• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
57
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30:

Ngày soạn: Ngày 07/04/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 146 : ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng kiến thức về tính trung bình cộng để giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.

- Phân tích được đề bài, vận dụng kiến đã học để làm các bài tập liên quan.Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của cô giáo.

- HS có thái độ học tập chăm chỉ, tích cực trong giờ học, tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ. Máy chiếu, BGĐT.

- HS: Vở bài tập, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng?

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò chiếu lên màn chiếu một số công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học. Mời HS nêu đáp án Đúng hoặc Sai và giải thích cho câu trả lời của mình. HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương, giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 6p Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài

+ Nêu cách tính số trung bình cộng của các số ?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- HS tham gia chơi và tìm ra được kết quả đúng hoặc sai.

+ 137 + 163 = 300 Đ + Trung bình cộng của hai số 137 và 163 là: 300 S + Trung bình cộng của hai số 137 và 163 là: 150 Đ + 2 500 + 1 500 = 4 000 Đ + Trung bình cộng của hai số 2 500 và 1500 là: 200 S + Trung bình cộng của hai số 2 500 và 1500là: 2000 Đ ....

- Lắng nghe

- HS đọc - HS nêu

- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ

a. (137 + 248+ 395 ): 3= 260

(2)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách tính TBC của nhiều số.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

28p Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài

+ Để tính được trung bình số dân tăng hằng năm là bao nhiêu chúng ta làm gì?

+ Sau đó em làm tiếp như thế nào?

- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chữa bài

* Củng cố cách tính trung bình cộng của nhiều số

Bài 3 :

- Gọi HS đọc đề bài + Bài toán hỏi gì ?

+ Để tính được trung bình mỗi tổ góp được bao nhiêu quyển vở, chúng ta phải tính được gì ?

+ Để tính được tổng số vở của cả ba tổ chúng ta phải biết gì ?

- Yêu cầu thảo luận theo cặp, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.

b. (348 + 219+ 560 + 725) : 4 = 463 - HS nhận xét, chữa bài

- 1 HS đọc đề bài

+ Chúng ta phải tính được tổng số dân tăng thêm của 5 năm.

+ Sau đó lấy tổng số dân tăng thêm chia cho 5.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ

Bài giải

Số người tăng trong 5 năm là : 158 +147 +132 +103 + 95= 635(người)

Số người tăng trung bình hằng năm là : 635 : 5 = 127 (người)

Đáp số: 127 người - HS nhận xét.

- HS đọc đề bài

+ Bài toán hỏi trung bình mỗi tổ góp được bao nhiêu quyển vở ?

+ Phải tính được tổng số vở của cả ba tổ

+ Phải biết được số quyển vở của tổ Hai, tổ Ba góp.

- 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.

Bài giải

Số quyển vở tổ Hai góp là:

36 + 2 = 38 (quyển) Số quyển vở tổ Ba góp là:

(3)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán hỏi gì ? Cho biết gì?

+ Muốn biết trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu máy bơm chúng ta cần biết gì?

- Cho 2 nhóm thi đua làm bài nhanh.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, kết luận Bài 4 :

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán hỏi gì ? Cho biết gì?

+ Trung bình cộng của hai số là 15, vậy tổng của hai số là bao nhiêu?

+ Em tính như thế nào?

+ Bài toán thuộc dạng nào đã học ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

38 + 2 = 40 (quyển vở)

Trung bình mỗi tổ góp được số vở là:

(36 + 38 + 40) : 3 = 38 (quyển ) Đáp số : 38 quyển - HS nhận xét chữa bài

- HS đọc đề bài.

- 1 HS nêu.

- HS thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi + Muốn biết trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu máy bơm chúng ta cần biết tổng số máy bơm và tổng số ô tô vận chuyển.

- Hai nhóm thi đua làm bài nhanh trên bảng phụ.

Bài giải Có tất cả số ô tô lµ:

3 + 5 = 8 (xe)

Số máy bơm chở được lần đầu là:

16 x 3 = 48 (máy)

Số máy bơm chở được lần sau là:

24 x 5 = 120 (máy)

Trung bình mỗi ô tô chở được số máy bơm là:

(48 + 120) : 8 = 21 (máy) Đáp số : 21 máy bơm - HS nhận xét, chữa bài

- HS đọc bài toán - HS nêu.

+ Tổng là 30.

- HS giải thích.

+ Bài toán tổng – tỉ.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở Bài giải:

Tổng của hai số là : 15 x 2 = 30

(4)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chữa bài

+ Nêu các bước giải của bài toán tổng tỉ?

+ Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau

Ta có sơ đồ:

Số bé:

Số lớn:

Số bé là : 30: (2 + 1) = 10

Số lớn là : 30 - 10 = 20

Đáp số : 10 và 20 - HS nhận xét, chữa bài

- HS nêu - HS nêu

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

...

...

...

--- Tập làm văn

Tiết 60: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1);

-Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích.

- Học sinh tích cực, chăm chỉ làm bài.

II. Đồ dùng dạy học

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT

?

30

?

(5)

-HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 p)

- GV cho HS thi đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước.

- GV nhận xét, giới thiệu bài: Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1.

- Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to (hoặc quan sát trong SGK).

+ Bài văn gồm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?

+ Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi

- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp quan sát ảnh.

+ Bài văn gồm 6 đoạn.

+ Đ1: Từ đầu … thủng núi: Giới thiệu chung về con tê tê.

+ Đ2: Từ bộ vẩy … chổm đuôi: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.

+ Đ3: Từ Tê tê săn mời … mới thôi:

Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi.

+ Đ4: Từ Đặc biệt nhất … lòng đất:

Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.

+ Đ5: Từ Tuy vậy … miệng lỗ: Miêu tả nhược điểm của tê tê.

+ Đ6: Còn lại: Tê tê là con vật có ích, cần bảo vệ nó.

+ Các bộ phận ngoại hình được miêu

(6)

miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ.

- GV nhận xét + chốt.

Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT2.

- Cho HS làm việc. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh + nhắc HS không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.

- Cho HS trình bày kết quả làm bài.

- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.

Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân.

Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy …

* Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ:

+ Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.

+ Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về ngoại hình con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về hoạt động con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn.

Bài văn tham khảo:

Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm. Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ ngoài vào trong rất gọn gàng, ít khi làm đổ ra đất. Ban ngày nó lim dim giả vờ ngủ.

Ai đi qua hay có bất kì tiếng động nào là chú ta mở choàng mắt ra dáo dác nhìn quanh. Khi em chơi bóng ngoài đường, chú ta lại gần, lấy chân khều

(7)

- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Em được ôn tập lại những nội dung gì qua bài học hôm nay

- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.

- GV nhận xét tiết học

khều vào chân em, lấy lưỡi liếm nhẹ vào chân em, như muốn gọi em về.

- Lớp nhận xét.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Luyện từ và câu

Tiết 62 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì - BT1, BT2 mục III).

- Biết đặt 2, 3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các CH khác nhau (BT3).

- HS có thói quen sử dụng trạng ngữ trong câu khi nói hoặc viết.

II. Đồ dùng dạy học

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Trò chơi “ Truyền điện”

- GV: Bài học trước, lớp mình đã được - HS theo dõi.

(8)

học bài Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. Bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau hát và truyền phong thư này cho bạn bên cạnh. Khi bài hát kết thúc, phong thư dừng ở bạn nào thì bạn đó được quyền trả lời nhé!

- GV bài nhịp bài.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian có tác dụng gì?

+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?

+ Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian.

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Ngoài trạng ngữ chỉ thời gian, ta còn có trạng ngữ nào nữa? Cô cùng các con tìm hiều bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và thực hành (30p)

Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 băng giấy viết 3 câu văn a, b, c.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

+ Trạng ngữ có tác dụng gì?

- GV kết luận.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài theo cặp. GV phát

- HS hát Bốn phương trời ( HS thực hiện hát 3 lần)

+ ...bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu.

+ TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Lúc nào?...

+ Hôm nay, em đi học.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân.

- 3 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ trong các câu. Mỗi em làm 1 câu.

- Lớp nhận xét.

Câu a: Trạng ngữ: nhờ siêng năng, cần cù

Câu b: Trạng ngữ: Vì rét,…

Câu c: Trạng ngữ: Tại Hoa …

+ Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,...

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS làm bài theo cặp, 2 nhóm HS làm bài vào phiếu.

(9)

phiếu cho 2 nhóm.

- GV gọi một số nhóm đọc bài làm.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

+ Muốn thêm trạng ngữ phù hợp, ta cần căn cứ vào đâu?

- GV kết luận.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu BT3.

- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và khen những HS đặt đúng, hay.

- GV tổng kết nội dung bài học.

- GV nhận xét tiết học.

- 2-3 cặp đọc, các cặp khác theo dõi, nhận xét.

- Các cặp làm phiếu trình bày, lớp nhận xét.

Câu a: Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.

Câu b: Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

Câu c: Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

+... căn cứ vào nòng cốt câu.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS suy nghĩ, đặt 1 câu.

- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

VD: Nhờ chăm chỉ học tập, cuối năm Lan được nhận giấy khen.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Đạo đức

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt

(10)

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.

- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

* ĐCND: Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành

* BVMT: Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS *TKNL:

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

* GD QP – AN: Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường

- Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường

- Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

- Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường II. Đồ dùng dạy học

- GV: Phiếu học tập

- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu (7p)

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: ô số may mắn:

+ Nêu những hậu quả do ô nhiễm môi trường mang lại?

+Em đã làm gì để môi trường xanh, sạch, đẹp?

