong nước.

TN2: Quan sát: Trên tấm kính có vết mờ.

Vậy: natri clorua tan được trong nước.

Nhận xét: Ta thấy có chất tan, có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.

2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối

- Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).

- Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như KOH, NaOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan.

- Muối:

+) Muối natri, kali đều tan +) Muối nitrat đều tan

+) Phần lớn muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat không tan.

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là: số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Thí dụ: ở 250C độ tan của đường là 204 g, của NaCl là 36 g, của AgNO3 là 222 g 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng theo.

Trong một số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.

b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Bài tập

Bài 1 trang 155 VBT Hóa học 8: Hãy chọn câu trả lời đúng.

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

(2)

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Lời giải Chọn D

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Bài 2 trang 155 VBT Hóa học 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đều tăng;

B. Đều giảm;

C. Phần lớn là tăng;

D. Phần lớn là giảm;

E. Không tăng và cũng không giảm.

Lời giải Chọn C

Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng theo. Trong một số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.

Bài 3 trang 155 VBT Hóa học 8: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. Đều tăng;

B. Đều giảm;

C. Có thể tăng và có thể giảm;

D. Không tăng và cũng không giảm.

Lời giải Chọn A

Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

(3)

Bài 4 trang 155 VBT Hóa học 8: Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.

Lời giải

Chất NaNO3 KBr KNO3 NH4Cl NaCl Na2SO4

Độ tan ở 10oC 80g 60g 20g 30g 35g 60g

Độ tan ở 60oC 130g 95g 110g 70g 38g 45g

Bài 5 trang 155 VBT Hóa học 8: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC.

Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 g Na2CO3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão hòa.

Lời giải

Hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

Hòa tan x gam muối Na2CO3 trong 100 gam nước thì được dung dịch bão hòa.

(4)

Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là: x 100.53 21, 2gam

 250  Bài tập tham khảo

Chọn đáp án đúng cho các bài tập sau:

Bài 41-1 trang 155 VBT Hóa học 8: Một dung dịch nóng trong đó có 100g KCl tan trong 250g H2O. Làm lạnh dung dịch đến 20oC (biết độ tan của KCl trong nước ở 20oC là 34g). Khi đó, dung dịch sẽ:

A. Có khả năng hòa tan tiếp KCl.

B. Không có khả năng hòa tan tiếp KCl.

C. Có khả năng hòa tan tiếp KCl và có một lượng mối KCl kết tinh trở lại.

D. Không có khả năng hòa tan tiếp KCl và có một lượng mối KCl kết tinh trở lại.

Lời giải

Chọn đáp án D

Xét tại 20oC, cứ 100g nước sẽ hòa tan tối đa 34g muối KCl.

→ 250g nước sẽ hòa tan tối đa 250.34 85g

100  muối KCl.

Nhận thấy 100g > 85g → Tại 20oC, thu được dung dịch bão hòa (không thể hòa tan thêm KCl) và có 1 phần muối KCl kết tinh trở lại.

Bài 41-2 trang 156 VBT Hóa học 8: Biết độ tan trong nước của NaCl ở 25oC là 36g.

Khối lượng NaCl tối đa có thể hòa tan trong 250 ml nước (

H O2

D 1) ở 25oC là:

A. 9g B. 18g C. 90g D. 360g Lời giải

Chọn đáp án C

250 ml nước tương ứng với 250 gam nước (do

H O2

D 1 g/ml).

Ở 25oC, 100g nước hòa tan tối ta được 36g muối NaCl.

→ Cũng ở 25oC, 250g nước hòa tan tối đa được 250.36 90gam

100  muối NaCl.

Bài 41-3 trang 156 VBT Hóa học 8: Hòa tan hoàn toàn 55g NaNO3 vào 500ml nước ở 50oC. Hạ nhiệt độ dung dịch tới 20oC (biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 20oC là 88g) thì:

A. Được dung dịch bão hòa.

(5)

B. Được dung dịch chưa bão hòa.

C. Có 11g NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.

D. Có một lượng muối tách ra khỏi dung dịch mà không xác định được khối lượng.

Lời giải

Chọn đáp án B

Ở 20oC, độ tan của NaNO3 là 88g tức là: 100 gam nước hòa tan được tối đa 88g NaNO3.

Mà 55g < 88g

→ Khi hạ nhiệt độ của 500ml dung dịch tới 20oC thì thu được dung dịch chưa bão hòa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí, ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể

Bằng phương pháp hóa học (dùng dòng điện tách nước, đốt bằng tia lửa điện, hay tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường) hay phương pháp vật lí (nhiệt độ sôi,

- Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái. - Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy. - Tính chất phải làm thí nghiệm: tính

- Có hiện tượng NaCl bị hòa tan 1 ít hoặc hoàn toàn, ta kết luận dung dịch ban đầu chưa bão hòa ở nhiệt độ thường. - Không thấy hiện tượng gì xảy ra (NaCl không

Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt

Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit sản phẩm là muối và nước. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy sản phẩm là oxit và nước. Có phải tất cả các bazơ đều là

Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định... Tại sao khi ta mở