• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài: Giun đũa

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài: Giun đũa"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN Bài: Sán lá gan

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sán lá gan kí sinh ở đâu? Gây tác hại gì? (Nhận biết) A. Ở ruột già người, gây ngứa ngáy khó chịu.

B. Ở rễ lúa, gây “bệnh vàng lụi” ở lúa.

C. Ở tá tràng người, làm người bệnh xanh xao, vàng vọt.

D. Ở gan, mật của trâu bò, làm trâu bò gầy rạc chậm lớn.

Câu 2. Hình dạng của sán lông là (Nhận biết)

A. hình trụ tròn. B. hình sợi dài.

C. hình lá. D. hình dù.

Câu 3. Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây? (Thông hiểu) A. Hình dạng cơ thể.

B. Lối sống.

C. Phương thức di chuyển.

D. Mức độ phát triển thị giác.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? (Thông hiểu) A. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.

B. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.

D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.

Câu 5. Tại sao nói cơ thể sán lá gan lưỡng tính? (Vận dụng) A. Vì trên một cơ thể có cơ quan sinh dục đực hoặc cái.

B. Vì trên cùng một cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái.

C. Vì chúng đẻ nhiều trứng.

D. Vì chúng có cơ quan sinh dục phát triiển.

Câu 6. Vì sao sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh? (Vận dụng cao)

A. Vì nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.

B. Vì chúng có cơ quan tiêu hóa (nhánh ruột) phát triển.

C. Vì nhớ cơ quan sinh dục lưỡng tính phát triển.

D. Vì chúng có cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? (Nhận biết) Lời giải:

Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:

- Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

(2)

- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

Câu 2. Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau: (Thông hiểu)

+ Trứng sán lá gan không gặp nước.

+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp.

+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt.

+ Kén sán bám vào rau, bèo,… chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải.

Lời giải:

+ Trứng sán lá gan không gặp nước: trứng không nở thành ấu trùng.

+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp: ấu trùng chết.

+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt: ấu trùng không còn phát triển được nữa.

+ Kén sán bám vào rau, bèo,… chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải: kén hỏng và không trở thành sán được.

Câu 3. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? (Vận dụng cao) Lời giải:

Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.

- Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.

- Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.

Bài: Một số giun dẹp khác

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sán dây và sán bã trầu xâm nhập vào vật chủ chính thức qua con đường nào?

(Nhận biết)

A. Qua con đường ăn uống. B. Qua da vào máu.

C. Qua da bàn chân. D. Qua đường hô hấp.

Câu 2. Sán lá máu sống kí sinh ở đâu? (Nhận biết)

A. Ở ruọt non lợn. B. Ở gan mật trâu, bò.

C. Ở ruột người. D. Ở trong máu người.

(3)

Câu 3. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? (Thông hiểu)

A. Sán lá gan, sán dây và sán lông.

B. Sán dây và sán lá gan.

C. Sán lông và sán lá gan.

D. Sán dây và sán lông.

Câu 4. Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người? (Thông hiểu)

1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

3. Mắc màn khi đi ngủ.

4. Không ăn thịt lợn gạo.

5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Số ý đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5. Người bị nhiễm sán dây do nguyên nhân nào? (Vận dụng) A. Do ăn thịt bò, thịt lợn... bị bệnh gạo chưa được nấu chín kĩ.

B. Do ăn thức ăn bị ôi thiu.

C. Do ăn thức ăn bị kiến, gián, ruồi nhặng đậu vào.

D. Do đi chân đất.

Câu 6. Vì sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành Giun dẹp? (Vận dụng) A. Vì ngành này bao gồm các loài động vật có đối xứng hai bên.

B. Vì ngành này bao gồm các loài động vật có cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng.

C. Vì ngành này bao gồm động vật có cơ thể hình lá dài.

D. Vì ngành này bao gồm các loài động vật sống kí sinh.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? (Nhận biết)

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người:

- Đầu sán nhỏ, có giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

- Cơ thể dẹp, mảnh, dài, phân thành hàng trăm đốt: thuận tiện chui rúc, luồn lách, đốt già mang trứng thuận lợi tách khỏi cơ thể.

- Ruột tiêu giảm, dinh dưỡng hấp thụ qua bề mặt cơ thể.

- Mỗi đốt là 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Đốt càng già thì cơ quan sinh dục càng phát triển. Các đốt già chứa đầy trứng, có thể tách rời khỏi cơ thể: sinh sản được nhiều và trứng dễ dàng được phát tán ra khỏi cơ thể vật chủ.

Câu 2. Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể con người và động vật?

Vì sao? (Thông hiểu) Lời giải:

- Thường kí sinh ở ruột người và động vật vì ở đó có nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Hơn nữa, nó có những đặc điểm thích nghi để kí sinh ở đó:

+ Có cơ quan giác bám tăng cường.

(4)

+ Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng trong ruột người và động vật nên rất hiệu quả.

+ Mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính.

Câu 3. Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải ăn, uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? (Vận dụng)

Lời giải:

Các biện pháp phòng chống: Các ngành giun dẹp thường kí sinh ở ruột. Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống, một số qua da, do đó cần:

+ Ăn chín uống sôi.

+ Tắm nước sạch và ở nơi sạch sẽ.

+ Giữ vệ sinh ăn uống và chuồng trại sạch sẽ.

Bài: Giun đũa

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: (Nhận biết)

Trứng giun đũa theo…(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)

… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.

A. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.

B. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.

C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.

D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.

Câu 2. Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?

(Nhận biết)

A. Đường bài tiết nước tiểu. B. Đường hô hấp.

C. Đường tiêu hoá. D. Đường sinh dục.

Câu 3. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là (Thông hiểu)

A. giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

B. giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

Câu 4. Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây? (Thông hiểu) A. Cơ dọc kém phát triển.

B. Không có cơ vòng.

C. Giác bám tiêu giảm.

D. Đầu nhọn.

Câu 5. Tại sao nói giun đũa phân tính? (Vận dụng) A. Vì cơ thể có lớp vỏ cuticun boc ngoài cơ thể.

B. Vì trên cơ thể chỉ có một cơ quan sinh dục đực hoặc cái.

C. Vì chúng có cơ quan sinh dục dạng ống phát triển.

D. Vì chúng đẻ trứng với số lượng lớn (khoảng 200000 trứng mỗi ngày)

(5)

Câu 6. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

(Vận dụng cao)

A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non.

B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.

C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

D. Vì tác dụng của dịch tiêu hóa không đủ sức tiêu hủy giun đũa.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người? (Nhận biết) Lời giải:

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc. Cơ thể vật chủ ngày càng ốm yếu, xanh xao, gây đau bụng.

- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Câu 2. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? (Thông hiểu) Lời giải:

Sán lá gan Giun đũa

- Cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng. - Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại.

- Tiết diện ngang hình tròn.

- Các giác bám phát triển.

- Phát triển cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng.

- Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể.

- Cơ dọc phát triển - Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn

nuôi cơ thể, không có hậu môn. - Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.

- Sinh sản:

+ Lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng).

+ Đẻ 4000 trứng mỗi ngày.

- Sinh sản:

+ Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

+ Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Câu 3. Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến giun đũa?

Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm? (Vận dụng) Lời giải:

- Ở tay và rau sống có rất nhiều giun đũa, nếu không rửa sạch thì cơ thể sẽ rất dễ bị giun đũa nhâm nhập → ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

- Vì ở trong ruột có nhiều giun đũa kí sinh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ đường ruột → diệt định kì.

(6)

Bài: Một số giun tròn khác

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em? (Nhận biết) A. Đi chân đất.

B. Ngoáy mũi.

C. Cắn móng tay và mút ngón tay.

D. Xoắn và giật tóc.

Câu 2. Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người? (Nhận biết)

A. Giun móc câu. B. Giun chỉ. C. Giun đũa. D. Giun kim.

Câu 3. Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

(Thông hiểu)

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.

B. Tiết diện ngang cơ thể.

C. Đời sống.

D. Con đường lây nhiễm.

Câu 4. Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là (Thông hiểu) A. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.

B. tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.

C. tăng khả năng trao đổi khí.

D. bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

Câu 5. Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn? (Thông hiểu) A. Giun rễ lúa, sán lá máu.

B. Giun kim, giun đũa.

C. Giun móc câu, sán dây.

D. Giun đũa, sán bã trầu.

Câu 6. Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây? (Vận dụng)

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?

(Nhận biết) Lời giải:

- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

- Tác hại: Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

(7)

Câu 2. Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì? (Vận dụng) - Để đề phòng bệnh giun đối với người:

+ Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn.

+ Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm.

+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.

+ Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

- Đối với thực vật:

+ Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt.

+ Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng.

+ Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.

Câu 3. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? (Vận dụng cao)

Lời giải:

Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:

- Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi.

- Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…

- Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....

Câu 4. Lợn nuôi thường bị sán bã trầu kí sinh ở ruột gây hại, làm lợn gầy rạc, da sần sùi và chậm lớn. Vậy theo em làm thế nào để loại bỏ sán bã trầu ra khỏi ruột lợn?

Cách phòng tránh sán bã trầu? (Vận dụng cao) Lời giải:

- Cho lợn uống thuốc tẩy sán bã trầu, sán bị chết, theo phân ra ngoài có màu đỏ thẫm như bã trầu.

- Ngoài ra, để tránh lây nhiễm sán trở lại thì chúng ta cần thực hiện như sau:

+ Vệ sinh môi trường diệt sán trong phân bằng cách quét dọn vệ sinh tiêu độc định kỳ.

+ Ủ phân diệt trứng giun sán, diệt ký chủ trung gian như ốc bằng nước vôi 10% hay đồng sunfar (CUSO4) 0,05%.

+ Không cho lợn ăn rau, bèo, rong, rêu sống.

+ Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, thường xuyên cho lợn ăn thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi cho lợn ăn thức ăn xanh, rau xanh cần phải rửa sạch để khô nước.

+ Tẩy giun sán định kỳ cho lợn 3 tháng 1 lần.

Câu 5. Các món gỏi như gỏi cá, gỏi sứa, gỏi thịt thường rất được ưa chuộng bởi vị dễ ăn, không ngán của nó. Món này còn có thể cho làm món ăn chời, ăn hoài không chán. Vậy theo em có nên thường xuyên ăn các món gỏi này không? Vì sao? (Vận dụng cao)

Lời giải:

Chúng ta không nên thường xuyên ăn các món gỏi thịt, gỏi cá, gỏi sứa,… đây là những món ăn thịt, cá ở dạng sống có chứa các nang sán sống trong các thớ thịt, cá,… sẽ dễ gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hoặc đau bụng.

(8)

Bài: Giun đất

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biều nào sau đây về giun đất là sai? (Nhận biết) A. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Giun đất là động vật lưỡng tính.

C. Giun đất có hệ tuần hoàn hở.

D. Giun đất hô hấp qua phổi.

Câu 2. Thức ăn của giun đất là gì? (Nhận biết) A. Động vật nhỏ trong đất.

B. Vụn thực vật và mùn đất.

C. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.

D. Rễ cây.

Câu 3. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: (Nhận biết) Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….

A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch B. (1): phần đuôi; (2): trứng C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch D. (1): đai sinh dục; (2): trứng

Câu 4. Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn? (Thông hiểu)

A. Hầu. B. Diều. C. Dạ dày cơ. D. Ruột tịt.

Câu 5. Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

(Thông hiểu)

A. Mạch vòng giữa thân.

B. Mạch lưng.

C. Mạch bụng.

D. Mạch vòng vùng hầu.

Câu 6. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun? (Vận dụng) A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

(Nhận biết) Lời giải:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

(9)

- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Câu 2. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? (Thông hiểu) Lời giải:

Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là:

- Khi đào hang, chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.

- Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

Câu 3. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? (Vận dụng) Lời giải:

Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt là vì: ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

Bài: Một số giun đốt khác

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng? (Nhận biết) A. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.

B. Sống trong môi trường nước mặn.

C. Cơ quan cảm giác kém phát triển.

D. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.

Câu 2. Giun đốt có khoảng trên (Nhận biết)

A. 9000 loài. B. 10000 loài. C. 11000 loài. D. 12000 loài.

Câu 3. Giun đỏ được khai thác để (Nhận biết) A. Làm thức ăn cho người.

B. Làm đồ trang trí.

C. Làm màu mỡ đất trồng.

D. Làm thức ăn cho cá cảnh.

Câu 4. Sá sùng sống trong môi trường (Thông hiểu)

A. nước ngọt. B. nước mặn. C. nước lợ. D. đất ẩm.

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt? (Thông hiểu) A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.

B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.

D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.

Câu 6. Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh? (Thông hiểu)

A. Các sợi tơ phát triển. C. Ống tiêu hóa tiêu giảm.

B. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ. D. Giác bám tiêu giảm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

(10)

Câu 1. Nêu vai trò thực tiễn của Giun đốt? (Nhận biết) Lời giải:

Vai trò thực tiễn của giun đốt là:

- Giun đốt cày xới đất làm đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cẩm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng ...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Câu 2. Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào? (Thông hiểu)

Lời giải:

Nhận biết đại diện ngành giun đốt trong tự nhiên dựa vào đặc điểm cơ thể phân đốt.

Câu 3. Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết? (Vận dụng) Lời giải:

Một số loài giun đốt thường gặp ở địa phương là: giun ống, giun ít tơ (ở ao hồ), đỉa, giun đỏ, bông thùa (ở đáy bùn), giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:.. + Tham gia cấu tạo nên

Nên di chuyển cây đi trồng nơi khác vào ngày trời râm, mát, tỉa bớt lá và cành cây nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước qua lá của cây trong khi rễ cây tạm thời mất

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

Nghiên cứu đã đánh giá toàn diện hiệu quả của sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) trong việc cải thiện chỉ số nhân trắc, chỉ số sinh hoá máu

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.... Sán dây

+ Đa số giun tròn kí sinh trên cơ thể người, động vật, thực vật và gây nhiều tác hại cho con người -> Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân