• Không có kết quả nào được tìm thấy

kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam

Trần Quỳnh Hương

Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng

Ngô Thị Hồng Diên

Sinh viên K20, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 15/07/2021

Ngày nhận bản sửa: 06/09/2021 Ngày duyệt đăng: 22/09/2021

Tóm tắt: Bài nghiên cứu xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích tại Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu định tính và định lượng. Trên cơ sở kết quả định tính về xác định các nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành khảo sát trên quy mô mẫu là 206 nhân viên kế toán, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan khác đang làm việc tại các công ty dịch vụ công ích. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến sau khi đã tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố bao gồm: (1) công nghệ thông tin, (2) trình độ lao động, (3) công bố thông tin, (4) kiểm soát nội bộ và (5) môi trường pháp

Factors affect the quality of accounting information at public service companies in Vietnam Abstract: The study determines the factors and the influences of each factor on the quality of accounting information of public service companies in Vietnam through qualitative and quantitative research methods. Based on the qualitative results of influencing factors, the authors conduct a survey with a sample size of 206, and the survey participants are accountants, managers, and other related employees work in public service companies. The article uses a multivariate regression model after testing the Cronbach Alpha scale and exploratory factor analysis EFA. Research results show that there are 5 factors including: (1) information technology, (2) labor qualifications, (3) information disclosure, (4) internal control and (5) environment legal which have positive impacts on the quality of accounting information in public service companies in Vietnam. Thereby, the article gives some recommendations to improve the quality of accounting information at public service companies in Vietnam.

Keywords: quality of accounting information, public service company Tran, Quynh Huong

Email: huongtq@hvnh.edu.vn

Faculty of Accounting - Auditing, Banking Academy of Vietnam Ngo, Thi Hong Dien

Email: diennth26@gmail.com

Student K20, Banking Academy of Vietnam

(2)

lý tác động cùng chiều tới chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Đồng thời dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam.

Từ khóa: chất lượng thông tin kế toán, công ty dịch vụ công ích

1. Giới thiệu

Thông tin kế toán (TTKT) là thông tin do hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp cho những người sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. TTKT bao gồm: TTKT tài chính biểu hiện thông qua hệ thống báo cáo tài chính và TTKT quản trị biểu hiện thông qua các báo cáo kế toán quản trị. Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của TTKT tài chính. Theo

“Khung khái niệm cho báo cáo tài chính”

(Conceptual Framework) do IASB ban hành, thông tin trên báo cáo tài chính cần đảm bảo đầy đủ 6 đặc tính chất lượng được chia làm 2 nhóm: các đặc tính cơ bản (tính thích hợp và trình bày trung thực), và các đặc điểm hỗ trợ (có thể so sánh, có thể xác nhận, kịp thời, dễ hiểu).

Trong thời đại công nghiệp 4.0, chất lượng TTKT có ảnh hưởng lớn tới quản trị doanh nghiệp (DN). Theo Abernathy & Guthire (1994), để đưa ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn áp dụng tại mỗi DN thì cần phải có những thông tin có chất lượng liên quan tới DN đó. Ngược lại, TTKT không đảm bảo chất lượng sẽ không mang lại lợi ích đối với sử dụng thông tin và có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định kinh tế sai lầm (Komala, 2012). Vì vậy, một công ty muốn phát triển hay tồn tại vững mạnh không thể thiếu một hệ thống TTKT bảo đảm chất lượng.

Đối với loại hình công ty dịch vụ công ích, kế toán có vai trò cung cấp TTKT phục vụ cho các loại hình tổ chức gồm những đơn vị thuộc lĩnh vực dịch vụ công ích. Tại Việt Nam, theo Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-

CP quy định: “Dịch vụ công ích là dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có)”. Đây là những DN sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), cung cấp các hoạt động dịch vụ công cho xã hội. Với đặc điểm về tính chất hoạt động, quy mô cũng như mô hình tổ chức, chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích rất được quan tâm và có ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế và điều hành NSNN. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích là cần thiết.

Với ý nghĩa trên, bài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích. Kết cấu bài viết gồm 5 nội dung chính: (1) Giới thiệu, (2) Tổng quan nghiên cứu, (3) Mô hình đề xuất và phương pháp nghiên cứu, (4) Kết quả nghiên cứu, (5) Kết luận và kiến nghị.

2. Tổng quan nghiên cứu

Chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT luôn nhận được sự quan tâm

(3)

của các DN, các nhà quản lý và những nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.

Các nghiên cứu của Barney và Wright (1998), Alshbiel và Al-Awaqleh (2011), Mueller & Choi (1984), Xu (2003), Adballa (2013), Phan Minh Nguyệt (2014), và Nguyễn Bích Liên (2012) đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.

Cụ thể như sau:

Theo Barney và Wright (1998), nguồn nhân lực là yếu tố giúp duy trì lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Nhân viên kế toán là một trong những “thành phần chính” của hệ thống TTKT khi tham gia vào việc nhập dữ liệu, xử lý đầu vào và đầu ra của TTKT. Barney và Wright (1998) cung cấp bằng chứng rằng, nguồn nhân lực đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của hệ thống TTKT. Alshbiel và Al- Awaqleh (2011) chỉ ra rằng, có mối quan hệ tích cực giữa chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả thực hiện hệ thống TTKT trong các bệnh viện ở Jordan. Mueller &

Choi (1984) đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kế toán và được phân loại thành 5 nhóm thích hợp gồm: “môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường giáo dục”.

Nghiên cứu này đã giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ thống kế toán qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Khác với việc đưa ra từng nhân tố cụ thể thì Xu (2003) lại nhóm ra 2 nhóm nhân tố chính gồm bên trong như yếu tố con người và hệ thống, và nhân tố bên ngoài, cùng các vấn đề liên quan khác.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu của Adballa (2013) lại cho rằng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT bao gồm: “nguồn nhân lực, trình độ công nghệ thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ”.

Với những nghiên cứu trong nước, bài

nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012)

“Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực” cũng đã cung cấp tổng quan liên quan đến chất lượng TTKT, sự kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT gồm: (1) kinh nghiệm, phương pháp của nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu, (2) chất lượng phần mềm ERP, (3) thử nghiệm hệ thống và huấn luyện nhân viên, (4) đảm bảo hệ thống ERP tin cậy, (5) chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân. Nghiên cứu cũng đã phân tích các khái niệm chất lượng thông tin quản lý, chất lượng toàn bộ và mô hình liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT, qua đó giúp DN sử dụng ERP và kiểm soát hiệu quả nhất và cũng rất có giá trị với kiểm toán viên trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán tại các DN sử dụng ERP tại Việt Nam. Dựa trên các lý thuyết liên quan đến chất lượng TTKT cũng như việc đo lường các nhân tố tác động, nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014) “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng TTKT được trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” với 214 mẫu, qua đó đã xác định được các yếu tố bao gồm rủi ro kiểm toán đối công ty niêm yết, thuế, việc lập và trình bày báo cáo tài chính, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính, nhà quản trị công ty.

Hầu hết các nghiên cứu trước đó thực hiện nghiên cứu, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT hoặc tại một công ty, một lĩnh vực nào đó mà chưa bàn đến khu vực công, cụ thể là dịch vụ công ích. Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa những lập luận, minh chứng của các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng TTKT với 5 nhân tố bao gồm: công nghệ thông tin, trình độ lao

(4)

động, công bố thông tin, kiểm soát nội bộ, và môi trường pháp lý.

3. Mô hình đề xuất và phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình đề xuất

Dựa trên tổng quan nghiên cứu, mô hình 05 nhân tố tác động đến chất lượng TTKT được đề xuất, thể hiện ở Hình 1 cùng các giả thuyết nghiên cứu.

+ H1: Trình độ người lao động có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT của các công ty dịch vụ công ích.

+ H2: Mức độ công bố thông tin tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT của các công ty dịch vụ công ích.

+ H3: Ứng dụng công nghệ thông tin tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT của các công ty dịch vụ công ích.