-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Con người phải sử dụng nước ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, gây ra nhiều bệnh tật,...

- Em quét dọn nhà cửa hàng ngày, vứt rác đúng nơi quy định.

(11)

- GV dẫn vào bài.

2.Hoạt động luyện tập thực hành (25p) HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri”:

(Bài tập 2- SGK)

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết:

Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người trong các trường hợp đó?

- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và chốt lại đáp án đúng.

- KL + Giáo dục MT: Khi chúng ta làm ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường chính là chúng ta làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mình. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

HĐ2: Bày tỏ ý kiến của em:

(Bài tập 3- SGK)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.

- Y/c: Em hãy thảo luận với các bạn và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành, hoặc không tán thành)

Nhóm 6 – Lớp

a/ Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.

b/ Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây các bệnh hiểm nghèo, làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

c/ Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ …

d/ Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.

đ/ Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn), gây bệnh cho con người.

e/ Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, gây ra các bệnh cho con người - Lắng nghe

Cá nhân – Lớp - 2 HS nêu.

- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu xanh, đỏ.

a/ Không tán thành b/ Không tán thành c/ Tán thành

d/ Tán thành

(12)

- GV chốt đáp án đúng + Giáo dục TKNL:

Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

HĐ 3: Xử lí tình huống:

(Bài tập 4- SGK)

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)

- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và chốt lại những cách xử lí hợp lí.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (8p) GV tổ chức cho HS thực hiện dự án “Tình nguyện xanh”

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm, thôn, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường ở trường học.

Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.

- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.

*ANQP:ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

- Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường?

- GV: Phần tìm hiểu vừa rồi cũng chính là nội dung cần nhớ trong bài học hôm nay.

- GV mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)

đ/ Tán thành

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

Nhóm 4 – Lớp

a/ Thuyết phục mẹ chuyển bếp than ra bên ngoài và tốt nhất là không nên dùng bếp than tổ ong vì làm ô nhiễm môi trường

b/ Đề nghị em giảm âm thanh.

c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- HS nêu.

- HS đọc ghi nhớ.

(13)

- GV dặn HS. -Về nhà lập kế hoạch để bảo vệ môi trường.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Ngày soạn: Ngày 07/04/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2022 Lớp 4A + 4D Địa lí

TIẾT 30: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.

+ Một số thành phố lớn.

+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính,...

- Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.Nêu một tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên. Nêu 1 số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên , đồng bằng , biển đảo.

- Giáo dục học sinh yêu quê hướng, đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi

* Nhanh tai đoán tài

- GV mở cho HS nghe 1 đoạn nhạc hát về các địa danh, HS lắng nghe nêu lại tên các địa danh đó. HS nào nêu được nhiều nhất HS đó sẽ là người tài nhất.

- HS tham gia chơi

- HS nghe

- HS tích cực tham gia chơi

(14)

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi - GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 25 phút)

a. Hoạt động 1:Ôn tập vị trí địa lí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao

nguyên Tây Nguyên.

- Gv nêu yêu cầu: Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Phăng, ĐBBB, ĐBNB, ĐBDHMT, các cao nguyên ở Tây Nguyên

+ Các thành phố lơn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

+ Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

- GV cho HS thảo luận nhóm.

- Gọi HS đại diện lên chỉ - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lịa ví trí; nhắc nhở HS kĩ năng chỉ bản đồ.

b. Hoạt động 2: Ôn tập đặc điểm tiêu biểu của một số thành phố chính

- GV nêu yêu cầu

- GV đưa bảng phụ, gọi HS đọc lại

- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận hoàn thành vào PBT, 1 nhóm phiếu to

(TG: 3’)

+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

* Thảo luận nhóm đôi

- Quan sát, lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm cặp đôi thời gian 3 phút.

- Đại diện các nhóm chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV.

* Thảo luận nhóm 4.

- HS đọc yêu cầu PBT

- HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu học tập

Tên thành phố Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội,

Hải Phòng, Huế,

Đà Nẵng, Đà Lạt,

Tp- Hồ Chí Minh,

Cần Thơ.

(15)

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét rút ra kết luận đúng

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:7p + Các em thấy mỗi thành phố đều có một đặc điểm, một thế mạnh riêng. Uông Bí là một thành phố cũng có rất nhiều thế mạnh.

Vậy e sẽ làm ntn để thành phố ngày càng phát triển hơn. Các em hãy suy nghĩ viết lại việc làm của mình vào giấy.

- GV gọi HS lên trình bày.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập lịch sử và địa lí

- HS làm bài vào phiếu bài tập, trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe viết lại việc của mình sẽ làm.

- HS lên bảng trình bày trong thời gian 1 phút.

- HS lớp nhận xét.

- HS ghi bài, tự ôn tập IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

………

--- Toán

Tiết 147 : ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. Yêu cầu cần đạt:

- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Phân tích được đề bài, vận dụng kiến đã học để làm các bài tập liên quan.Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của cô giáo.

