• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ GDCD

Tài liệu họctập GDCD 12

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

(Tuần từ 22/11/2021 đến 27/11/2021)

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 3)

Mục 2a, b. Bình đẳng giữa các tôn giáo

* Hoạt động 1:

Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và sách giáo khoa Giáo dục công dân 12, bài 5

“Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” trang 48, 49 - Học sinh trả lời các câu hỏi:

1.

Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Cho ví dụ.

2.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào? Cho ví dụ.

3.

Chị An là y tá một cơ sở y tế. Ở cơ quan chị là người chăm chỉ làm việc, hết lòng hết sức với công việc, được nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người bệnh yêu mến. Ở khu phố, chị luôn quan tâm, giúp đỡ bà con, hàng xóm những gia đình gặp khó khăn, những người ốm đau, bệnh tật. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương, chị được cơ quan giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chị là người theo đạo nên không thể ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân được. Ý kiến đó đúng hay sai? Pháp luật quy định vấn đề này thế nào?

4.

Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Em suy nghĩ như thế nào về hành vi của ông K?

5.

Biết bạn H là người theo đạo Hồi nên T thường trêu chọc bạn H, T còn đi nói với các bạn trong lớp đừng chơi thân với H vì H theo đạo. Em nhận xét gì về hành động này? Nếu là bạn của T em sẽ ứng xử như thế nào?

* Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

(2)

2

II. Kiến thức trọng tâm

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

a) Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

* Tín ngưỡng: Là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những thế lực siêu nhiên.

* Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bài tín ngưỡng ấy. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tin lành, đạo Hồi giáo …

* Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

b) Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Công dân theo hoặc không theo tôn giáo, công dân theo tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

- Đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, giáo dục tín đồ lòng yêu nước, phát huy giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, chấp hành pháp luật, phải tôn trọng lẫn nhau.

III. Bài tập củng cố

Làm bài tập 6 sách giáo khoa trang 53 và tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến bình đẳng giữa các tôn giáo trong xã hội hiện nay.

IV. Phản hồi thông tin (GVBM dạy lớp)

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập)

Lớp: …

Họ tên học sinh: …

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Giáo dục công

dân

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 3)

Mục 2a, b. Bình đẳng giữa các tôn giáo

1. ………

………

………

2. ………

………

3. ………

………

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam: “Vật tổ là một trong những hình thức sơ đẳng nhất của tín ngưỡng, tôn giáo của loài người, tin tưởng ở mối

Câu 12: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là.. xâm hại, lấn chiếm cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tôn

A. Hiệu điện thế. Cường độ dòng điện. 32: Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái cái nào sau đây ?.. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực nguồn điện.

Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo nước ta?... - Hành nghề

Trong chương này, tác giả trình bày các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như Vật linh giáo; Tôtem giáo; Bái vật giáo; Shaman giáo, phép phù thủy và ma thuật; Đa

Câu 13 : Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan đền, chùa,

Câu 5 : Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan đền, chùa,

Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân..