• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÂU HỎI ÔN TẬP TIN 11 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÂU HỎI ÔN TẬP TIN 11 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ LÝ – TIN - CÔNG NGHỆ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 2019-2020 MÔN TIN HỌC LỚP 11

A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh (If … then … else) (9)

1. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng:

A. If <biểu thức logic> ; then <câu lệnh> . B. If <biểu thức logic> then <câu lệnh> ; C. If <biểu thức logic> ; then <câu lệnh> ; D. If <biểu thức logic> then <câu lệnh >

2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng:

A. If <biểu thức logic> ; then <câu lệnh 1> ; else <câu lệnh 2> ; B. If <biểu thức logic> ; then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ; C. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> ; else <câu lệnh 2> ; D. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ;

3. Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là

A. biểu thức lôgic; B. biểu thức số học; C. biểu thức quan hệ; D. một câu lệnh;

4. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal lệnh nào sau đây là đúng?

A. If a=5 then a:=d+1 else a:=d+2; B. If a:=5 then a:=d+1; else a:=d+2;

C. If a=5 then a:=d+1; else a:=d+2; D. If a:=5 then a:=d+1 else a:=d+2;

5. Với cấu trúc rẽ nhánh If <Điều kiện> Then <Câu lệnh 1> Else <Câu lệnh 2>;. Câu lệnh 2 không được thực hiện khi nào?

A. Câu lệnh 1 không được thực hiện. B. Câu lệnh 1 được thực hiện.

C. Câu lệnh 2 cho giá trị đúng. D. Câu lệnh 1 cho giá trị sai.

6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A. B. C. D.

7. Cho đoạn chương trình sau , khi cho a = 0 thị đoạn chương trình trên sẽ in ra màn hình giá trị x = ?

(2)

A. x=1 B. x là không xác định C. x=0; D. x= -1

8. Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B không thể dùng cấu trúc rẽ nhánh nào trong các cấu trúc sau:

A. if A <= B then X := A else X := B; B. if A < B then X := A;

C. X := B; if A < B then X := A; D. if A < B then X := A else X := B;

9. Cho đoạn chương trình: Sau

khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:

A. F =13. B. F=1. C. F=4. D. Không xác định

Chủ đề: Cấu trúc lặp (For .. Do & While .. Do) (9)

10. Biến đếm của vòng lặp với số lần lặp biến trước thường có kiểu

A. Số nguyên B. Số thực C. Ký tự D. Logic

11. Hãy cho biết trong các cấu trúc sau đây, đâu là cấu trúc lặp với số lần biết trước dạng tiến?

A. for <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

B. if <điều kiện> then <câu lệnh>;

C. for <biến đếm>:=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

D. while <điều kiện> do <câu lệnh>;

12. Hãy cho biết trong các cấu trúc sau đây, đâu là cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước?

A. for <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

B. if <điều kiện> then <câu lệnh>;

C. for <biến đếm>:=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

D. while <điều kiện> do <câu lệnh>;

13. Trong cấu trúc lặp while-do, vòng lặp được thoát khỏi khi nào?

A. Câu lệnh được thực hiện. B. Điều kiện cho giá trị sai.

C. Điều kiện cho giá trị đúng. D. Không thể thoát khỏi vòng lặp.

14. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về vòng lặp while-do?

A. Biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra, nếu điều kiện cho giá trị sai thì câu lệnh sau do được thực hiện.

B. Câu lệnh sau do bao giờ cũng được thực hiện ít nhất một lần.

C. Điều kiện có thể là biểu thức kiểu nguyên hoặc kiểu kí tự.

D. Khi xác định được trước số lần lặp vẫn có thể dùng cấu trúc lặp while-do.

15. Vòng lặp nào có thể không thực hiện bất cứ lệnh nào trong thân vòng lặp

A. For …to…do… B. For …downto…do… C. While…do… D. Repeat…Until…

16. Cho đoạn chương trình sau: for i:=1 to 10 do If i mod 2 = 0 then write(i); Số lần thực hiện của câu lệnh write(i) là?

A. 10 B. 1 C. 5 D. 9

(3)

17. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau: i:=0; while i<>0 do write(i,’ ‘);

thực hiện công việc gì?

A. Đưa ra màn hình 10 chữ số 0 B. Không đưa ra thông tin gì C. Lặp vô hạn việc đưa ra màn hình chữ số 0 D. Đưa ra màn hình một chữ số 0 18. Cho biết màn hình xuất hiện như thế nào với đoạn chương trình sau:

A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B. 5 C. 10 D. 1 2 3 4 5 Chủ đề: Kiểu mảng 1 chiều – ARRAY (11)

19. Mảng một chiều là:

A. Dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu B. Dãy vô hạn các phần tử khác kiểu C. Dãy hữu hạn các phần tử khác kiểu D. Dãy vô hạn các phần tử cùng kiểu 20. Trong các kiểu khai báo sau, hãy chỉ ra kiểu khai báo hợp lệ?

A. Var arr[10] array of integer; B. Var arr: array[1.10] of integer;

C. Var arr[1..10]: integer; D. Var arr: array[1..10] of integer;

21. Trong các kiểu khai báo sau, chỉ ra kiểu khai báo không hợp lệ?

A. Var M: array[‘A’..’Z’] of integer; B. Var M: array[1..20] of char;

C. Var M: array[-3..100] of integer; D. Var M: array[100..10] of integer;

22. Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng ?

A. a[10]; B. a(10); C. a[9]; D. a(9);

23. Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho A. chèn thêm phần tử; B. truy cập đến phần tử bất kì;

C. xóa một phần tử D. chèn thêm phần tử và xóa phần tử;

24. Số phần tử của một mảng một chiều là:

A. Có giới hạn; B. Vô hạn;

C. Có nhiều nhất là 100 phần tử; D. Có nhiều nhất là 1000 phần tử;

25. Đoạn chương trình sau làm gì? S:=0; For i:=1 to n do S:=S+a[i];

A. Đếm số phần tử của mảng a B. In ra mảng a C. Tính tổng các phần tử của mảng a D. Nhập mảng a

26. Chương trình sau sẽ in ra màn hình thông tin gì: For i:=1 to n do If a[i] mod 2 =1 then Write(a[i]);

A. Tổng của mảng a B. Các số lẻ của mảng a C. Tất cả các số của mảng a D. Các số chẵn của mảng a

(4)

27. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để đổi giá trị hai phần tử mảng một chiều A tại hai vị trí i và j , ta viết mã lệnh như sau:

A. B. C. D.

28. Để in ra màn hình mảng đảo ngược, ta chọn lệnh:

A. for i:= 1 to n do readln(a[i]:5); B. for i:= n downto 1 do write(a[i]:5);

C. for i:= n downto 1 do readln(a[i]:5); D. for i:= 1 to n do write(a[i]:5);

29. Để in tất cả phần tử của mảng một chiều A gồm n phần tử, ta dùng câu lệnh nào sau đây?

A. For i:=1 to n do readln(A[i]); B. For i:= n to 1 do write(A[i]);

C. For i:=1 to n do write(A[i]); D. For i:=1 to n do write(i);

Chủ đề: Tệp và các thao tác với tệp – TEXT (11)

30. Trong NNLT Pascal, mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục A. Reset(<tên tệp>); B. Reset(<tên biến tệp>);

C. Rewrite(<tên tệp>); D. Rewrite(<tên biến tệp>);

31. Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ tệp : A. Mở tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp .

B. Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đóng tệp.

C. Gán tên tệp với biến tệp => Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp . D. Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Mở tệp => Đóng tệp.

32. Chọn phát biểu sai về kiểu dữ liệu tệp?

A. Lượng thông tin lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.

B. có thể lưu trữ lâu dài để xử lý nhiều lần C. không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện.

D. Lượng thông tin lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và không phụ thuộc vào dung lượng đĩa.

33. Nếu hàm eoln(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí A. Đầu dòng. B. Đầu tệp. C. Cuối dòng. D. Cuối tệp.

34. Vị trí của con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset

A. Nằm ở đầu tệp. B. Nằm ở cuối tệp.

C. Nằm ở giữa tệp. D. Nằm ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào.

35. Phát biểu nào sau đây là đúng về kiểu dữ liệu tệp?

A. Các kiểu dữ liệu đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong (RAM).

B. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhớ trong.

C. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhờ ngoài (đĩa mềm, đĩa cứng, CD, thiết bị nhớ Flash).

D. Các dữ liệu trong máy tính đều bị mất đi khi tắt nguồn điện.

(5)

36. Trong PASCAL, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết A. Var f1 f2 : Text; B. Var f1 ; f2 : Text;

C. Var f1 , f2 : Text; D. Var f1 : f2 : Text;

37. Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh A. f1 := ‘KQ.TXT’; B. KQ.TXT := f1;

C. Assign(‘KQ.TXT’,f1); D. Assign(f1,‘KQ.TXT’);

38. Trong NNLT Pascal, thực hiện chương trình VD_bt1_txt sẽ ghi kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây vào tệp văn bản BT1.TXT ?

A. 123 + 456 B. 123456 C. 579 D. 123 456

39. Trong NNLT Pascal, cho trước tệp văn bản BT2.TXT chỉ có một dòng, chứa dòng chữ : CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH ngay ở đầu dòng. Thực hiện chương trình VD_bt2_txt, trên màn hình sẽ hiện kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây ?

A. CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH B. CHAO MUNG BAN

C. CHAO MUNG BAN DEN VOI D. CHAO MUNG

40. f là biến tệp văn bản, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?

Assign (f, ‘in.txt’);

Rewrite(f);

For i:= ‘A’ to ‘Z’ Do Write(f, i);

A. Đưa ra màn hình các chữ cái in hoa trong bộ mã ASSCII;

B. Đưa ra màn hình các số từ 1 đến 26;

C. Ghi vào tệp in.txt các số từ 1 đến 26;

(6)

D. Ghi vào tệp in.txt các chữ cái in hoa từ A đến Z.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

1. Viết chương trình nhập một xâu từ bàn phím. Xuất ra màn hình xâu vừa nhập đã được in hoa (kết quả không làm thay đổi đến xâu đã nhập);

2. Viết chương trình nhập họ tên của hai người vào hai biến xâu và đưa ra màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau.

3. Viết chương trình nhập một xâu từ bàn phím. Xuất ra màn hình xâu đó nhưng được viết theo thứ tự ngược lại.

4. Viết chương trình nhập một xâu từ bàn phím. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối xứng hay không. Biết rằng xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái cũng thu được kết quả giống như đọc từ trái sang phải (còn được gọi là xâu palindrome).

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 không thay đổi so với thế hệ PA. Theo lí thuyết,

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 16: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Bài tập 3:Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt... Bóng tối nhập nhoạng lang rộng trên trên những mái, trên

Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian làm 3 phút) Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các:.. điện

Câu 12: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta?. Có lịch sử khai thác lãnh thổ

Câu 241: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên