• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy: Tiết: 4

Bài 4 : GIỮ CHỮ TÍN

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.

- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương sáng về việc trọng lời hứa, luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

+ Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

- Kĩ năng sống

+ Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ ý tưởng về phẩm chất giữ chữ tín + Kĩ năng tư duy phê phán đối

+ Kĩ năng giao tiếp , thể hiện sự cảm thông / chia sẻ .

+ Kĩ năng GQVĐ; ra quyết định trong những tình huống liên quan dến phẩm chất giữ chữ tín.

3. Thái độ

TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ , TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức: Trung thực, khiêm tốn, giản dị có ý thức giữ chữ tín với mọi - Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

4. Những năng lực cơ bản cần đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán,

- KNS: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tư duy phê phán, giải quyêt vấn đề, ra quyêt định.

- GD đạo đức: Có ý thức giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày - GDTHCM: Học tập Bác luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

II/ Tài liệu và phương tiện - SGK, SGV

- Máy chiếu hắt (projector) - Trò chơi

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

(2)

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp chơi trò chơi - Phương pháp xử lí tình huống IV/ Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra 15p:

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

Trong cuộc sống xã hội , một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin. Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Tìm hiểu bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó.

b. Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1: (13')

+ Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa câu truyện.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

HS đọc phần đặt vấn đề

? Em có nhận xét gì về hành vi của vua Lỗ và Nhạc Chính Tử?

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến Nếu ông làm như vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông .

? Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ?

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

GV kết luận: Bác Hồ là người luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình. Bác Hồ là tấm gương sáng về việc trọng lời hứa, luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người.

I/ Đặt vấn đề 1. Truyện đọc

2. Nhận xét

- Vua Lỗ làm như vậy vua Tề

sẽ mất lòng tin

- Bác Hồ là người luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

(3)

? Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao? Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái các quy định kí kết?

- Đảm bảo mẫu mã, chất lượng ,giá thành sản phẩm , thái độ……… vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng - Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian ,uy tín…..đặc biệt là lòng tin.

? Giáo viên nêu vấn đề: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần làm gì?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi.

? Giáo viên nêu câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ

tín là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ quan điểm.

+ Giáo viên chốt nội dung bài học về Giữ chữ tín

………

………

………

* Hoạt động 2: (18’) Nội dung bài học.

+ Thời gan:

+ Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là giữ chữ tín . - Hiểu được ý nghĩa của giữ chữ tín.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

? Từ các ví dụ đã tìm hiểu ở trên em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

HS khái quát

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của giữ chữ tín, phân biệt với hành vi không giữ chữ tín.

+ Giáo viên chuẩn bị những băng giấy nhỏ có ghi các hành vi (cả hành vi giữ chữ tín, cả hành vi không giữ chữ tín) và để lẫn lộn.

+ Yêu cầu học sinh tìm hành vi đúng và dán vào bảng

II/ Nội dung bài học.

1. Giữ chữ tín.

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

(4)

phân loại.

Hàng ngày Giữ chữ tín Không giữ chữ tín

Gia đình Nhà trường Xã hội

GV chốt: Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân.

? Em hãy tìm những hành vi thể hiện việc không giữ

chữ tín?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhanh bài tập số 1 trong Sgk.

+ Phân biệt sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện được lời hứa không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại ( ví dụ : bố mẹ bị ốm không đưa

? Giáo viên nêu vấn đề : Trong cuộc sống hàng ngày, em đã biết giữ chữ tín chưa ? Biểu hiện cụ thể là gì ? + Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến + Biểu hiện cụ thể: Biết giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết với bạn bè, người thân và mọi người ở nhà, ở lớp, ở trường và ngoài xã hội.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín).

+ Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ, cách đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống.

- Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, việc giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày ?

+ Giáo viên chốt ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

- Em hãy giải thích câu : + Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười . + Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa

...

...

...

* Những biểu hiện của giữ chữ tín:

Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân.

- Các hành vi không giữ chữ tín: nói một đằng, làm một nẻo, chỉ nói không làm, không giữ lời hứa,..

2. Ý nghĩa của việc giữ

chữ tín.

- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác; người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

III/ Bài tập

(5)

* Hoạt động 3: (13') Bài tập + Thời gan:

+ Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

Bảng phụ Yêu cầu hs đọc

? Trong những tình huống đó, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín)? Vì sao?

a. Quang không giữ chữ tín với bố mẹ Minh vì việc Quang cho Minh chép bài là khiến bạn trở nên lười biếng, ỷ lại, học hành sa sút, chứ không hề giúp bạn tiến bộ.

Đọc và nêu yêu cầu bài tập2 Gv: chia hs thành 2 nhóm

Nhóm 1: tìm ví dụ biểu hiện của hành vi giữ chữ tín Nhóm 2: tìm ví dụ biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín.

Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3

HS Nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.

...

...

...

1. Bài tập 1:

Phát hiện, lí giải những hành vi giữ chữ tín, không giữ chữ tín?

a. Hành vi không giữ chữ tín.

Bài tập 2

Tìm các ví dụ về biểu hiện hành vi giữ chữ tín, hoặc không giữ chữ tín.

Bài tập 3.

Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.

4. Củng cố (5’)

GV tổ chức cho HS chơi sắm vai, chia thành nhóm từ 6-8 em, GV nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống: " Cách ứng xử thể hiện việc giữ chữ tín"

HS tự phân vai, XD kịch bản, lời thoại.

HS nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm hay nhất.

5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: 2p - Hướng dẫn học bài:

+ Học các phần nội dung bài học.

+ Hoàn thành các bài tập

+ Sưu tầm thêm những câu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về đức tính giữ chữ tín

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Pháp luật và kỉ luật + Đọc kĩ phần Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.

+ Tìm hiểu Hiến pháp năm 1992

+ Học kĩ bản Nội quy của Nhà trường và lớp học

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trung thực: thể hiện ở tích tự giác thực hiện nhiệm vụ, thật thà, ngay thẳng, tôn trọng chân lý. - Trách nhiệm: thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực

-Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.. - Giáo dục học sinh có ý

- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày. - GV kết luận, giáo dục tư

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn của Bác đối với nhũng người

6.Giáo dục đạo đức: - Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.Trách nhiệm ,khoan dung,hợp tác ,đoàn kế.. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp ,

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể 3.Thái độ: GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.. * Giáo dục HS học tập và làm theo tấm

Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới.” Giáo dục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người: suốt