+ H4: Môi trường pháp lý có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT của các công ty dịch vụ công ích.

+ H5: Kiểm soát nội bộ có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT của các công ty dịch vụ công ích.

3.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu

Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thiết kế bảng hỏi. Sau khi sàng lọc các biến quan sát trong các công trình nghiên cứu trước đó để phù hợp với bối cảnh của các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam, tác giả đưa ra bảng câu hỏi gồm 34 biến quan sát và được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, điểm thấp nhất là 1 điểm (ảnh hưởng rất ít) và cao nhất là 5 điểm (ảnh hưởng cao nhất), theo Bảng 1- Mã hóa các biến. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến thông qua Google Form. Mẫu khảo sát là 350, kết quả thu về được 286 (tỷ lệ phản hồi là 81,71%), sau khi loại bỏ các phản hồi không hợp lệ do thiếu thông tin, hoặc không thuộc đối tượng nghiên cứu, kích thước mẫu hợp lệ đưa vào phân tích là 206. Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021. Đối tượng khảo sát là những người đang làm ở vị trí kế toán, có kinh nghiệm 1 năm trở lên hoặc các nhà quản trị và các vị trí liên quan khác trong các công ty dịch vụ công ích, với độ tuổi từ 23 tuổi trở lên.

Việc kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua dữ

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Hình 1. Mô hình nghiên cứu

(5)

liệu thu thập được và kết hợp với sử dụng phần mềm SPSS 20. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu được tiến hành theo các bước như sau: kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), tổng phương sai, tương quan Pearson, phân tích mô hình hồi quy.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện với kích thước mẫu nghiên cứu là 206 và số người tham gia khảo sát chủ yếu làm việc tại Hà Nội. Trong số đó, tỉ lệ nữ chiếm 78,6%, và nam chiếm tỉ lệ 21,4%, Về độ tuổi, từ 23- 45 tuổi chiếm 83,2% và trên

45 tuổi chiếm 16,8%. Xét về kinh nghiệm:

66,8% số người khảo sát có kinh nghiệm từ 1- 5 năm, còn lại 33,2% số người có kinh nghiệm trên 5 năm. Ngoài ra, đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra chủ yếu thuộc bộ phận kế toán chiếm 75% trong đó 10% là kế toán trưởng; 18,6% là kế toán tổng hợp và 46,4% là kế toán viên; còn lại 25% là nhà quản trị và các bộ phận liên quan khác (Hình 2). Đánh giá về tầm quan trọng của chất lượng TTKT, khoảng 92%

số người trả lời phiếu điều tra cho rằng chất lượng TTKT tại các DN dịch vụ công ích là rất quan trọng, 8% còn lại cho rằng chất lượng TTKT là ít quan trọng.

Về kích thước mẫu quan sát khi phân tích mô hình hồi quy đa biến và EFA, tác giả thực hiện theo 2 công thức sau: Theo

Bảng 1. Mã hóa các biến Ký hiệu Tên

nhân tố Mã hóa Tiêu thức Nguồn

tham khảo CLTTKT

Chất lượng thông tin kế toán

CLTTKT1 Cung cấp Thông tin cho người ra quyết định

Nguyễn Bích Liên (2012) CLTTKT2 Đảm bảo tính minh bạch, sự tin cậy trong BCTC

CLTTKT3 Chính sách kế toán

CLTTKT4 Cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu

TĐLĐ Trình độ lao động

TĐLĐ1 Đào tạo chuyên môn về kế toán để cung cấp được nguồn TTKT trung thực, hợp lý.

Barney

& Wright (1998) Alshbiel và Al-Awaqleh (2011) TĐLĐ2 Kinh nghiệm trong hành nghề kế toán

TĐLĐ3 Đạo đức nghề nghiệp cần được tuân thủ và thực hiện

TĐLĐ4 Nhân viên kế toán cần được huấn luyện khi đơn vị cài đặt hoặc nâng cấp hệ thống TTKT

TĐLĐ5 Nhân viên kế toán cần được cập nhật kiến thức khi có những thay đổi về chính sách và pháp luật có liên quan

TĐLĐ6 Khuyến khích người lao động phát huy sáng tạo, đưa ra sáng kiến nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động phát triển

TĐLĐ7 Công tác tuyển chọn cán bộ quản lý cần thực hiện nghiêm túc tuân thủ các quy định đề ra

TĐLĐ8

Nhà quản lý, kế toán trưởng cần nhận thức được rõ vai trò của thông tin kế toán, qua đó cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin

(6)

CBTT Mức độ công bố thông tin

CBTT1 Việc công bố thông tin cần đầy đủ, chính xác và kịp thời

Adballa (2013) Phan Minh Nguyệt (2014) CBTT2 Công bố thông tin phải do người đại diện theo

pháp luật hay được ủy quyền thực hiện và phải chịu trách nhiệm về nội dung đó

CBTT3 Cập nhật thông tin của DN kịp thời, phát hiện những trường hợp không cập nhật thông tin DN CBTT4 Công bố thông tin kế toán theo đúng quy định của

cơ quan tài chính, thuế

CBTT5 Phương tiện và hình thức để DN công bố TT đa dạng và thuận lợi dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử

CBTT6 Thông tin đã công bố, DN có trách nhiệm bảo quản lưu trữ thông tin theo quy định

CNTT Ứng dụng CNTT

CNTT1 Thiết bị phần cứng được trang bị cho phù hợp với nhu cầu người dùng

Adballa (2013) CNTT2 Phần mềm kế toán cần đáp ứng nhu cầu của

người dùng

CNTT3 Phần mềm kế toán cần có sự thiết kế linh hoạt CNTT4 Hệ thống mạng được thiết kế sao cho phù hợp với

nhu cầu người sử dụng

MTPL MT pháp

MTPL1 Hệ thống pháp lý chi phối tới lĩnh vực kế toán của các công ty dịch vụ công ích được ban hành một cách chặt chẽ

Choi &

Mueller (1984) Xu & ctg (2003) Nguyễn Bích Liên (2012) MTPL2 Hệ thống pháp lý tác động tới lĩnh vực kế toán của

công ty dịch vụ được ban hành ổn định trong thời gian nhất định

MTPL3 Hệ thống pháp lý chi phối tới lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn

MTPL4 Nhà nước có ban hành các văn bản quy định danh mục các loại sản phẩm và dịch vụ

MTPL5

Chính phủ có ban hành các văn bản hướng dẫn cho phép các công ty dịch vụ công ích được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức kinh doanh và hạch toán các hoạt động kinh doanh MTPL6 Kinh phí cấp phát hàng năm phục vụ cho công tác

duy trì để đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng

KSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB1 Xây dựng môi trường kiểm soát chú trọng đến sự liêm chính nghề nghiệp

Adballa (2013) KSNB2 Xác định rõ hoạt động tiềm ẩn rủi ro

KSNB3 Quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hóa rõ ràng và truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức

KSNB4 Sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cần được nâng cao

KSNB5 Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản và tuân thủ các hệ thống kiểm soát KSNB6 Định kỳ kiểm tra kiểm soát nội bộ hiệu quả

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(7)

Tabachnick & Fidell (1996) “đối với phân tích hồi quy đa biến cỡ mẫu tối thiếu cần đạt được tính theo công thức: n > 50 + 8*m trong đó n là số mẫu cần điều tra; m là số nhân tố độc lập”. Theo Hair, Anderson, Tatham & Black (1998) “đối với phân tích nhân tố khám phá EFA kích thước mẫu tối thiếu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát:

n=5*m trong đó n là số mẫu cần điều tra và m là số biến quan sát”. Với số liệu trên, qua khảo sát dựa theo 5 biến độc lập và 30 biến quan sát, được số mẫu tối thiểu n= 50 + 8*5= 90 & n= 5*30= 150, bài nghiên cứu sử dụng 206 mẫu được coi là thích hợp và thực hiện chạy mô hình.

4.2. Kiểm định độ tin cậy

Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT tại các công ty dịch

vụ công ích tại Việt Nam được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích lần 1 với 34 biến quan sát của thang đo các biến độc lập cho thấy các biến TĐLĐ7, TĐLĐ8, KSNB4 không thoả mãn hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và có hệ số cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach’s hiện tại, tác giả quyết định loại bỏ các biến này ở lần kiểm định độ tin cậy nhân tố tiếp theo. Kết quả kiểm định lần 2 với 31 biến quan sát, các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,760 đến 0,866 (đều lớn hơn 0,7); hệ số tương quan biến tổng của các thang đo từ 0,421 đến 0,809 (đều lớn hơn 0,3) nên tất cả các thang đo của thang đo các nhân tố đều đạt độ tin cậy được sử dụng để phân tích EFA (Bảng 2).

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mẫu khảo sát Hình 2. Đặc điểm mẫu khảo sát

Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy

Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s alpha Hệ số tải lần 2 (từ thấp nhất đến cao nhất)

Trước Sau

Chất lượng TTKT- CLTTKT 4 4 0,840 0,685 - 0,809

Trình độ lao động- TĐLĐ 8 6 0,850 0,614 - 0,722

Công bố thông tin- CBTT 6 6 0,866 0,450 - 0,598

Công nghệ thông tin- CNTT 4 4 0,839 0,444 - 0,600

Môi trường pháp lý- MTPL 6 6 0,760 0,421 - 0,663

Kiểm soát nội bộ- KSNB 6 5 0,854 0,458 - 0,684

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20

(8)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA từ bảng KMO and Bartlett’s Test ta có 0,5

≤ KMO= 0,786≤ 1 và kết quả kiểm định Bartlett có giá trị Sig= 0,000≤ 0,05, phân tích nhân tố là phù hợp. Các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

4.4. Tổng phương sai

Với bảng Total Variance Explained ta có giá trị Eigenvalue= 1,822> 1 với 5 nhóm biến.

Giá trị tổng phương sai trích bằng 61,762%>

50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy có thể khẳng định rằng 5 nhân tố trên có chỉ số % phương sai sau khi trích là 61,762%

biến thiên các biến quan sát.

Ma trận nhân tố với Bảng 5 dưới đây, có 27 nhân tố được giữ lại, các biến này đều thỏa mãn yêu cầu và được chấp nhận sử dụng

chạy tương quan Pearson.

4.5. Tương quan Pearson

Sig tương quan Pearson các biến độc lập bao gồm: TĐLĐ, CBTT, CNTT, MTPL, KSNB với biến phụ thuộc CLTTKT nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, ta thấy được mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến CLTTKT. Các biến độc lập như:

TĐLĐ, CBTT, CNTT, MTPL, KSNB có quan hệ cùng chiều biến phụ thuộc và biến độc lập. Trong đó, hai biến CNTT và CLTTKT có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0,842, với hai biến MTPL và CLTTKT có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0,561.

4.6. Phân tích mô hình hồi quy Bảng 3. Bảng KMO and Bartlett’s Test

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .786

1817.619 .000351 Kiểm định Bartlett Giá trị Chi-Square

Bậc tự do Mức ý nghĩa

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20 Bảng 4. Tổng phương sai

Nhân tố

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Tổng %

Phương sai

Phương sai tích

lũy % Tổng % Phương

sai

Phương sai tích lũy

% Tổng %

Phương sai

Phương sai tích lũy % 1 7,160 32,644 32,644 7,160 32,644 32,644 5,322 23,202 23,202 2 4,637 8,631 41,275 4,637 8,631 41,275 3,324 10,753 33,955 3 3,904 7,998 49,273 3,904 7,998 49,273 3,189 10,309 44,264 4 2,515 6,983 56,256 2,515 6,983 56,256 2,238 9,625 53,889 5 1,822 5,506 61,762 1,822 5,506 61,762 2,596 7,873 61,762 6 0,916 5,501 64,168

7 0,907 4,259 68,564 8 0,903 3,081 72,537 9 0,840 2,644 75,270 10 0,793 2,440 78,612

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20

(9)