- HS có thái độ học tập chăm chỉ, tích cực trong giờ học, tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ong - HS tham gia chơi.

(16)

tìm mật

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò chiếu lên màn chiếu một số công thức tính số lớn, số bé của dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Mời HS sắp xếp đáp án Đúng vào vị trí của con ong Số lớn và số bé, giải thích cho câu trả lời của mình.

HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương, giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 8p Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài

+ Bài toán cho biết gì và yêu cầu ta làm gì ?

+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm : Bài 2 :

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?

- Yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

- HS đọc đề bài

+ Bài cho tổng, hiệu của hai số và yêu cầu ta tìm hai số đó.

- HS nêu

* Số bé= (Tổng – Hiệu): 2

*Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở

Tổng hai số 318 1945 3271 Hiệu hai số 42 87 493

Số lớn 180 1016 1882

Số bé 138 929 1389

- HS nhận xét, chữa bài

- HS đọc đề bài.

+ Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở Bài giải:

Đội thứ nhất trồng được là:

(1375 + 285) : 2 = 830 (cây) Số lớn

(Tổng + Hiệu):2 (Tổng + Hiệu) (Tổng - Hiệu):2

Số bé

(Tổng - Hiệu) : 2 (Tổng - Hiệu) (Tổng + Hiệu):2

(17)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chữa bài

* Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu

Bài 3 :

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Nêu Tổng và Hiệu của bài toán? Giải thích?

+ Nêu các bước giải bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- GV nhận xét, chữa bài, củng cố HS cách xác định Tổng của dạng toán Tổng - Hiệu khi ẩn Tổng dưới dạng chu vi của hình chữ nhật.

Bài 4:

Đội thứ hai trồng được là:

830 – 285 = 545 (cây)

Đáp số : Đội 1: 830 cây Đội 2 : 545 cây - HS nhận xét, chữa bài

- 1 HS đọc.

- 1 HS nêu.

- HS xác định.

+ Tìm nửa chu vi + Vẽ sơ đồ

+ Tìm chiều rộng, chiều dài + Tính diện tích

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ Bài giải

Nửa chu vi thửa ruộng là:

530 : 2 = 265 (m)

Chiều rộng của thửa ruộng là:

(265 – 47) : 2 = 109 (m) Chiều dài của thửa ruộng là:

109 + 47 = 156 (m) Diện tích của thửa ruộng là:

156 x 109 = 17004 (m2) Đáp số : 17004 m2 - HS nhận xét, chữa bài

- HS nêu bài toán và trả lời câu hỏi.

(18)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Nêu Tổng và Hiệu của bài toán?

+ Từ trung bình cộng của hai số sẽ giúp ta tìm ra điều kiện nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chữa bài Bài 5 :

- Yêu cầu HS đọc to bài toán và thảo luận nhóm 4 tìm hiểu cách giải bài toán.

- Mời hai nhóm lên bảng thi giải toán nhanh

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Nêu các bước giải của bài toán tổng hiệu ?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau

- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Bài giải

Tổng của hai số là:

135 x 2 = 270 Số phải tìm là 270 - 246 = 24 Đáp số: 24 - HS nhận xét, chữa bài

- HS đọc to bài toán và thảo luận nhóm 4.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng thi.

Bài giải

Số lớn nhất có ba chữ số là: 999 Số lớn nhất có hai chữ số là: 99

Số bé là: (999 - 99) : 2 = 450 Số lớn là: 450 + 99 = 549

Đáp số: Số bé: 450 Số lớn: 549 - HS lắng nghe

- HS nêu

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

...

...

...

(19)

--- Tập làm văn

Tiết 61: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3).

II. Đồ dùng dạy học

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Hoạt động mở đầu 3-5’

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Hộp quà may mắn” .

- GV chuẩn bị sẵn nội dung các câu hỏi để HS bốc thăm:

+ Bài văn gồm mấy đoạn?

+ Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ.

- GV nhận xét dẫn dắt vào bài.

“Luyện tập xây dựng…” GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (17p)

Bài 1: HS đọc yêu cầu của BT1.

+ Hs 1: 6 đoạn

+ Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân.

Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy …

+ Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ.

+ Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.

+ Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

(20)

+ Yêu cầu HS nêu mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng

+ Tìm kết bài và mở bài trong bài văn?

+ Đoạn văn trên giống nhau cách mở bài và kết bài nào mà em biết?

+ Em có thể chọn những câu nào trong bài văn để: Mở bài theo cách trực tiếp?

Kết bài theo cách không mở rộng?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (23p)

Bài 2,3:

- GV giao việc: Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó chính là 2 đoạn văn thuộc phần thân bài. Bây giờ các em có nhiệm vụ viết mở bài theo cách gián tiếp và kết bài mở rộng cho đoạn thân bài đó.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và khen những HS viết hay.

- GV tổng kết nội dung bài học

- HS đọc lại cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp. Cách kết bài mở rộng, không mở rộng.

- HS đọc thầm lại đoạn văn Chim công múa rồi làm bài.

a. - Đoạn mở bài trong đoạn văn: 2 câu đầu “Mùa xuân … công múa”

- Đoạn kết bài: Câu cuối “Quả không ngoa … rừng xanh”

b. - Cách mở bài trên giống cách mở bài gián tiếp đã học.

- Cách kết bài giống cách kết bài mở rộng đã học.

c. Để mở bài theo kiểu trực tiếp có thể chọn câu: “Mùa xuân là mùa công múa” (bỏ đi từ cũng).

- Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn câu: “Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp” (bỏ câu kết bài Quả không ngoa khi…).

+ HS đọc yêu cầu BT2.

- HS viết vào VBT.

+ HS đọc bài viết.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

(21)

- GV nhận xét tiết học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Ngày soạn: Ngày 07/04/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 148: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố các kiến thức về giải toán Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu & tỉ số của hai số đó.Giải được toán về “Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu & tỉ số của hai số đó.

- Phân tích được đề bài, vận dụng kiến đã học để làm các bài tập liên quan.Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của cô giáo.

- HS có thái độ học tập chăm chỉ, tích cực trong giờ học, tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó

( 2 HS nêu riêng từng câu)

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBHT tổ chức cho HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV “Ai nhanh, ai đúng”

TBHT nêu luật chơi: Các bạn suy nghĩ đưa câu trả lời đúng. Bạn nào chọn đáp án đúng thì được được 1 phần quà.

- TBHT chiếu từng câu hỏi

+B1: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ

+B2: Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau +B3: Tìm giá trị một phần

+B4: Tìm số lớn, số bé

-TBHT cho HS nhận xét tuyên dương tặng quà và mời GV vào tiết dạy.

(22)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

Bài tập 1

- Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT.

-Yêu cầu HS làm bài. Chia sẻ kết quả.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, Khen ngợi/ động viên, củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

* GV kết luận: cho HS nêu các bước giải dạng toán tổng- tỉ số.

Bài tập 2:

- Thực hiện tương tự bài 1

- Chốt cách tìm số lớn, số bé trong bài toán hiệu-tỉ

* GV kết luận: cho HS nêu các bước giải dạng toán tổng- tỉ số. Nêu điểm khác nhau của cách giải và nhấn mạnh cách xác định điểm khác nhau để nhận định đúng dạng toán.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (25 phút)

Bài tập 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở. Chia sẻ kết quả.

- Gọi HS khác nhân xét, đọc bài làm của mình.

- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.

*GV kết luận: Khi giải toán em cần đọc kĩ bài toán tìm cách giải và giải bài cho phù hợp.

Bài tập 4:

- Thực hiện tương tự bài 3

- Chốt cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Tổng hai số 91 170 216

Tỉ số 1:6 2:3 3:5

Số bé 13 68 81

Số lớn 88 102 135

Cá nhân – Lớp Đáp án:

Cá nhân – Lớp Đáp án:

Hiệu hai số 72 63 105

Tỉ số 1:5 3:4 4:7

Số bé 13 189 140

Số lớn 59 267 245

Cá nhân – Lớp Bài giải Ta có sơ đồ :

Kho 1 : |----|----|----|----| 1350 tấn Kho 2 :

|----|----|----|----|----|

Tổng số phần bằng nhau là:

4 + 5 = 9 (phần)

Kho thóc thứ nhất chứa số tấn thóc là:

1350 : 9 x 4 = 600 (tấn) Kho thóc thứ hai chứa số tấn thóc là:

1350 – 600 = 750 (tấn)

Đáp số: Kho thứ nhất: 600 tấn Kho thứ hai: 750 tấn

Cá nhân – Lớp - HS làm vào vở– Chia sẻ lớp Các bước giải tương tự bài 3.

(23)

*GV kết luận: Khi giải bài toán dạng này các em cần giải qua 4 bước như đã học, lưu ý cần trình bày khoa học.

Bài 5

- Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu làm gì?

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào?

+ Hiệu và tỉ đã cùng thời điểm chưa?

- Yêu cầu HS làm bài. Chia sẻ kết quả - Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.

*GV kết luận: Khi giải toán dạng này em cần đưa hai yếu tố hiệu và tỉ về cùng một thời điểm và nhớ cần đưa về thời điểm cho tỉ số tính tuổi 1 người trong thời điểm đó rồi tính tuổi của mỗi người theo yêu cầu bài.

+ Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?

+ Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?

- Hệ thống giờ học.

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS ở nhà hoàn thành các bài tập trong tiết học. Chuẩn bị bài sau.

Đ/s: 24 hộp kẹo và 32 hộp bánh.

Sau 3 năm nữa, mẹ vẫn hơn con 27 tuổi.

- HS vẽ sơ đồ biểu diễn số tuổi của hai mẹ con sau 3 năm nữa. (mẹ: 4phần; con 1 phần)

Hiệu số phần bằng nhau là:

4 – 1 = 3 (phần)

Tuổi con 3 năm sau là: 27 : 3 = 9 (tuổi) Tuổi con hiện nay là: 9 – 3 = 6 (tuổi) Tuổi mẹ hiện nay là: 6 + 27 = 33 (tuổi) Đ/s: Con: 9 tuổi Mẹ: 33 tuổi

- Nhớ kiến thức bài - Làm bài tập trong VBT IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Tập đọc

Tiết 64 : VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

(24)

- Đọc được một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Bồi dưỡng HS tinh thần vui vẻ, hòa đồng; giúp HS nhận thấy sự cần thiết của tiếng cười trong cuộc sống của chúng ta.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV cho HS nghe bài hát “Nụ cười”.

+ Qua bài hát, em nhận thấy tiếng cười đem đến cho chúng ta điều điều gì?

- GV cho HS quan sát tranh bài tập đọc.

+ Tranh vẽ gì?

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (23 phút)

a) Luyện đọc:

+ Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV yêu cầu HS chia đoạn (3 đoạn) sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.

+ Lượt 1: Đọc nối tiếp + sửa phát âm.

-Yêu cầu HS phát hiện từ các bạn đọc sai, GV hệ thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa chữa luyện đọc cho HS.

- Nhận xét.

+ Lượt 2: Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ khó: Tóc để trái đào, vườn ngự uyển...

- Luyện đọc nhóm đôi (TG: 3’).

- Gọi HS đọc cả bài.

+ Bài đọc với giọng như thế nào?

- GV nêu giọng đọc, đọc diễn cảm:

toàn bài - giọng vui đầy bất ngờ, hào

- 2 HS đọc bài.

- HS trả lời theo hiểu biết.

+ Nhà vua, em bé và mọi người đều cười đùa vui vẻ.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc.

+ Đoạn 1: Từ đầu…ta trọng thưởng.

+ Đoạn 2: Tiếp theo...đứt giải rút ạ.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.

+ Căng phồng, ngự uyển, dải rút...

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc cả bài.

- HS nêu.

- HS lắng nghe chú ý giọng đọc.

(25)

hứng; đọc phân biệt lời các nhân vật (Giọng nhà vua: dỗ dành, giọng cậu bé: hồn nhiên).

b) Tìm hiểu bài:

- Cả lớp đọc thầm toàn truyện, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.

+ Vì sao những câu chuyện ấy lại buồn cười?

+ Bí mật của tiếng cười là gì?

- Gọi 1 HS đọc to đoạn cuối của truyện.

+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?

+ Nêu nội dung bài?

- GV đưa nội dung.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành

- Cả lớp đọc thầm.

+ Ở xung quanh cậu: Ở nhà vua-quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển-trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở chính mình -bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải rút ra.

- HS thảo luận.

+ Vì những câu chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên; trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm, quan coi vườn ngự uyển lại giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo, chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút.

+ Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.

- 1 HS đọc.

+ Tiếng cười như phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.

+ Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.

- 3 HS nhắc lại ND bài.

- HS đọc và nêu.

(26)

(7 phút)

- GV gọi 4 HS đọc phân vai nêu giọng đọc của từng nhân vật.

- GV chia lớp thành nhóm 4, thảo luận nhóm phân vai người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé.

- Yêu cầu 3 nhóm lên bảng thi đọc theo phân vai.

- Nhận xét tuyên dương.

- GV mời một tốp 5 HS đọc diễn cảm toàn truyện (phần 1,2) theo phân vai:

người dẫn chuyện, vị đại thần , viên thị vệ, nhà vua, cậu bé.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Truyền điện”, GV phát vấn câu hỏi:

+ Em đã làm những gì để khiến bản thân, gia đình và mọi người xung quanh được vui vẻ, thoải mái?

+ Mỗi HS sẽ trả lời một việc, nếu HS đó trả lời đúng sẽ có quyền gọi bạn khác trả lời (lưu ý không gọi bạn trùng nhau).

- GV tổng kết trò chơi.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài: Con chim chiền chiện.

- HS thảo luận nhóm 4.

- 3 nhóm thi đọc.

- 1 tốp thi đọc.

- HS lắng nghe và tham gia chơi.

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Buổi chiều: Khoa học

Tiết 59 : ÔN TẬP ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

(27)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Sau bài học, HS được củng cố, mở rộng về mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.

- Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố.

Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn ở sinh vật…

- Giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên . II. Đồ dùng dạy - học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5’)

LT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25 phút)

Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về "thức ăn" của những cây trồng, con vật đó.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của LT

+ HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày.

Nhóm 4 – Lớp

- Quan sát các hình minh họa.

