• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 30 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2022

TOÁN

BÀI 91: BIỂU ĐỒ TRANH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

- Thông qua việc đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh, nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; slide minh họa, 3 loại lá cây, bảng phụ...

2. HS: SHS, VBT, nháp,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. khởi động(5P)

- GV tổ chức Trò chơi: “Ai nhanh -Ai khéo”

+ GV chuẩn bị 3 rổ lá. Trong mỗi rổ có 3 loại lá khác nhau.

+ GV chuẩn bị 3 bảng biểu đồ có ghi tên các loại lá.

+ GV phổ biến luật chơi, cách chơi: chia lớp theo 3 nhóm. Các nhóm gắn lá cây đúng với tên gọi của nó trong biểu đồ. Sau khi hết thời gian nhóm nào gắn được nhiều loại lá nhất nhóm đó sẽ chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết nối, giới thiệu bài: Biểu đồ tranh (tiết 2)

2.Hoạt động thực hành – luyện tập(10P)

*Bài 2:

- GV gọi HS nêu y/c bài tập 2.

- Tổ chức hs quan sát biểu đồ và đọc câu hỏi - Tổ chức cho HS làm vở bài tập.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Mỗi nhóm cử 5 HS lên chơi trò chơi trong vòng 2 phút .

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu bài 2.

- HS quan sát, đọc câu hỏi trong bài.

- HS làm vào vở

- 1 HS trình bày bảng phụ.

+ Con gà mái mơ đẻ 4 trứng, gà mái ri đẻ 6 trứng, gà mái đen đẻ 5 trứng.

+ Con gà mái ri đẻ nhiều trứng nhất, gà mái mơ đẻ ít trứng nhất.

+ 3 con gà đẻ được tất cả 15 quả trứng.

+Bạn làm thế nào để tìm được số quả

(2)

- GV nhận xét, hỏi HS: Việc thống kê số trứng gà đẻ trong một tuần có ích lợi gì?

*Bài 3:

- GV chốt: Toán học giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- Tổ chức HS quan sát theo nhóm 4 về biểu đồ tranh bài 3/82

- Tổ chức các nhóm trình bày và nhận xét bổ sung cho nhau.

- GV nhận xét, chốt: Nhìn vào biểu đồ về phương tiện đến trường của HS lớp 2A chúng ta thấy: Các bạn lớp 2A đến trường bằng các phương tiện xe buýt, xe đạp, xe máy, đi bộ. Số học sinh đến trường bằng xe buýt nhiều nhất, số học sinh đến trường bằng xe đạp ít nhất.

3. Vận dụng (8p)

- GV chuẩn bị 1 biểu đồ tranh trên bảng.

- Yêu cầu HS lấy các hình phẳng trong bộ đồ dùng học Toán 2, phân loại theo màu sắc rồi xếp vào các ô tương ứng trong bảng.

- Yêu cầu HS kiểm đếm và cho biết các thông tin trên biểu đồ tranh vừa có được.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

*Củng cố, dặn dò (2p) - Nhận xét tiết học

- Bài học hôm nay, em được học thêm điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm ví dụ thực tế liên quan đến việc sử dụng biểu đồ tranh trong cuộc sống.

trứng của 3 con gà? ( Đếm, cộng) - Hs nhận xét bài làm của bạn.

- HS trả lời: dùng biểu đồ theo dõi số trứng mà 3 con gà đẻ được giúp chúng ta biết được năng suất đẻ trứng của từng con,...

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS quan sát SGK/82 - Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm lên điều khiển các nhóm trình bày và nhận xét kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

(3)

TIẾNG VIỆT

BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC

LUYỆN VIẾT ĐOẠN:VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM (TIẾT 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề. Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu sản phẩm.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động khởi động (5’)

- Kiểm tra những bài hs chưa hoàn thành tiết trước

-Nhận xét, tuyên dương

2. Hoạt động hình thành kiến thức (27’)

* Luyện viết đoạn văn.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Gọi tên từng đồ vật trong tranh. Mỗi đồ vật làm bằng chất liệu gì?

+ Từng đồ vật dùng để làm gì?

- Hướng dẫn HS nói và đáp khi giới thiệu về sản phẩm.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS hỏi đáp theo gợi ý.

- Cho HS làm nhóm

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.61.

- 1-2 HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe.

- HS đọc yêu cầu

HS thảo luận và nói cho nhau nghe - 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

(4)

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

*Củng cố, dặn dò:(3’) - Hôm nay em học bài gì?

Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC ĐỌC MỞ RỘNG (tiết 6)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc. Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

Kiểm tra : Tổ chức trò chơi “Tập tầm vông” vừa hát vừa chơi.

- GV là người đố, HS giải đáp. GV đưa hai bàn tay ra sau lưng, trong hai tay có một tay giấu đồ vật, một tay không có gì, sau đó nắm chặt tay và giơ ra trước, Đố HS tay nào có đồ vật và tay nào không có. Gọi 1 HS xung phong trả lời. Em nào đoán trúng sẽ được lên trước lớp tổ chức cuộc chơi. Bài hát lại vang lên, đến chỗ có có không không

- HS vừa hát vừa chơi - HS lắng nghe

- HS đoán tay bạn cần đồ dùng học tập (viên phấn, cục tẩy ….)

(5)

? Thì người giải đáp chỉ tay vào người đố và nói “Tay này có”.

2. HT kiến thức: (20)

Hoạt động 2: Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách:

+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì?

+ Tác giả của cuốn sách là ai?

+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì? - GV đưa một cuốn sách và làm mẫu cho HS quan sát cách thức giới thiệu về cuốn sách.

- GV hướng dẫn HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.

- GV nhắc nhở HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS viết nhanh, đẹp, đầy đủ và nhắc lại tên những cuốn sách mà HS vừa giới thiệu trong phiếu đọc.

- GV nhấn mạnh tác dụng của phiếu đọc sách, khuyến khích HS thường xuyên sử dụng phiếu đọc sách sau khi đọc và tiếp tục giới thiệu thêm những cuốn sách hay, yêu cầu HS đọc và ghi chép thông tin vào phiếu đọc sách.

- HS thảo luận nhóm

- HS giới thiệu tên cuốn sách - HS nêu

- HS nêu - HS theo dõi

- HS ghi lại thông tin về cuốn sách vào phiếu đọc sách.

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

3. Thực hành vận dụng (10’)

Hoạt động 3: Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, dựa trên phần ghi chép trong phiếu đọc sách.

- GV động viên để HS tự tin trình bày ý kiến của mình và khen ngợi những HS chăm đọc sách, đọc được sách hay.

- GV có thể giới thiệu thêm những cuốn

- HS thảo luận nhóm.

- HS trình bày ý kiến của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ một số thông tin chính về cuốn sách.

(6)

sách hay, phù hợp với lứa tuổi của HS.

* Củng cố, dặn dò

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt những nội dung chính.

Sau bài: Trên các miền đất nước các em đã:

-Nhớ và hiểu được 3 câu ca dao về các vùng miền.

- Biết thêm về các sản phẩm truyền thống của đất nước Việt Nam, những địa danh nổi tiếng.

-Viết được 1 đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ

- Nhận xét giờ học

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài mới

- HS nêu nội dung bài đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học : Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: CHUYỆN QUẢ BẦU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng văn bản Chuyện quả bầu. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: giải thích về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.

- Có cảm xúc hãnh diện, tự hào về dân tộc Việt Nam. Có thái độ tôn trọng những người xung quanh; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý:

- HS quan sát tranh

- Bức tranh vẽ gì? - Bức tranh vẽ nhiều người trong những trang phục dân tộc, có người

(7)

- Dựa vào tranh minh họa để đoán xem câu chuyện kể về điều gì?

vừa bước ra từ một quả gì đó.

- HS suy đoán nội dung từ tranh:

Em đoán câu chuyện này kể về một điều kì lạ./ Em đoán câu chuyện này kể vể một loại quả thần kì.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

- Gọi 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi - GV nhận xét, chốt nội dung thảo luận

- HS thảo luận nhóm

- 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe - GV giới thiệu về bài đọc: Để biết tại sao

quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong, chúng ta cùng đến với bài đọc

“Chuyện quả bầu”

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(30’)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “CHUYỆN QUẢ BẦU”

+ GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- HS đọc thầm theo.

+ GV nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Khơ Mú, Ê-đê, nương rẫy, ngập lụt, lao xao, lần lượt, nhanh nhảu… để HS đọc.

- HS lắng nghe.

- Gv đọc mẫu, gọi HS đọc. GV sửa cho HS đọc chưa đúng.

- HS nối tiếp đọc + GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật

được đặt trong dấu ngoặc kép.

- GV đọc giọng rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Lời người kể chuyện đọc bằng giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở những chi tiết liên quan đển yếu tố kì ảo

- GV cho HS chia VB thành các đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến tha cho nó.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thoát nạn.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- HS lắng nghe.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài:

Để trả ơn,/ dúi báo/ sắp có lũ lụt rất lớn/

và chỉ cho họ cách tránh.// Nghe lời dúi,/họ khoét rỗng khúc gỗ to,/ chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó.// Vừa chuẩn bị xong mọi thứ/ thì

(8)

mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//

+ GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc. - 3 HS đọc nối tiếp Gv hướng dẫn HS biết cách luyện đọc theo

nhóm.

+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ

- HS đọc phần Từ ngữ + GV giới thiệu thêm một số từ khác.

+ Con dúi có nghĩa là gì? - Loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất

+ Nương nghĩa là gì? - Đất trồng trên đồi, núi hoặc bài ca oven sông

+ Tổ tiên nghĩa là gì? - những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc

* Luyện đọc theo nhóm

+ Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm.

- 1 nhóm 3 HS đọc mẫu trước lớp.

- 2 nhóm đọc nối tiếp 3 đọc đoạn.

+ YC HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý bạn đọc.

- Hs nhận xét + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó

khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’) HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. Con dúi nói với hai vợ chồng điều gì?

- GV cho HS đọc thầm lại đoạn 1, hỏi:

Theo em, vì sao 2 vợ chồng tha cho con dúi?

- HS trả lời: Vì họ thấy thương con dúi

+ GV gọi HS nêu ý kiến của mình - HS trả lời câu hỏi + GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời

- GV mời HS đọc câu hỏi 1, từng HS dựa vào câu hỏi 2 để tìm câu trả lời cho câu 1 SHS theo nhóm 2

- Cả nhóm thống nhất câu trả lời phù hợp - GV gọi đại diện nhóm trả lời trước lớp - GV và HS nhận xét

- 1 HS đọc câu hỏi

- Cả nhóm thảo luận - Đại diện trình bày - Lắng nghe

Đáp án: Con dúi báo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh.

Câu 2. Nhờ đâu hai vợ chồng thoát khỏi

(9)

nạn lũ lụt?

- Gv cho HS đọc thầm đoạn 2.

- Hỏi câu hỏi phụ: Họ vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì điều gì xảy ra?

- HS đọc thầm đoạn 2.

- HS trả lời: Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, muôn loài chìm trong biển nước.

- GV gọi HS đọc câu hỏi 2 trong SHS

- GV mời 2 - 3 HS nêu ý kiến của mình. HS khác nhận xét bổ sung.

- HS đọc câu hỏi

- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chốt câu trả lời đúng: Họ đã làm theo lời dúi khuyên.

- GV hỏi thêm: Nghe theo lời dúi khuyên, họ đã làm gì?

- HS lắng nghe

- Họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào khúc gỗ, sống trong khúc gỗ

Câu 3. Những sự việc kì lạ nào xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát nạn lũ lụt?

- GV mời HS đọc đoạn 3. - HS đọc đoạn 3

- 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp.

- GV cho HS khác nhận xét bổ sung.

- HS nối tiếp chia sẻ: Người vợ sinh ra một quả bầu; hai vợ chổng nghe thấy tiếng cười đùa/ tiếng lao xao trong quả bầu; từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé bước ra.

- HS khác nhận xét - GV nhận xét tuyên dương. - HS lắng nghe Câu 4. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

a.Giải thích về nạn lũ lụt hằng năm

b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên đất nưóc ta

c.Nêu cách phòng chống thiên tai,lũ lụt - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Cho HS làm việc cá nhân chọn đáp án - Gọi HS trả lời

- Vì sao con lại chọn đáp án đó?

- HS suy nghĩ chọn đáp án - HS trả lời: Chọn đáp án B - HS giải thích

- GV cho HS khác nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS khác nhận xét - HS lắng nghe

*Luyện đọc lại:

- HS lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài. - HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- Một HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm - HS đọc bài trước lớp.

(10)

4. HĐ thực hành vận dụng (15’)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Bài 1. Viết tên 3 dân tộc trong bài đọc.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Mời HS đọc 3 câu cuối đoạn 3 (từ Lạ thay đến lần lượt ra theo)

- 1 HS đọc

- HS đọc 3 câu cuối đoạn 3 - Mời 2 -3 HS trả lời câu hỏi: Có những tên

dân tộc nào xuất hiện trong 3 câu đó?

- HS trả lời: Khơ Mú, Thái, Mường, Dao, Mông, Ê – đê, Ba – na, Kinh...

- GV cho HS viết vào vở tên 3 dân tộc trong bài đọc. GV nhắc HS viết hoa tên các dân tộc

- GV nhận xét

- HS viết vở

- HS lắng nghe Bài 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở

cột B để tạo cấu nêu đặc điểm.

- GV chiếu khung chữ lên bảng.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn HS làm: HS đọc kĩ từ ngữ trong mỗi cột. Sau đó thử nối lần lượt từng từ ngữ trong khung ở cột A với các từ ngữ trong khung ở cột B. Cứ thế cho đến khi thấy phù hợp.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

- GV dán 2 cặp phiếu lên bảng, phát bút dạ và mời 2 HS đại diện cho một số nhóm lên bảng làm ВТ

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. (Đáp án: Sấm chớp ầm ầm. Mặt đất vắng tanh. Cây cỏ héo vàng.)

- HS quan sát

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS lắng nghe hướng dẫn

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên bảng làm bài

- HS lắng nghe

*CỦNG CỐ:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- Qua bài học này, em rút ra được điều gì?

- GV nhận xét chung tiết học.

- HS trả lời

- Dặn: Chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

(11)

Toán

BÀI 92: CHẮC CHẮN - CÓ THỂ - KHÔNG THỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngừ: “chắc chắn”,

“có thê”, “không thể”, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

- Thông qua các hoạt động học tập, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa - Thẻ số

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (5p)

GV yêu cầu HS lấy 5 thẻ số rồi xếp thành dãy: 3, 2, 3, 3, 3

- Gọi HS trả lời

+ Có thể lấy được thẻ có số mấy?

+ Không thể lấy được thẻ có số mấy?

- Gợi ý để HS tưởng tượng.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều không thể xảy ra.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều có thể xảy ra.

+ Hãy tưởng tượng và nói những điều chắc chắn xảy ra.

GV nhận xét: Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng người ta dự đoán được khả năng xảy ra của hiện tượng đó.

2. Hình thành kiến thức(10p) GV chiếu tranh SGK

- Gợi ý để HS nêu tình huống + Bạn nhỏ cần lấy ra viên bi gì?

- HS tự xếp thẻ số và đọc dãy số.

HS quan sát, trả lời

+ Có thể lấy ra được thẻ có số 3, thẻ có số 2.

+ Không thể lấy được thẻ có số 0.

- HS tự nêu cá nhân:

+ Tôi muốn tự bay lên trời bằng đôi tay của mình (không thể).

+ Tôi sẽ có quà trong ngày sinh nhật sắp tới (có thể).

+ Tôi đang là HS lớp 2 (chắc chắn).

(12)

+ Bạn nhỏ lấy ra một viên bi thì có những khả năng nào xảy ra.

- Gọi HS nêu ý kiến.

GV chốt cách sử dung thuật ngữ.

3. Luyện tập(1p)

*Bài 1;

GV chiếu tranh SGK:

- Gọi HS nêu yêu cầu của BT

- Gọi HS lên dùng thuật ngữ để mô tả giải thích.

GV chốt cách sử dung thuật ngữ.

*Bài 2:

- GV đưa ra bài tập

- Gọi HS nêu hành động được mô tả trong tranh.

- TC cho HS thảo luận về khả năng xảy ra hành động.

- Gọi các nhóm chia sẻ kết quả.

- GV chốt lại nhấn mạnh các thuật ngữ:

“không thể xảy ra”, “có thể xảy ra”, “chắc chắn xảy ra” gắn với khả năng xảy ra trong mỗi tình huống.

4. Vận dụng(5p) GV đưa ra bài tập.

Cá nhân chỉ tranh

- Thảo luận nhóm đôi nêu những khả năng xảy ra

- Đại diện nhóm sử dụng thuật ngữ để trả lời

- HS nêu yêu cầu - HS chỉ tranh

HS Quan sát trả lời

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm chọn từ thích họp với mỗi hình vẽ sau đó chia sẻ với bạn kết quả và giải thích cho bạn

(13)

- Gọi HS nêu tình huống

- Khuyến khích HS mô tả sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” theo cách của các em. GV có thể chiếu những clip minh họa.

- Gv chiếu tranh, nêu luật chơi và chơi thử.

- TC chơi theo nhóm.

- Khen HS chơi tích cực.

*Củng cố, dặn dò(3p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm ví dụ về những sự việc xảy ra trong cuộc sống mà con người thường sử dụng các từ: “chắc chấn”, “có thể”,

“không thể” để dự đoán khả năng xảy ra của nó.

nghe lí do chọn.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận theo cặp sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể”

để mô tả khả năng xảy ra của hành động được mô tả trong bức tranh.

Chơi theo cặp dự đoán đồ vật có trong một bàn tay (lựa chọn là tay phải hoặc trái).

-Hs lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2022 Sáng

TIẾNG VIỆT

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA A, M, N (KIỂU 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập chữ viết hoa A, M, N (kiểu 2 ) cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Muôn người như một.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

(14)

- GV cho HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa - GV hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15’)

*HOẠT ĐỘNG 1. VIẾT CHỮ HOA a. GV gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A (kiểu 2)

+ GV cho HS quan sát lại chữ viết hoa A (kiểu 2) và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ.

+ Chữ viết hoa A gồm mấy nét ?

+ GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).

+ GV viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nêu lại quy trình viết.

Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến ĐK4 thì lượn lên 1 chút rồi dừng bút.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở ĐK 2.

- Tiến hành tương tự với chữ hoa M, N (kiểu 2)

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS quan sát mẫu chữ hoa - HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát.

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.

+ Chữ A hoa gồm 2 nét: nét 1 nét cong kín, nét 2 là nét móc ngược phải.

+ HS quan sát

- HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ

- HS lắng nghe, làm theo yêu cầu

(15)

b. Viết bảng

- Yêu cầu HS viết bảng con lần lượt các chữ hoa A, M, N (kiểu 2)

- GV theo dõi, chỉnh sửa HS

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

*HOẠT ĐỘNG 2. VIẾT ỨNG DỤNG

“MUÔN NGƯỜI NHƯ MỘT”

- GV giới thiệu câu ứng dụng “Muôn người như một”.

+ GV cho HS đọc câu ứng dụng

+ GV giải thích nội dung: Câu tục ngữ ý nói tất cả mọi người đều đoàn kết

- GV cho HS quan sát và phân tích câu ứng dụng:

+ Câu ứng dụng Muôn người như một có mấy tiếng?

+ Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa? (chữ M)

+ Trong câu ứng đụng Muôn người như một, các chữ có chiều cao thế nào?

- Cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình

- GV hướng dẫn: Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái t trong tiếng một.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15’)

* HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT.

- GV cho HS thực hiện luyện viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS viết bảng con

- HS đọc câu ứng dụng

- HS giải thích, HS khác bổ sung

- HS quan sát, phân tích - HS trả lời

- Chữ M,g,h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

- HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình.

- HS lắng nghe

- HS viết vở

(16)

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

*Củng cố

-Hôm nay, chúng ta luyện viết chữ hoa gì?

- Nêu cách viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2)

- Nhận xét tiết học -Xem lại bài

- HS đổi vở để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS lắng nghe - HS trả lời

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 4) I. YÊU CẦU ĐẠT

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Chuyện quả bầu dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Có thái độ tôn trọng những người xung quanh, có niềm tự hào về nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15’

*HOẠT ĐỘNG 1: KỂ LẠI CÂU CHUYỆN CHUYỆN QUẢ BẦU

Bài 1: Nói về nội dung của từng tranh - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lần lượt từng HS nói sự việc được thể hiện trong mỗi tranh

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm

- HS quan sát tranh, trả lời - HS lắng nghe

- HS nêu

- HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.

- HS thảo luận, cả nhóm góp ý

(17)

- Gọi đại diện nhóm nêu sự việc trong 4 tranh - GV gọi các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt, khen gợi HS nhớ nội dung câu chuyện

-GV cho HS nhận xét -GV nhận xét, chốt

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

Bài 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện

- Gọi HS đọc yêu cầu

- YÊu cầu HS quan sát 4 bước tranh, nhắc HS nhớ lại nội dung câu chuyện và nội dung thảo luận ở BT1 để sắp xếp lại các tranh cho đúng với trình tự câu chuyện

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát 4 tranh để sắp xếp lại thứ tự, cả nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời

- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả - Hỏi thêm: Vì sao em chọn tranh đó?

- Gọi các nhóm nhận xét - GV nhận xét, chốt

Bài 3: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh - GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: Sau khi đã sắp xếp lại đúng thứ tự các tranh, HS làm việc cá nhân, nhìn tranh vả câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện (không phải kể đúng từng cầu từng chữ trong bài đọc).

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng HS kể toàn bộ câu chuyện rổi góp ý cho nhau).

-GV yêu cầu HS thực hành kể trước lớp:

+ Mời 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện + Mời 1 HS kể lại câu chuyện

- GV mời HS lên kể

- Đại diện nhóm trình bày

Tranh 1:Người chồng đỡ người vợ chui ra từ 1 khúc gỗ to khoét rỗng, xung quanh nước ngập mênh mông.

Tranh 2: 2 vợ chồng đi rừng bắt được con dúi

Tranh 3: Những con người bé nhỏ bước ra trong quả bầu

Tranh 4: 2 vợ chồng lấy quả bầu xuống, áp tai nghe.

-HS nhận xét -HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu - HS lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm đôi (2 phút)

-HS trình bày: thứ tự sắp xếp: 2-1-4- 3

-HS trả lời - HS nhận xét -HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài - HS thực hiện theo các bước

- HS thực hành kể trước lớp - HS lên kể

(18)

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

*HOẠT ĐỘNG 2. HỎI NGƯỜI THÂN VỀ TÊN MỘT SỐ DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn cách thực hiện hoạt động:

+ Đọc lại truyện, quan sát tranh để nhớ được tên một dân tộc có trong truyện.

+ Hỏi người thân một số dân tộc khác + Sưu tầm một số bức ảnh về dân tộc đó.

- Yêu cầu HS thực hành

*CỦNG CỐ:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV cho HS nêu ý kiến về bài học: Em thích hoạt động nào? Vì sao?

- Nhận xét tiết học

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS kể, lớp lắng nghe, nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài - HS lắng nghe

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………...

.

TOÁN

Bài 93: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC(Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kiến thức đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Phân tích được một số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000.

- Củng cố kiến thức so sánh các các số trong phạm vi 1000.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(5p)

-Gọi 1 hs tìm số bất kì trong phạm vi 1000 Yêu cầu học sinh gọi lần lượt các bạn bất kì:

+ Tìm số lớn hơn số đã cho trong pv 1000.

-1 hs đọc số.

+ Hs tham gia trò chơi

(19)

+ Tìm số bé hơn số đã cho phạm vi 1000.

+ Cả lớp theo dõi và nhận xét câu tl bạn (nếu sai)

-GV nx + Theo dõi và nhận xét

2. Luyện tập(20p) Bài 1: Số

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

Nhắc lại yêu cầu.

a) GV yêu cầu hs quan sát số ô vuông trong hình vẽ trên máy chiếu (đếm số lượng các khối vuông và đọc kết quả tương ứng gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.)

- Yêu cầu hs làm nháp.

- 1 hs nói kết quả trước lớp.

- Gọi hs nhận xét

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng trên máy chiếu yêu cầu hs đổi nháp kiểm tra nhau.

b) Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và làm bài.

Phân tích các số trên thành tổng các số tròn trăm, tròn chục và đơn vị.

-Yêu cầu nhóm trình bày.

- Hs nhận xét, GV chốt đáp án.

- HS đọc thầm…

- HS nêu (điền số) -HS làm nháp -1 hs đọc kết quả.

-HS nhận xét.

-Đổi nháp kiểm tra nhau.

-Hs thảo luận nhóm và làm bài.

-Nhóm trình bày.

-Hs nhận xét Bài 2: >, <, =

- Y/c đọc to đề bài.

- Bài toán yêu cầu gì?

- Khi so sánh các số cần lưu ý điều gì?

(-Các số có bao nhiêu chữ số, số nào ít chữ số hơn thì số đó nhỏ hơn.

-So sánh các chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải theo hàng trăm, chục, đơn vị)

- Yêu cầu hs làm bài vào vở cá nhân.

-1 Hs trình bày bài.

-Hs nhận xét, Gv chốt kết quả đúng.

-Y/c hs đổi vở kiểm tra nhau, chia sẻ cách làm bài với bạn, sửa sai cho bạn (nếu có)

- HS đọc đề bài.

-Hs trả lời

-Hs làm bài vào vở.

-1hs trình bày.

-hs nx

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

Bài 3:

- Y/c đọc to đề bài.

- Bài toán yêu cầu gì?

a) Đặt tính rồi tính

- HS đọc đề bài.

-Hs trả lời

(20)

-Khi thực hiện đặt tính cần lưu ý điều gì?

-Y/c hs làm bài vào vở cá nhân.

- 4hs trình bài 4 câu trên bạn.

-Y/c hs nx bài bạn. Nói cách làm bài của mình cho các bạn nghe.

-Y/c hs kiểm tra chéo, sửa bài cùng bạn (nếu sai)

-Hs làm bài.

-4hs trình bày.

-Nx bài bạn và trình bày cách làm của mình.

-Kiểm tra chéo và sửa bài.

3. Vận dụng (7p) b) Điền số

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả trong 3 phút.

(Gv gợi ý hs tìm ra quy luật của mỗi hàng) - Tổ chức cho hai nhóm chơi tiếp sức

-Y/c các nhóm đối chiếu kết quả và nhận xét.

-GV nx tuyên dương nhóm làm đúng

-Hs thảo luận

-Hs nối tiếp lên gắn số.

-Hs đối chiếu và nx.

*Củng cố, dặn dò(3p)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

... ………..

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 30: GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học từ đó có ý thức giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn.

- Giúp HS trải nghiệm lao động, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm với môi trường xung quanh.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - Mẫu phiếu khảo sát (theo nội dung 1 trong SGK)

- Giấy A0 cho 3 nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(21)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

Nhảy một điệu nhảy trên nền nhạc vui vui.

GV lựa chọn bài nhảy bất kì, vui nhộn. Ví dụ: Vũ điệu: rửa tay

GV lựa chọn chủ đề: quét sân, lau bàn GV thống nhất động tác với HS

GV kết luận: Kể cả khi lao động, tổng vệ sinh môi trường, chúng ta cũng có thật nhiều niềm vui.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường em.

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và giao nhiệm vụ, hướng dẫn các bước và thời gian thực hiện

- Thời gian đi quan sát: 10 phút.

- Thời gian điền thông tin vào giấy A0 và thống nhất thông tin: 5-7 phút.

- GV có thể nhờ các bác lao công, bảo vệ hoặc cô giáo trong trường hỗ trợ theo dõi nhóm HS để đảm bảo an toàn.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

*Hoạt động 2: Báo cáo kết quả khảo sát - Các nhóm treo các phiếu khảo sát đã được báo cáo trên giấy A0 lên bảng.

- GV đặt câu hỏi cho từng nhóm theo tình hình cụ thể HS quan sát được:

+ Trong nhà vệ sinh như vậy em thấy đã sạch chưa? Nếu chưa sạch thì cần phải làm gì?

+ Em thấy các bạn đã bỏ rác đúng nơi quy định chưa?..

GV kết luận:

Cùng đưa ra kết luận về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường mình và những biện

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- Cả lớp cùng nhảy trên nền nhạc

- 2-3 HS nêu tên chủ đề bài học - 2-3 HS trả lời.

HS nhận nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Khảo sát về nước:

Đi quanh trường, ghé phòng vệ sinh, bếp hoặc nơi rửa tay chân − những nơi có vòi nước, quan sát và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 2: Khảo sát về rác:

Đi quanh trường, đếm số thùng rác và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 3: Khảo sát về bụi:

Đi quanh trường, quan sát và trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát.

- HS về lớp - Ổn định nhanh

- Treo phiếu khảo sát lên bảng - Các nhóm lần lượt báo cáo

- Một số HS trả lời câu hỏi của GV

(22)

pháp giữ cho ngô trường luôn sạch sẽ.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- GV khuyến khích HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường ở xung quanh nơi mình ở.

- Đề xuất phương án làm sạch môi trường nơi em ở.

-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời nhân vật.Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên của đất nước.

- Biết yêu quý các loài vật dưới biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu:

+ HS quan sát tranh ở trong văn bản đọc (trang 122), thảo luận nhóm đôi và nói về những gì quan sát được trong tranh.

+ Nói về những điều em biết ở biển?

- Mời 3 nhóm đôi lên bảng chỉ vào tranh, nói

- HS lắng nghe và thực hiện theo nhóm đôi.

- 3 nhóm đôi lên bảng trình bày.

(23)

những gì con quan sát được?

- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV giới thiệu về văn bản: “Các con sẽ được khám phá xem đáy biển ở Trường sa có những gì, kì thú ra sao?”

- Các nhóm khác phát biểu ý kiến.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

*HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA”

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá miêu tả vẻ đẹp dưới đáy biển Trường Sa: Trường Sa, rực rỡ, dày đặc, san hô, khổng lồ.

+ Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

Từng đàn cá đủ màu sắc, / dày đặc / đến hàng trăm con / tạo nên một tấm thảm hoa di động.//

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích.

- GV cho HS chia VB thành các đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến bao điều thú vị.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến truyện cổ tích.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như san hô, đáy biển, truyện cổ tích, rực rỡ.

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá chứa đựng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp dưới đáy biển Trường Sa: Trường Sa, rực rỡ, dày đặc, san hô, khổng lồ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

- HS chia VB thành các đoạn.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như san hô, đáy biển, truyện cổ tích, rực rỡ,…

(24)

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

- HS đọc đoạn trong nhóm.

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập thực hành: (20’

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- GV có thể hỏi thêm: Dựa vào đâu em trả lời như vậy? Qua đoạn 1, khi thám hiểm dưới đáy biển Trường Sa em sẽ thấy thế nào?

- GV cho HS liên hệ, mở rộng vấn đề: Em đã bao giờ được đi thám hiểm dưới đáy biển chưa? Khi em được lặn xuống đáy biển, em nhìn thấy những gì? Em có vui không? Có háo hức không?

Câu 2. Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào?

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để mở rộng, VD: Vì sao lại nói hàng trăm con cá tạo nên tấm thảm hoa di động? Em thấy vẻ đẹp đó như thế nào?

Câu 3. San hô dưới đáy biển được so sánh với những gì?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

- GV tôn trọng ý kiến riêng của các em. Có

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời:

Nhắc đến Trường Sa, người ta sẽ nhắc đến biển và đảo.

- Thấy bao điều thú vị.

- HS liên hệ, mở rộng vấn đề.

- HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi:

Những loài cá được miêu tả là đẹp rực rỡ, dày đặc; hàng trăm con tạo nên tấm thảm hoa di động.

- HS thống nhất câu trả lời.

- HS lắng nghe, trả lời

- HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- Đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án: San hô dưới đáy biển được so sánh với một bức tranh khổng lồ, đẹp như những tòa lâu đài trong chuyện cổ tích.

(25)

thể có rất nhiều cách trả lời khác nhau, VD:

Mỗi vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển.

Câu 4. Sau bài học, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa?

- GV nêu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi.

- HS trao đổi theo nhóm:

+ Mỗi HS nói điều mà mình biết thêm về Trường Sa sau khi học, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời phù hợp (có thể có một vài cách trả lời).

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

Lưu ý: GV nên dự kiến trước những câu trả lời có thể có của HS như: Trường Sa là vùng biển có nhiều vẻ đẹp kì thú, nhiều san hô và các loài cá; hàng nghìn con vật sống dưới biển.

- GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống của các loài động vật xung quanh, bảo vệ môi trường biển.

+ GV hỏi: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở biển Trường Sa?

- GV định hướng HS: Các loài động vật nên được sống trong môi trường phù hợp với chúng. Chỉ có ở trong môi trường phù hợp, chúng mới thoải mái và khoẻ mạnh.

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

4. HĐ Vận dụng (15p)

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1. Tìm những từ chỉ đặc điểm trong các từ đã cho.

- GV cho HS đọc to câu hỏi.

- GV cho HS đọc đoạn văn miêu tả đặc điểm các loài cá và san hô, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả trong đoạn và ghi lại.

- GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm

- Trường Sa là vùng biển thân yêu cảu Tổ quốc.

- Có nhiều vẻ đẹp kì thú.

- HS thống nhất câu trả lời.

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, lớp đọc thầm

- HS đọc to câu hỏi

- HS đọc đoạn văn miêu tả đặc điểm các loài cá và san hô, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả trong đoạn và ghi lại.

- Đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.

(26)

- GV và HS thống nhất đáp án.

Câu 2. Đặt một câu với từ vừa tìm được?

- GV yêu cầu HS đọc lại các từ chỉ đặc điểm vừa tìm được ở câu 1.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, từng bạn trong mỗi nhóm đặt 1 câu sử dụng một trong các từ chỉ đặc điểm đó.

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV mời một vài HS đặt câu trước lớp.

*Củng cố:

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS đọc lại các từ chỉ đặc điểm: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.

- HS làm việc nhóm.

- HS đặt câu trước lớp.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

……….………

……….………

Toán

Bài 93: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC(Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng.

-Biết kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng thống kê.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p)

-Cho lớp hát bài

-GV giới thiệu bài… -Lớp hát và kết hợp động tác….

2. Luyện tập(20p) Bài 4:

(27)

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 4 yêu cầu gì?

-GV chiếu hình vẽ minh họa lên máy chiếu.

+Y/c hs thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút đặt và trả lời câu hỏi có liên quan đến bài, khuyến khích hs có thêm những câu hỏi khác.

+ Y/c các nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và đưa thêm câu hỏi.

-Gv nhận xét, đánh giá.

- HS đọc thầm…

- HS nêu (điền số) -HS quan sát

-HS thảo luận nhóm.

-HS đối chiếu, nhận xét

-2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nx và thêm câu hỏi.

-Hs lắng nghe.

Bài 5:

-Yêu cầu HS đọc thầm.

- Mời HS đọc to đề bài.

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km em làm thế nào?

-Y/c hs thảo luận với bạn cùng bàn về cách trả lời của bạn, lựa chọn phép tính phù hợp và giải thích tại sao.

-Y/c hs làm bài vào vở, 1 hs làm trên bảng -> YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.

-Y/c hs kiểm tra chéo bài nhau.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

-Hs trả lời

- Hs trả lời

-Hs thảo luận nhóm -Hs làm vào vở.

-HS lên trình bày bài làm.

Bài giải

Người đó đã đi được tất cả số ki-lô-mét là:

18 + 12 = 30(km) Đáp số: 30 km.

-Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn làm phép tính cộng?

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

3. Vận dụng(10p) Bài 6:

- Mời HS đọc to đề bài.

-GV chiếu sơ đồ lên màn hình máy chiếu.

- Bài toán hỏi gì?

- HS đọc yêu cầu.

-HS quan sát và trả lời.

(28)

- Muốn biết đoạn đường nào ngắn nhất em làm như thế nào?

-Y/c hs thảo luận với bạn cùng bàn trong 4 phút về cách trả lời của bạn, lựa chọn con đường ngắn nhất và giải thích tại sao.

- Y/c 3 nhóm lên trình bài con đường đã chọn, nêu lý do và phép tính.

- GV Nhận xét, đánh giá, khen, …. chốt bài.

-GV nêu vấn đề trên thực tế có nhiều con đường khác nhau để đi đến đích, vận dụng vào toán học giúp con người giải quyết vấn đề tốt và nhanh hơn.

-Hs thảo luận nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày.

-Lớp QS, nhận xét….

*Củng cố dặn dò(4p)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

………...

………...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2022 TOÁN

Bài 94: EM VUI HỌC TOÁN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết tiền Việt Nam

- Đổi tiền từ mệnh giá to ra mệnh giá nhỏ hơn và ngược lại.

-Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh. HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ đế trao đối, mua sắm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (hoặc tiền thật mệnh giá khác).

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, Các thẻ ghi mệnh giá tiền, ví dụ: 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 50 nghìn đồng.

- Một số đồ chơi, truyện, sách báo cũ, sản phẩm thú công tựl àm để trao đổi, mua bán (HS chuẩn bị trước ở nhà và mang đến lóp).

- - Cuộn dây để xác định khoảng cách giữa hai vị trí, thước mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(29)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3p)

- Cho lớp hát bài “ Con heo đất”

- Bài hát nói về ……sau đó GV giớt thiệu bài…

- Lớp hát và kết hợp động tác….

2. Hình thành kiến thức (10p)

*Bài 1:

- YCHS thảo luận theo nhóm theo gợi ý:

+ Trên mặt tờ tiền vẽ những gì?

+ Em thấy những tờ tiền này được dùng ở đâu? Nó được dùng để làm gì?

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV chốt kiến thức:

Đây là những tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.

Những tờ tiền này được dùng để mua bán hang hóa.

- GV YCHS thảo luận trong nhóm, chia sẻ các thông tin mỗi em biết về tiền Việt Nam, trên mặt trước, mặt sau của tờ tiền ghi những thông tin gì? Chất liệu, màu sắc của mỗi tờ tiền,...

- Gọi HS lên chia sẻ.

- GV nhận xét. Cho HS xếp các tờ tiền có mệnh giá bằng nhau vào mỗi nhóm.

- HS thảo luận nhóm:

Cầm tờ tiền Việt Nam, chia sẻ với bạn các thông tin nhìn thấy được trên tờ tiền ở mặt trước, mặt sau.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Lắng nghe.

- HS chia sẻ với nhau về các tờ tiền em đã chuẩn bị, xếp nhóm các tiền có mệnh giá bằng nhau.

- HS lên chia sẻ trước lớp.

- Đại diện nhóm lên xếp.

3. Luyện tập (10p)

*Bài 2;

- YCHS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV. GV quan sát, theo dõi nhóm còn lúng túng.

- Gọi các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét.

- HS thực hiện theo nhóm: Sử dụng các thẻ tiền giấy để thực hiện đổi tiền.

+ Các nhóm phân công nhau lần lượt là “Thủ quỳ” (người giữ tiền), “Kế toán” (người đưa ra quyết định chi tiền), “Khách hàng”. Lần lượt đối vai và thực hiện. Mồi nhóm cử ra một người là “Giám sát”.

- Các nhóm lên thể hiện.

+ Giới thiệu vai + Thể hiện vai diễn.

- HS khác theo dõi, nêu ý kiến đóng

(30)

4. Vận dụng (10p)

- Gv hướng dẫn HS sắp xếp các sản phẩm HS đã chuẩn bị thành các gian hàng.

- GV nêu yêu cầu: HS các nhóm tiến hành “ mua sắm”

- YCHS thảo luận trong nhóm, phân công cv cho nhau để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, quan sát HS thực hiện, kịp thời giúp đỡ HS còn lúng túng.

góp.

- HS mỗi nhóm sắp xếp các sản phẩm mang đến thành một gian hàng.

- HS lắng nghe yêu cầu.

- HSTL trong nhóm phân công nhau phụ trách các công việc cho hợp lí. Mỗi nhóm cử ra một người giám sát nhóm khác.

- Mỗi HS trong nhóm được nhận 100 nghìn đồng với các mệnh giá khác nhau. HS đến các nhóm khác nhau dùng các thẻ tiền nhận được để mua bán.

- Giám sát của các nhóm nhận xét hoạt động của các nhóm khác, chăn,: (tính toán có đúng không, thủ tục có nhanh gọn không, giao tiếp và thái độ của khách hàng thế nào?).

*Củng cố, dặn dò(2p)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA (TIẾT 3) NGHE - VIẾT: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn ngắn; biết viết hoa chữ cái đầu câu; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt it/ uyt, iêu/ ươu hoặc in/inh.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

(31)

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động(5'

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Nội dung của bài đọc?

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Khám phá đáy biển ở Trường Sa.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

*Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn.

- GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài tập 2: Chọn it hoặc uyt bằng cách thay cho ô vuông.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Các loài sinh vật sống dưới đáy biển Trường Sa.

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: Trường Sa, rực rỡ, vỉa san hô, lạ mắt.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe - HS tự soát lỗi

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe

(32)

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu yêu cầu BT lên bảng thông minh.

- GV cho 4 HS lên bảng thông minh điền it hoặc uyt vào các ô trống. HS cả lớp làm vào SGK.

- GV cho HS khác nhận xét, góp ý.

- GV thống nhất đáp án đúng và khen các nhóm hoàn thành tốt BT (đen kịt, xe buýt, huýt sáo).

Bài tập 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng iêu hoặc ươu.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu các hình ảnh lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (2p) để thực hiện nhiệm vụ.

- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV cho các nhóm khác nhận xét.

- GV thống nhất đáp án, nhận xét.

*Củng cố:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi: Nội dung của bài chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát

- 4 HS lên bảng thông minh điền it hoặc uyt vào các ô trống. HS cả lớp làm vào SGK.

- HS khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi (3p) để thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình: Ốc bươu; thả diều

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

……….…………...

……….………...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA (TIẾT 4)

LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOÀI VẬT DƯỚI BIỂN; DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ về các loài vật dưới đáy biển.

- Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

(33)

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các loài vật đặc biệt sống dưới biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 2, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

(10P)

Hoạt động 1: Tìm các loài vật trong tranh - GV cho HS đọc yêu cầu c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua việc nhận biết được thế nào là biểu đồ tranh, đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh, nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, HS có

Đặt vấn đề &amp; Mục tiêu: Biểu đồ phát triển thai nhi bằng các số đo siêu âm là các thông số cơ bản nhất để đánh giá sự phát triển của thai nhi, là nền tảng cơ bản của