Với giá trị “R2= 0,774 vì thế biến phụ thuộc và các biến độc lập có quan hệ với nhau, cho thấy các biến TĐLĐ, CBTT, CNTT, MTPL, KSNB được đưa vào chạy hồi quy đa biến ảnh hưởng 77,4%, còn lại

22,6% là do các biến ngoài mô hình khác và sai số ngẫu nhiên khác. Với giá trị thống kê Durbin- Watson, d = 1,868”, nằm trong khoảng từ 0 đến 4 nên do đó không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy

Bảng 6. Ma trận hệ số tương quan

CLTTKT TĐLĐ CBTT CNTT MTPL KSNB CLTTKT Hệ số tương quan 1 .836** .797** .842** .561** .781**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

TĐLĐ Hệ số tương quan .882** 1 .773** .751** .838** .520**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

CBTT Person Correlation .781** .773** 1 .657** .774** .356**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

CNTT Hệ số tương quan .842** .751** .657** 1 .708** .464**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

MTPL Hệ số tương quan .797** .838** .774** .708** 1 .468**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

KSNB Hệ số tương quan .561** .520** .356** .464** .468** 1

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20 Bảng 7. Phân tích mô hình hồi quy

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2- hiệu chỉnh Sai số chuẩn Hệ số Durbin- Waston

1 0,834a 0,774 0,769 0,262 1,868

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20

Bảng 8. Hệ số hồi quy chuẩn hóa Coefficientsa

Mô hình Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Hệ số hồi quy

chuẩn hóa T Mức ý

nghĩa Kiểm tra đa cộng tuyến

Beta Sai số

chuẩn Beta Độ chập

nhận

Hệ số phóng đại phương sai

(Hằng số) -0,853 0,192 -4,951 0,000

TĐLĐ 0,432 0,074 0,421 2,579 0,000 0,662 1,690

CBTT 0,233 0,068 0,188 2,416 0,000 0,636 1,963

1 CNTT 0,436 0,061 0,458 2,060 0,000 0,480 1,493

MTPL 0,005 0,081 0,032 2,068 0,000 0,546 0,204

KSNB 0,131 0,043 0,115 3,008 0,000 0,701 1,423

R2 = 0,774 R2 điều chỉnh= 0,769 Giá trị F = 169,002 Mức ý nghĩa Sig. = 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, SPSS 20

(10)

ra. Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập TĐLĐ, CBTT, CNTT, MTPL, KSNB đều < 0,05, nên các biến này đều có ý nghĩa giải thích cho CLTTKT và cả 5 biến đều không bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến độc lập đều < 2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Với giá trị kiểm định F= 169,002, với Sig.=0,000, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy trên 99%. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy, hệ số phóng đại phương sai của các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến lớn hơn 0,1. Như vậy mô hình hồi quy phù hợp với các dữ liệu và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%, do vậy theo Bảng 8, các giá trị Beta lớn hơn 0 nên tất cả các biến độc lập trong phân tích hồi quy đều ảnh hưởng cùng chiều tới biến phụ thuộc CLTTKT. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính bội của các nhân tố được biểu thị như sau:

CLTTKT = - 0,853 + 0,432*TĐLĐ + 0,233*CBTT + 0,436*CNTT + 0,005*MTPL + 0,131*KSNB

5. Kết luận và kiến nghị

Kết quả của bài nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Cụ thể, yếu tố công nghệ thông tin có sự ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng TTKT, tiếp đó là trình độ lao động. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Adballa (2013), Barney & Wright (1998) và Alshbiel và Al-Awaqleh (2011). Nhân tố công bố thông tin ảnh hưởng thứ ba, kết quả này

khá tương đồng với các nghiên cứu tham khảo trước đó của Adballa (2013) và Phan Minh Nguyệt (2014). Kiểm soát nội bộ tuy chỉ ảnh hưởng ở mức độ thứ tư nhưng cũng có vai trò quan trọng trong quản lý công ty dịch vụ công ích. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các chính sách cũng đã ngày càng linh hoạt hơn đối với công ty dịch vụ công ích nên yếu tố môi trường pháp lý có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến chất lượng TTKT.

Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất những kiến nghị sau nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam.

Với yếu tố công nghệ thông tin: Kết quả khảo sát cho thấy công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích, do đó các công ty dịch vụ công ích cần chú trọng đến việc sử dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp như MISA, SAP,…

để có thể đảm bảo tính phù hợp cho hoạt động kế toán tại đơn vị. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo việc sử dụng phần mềm để cán bộ làm công tác tài chính, kế toán sử dụng thành thạo và áp dụng tin học hóa trong công tác quản lý tài chính. Để đáp ứng và bảo đảm về việc tổng hợp báo cáo tài chính theo quy định thì ngoài việc nộp báo cáo tài chính theo truyền thống bằng mẫu biểu giấy sẽ phát triển hơn hình thức truyền các báo cáo qua mạng.

Với yếu tố trình độ của người lao động: Kết quả khảo sát cho thấy, vai trò trong việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết, do vậy các công ty dịch vụ công ích cần chú trọng các quy định phù hợp về quyền hạn, trách nhiệm của kế toán đồng thời đưa ra giải pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm những quy định liên quan đến kế toán, vi phạm đạo đức nghề

(11)

nghiệp. Khi có những thay đổi trong chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán thì trình độ kế toán viên cần được nâng cao hơn thông qua việc đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên. Ngoài ra, các công ty dịch vụ công ích cũng nên chú trọng đến việc huấn luyện, hướng dẫn nhân viên kế toán sử dụng thành tạo các phần mềm kế toán và các phần mềm tin học văn phòng.

Với yếu tố mức độ công bố thông tin: Kết quả khảo sát chỉ ra mức độ công bố thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT, vì vậy các công ty dịch vụ công ích cần thống nhất về việc công bố thông tin, chuẩn hóa các biểu mẫu và nội dung thông tin cần công bố công khai. Xác lập quy trình và làm rõ quyền hành trách nhiệm trong việc thực hiện công bố công khai các thông tin, xây dựng trên nguyên tắc hệ thống hóa và đảm bảo tính kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, giám sát việc công bố các thông tin đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch của thông tin công bố.

Với yếu tố kiểm soát nội bộ: Nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố kiểm soát nội bộ tác động tới chất lượng TTKT. Do đó, các công ty dịch vụ công ích cũng cần chú trọng việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng cá nhân, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, ban hành quy trình quản lý cụ thể, rõ ràng và truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty. Đồng thời, các công ty cần hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu- chi tài chính, củng cố và hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ

và công khai tài chính. Cuối cùng, các công ty dịch vụ công ích cần tích cực xây dựng một loạt các tiêu chí để đánh giá về mức độ thực hiện tuân thủ nghĩa vụ về thuế, hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm tra tính tuân thủ, và tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn.

Với yếu tố môi trường pháp lý: Ngoài ra kết quả khảo sát còn cho thấy được mức độ ảnh hưởng nhỏ của yếu tố môi trường pháp lý tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích, do đó Nhà nước và các công ty dịch vụ công ích cần có những rà soát, đánh giá về những chính sách quản lý ngân sách và tài chính. Cần sửa đổi hệ thống pháp luật về NSNN và các văn bản có liên quan theo hướng tăng cường tính tự chủ linh hoạt về sử dụng vốn cho các đơn vị công, tăng cường kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương. Các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán khu vực công sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính, do đó Bộ Tài chính cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán công và sửa đổi chế độ và chính sách cho phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế, mang lại sự minh bạch hơn trong chế độ kế toán công. Các cơ quan ban hành nên thường xuyên triển khai hỗ trợ hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra giúp đỡ các đơn vị công nhằm tăng cường chất lượng TTKT.

Hạn chế của bài nghiên cứu là tập trung phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà chưa đánh giá thực trạng chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Ngoài ra qui mô mẫu cũng gây hạn chế tính tổng quát cao của nghiên cứu ■

Tài liệu tham khảo

Abernathy & Guthire (1994), ‘An Empirical Assessment Of The “Fit” Between Strategy And Management Information System Design’. Accounting & Finance, 34(2), 49-66.

Alshbiel & Al-Awaqleh (2011), ‘Factors affecting the applicability of the computerized accounting system’. American

(12)

Journal of Economics, 3(1), 27-31.

Barney và Wright (1998), “On becoming a strategic partner: The role of human resources in gaining competitive advantage”, Human Resource Management, 37(6), 31-46.

Chính Phủ (2019), Theo Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về Dịch vụ công ích, Hà Nội. Truy cập ngày 28/7/2021, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-32-2019-ND-CP-dau-thau-cung-cap-san- pham-dich-vu-cong-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-361768.aspx

Choi & Mueller (1984), ‘International Accounting’. The International Journal of Accounting, 34(4), 617-621.

Eppler, N. and Muenzenmayer.P. (2002), ‘Measuring information in the web context: A survey of state of the Art instruments and an Application Methodology’. Truy cập ngày 28/7/2021, từ https://citeseerx.ist.psu.edu/

viewdoc/download?doi=10.1.1.477.4680&rep=rep1&type=pdf IASB (2018), “Conceptual Framework for Financial Reporting”

Komala (2012), ‘The Influence of The Accounting Managers Knowledge and The Top Managements Support On The Accounting Information System and Its Impact On The Quality Of Accounting Information’. Journal of Financial and Accounting Studies, 5(1), 1697-2222 .

Mouzhi Ge and Markus Helfert (2003), ‘Information Quality Assessment: Validating Measurement Dimensions And Processes’. Truy cập ngày 26/7/2021, từ https://core.ac.uk/download/pdf/301351489.pdf.

Nguyễn Bích Liên (2012), “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam Tp. HCM”.

Luận án tiến sĩ kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế Tp. HCM.

Nguyễn Thị Hồng Duyên (2020), Hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam. Truy cập ngày 5/8/2021, từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/he-thong-thong-tin-ke-toan-quan-tri-tai-cac- nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-329130.html

Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế Tp. HCM.

Phan Minh Nguyệt (2014), “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế TP. HCM

Rapina (2014), ‘Factors Influencing The Quality Of Accounting Information System And Its Implications On The Quality Of Accounting Information’. Journal of Financial and Accounting Studies, 5(2), 2222-2847.

Romney & Steinbat (2009), ‘The effects of Preventive and Detective Controls on Employee Peformance and Motivation’, Wiley Online Library, 108(26), 432-452.

Syaifulla (2014), ‘Influence Organizational Commitment on The Quality of Accounting Information System’, International journal of scientific & technology reseach, V3(9), 2277- 8616.

Tabachnick & Fidell (1996), Using Multivariate Statistics. Truy cập ngày 5/8/2021 từ https://www.scirp.org/

(S(czeh2tfqyw2orz553k1w0r45))/reference/ReferencesPapers.aspx?ReferenceID=1887286.

Trần Thị Tùng (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương’. Luận văn Thạc sĩ- Chuyên ngành Kế toán, Đại học Công nghệ TP.HCM.

Xu & ctg (2003), Key Issues Accounting Information Quality Management, International Conferences on Info-Tech and Info-Net. Proceedings, 103(7), 407-686.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và trò chuyện, thảo luận với trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên phòng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần

Nhận thấy tầm quan trọng, sự cần thiết về vai trò của việc tạo động lực cho người lao động và được sự đồng ý của Ban lãnh đạo công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với người lao động, tác giả nhận thấy rằng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg là

Đặc biệt, đề tài còn tiếp cận và tham khảo một số mô hình nghiên cứu đặc trưng như mô hình thái độ đa thuộc tính, thuyết hành động hợp lý – TRA, mô hình hành vi có kế

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cà phê chai của khách hàng tại Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại &amp; Dịch vụ Cà phê Đồng

Tóm lại hành vi mua của khách hàng là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, liệu như thế nào thì mỗi cá

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của tổng công ty viễn thông MobiFone trên địa bàn Thừa Thiên Huế” trong khuôn

Như vậy, mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