Đáp án:

+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng

(28)

+ Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ?

=> GV chốt: Tất cả các mối liên hệ thực ăn trên tạo thành chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật

Hoạt động 2: Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.

+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.

+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.

+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.

+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.

+ Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.

+ Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.

- Lắng nghe

(29)

- Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.

- Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.

+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này?

- GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.

c. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

* Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng:

Nhóm 4 – Lớp

- Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.

Gà Đại bàng

Cây lúa Rắn hổ mang

Chuột đồng Cú mèo

+ Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.

- Lắng nghe

(30)

Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn ở sinh vật.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thi vẽ trên giấy A4

- Nắm được mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật

- Xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thức ăn của nhiều sinh vật trong tự nhiên.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Lịch sử

Tiết 30: KINH THÀNH HUẾ I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được đôi nét về kinh thành Huế

+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính và sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.

+ Sơ lược về cấu trúc kinh thành: thành có 10 cửa chính ra,vào, nằm giữa kinh thành là hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

- Xác định được vị trí thành phố Huế trên bản đồ.Sử dụng lược đồ, bản đồ và sử dụng SGK để thảo luận nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài. HS hoàn thành được phiếu học tập; HS nêu được cảm xúc về vẻ đẹp kinh thành Huế.

- Tự hào về vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới - kinh thành Huế.

* BVMT: GD cho HS thấy được vẻ đẹp cố đô Huế - di sản văn hoá thế giới, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.

(31)

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh thành Huế do ai xây dựng?

- GV cho HS nghe bài hát:

+ Bài hát các em vừa nghe nói về địa danh nào của nước ta?

+ Hôm nay các em sẽ biết được sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế. Và tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25p)

a, Quá trình xây dựng kinh thành Huế (10’)

- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.

- Yêu cầu HS lên chỉ trên bản đồ vị trí thành phố Huế.

+ Quan sát bản đồ cùng hiểu biết của mình hãy cho biết thành phố Huế thuộc tỉnh nào?

+ Thành phố Huế nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?

- Gọi HS đọc thông tin SGK từ đầu … công trình kiến trúc.

- GV phát phiếu học tập cho HS:

PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy đọc thông tin SGK từ đầu … công trình kiến trúc và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Em hãy nêu quá trình xây

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe.

- HS: Kinh thành Huế.

- HS quan sát bản đồ.

- HS lên bảng chỉ trên bản đồ. HS dưới lớp theo dõi.

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Thành phố Huế nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn.

- 1 HS đọc SGK, lớp theo dõi.

PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy đọc thông tin SGK từ đầu

… công trình kiến trúc và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Em hãy nêu quá trình

(32)

dựng kinh thành Huế dưới triều đại nhà Nguyễn.

………

………

Câu 2. Em hãy mô tả lại cấu trúc của kinh thành Huế

………

………

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* Kết luận:

- Kinh thành Huế nằm ở phía đông dãy Trường Sơn và thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Triều đại nhà Nguyễn đã huy động rất nhiều công sức và tiền của xây dựng lên công trình đồ sộ đẹp nhất nước ta thời đó.

Kinh thành Huế có 10 cửa chính ra, vào nằm giữa kinh thành là hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn…

b, Vẻ đẹp của kinh thành Huế (10’) - Yêu cầu HS đọc SGK và nêu:

+ Tên các công trình kiến trúc cổ của kinh thành Huế.

+ Những công trình kiến trúc cổ mang cho thành phố Huế những lợi ích gì?

- GV nhận xét, chốt câu trả lời.

- GV gọi HS đọc ghi nhớ.

xây dựng kinh thành Huế dưới triều đại nhà Nguyễn.

Với công sức của hàng chục vạn dân và lính và sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.

Câu 2. Em hãy mô tả lại cấu trúc của kinh thành Huế

Thành có 10 cửa chính ra, và nằm giữa kinh thành là hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn…

- 2 HS đại diện lên trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS trả lời.

+ Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén…

+ Mang lại lợi ích về văn hóa, lịch sử, phát triển du lịch, kinh tế cho thành phố.

- HS đọc ghi nhớ.

(33)

* BVMT: Theo em, chúng ta phải làm gì đề bảo vệ cảnh quan môi trường ? - Chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.

* Kết luận: Các công trình kiến trúc này có từ lâu đời, cách đây khoảng 300 năm vào thời vua Nguyễn. Thời kì đó Huế được chọn là kinh thành…. Năm 1993, cố đô Huế dược công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5p) - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS mang tranh chuẩn bị tranh ảnh về các công trình kinh thành Huế đã chuẩn bị, sau đó giới thiệu cho nhau biết.

- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đóng vai là Hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.

- GV và HS các nhóm lần lượt tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các nhóm giới thiệu, sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.

- GV củng cố nội dung bài học: Kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghẹ thuật tuyệt đẹp. Đây là một di sản văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.

