• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Đặng Thị Bích Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 177 - 181

177

DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH QUANG, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG

Đặng Thị Bích Huệ* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang (TNSP) là dự án phát triển mang ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, góp phần tạo cơ hội cho họ phát triển công bằng, giảm bớt những thiệt thòi, khó khăn của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Nhìn chung, dự án đã tác động đáng kể tới việc cải thiện đời sống người dân, nâng cao hiểu biết về cách thức quản lý nguồn vốn của các hộ, người dân được tập huấn nâng cao năng lực và tham gia vào các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó việc lồng ghép giới được quan tâm trong tất cả các hoạt động của dự án tại cơ sở, đảm bảo cho phụ nữ được nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói đó được lắng nghe... Dự án đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Từ khóa: Dự án, TNSP, tác động, người dân, Tuyên Quang

MỞ ĐẦU *

Minh Quang là một xã nghèo của huyện miền núi Chiêm Hóa, cách trung tâm huyện 33km và cách Thành phố Tuyên Quang 100km, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Đây là một trong những xã của huyện Chiêm Hóa nằm trong vùng quy hoạch và triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn của tỉnh Tuyên Quang (TNSP) thuộc Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) [3].

Dự án được triển khai trên 64 xã, thuộc các xã khu vực vùng III và một số xã thuộc khu vực vùng II của sáu huyện trong tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015. Mục tiêu tổng thể của dự án là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang. Trong đó khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt là phụ nữ tại 64 xã nghèo thuộc 6 huyện trong tỉnh vào các hoạt động kinh tế sinh lời bền vững. Qua quá trình thực hiện, dự án đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và xã Minh Quang nói riêng.

*Tel: 0989869633 ; Email: tuberrose.1611@gmail.com

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập các thông tin từ các bài báo, sách, báo cáo, văn bản có liên quan đã được công bố. Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự cùng tham gia của người dân.

Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào các số liệu đã thu thập được để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dự án “Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tỉnh Tuyên Quang

Dự án TNSP tỉnh Tuyên Quang được thực hiện theo Hiệp định tài trợ số 826-VN giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) ký ngày 25/02/2011 và Văn kiện Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 03/12/2010.

Dự án TNSP mang ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, góp phần tạo cơ hội cho họ phát triển công bằng, giảm bớt những thiệt thòi, khó khăn của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Tổ chức tài trợ chính là Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế. Cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm (từ năm

(5)

Đặng Thị Bích Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 177 - 181

178

2011 – 2015). Tổng số vốn của dự án là 32.844.900 USD.

Mục tiêu tổng thể của dự án: Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu phát triển của Dự án là khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số tại 64 xã nghèo thuộc 6 huyện của tỉnh vào các hoạt động kinh tế sinh lời bền vững [4].

Mục tiêu cụ thể:

- Cải cách hành chính công và xây dựng năng lực tại cơ sở nhằm xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng thị trường, có sự tham gia.

- Thúc đẩy hợp tác công - tư trong cung cấp các dịch vụ và sự tham gia của khu vực tư vào quá trình ra quyết định đối với các nguồn lực.

- Tăng cường hợp tác giữa các bên tham gia và lồng ghép các nguồn lực.

- Nâng cấp và sửa chữa, làm mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất và phát triển thị trường tại các xã, thôn bản.

- Tăng thu nhập bền vững cho người nghèo và cận nghèo thông qua tăng cường lựa chọn và tham gia vào các cơ hội thị trường mang lại lợi nhuận với vai trò là nhà sản xuất, người lao động hoặc các doanh nghiệp.

-Thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nông thôn hàng năm dựa trên nhu cầu, vì người nghèo, theo định hướng thị trường một cách hiệu quả, đồng thời được lồng ghép vào quy trình lập kế hoạch tổng thể của chính quyền địa phương [4].

Các nguyên tắc chung của Dự án:

- Tăng thu nhập bền vững cho hộ nghèo và cận nghèo.

- Hỗ trợ hộ nghèo đồng thời nhấn mạnh việc phục vụ lợi ích cộng đồng, phát triển kinh doanh nông nghiệp và lựa chọn các chuỗi giá trị phù hợp với địa phương.

- Có sự tham gia của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người dân tộc thiểu số,

phụ nữ phải được tham gia thực sự vào các cuộc họp thôn, xã. Là người trực tiếp tham gia triển khai thực hiện kế hoạch và giám sát kết quả thực hiện, tham gia đóng góp cho việc thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng dự án bằng tiền mặt hoặc bằng ngày công lao động, đóng góp vật liệu khai thác tại chỗ.

- Tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Lồng ghép vấn đề giới: Ưu tiên sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động của Dự án, đảm bảo họ được nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói đó được lắng nghe, cân nhắc khi xây dựng kế hoạch phát triển thôn/xã hay tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực.

- Phân cấp quản lý ngân sách: Thực hiện phân cấp quản lý toàn bộ nguồn vốn quỹ phát triển cộng đồng (CDF) và nguồn vốn đào tạo... cho cấp xã quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động.

- Các hoạt động gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến sử dụng các nguồn lực tự nhiên như đất, nước, rừng...

- Tính khả thi: Khi đề xuất các hoạt động, cần trả lời rõ những câu hỏi như: các nguồn nhân lực (số lượng và năng lực), tài chính (kinh phí), thời gian, trang thiết bị v.v... Đã sẵn sàng và đầy đủ để đảm bảo thực hiện thành công các hoạt động đó hay chưa? Các hoạt động đề xuất có theo đúng qui định, nguyên tắc hay phạm vi can thiệp của dự án hay không?

- Tính bền vững:

+ Bền vững về kết quả: Dự án sẽ tập trung vào hiện thực hoá các chính sách về phân cấp của Chính phủ nhằm làm cho cấp huyện, xã và thôn trở thành những người chủ, người thực hiện và người chịu trách nhiệm chính về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình và tài sản do dự án đầu tư. Các phương pháp và cách tiếp cận tiên tiến do Dự án khởi xướng sẽ tiếp tục được các cơ quan chuyên môn áp dụng để hoàn thành công việc thường xuyên của mình.

(6)

Đặng Thị Bích Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 177 - 181

179 + Bền vững về tổ chức: lồng ghép quy trình

lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hướng thị trường vào quy trình lập kế hoạch và ngân sách hàng năm của Chính phủ, giao trách nhiệm thực thi cho các cơ quan chuyên môn và tập trung vào nâng cao năng lực tại tất cả các cấp. Cán bộ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng thôn là những người xây dựng kế hoạch, thực thi, theo dõi và giám sát các hoạt động của Dự án, vì vậy năng lực và kĩ năng của họ sẽ được duy trì và phát huy để triển khai công việc của đơn vị sau khi Dự án kết thúc. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án về đào tạo, tập huấn và liên kết thị trường, các nhóm cùng sở thích, tổ hợp tác và nhóm tiết kiệm vay vốn do Dự án thành lập và củng cố sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển.

+ Bền vững về tài chính: Dự án sẽ khuyến khích huy động các nguồn lực tài chính của tỉnh, huyện và cộng đồng nhằm đảm bảo tính bền vững và tự chủ về tài chính. Việc khuyến khích sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân sẽ giúp tăng tài sản và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn và là một trong những nhân tố đảm bảo tính bền vững về tài chính của Dự án [4].

Tác động của dự án đến đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang

Tác động của dự án đến kinh tế

Có thể thấy rằng, nhờ có dự án TNSP được thực hiện trên địa bàn xã Minh Quang mà những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho gia đình, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Bảng 1. So sánh tỷ lệ hộ nghèo của xã qua 3 năm thực hiện dự án trên địa bàn xã Minh Quang Năm

Hộ nghèo

(Hộ)

Tỷ lệ

%

Cận nghèo

(Hộ)

Tỷ lệ (%)

2012 782 66,05 402 33,95

2013 758 63,64 433 36,36

2104 623 63,05 478 43,42

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Minh Quang)

Từ khi có dự án, số hộ nghèo của xã giảm dần (năm 2012 toàn xã có 782 hộ, chiếm 66,05%, giảm xuống còn 623 hộ, chiếm 63,05% năm 2014), có thể nói dự án đã hỗ trợ và thúc đẩy những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần và cả kiến thức để có thể tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Dự án không chỉ giúp cho người dân thoát nghèo mà còn giúp họ có khả năng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt. Số hộ chưa thoát nghèo vẫn đang cố gắng phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình để vươn lên thoát nghèo [1].

Tác động của dự án đến việc tiếp cận nguồn vốn đối với dự án

Trong những năm vừa qua người dân trên địa bàn xã Minh Quang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của dự án TNSP thông qua các hoạt động của dự án hoạt động hỗ trợ hộ nghèo người dân trên địa bàn xã được dự án hỗ trợ vốn cho người dân mua trâu, bò, hỗ trợ bằng vật chất như: máy nông nghiệp, máy xay xát, máy nghiền thức ăn chăn nuôi…

Năm 2014 dự án hỗ trợ vốn cho 17 hộ dân trên địa bàn xã mua trâu, mỗi hộ dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại số tiền là 18 triệu đồng. Tổng số tiền mà dự án hỗ trợ cho người dân mua trâu năm 2014 là 306 triệu đồng.

Qua hoạt động này của dự án, một số hộ dân không đủ điều kiện đã có thể mua trâu phục vụ sản xuất.

Ngoài ra, năm 2014 dự án hỗ trợ cho người dân 10 máy nông nghiệp, 5 máy cắt cỏ và 7 máy xay sát. Thông qua hoạt động này của dự án, nhiều hộ đã có điều kiện để vươn lên thoát nghèo [2].

Tác động của dự án đến tình hình trồng trọt, chăn nuôi và thu nhập

Trước khi có dự án, mỗi hộ dân chỉ nuôi vài con lợn, vài chục con gà, số lượng vật nuôi trung bình trên hộ là rất nhỏ, đa số các hộ đều chưa có trâu bò. Do chưa biết cách chăm sóc, chưa biết tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, sợ rủi ro và chưa có kỹ thuật cần thiết về chăn nuôi nên các hộ dân cũng chỉ chăn lợn nái, lợn thịt, gia cầm với số lượng nhỏ.

(7)

Đặng Thị Bích Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 177 - 181

180

Sau khi được tập huấn có hộ dân đã mạnh dạn nuôi đến vài chục con lợn và và đàn gà, vịt hàng trăm con. Rất nhiều hộ dân đã biết cách hạch toán kinh tế bằng cách ghi chép thu - chi và giải thích loại hình chăn nuôi nào của họ có lãi hoặc bị lỗ, trên cơ sở đó họ đã thay đổi vật nuôi như thế nào để có hiệu quả kinh tế hơn.

Đã biết tiêm phòng đúng và đủ cho một số loại gia súc, gia cầm nuôi phổ biến. Hơn nữa, họ còn phổ biến cho rất nhiều người khác trong thôn để áp dụng. Có thể nói, dự án đã tác động rất lớn đến tình hình trồng trọt và chăn nuôi của các dân trên địa bàn xã Minh Quang và góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho các hộ dân một cách bền vững.

Tác động của dự án đến nhóm phụ nữ - Vấn đề giáo dục

Dự án TNSP đã đóng góp vào công cuộc đẩy mạnh giáo dục thông qua việc tạo cơ hội cho các bậc phụ huynh thuộc những hộ nghèo trên địa bàn xã để gián tiếp giúp thế hệ trẻ có cơ hội học tập tốt hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhận thức về giáo dục cho con em là điều quan trọng và không thể bỏ qua, nhiều hộ gia đình đã chú trọng hơn đến việc cho con em mình được đến trường học văn hóa, học nghề để nâng cao trình độ, tay nghề giúp để chúng có thể tự lập và ổn định cuộc sống trong tương lai Số lượng con em được đến trường nhiều hơn, đồng nghĩa với chi phí đầu tư cũng nhiều hơn. Các hộ gia đình quyết định đầu tư cho giáo dục nhiều hơn bởi nay ai cũng hiểu rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư đem lại lợi ích nhiều nhất cho tương lai các con mình.

- Tác động đến vấn đề y tế

Hầu hết các hộ gia đình đều cho rằng, trước đây khi chưa có dự án được thực hiện, chưa được phổ biến những kiến thức về sức khỏe, y tế thì việc khám sức khỏe định kỳ hay mua BHYT là lãng phí, không cần thiết. Vì vậy, cứ đến khi nào có triệu chứng mệt mỏi hay ốm đau là họ lai tự đến những hiệu thuốc mô tả triệu chứng rồi mua thuốc mà không muốn đi đến bệnh viện khám chữa bệnh. Do đó, có những người nếu không bị ốm nặng thì đồng

nghĩa với việc mình luôn luôn khỏe mạnh.

Chính vì thế, có những người dân đã không biết mình mang trong người những căn bệnh từ khi nào, chỉ đến khi họ cảm thấy thực sự không chịu nổi mới tìm đến bệnh viện và bác sỹ. Mỗi lần đến chữa bệnh sẽ tốn kém rất nhiều tiền, do không kịp thời phát hiện và chữa trị. Mặc dù trung bình số lần đến bệnh viện khám chữa bệnh là rất ít nhưng chi phí cho khám chữa bệnh lại không phải là nhỏ.

Từ khi được tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, được khuyến cáo về các biện pháp chăm sóc sức khỏe thì phụ nữ đã hiểu được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là một việc làm khoa học và có trách nhiệm đối với sức khoẻ cũng như tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình. Việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế cũng giúp cho bản thân và gia đình được giảm rất nhiều chi phí mỗi lần đến bệnh viện khám chữa bệnh. Theo kết quả điều tra thấy được sự thay đổi đáng kể về thái độ và kiến thức của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình. Đa số các hộ đều có sự đầu tư cho khám bệnh định kỳ cho cả gia đình ít nhất là 1 lần/năm, có hộ sau 06 tháng lại đi khám định kỳ để yên tâm hơn. Nhìn chung các hộ đều ý thức được tầm quan trọng của việc khám định kỳ nhằm phát hiện được bệnh sớm nhất có thể giúp các bác sỹ có thể tư vấn, điều trị kịp thời mà chi phí lại không mất nhiều.

Tác động của dự án đến việc nâng cao trình độ nhận thức của phụ nữ

Trước khi chưa có dự án thực hiện, đa số phụ nữ vẫn còn thiếu kiến thức về pháp luật và xã hội, chưa biết cách nuôi dạy con để con em mình được sống trong môi trường tốt nhất có thể, chưa biết giữ gìn vệ sinh cộng đồng, chưa biết tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế thoát nghèo.

Từ khi dự án được thực hiện, những năm qua được tiếp cận với những kiến thức pháp luật xã hội; được học cách làm kinh tế để thoát khỏi cảnh nghèo đói; học cách giữ gìn vệ sinh môi trường cộng đồng và gia đình, hầu hết phụ nữ đều nhận thấy nhận thức của mình

(8)

Đặng Thị Bích Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 177 - 181

181 được nâng cao hơn so với trước đây. Sự thay

đổi về nhận thức ấy được thể hiện bằng những suy nghĩ và hành động thực tế vào cuộc sống.

Tất cả những người được hưởng lợi đều nói rằng nhờ các lớp tập huấn mà nhận thức của họ về quyền và nghĩa vụ của người dân nói chung, quyền của phụ nữ nói riêng được nâng cao. Trong những năm qua, phụ nữ đã dám thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi với lãnh đạo xã, thôn về các hoạt động liên quan đến gia đình của họ khi chính quyền đối thoại với cộng đồng, hoặc trong buổi họp thôn, điều mà trước dự án hầu như không xảy ra. Nhờ có dự án mà nhiều phụ nữ tự tin hơn, cởi mở và tích cực hơn trong quan hệ với cộng đồng, điều đó khiến nhiều người trong cộng đồng có thái độ thông cảm hơn, tôn trọng hơn với hoàn cảnh đặc biệt thay vì coi thường, chê cười.

KẾT LUẬN

Dự án TNSP sau khi được thực hiện và triển khai đã mang lại những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Dự án đã thu hút đông đảo sự tham gia của người dân, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Trong đó các đối tượng hưởng lợi được quan tâm như phụ nữ,

dân tộc thiểu số, người nghèo trong xã nhận được những hỗ trợ thiết thực và hữu ích. Kết quả là người dân trong xã vươn lên thoát nghèo, năm 2014 (623 hộ) số lượng hộ nghèo trong xã giảm đáng kể về mặt số lượng so với năm 2012 (782 hộ).

Dự án đã để lại những bài học quý báu về công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ, đội ngũ cán bộ được đào tạo sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở địa phương trong thời gian tới, cũng như phần lớn người dân tham gia dự án đã học tập được những phương pháp sản xuất hiệu quả, rèn luyện tinh thần tự cường, tự lực cánh sinh nhằm đưa địa phương khỏi tình trạng đói nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc và bình đẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IFAD (2012), Việt Nam những câu chuyện thoát nghèo, tr. 17 -19.

2. Hoàng Mạnh Quân (2007), Giáo trình Lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 20 – 24.

3. UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (2012, 2013, 2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Minh Quang năm 2012,2013,2014.

4. UBND tỉnh Tuyên Quang (2011), Sổ tay PIM Dự án TNSP, tr. 12 – 13.

SUMMARY

TNSP PROJECT AND ITS IMPACTS ON THE LIVES OF PEOPLE IN MINH QUANG COMMUNE, CHIEM HOA DISTRICT, TUYEN QUANG PROVINCE

Dang Thi Bich Hue* University of Agricuture and Forestry – TNU

The Tuyen Quang Agricultural, Farmer and Rural Development Project (TNSP) is a development project of great economic and social significance, contributing to the development of equality and reduction opportunities for them, reduce the disadvantages of poor households and ethnic minority households. Overall, the project had a significant impact on improving the lives of the people, improved understanding of how households are financed, people trained on capacity building and participation in activities of project. In addition, gender mainstreaming is concerned in all project activities at the grassroots, ensuring that women speak their voices and that the voices are heard ...

The project has played a very important role in improving the economic conditions - society for the people in areas Minh Quang, Chiem Hoa district, Tuyen Quang province.

Keywords: Project, TNSP, impact, people, Tuyen Quang

Ngày nhận bài: 22/12/2016; Ngày phản biện: 15/01/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0989869633 ; Email: tuberrose.1611@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với