- GV gọi HS đọc ghi nhớ.

* Kết luận: Ngoài các công trình kiến trúc cổ ra Huế còn có rất nhiều cảnh đẹp nào là dòng sông Hương…Đồi Vọng Cảnh… Không những thế con người Huế rất mến khách, khéo tay, chúng ta tự hào về TP Huế - TP đã làm cho Việt Nam nổi

+ Không vứt rác bừa bãi, vẽ, khắc trên di tích …

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động theo nhóm.

- Mỗi nhóm của một đại diện lên giới thiệu theo các tư liệu đã chuẩn bị.

- HS lắng nghe.

- 2,3 HS đọc lại ghi nhớ.

(34)

tiếng trên thế giới.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiêm (3p)

- GV cho HS suy nghĩ trình bày về vẻ đẹp của kinh thành Huế :

+ Em biết gì về kinh thành Huế ngày nay?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Nhận xét giờ học; dặn dò xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Bài 29. Tổng kết.

- HS ghi nhanh vào giấy sau đó lên trình bày trong vòng 1 phút.

- 2 HS trình bày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Hoạt động ngoài giờ

Đọc sách thư viện

--- Ngày soạn: Ngày 07/04/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 149: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập kiến thức về phân số và bài toán có lời văn điển hình.

- Vận dụng được bốn phép tính với phân số để biết giá trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải bài toán có lời văn về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó .

- HS có thái độ học tập chăm chỉ, tích cực trong giờ học, tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Máy chiếu , máy tính, BGĐT -HS : Sgk, VBT

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

(35)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (7p)

+ Nêu diện tích của tỉnh Lâm Đồng?

+ Tỉnh nào có diện tích lớn nhất?

+ Hãy nêu tên các tỉnh có diện tích từ bé đến lớn?

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBHT tổ chức cho HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV “Ai nhanh, ai đúng”

TBHT nêu luật chơi: Các bạn suy nghĩ đưa câu trả lời đúng. Bạn nào chọn đáp án đúng thì được được 1 phần quà.

- TBHT chiếu từng bảng số liệu bài tập 1 trong SKG trang 176 và nội dung câu hỏi:

Tỉnh Lâm Đồng

Đắc Lắc

Kon Tum

Gia Lai Diện

tích

9765 km2

19699 km2

9615 km2

1549 6 km2 - 9765 km2

-tỉnh Đăk Lăk

- Các tỉnh, thành phố có diện tích từ bé đến lớn: Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc

-TBHT nhận xét và chốt kết quả đúng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (23 p)

Bài tập 1

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

GV: Bài này các em đã làm phần khởi động, giờ các em chép lại và sang bài tiếp theo.

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

-Yêu cầu HS làm bài và đọc bài làm của mình.

+ Tính giá trị của từng biểu thức.

+ Chia sẻ cách thực hiện với từng biểu thức.

*GV kết luận: Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức các em cần vận dụng đúng

-HS chép bài vào vở.

Cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án:

2 3 1 4 3 5 4 3 5 2 1 .5 10 2 10 10 10 10 10 5

a    

8 8 3 8 8 3 8 2 10 .11 33 4 11 33 4 11 11 11

b  

9 3 5 9 3 8 216 108

. :

7 14 8 7 14 5 490 245

c  

  5 7 21 5 7 16

. :

12 32 16 12 32 21

5 1 5 2 3 1

12 6 12 12 12 4

d

 

Cá nhân – Lớp

(36)

thứ tự tính để tính cho chính xác Bài tập 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính.

- Yêu cầu HS làm bài và chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.

*GV kết luận: Động viên HS chia sẻ với cả lớp về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Bài 4

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

-Yêu cầu HS làm bàiđọc bài làm của mình. HS khác nhận xét

+ Nêu miệng cách thực hiện từng bài?

*GV kết luận: Khi tìm được số ở giữa của một dạy số thì số đó chính là số trung bình cộng của dãy số đó. Và tìm được số ở giữa ta dễ dàng tìm được số liền trước và số liền sau của số ở giữa.

2. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10)

Bài tập 5:

- Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu làm gì?

- YC HS chia sẻ nêu cách giải bài toán.

-Yêu cầu HS làm bài. Chia sẻ kết quả.

- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.

*GV kết luận: Khi giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số các em cần biết 2 yếu tố đó là hiệu và tỉ số và hiệu và tỉ số phải cùng thời điểm và giải theo 4 bước các em đã học nhé!

- Hệ thống giờ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

Thái độ: - Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực

Kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương. Thái độ: - Giáo dục học sinh

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông3. Thái độ: - HS có thái độ yêu

Kiến thức: HS củng cố về các phép tính trong phạm trong phạm vi 5 và làm các bài tập trong phạm vi 5.. Thái độ: Giáo dục HS chăm chỉ tự tin, tự

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích