• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đầu tư vào công nghệ cao - hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đầu tư vào công nghệ cao - hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đầu tư vào công nghệ cao - hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam

Mai Hương Giang Mai Thị Thương Huyền

Ngày nhận: 04/01/2017 Ngày nhận bản sửa: 06/03/2017 Ngày duyệt đăng: 14/03/2017

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, trong khi đó đóng góp của ngành nông nghiệp cho tăng trưởng kinh tế còn khá khiêm tốn và có xu hướng sụt giảm (ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp vào GDP năm 2013 là 18,39%, năm 2014: 18,12%, năm 2015: 17%, năm 2016: 16,32

%)[6]. Nông sản Việt không chỉ chịu sức ép cạnh tranh của thị trường quốc tế mà còn phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ trên thị trường tiêu thụ trong nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút của nông nghiệp Việt, trong đó phải kể đến nguyên nhân hàng đầu là sự tụt hậu về khoa học công nghệ trong đầu tư nông nghiệp. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, nhưng trên thực tế phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang có những lúng túng, chưa bền vững. Bài viết này đề cập đến tính cấp thiết của đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, những cơ hội, rào cản trong đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và các khuyến nghị nhằm phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam.

Từ khóa: đầu tư công nghệ cao, nông nghiệp, phát triển bền vững

1. Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao là một tất yếu

ầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là hình thức đầu tư toàn diện, theo hình thức công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ở đó đầu tư phải theo tư duy sản xuất công nghiệp, có nguyên tắc, có kỷ luật, có ứng dụng công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… trong chuỗi sản xuất và

cung ứng sản phẩm. Ứng dụng công nghệ cao trong đầu tư nông nghiệp sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới, tạo được sản phẩm chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Trong xu hướng mức sống của người dân toàn cầu ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về sản phẩm không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được quan

tâm nhiều hơn. Sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên đòi hỏi về chất lượng và sự an toàn càng trở nên khắt khe theo một chuẩn mực nhất định. Trong bối cảnh đó, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là sự lựa chọn tất yếu của thế giới. Trên thực tế đã có nhiều quốc gia đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và đã, đang mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, về xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao trở nên cấp thiết với

(2)

các lý do sau:

Thứ nhất, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới trong khi chất lượng sản phẩm chưa được cải thiện. Khi hội nhập, hàng rào thuế quan giảm dần và đi đến bãi bỏ, hàng rào kỹ thuật mà chủ yếu là tiêu chuẩn sản phẩm ngày càng gia tăng. Là một nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư chiều rộng, chưa chú trọng đến đầu tư chiều sâu, tăng trưởng sản phẩm của nước ta cũng chủ yếu là số lượng, chưa quan tâm đúng nghĩa đến chất lượng. Điều này đang làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy, hàng nông sản ngoại đang gia tăng mạnh mẽ trên thị trường nội địa, trong khi đó nông sản xuất khẩu của nước ta lại bị giảm sút trên thị trường thế giới.

Gạo là hàng nông sản thuộc lợi thế của Việt Nam, nhưng năm 2016 xuất khẩu gạo đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến hết tháng 11/2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 26% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015[5].

Nguyên nhân chính là nhiều lô hàng gạo Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, trong đó nhiều nhất là không đáp ứng yêu cầu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan hay nước mới nổi như Campuchia lại đang đầu tư bài bản cho sản xuất lúa gạo với tiêu chí lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu. Như vậy, sản xuất không chú trọng đúng mức đến chất lượng sản phẩm đã làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. Trong khi xuất khẩu gạo gặp khó, xuất khẩu rau quả đã gia tăng nhưng tốc độ tăng xuất khẩu vẫn thấp hơn nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả tăng 31,8% thì nhập khẩu rau quả lại tăng tới 42% so với cùng kỳ năm 2015[4].

Thứ hai, hiệu quả đầu tư nông nghiệp thấp. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản năm 2010 là 9,8%; năm 2014 là 1,6%. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế

trên doanh thu thuần năm 2010 là 18,0%, đến năm 2014 chỉ còn 6,3% (Hình 1). Con số này không thấp so với tỷ suất bình quân toàn bộ doanh nghiệp ở giai đoạn này, nhưng điều đáng nói là tỷ suất này đã giảm khá mạnh trong 3 năm gần đây. Sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận/

doanh thu thuần là do chi phí sản xuất kinh doanh tăng quá mức kiểm soát. Xét riêng ở lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hiệu quả kinh doanh còn thấp hơn khá nhiều, tính đến 25/12/2015, số lỗ lũy kế của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này là 4% trên vốn chủ sở hữu, nợ xấu là 0,6% trên tổng dư nợ, trong đó nợ xấu tập trung hầu hết ở các doanh nghiệp nông nghiệp và những doanh nghiệp này gần như không có khả năng trả nợ do hoạt động cầm chừng[1]. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp hơn đối với sản xuất nhỏ lẻ như nông dân, hộ gia đình. Theo khảo sát của tác giả, vụ mùa năm 2016 tại vùng đồng bằng Sông Hồng với năng suất trồng lúa 2 tạ thóc/

sào Bắc bộ, giá bán thóc 700 nghìn đồng/tạ, sau khi trừ các loại chi phí chưa kể chi phí nhân công, thu nhập tính trên một sào chỉ có 280 nghìn đồng. Với kết quả sản xuất thấp như vậy, nông Hình 1. Hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản

Nguồn: Kết quả SXKD của DN Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Nxb Thống kê, 2016

(3)

dân ở rất nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã đồng loạt bỏ ruộng để làm việc khác có tiền công cao hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp thấp.

Ngoài nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu toàn cầu còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía con người như quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ;

năng lực quản trị điều hành hạn chế; chưa xây dựng được chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm;

chưa ứng dụng được công nghệ hiện đại trong sản xuất; sản xuất sản phẩm thô là chính, chưa chú trọng đến sản phẩm chế biến;

sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân chưa chặt chẽ…

Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp là sản xuất theo cách truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba, đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe người Việt.

Trước những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng phương pháp hữu cơ và kỹ thuật thủ công. Phương pháp này chi phí sản xuất rất cao, năng suất lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của xã hội. Từ những năm 80 trở lại đây, nông nghiệp nước ta chuyển sang sử dụng phân bón vô cơ nhưng vẫn bằng kỹ thuật thủ công là chính. Phương pháp này có ưu việt là tăng năng suất lao động, qua đó khối lượng sản phẩm nông nghiệp gia tăng.

Nhờ đó thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước và cung

ứng cho thị trường quốc tế.

Nhưng chính phương pháp này đã và đang mang lại những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Do sản xuất bằng kỹ thuật thủ công là chính nên chi phí sản xuất khá cao. Để tăng nhanh năng suất lao động, các nhà sản xuất nông nghiệp đã lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến dư lượng chất hóa học tồn đọng trong sản phẩm. Quá trình sử dụng sản phẩm có tồn đọng hóa chất lâu ngày sẽ hủy hoại sức khỏe và cả tính mạng người sử dụng. Mặt khác, việc lạm dụng chất hóa học còn gây ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng đất gieo trồng. Sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật thủ công kết hợp với phân bón vô cơ đã tạo ra vòng luẩn quẩn giữa năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng thấp, không những giảm uy tín trên thị trường quốc tế mà còn làm mất lòng tin từ chính người tiêu dùng Việt.

Thứ tư, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hướng đi tất yếu của nền kinh tế, theo đó diện tích đất nông nghiệp cũng phải nhường dần cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, dân số ngày càng gia tăng kèm theo những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp.

Với những lý do trên, việc đầu tư công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp nhằm có được những nông sản năng suất cao, giá thành hạ và chất lượng tốt

là hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam.

2. Cơ hội đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam đã được Chính phủ khởi động và quyết tâm hành động. Điều đó đã tạo những cơ hội đầu tư và phát triển nông nghiệp bền vững.

- Chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ cao của Chính phủ Chính sách đầu tư: Quan điểm của Chính phủ về đầu tư nông nghiệp đã được thể hiện từ năm 2010 thông qua Nghị định số 61/2010/NĐ-CP. Nghị định này đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ và hỗ trợ cước phí vận tải. Tuy nhiên những ưu đãi theo Nghị định này còn giới hạn trong phạm vi hẹp, chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên chưa tạo được đột phá trong đầu tư nông nghiệp.

Thay thế Nghị định 61/2010/

NĐ-CP, Nghị định số 210/2013/

NĐ-CP ngày 19/12/2013 đã mở rộng hơn đối tượng cũng như phạm vi ưu đãi nhằm khuyến khích mạnh hơn các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ngày 04/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu

(4)

và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với quan điểm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp, mục tiêu của Chính phủ là góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.

Chính sách tài chính: Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể:

(i) Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước của Nhà nước, hỗ trợ tiền thuê đất của cá nhân, hộ gia đình.

Số tiền và thời gian miễn giảm tùy thuộc vào từng dự án cụ thể (Nghị định 210/NĐ-CP; Nghị định 135/2016/NĐ-CP).

(ii) Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo, sau đó áp dụng thuế suất 10% trong vòng

15 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ sẽ được chuyển lỗ sang năm sau trước khi tính thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ trong vòng 5 năm kể từ năm phát sinh lỗ (Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13).

(iii) Doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, được miễn thuế nhập khẩu; đối với linh kiện, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được, được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm (Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13).

Chính sách tín dụng: Chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp được thể hiện ở Nghị định số 55/2015/NĐ- CP. Chính sách khuyến khích được thực hiện thông qua hỗ trợ nguồn vốn, sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro trong từng thời kỳ. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được các tổ chức tín dụng

(TCTD) xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa bằng 80% giá trị của dự án sử dụng công nghệ cao. Trong trường hợp các doanh nghiệp này gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan thì nợ vay được TCTD xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới trên cơ sở tính khả thi của dự án. Trường hợp xấu hơn, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét khoanh nợ, thậm chí xóa nợ. Số tiền xử lý rủi ro được cấp bù từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Gần đây nhất, tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 18/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định gói tín dụng 50 đến 60 nghìn tỷ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Gói tín dụng này đã nhanh chóng được một số ngân hàng thương mại hưởng ứng và triển khai.

- Thị trường nông nghiệp rất tiềm năng

Mặc dù đã có những quyết sách của Chính phủ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp hấp dẫn nhưng các doanh nghiệp không mặn mà với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 1. Tỷ trọng đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thủy sản theo số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư Năm

Tổng số do- anh nghiệp SXKD tính

đến 31/12

Tổng số do- anh nghiệp đầu tư nông

nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho nông

nghiệp (%)

Tổng nguồn vốn tính đến 31/12 (tỷ đồng)

Nguồn vốn đầu tư nông nghiệp

(tỷ đồng)

Tỷ lệ vốn đầu tư cho nông

nghiệp (%)

2012 346.777 3.517 1,01 16.101.454 180.639 1,12

2013 373.213 3.656 0,97 18.786.422 191.732 1,02

2014 402.326 3.844 0,955 20.755.321 293.000 1,41

Nguồn: Kết quả SXKD của DN Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Nxb Thống kê, 2016

(5)

Đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu do cá nhân, hộ gia đình đảm nhận, số doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. Số liệu Bảng 1 cho thấy số doanh nghiệp đầu tư cho cả lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm xấp xỉ 1%. Tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp cũng tương tự, chỉ chiếm hơn 1% so với tổng vốn đầu tư của toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp hầu hết lại là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 53%; các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng chỉ chiếm 12,2%[3].

Đầu tư vào nông nghiệp của khối FDI vào Việt Nam còn rất hạn chế. Tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp so với tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam qua các năm từ 2012 đến 2015 tương ứng là 0,6; 0,8; 0,5; và 1%. Tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thu hút được 518 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với tổng vốn đầu tư 3.54 tỷ USD, tương ứng với 2,4% tổng số dự án và 1,2%

tổng vốn đầu tư của tất cả các lĩnh vực. Quy mô trung bình của dự án trong lĩnh vực này chỉ khoảng 6,7 triệu USD/dự án và chủ yếu lại tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi[2].

Việt Nam là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, số vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp là quá nhỏ.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu do cá nhân, hộ gia đình đảm nhận với phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công đã tạo ra sản phẩm nông nghiệp với chi phí cao, năng suất thấp, chất lượng thấp. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn.

Thị trường tiềm năng kết hợp với các quyết sách và quyết tâm hành động của Chính phủ trong tái cơ cấu nông nghiệp, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp đã tạo ra cơ hội đầu tư và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

3. Những rào cản và khuyến nghị

3.1. Những rào cản phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Cho đến hiện tại các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào nông nghiệp là do có khá nhiều rào cản:

Đầu tiên, tích tụ đất đai không đủ lớn để triển khai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, theo đó hạn mức đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản không quá 03 hec-ta; hạn mức trồng cây lâu năm không quá 30 hec-ta. Với hạn mức này, để tích tụ đất đai theo quy mô lớn là rất khó khăn. Bên cạnh đó cá nhân, hộ gia đình vẫn muốn giữ một phần ruộng đất để sản xuất theo

hướng tự cung tự cấp. Điều này càng gây khó khăn cho tích tụ đất đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.

Thứ hai, vốn và nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ngoài việc phải tích tụ lượng đất đai đủ lớn, các vật tư, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp. Tư liệu sản xuất dùng cho nông nghiệp công nghệ cao là những công nghệ hiện đại, có tính tự động hóa cao, là những công nghệ số, công nghệ vật liệu mới… Phần lớn công nghệ này trong nước chưa sản xuất được và cũng không sản xuất được hàng loạt mà sản xuất theo nhu cầu của từng dự án nên vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Công nghệ cao cũng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng tốt. Người lao động nông nghiệp Việt Nam đa phần có thói quen và tư duy kiểu nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp truyền thống phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, “nắng làm mưa nghỉ” đã tạo ra thói quen lao động không có kỷ luật về thời gian của người nông dân.

Bên cạnh đó, nông dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm với kỹ thuật thủ công, họ không được và cũng không cần đào tạo bài bản nên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại, với phương thức sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập để triển khai sản xuất

(6)

nông nghiệp công nghệ cao. Hạ tầng giao thông trong những năm gần đây đã được chú trọng nhưng chưa thuận lợi cho tất cả các vùng miền. Có những vùng miền hạ tầng giao thông tốt nhưng mức phí lại quá cao, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Hạ tầng thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp chưa được đầu tư với quy hoạch phát triển bền vững, đầu tư còn mang tính cục bộ địa phương, chưa chú đến quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, hạ tầng về xử lý chất thải cũng chưa được chú ý. Đây cũng là một trong các rào cản làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ tư, chính sách của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa được tích cực triển khai. Chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp của Chính phủ đã được ban hành, quyết tâm hành động của Chính phủ cũng đã được thể hiện, nhưng để các chính sách đi vào cuộc sống không phải khi nào cũng thực hiện được. Đó chính là con người- những người thực thi chính sách của Chính phủ. Đôi khi là trình độ, là tính trách nhiệm, là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và cả sự nể sợ cấp trên cũng dẫn đến sự “mềm dẻo”

trong thực thi chính sách. Người đứng đầu đơn vị nếu thiếu quyết tâm, kém tầm, quan liêu, không biết doanh nghiệp, người dân cần gì, thiếu gì, vướng mắc gì, sợ ai… làm cho chính sách có tốt đến mấy cũng trở thành vô hiệu.

Thứ năm, sự hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao của

doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều mô hình, chưa định hình cụ thể chuỗi giá trị nông nghiệp…

3.2. Một số khuyến nghị Để tháo gỡ những vấn đề trên, chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau:

Một là, cần có sự điều chỉnh lại quy hoạch để sản xuất, khai thác những sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh ở các địa phương, các vùng miền. Quy hoạch tổng thể để tạo ra chuỗi giá trị gắn kết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển cho đến nơi tiêu thụ. Mục tiêu là tạo dựng được các thương hiệu và thương hiệu mạnh về sản phẩm trong khu quy hoạch của địa phương.

Giải quyết vấn đề này cần phải có sự điều chỉnh lại luật đất đai để tạo ra khả năng tích tụ ruộng đất. Vấn đề quan trọng là tạo ra sự dễ dàng trong việc chuyển dịch đất đai từ những người nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp sang các doanh nghiệp muốn đầu tư. Như vậy, việc cần quan tâm hàng đầu từ phía nhà nước là giải quyết tốt mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các chủ thể trong nông nghiệp để có được những khu quy hoạch đủ lớn cho việc đầu tư mới.

Hai là, tạo ra các nguồn lực về vốn một cách ổn định và lâu dài. Nguồn vốn có thể khai thác từ nguồn đầu tư công của Nhà nước. Đầu tư công góp sức vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao có tính chất như là một

hoạt động định hướng, dẫn dắt thị trường. Nhà nước tham gia vào việc nghiên cứu khoa học ứng dụng, khởi động khu quy hoạch, đầu tư vào một số công trình hạ tầng quan trọng… sẽ có tác dụng rất lớn trong việc lôi kéo đầu tư tư nhân. Bên cạnh vốn đầu tư nhà nước, vốn vay từ hệ thống ngân hàng là cực kỳ quan trọng. Cần có các quy định cụ thể về các gói tín dụng do các ngân hàng cung cấp và hữu ích hơn chính là sự ưu đãi trong các gói tín dụng này. Ngoài ra phải kể đến nguồn vốn mang tính hỗ trợ là nguồn đầu tư từ bên ngoài.

Sự ưu đãi trong chính sách của nhà nước sẽ tạo ra cơ hội để thu hút vốn đầu tư, nhất là là các nước có nền nông nghiệp công nghệ cao đang phát triển.

Ba là, thực thi có hiệu quả chính sách hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao đưa vào sản xuất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ cao đã có, nhưng để các chính sách thực sự phát huy hiệu quả cần có cơ chế, quy định cụ thể cho hoạt động nghiên cứu khoa học từ khâu xét duyệt, thẩm định, nghiệm thu đến thanh toán. Các cơ chế cần rõ ràng để thực sự khuyến khích các nhà khoa học/ doanh nghiệp/

người dân nghiên cứu tạo sản phẩm mới có tính ứng dụng và hiệu quả cao, đồng thời hạn chế được tình trạng lạm dụng chính sách để tăng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Bốn là, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Đây là bài toán khó trong đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Điều này không trông chờ riêng vào Chính phủ và cũng

(7)

không thể đơn phương từ phía doanh nghiệp. Chính phủ với vai trò là chủ thể kiến tạo thị trường cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, tăng cường công tác truyền thông để người sản xuất nông nghiệp nhận thức được đầy đủ những đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế. Đối với thị trường trong nước, Chính phủ cần có biện pháp xử lý mạnh đối với các chủ thể kinh doanh trái pháp luật, làm hàng nhái, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để lấy lại niềm tin cho người tiêu

dùng và các doanh nghiệp chân chính. Về phía doanh nghiệp, cần lựa chọn mô hình đầu tư phù hợp, có các cách thức liên kết với nông dân một cách chặt chẽ và bài bản, đầu tư theo chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm;

áp dụng công nghệ thông tin để cam kết và chứng minh chất lượng sản phẩm đảm bảo đến tận tay người tiêu dùng.

Năm là, vấn đề bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, mưa lũ, hạn hán liên tục sẽ tác động xấu đến kết quả Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo sơ kết công tác sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Bộ NN&PTNT, ngày 14/7/2016.

2. Bạch Dương: 100 đồng vốn FDI vào Việt Nam mới có 1 đồng vào nông nghiệp. vneconomy.vn 28/10/2016.

3. Kết quả SXKD của DN Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Nxb Thống kê, 2016.

4. Nhập khẩu rau quả tăng tới 42%, baocongthuong.com.vn, 17/10/2016.

5. Nguyễn Tuyền: Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục trong năm biến động của ngành nông nghiệp, dantri.com.vn 15/12/2016.

6. Tình hình kinh tế- xã hội năm 2014, 2015, 2016. Tổng cục Thống kê.

Thông tin tác giả

Mai Hương Giang, Thạc sỹ Học viện Ngân hàng

Email: giangmh@hvnh.edu.vn Mai Thị Thương Huyền, Thạc sĩ Học viện Ngân hàng

Email: huyenmtt@hvnh.edu.vn

Summary

Investing in high technology- a sustainable development orientation for Vietnamese agriculture

Due to the problem of dirty food as well as the requirements of deep and wide international integration, Vietnamese government has had specific and realistic policies to enhance investment in high-tech agriculture in order to develop sustainably the agricultural sector. This has offered big opportunities for investors in this sector. However, investing in high-tech agriculture has to deal with some specific barriers such as agricultural land quota policies, lacking of capital, the problems of quality of labor resource and consuming market. In order to enable high-tech agriculture to develop sustainably, it is essential to improve land policies, financial supports and credits from the government. On the other hands, each enterprise must have its own appropriate investment plans and investment models.

Key- words: Investing in high technology, agriculture, sustainable development.

Giang Huong Mai, M.Ec.

Huyen Thi Thuong Mai, M.Ec.

Banking Academy

đầu tư trong nông nghiệp. Vì thế, bước đầu Chính phủ cần hỗ trợ phí bảo hiểm cho nhà đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự yên tâm cho đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Sáu là, tăng cường công tác thông tin, đào tạo, phổ biến chính sách, nghiên cứu ứng dụng và quan trọng hơn là tạo điều kiện để nông dân, doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với nông nghiệp kỹ thuật cao tại một số nước trên thế giới để khai thông tư duy sáng tạo và khởi nghiệp.

Như vậy trước đòi hỏi của quá xem tiếp trang

32

(8)

9. Khúc Quang Huy (biên dịch) (2008), Basel II sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn (Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

10. Nguyễn Chí Đức (2011), Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 10/2011(19).

11. Nguyễn Chí Đức (2015), Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong bảo hiểm tiền gửi đến kỷ luật thị trường: kinh nghiệm từ Mỹ và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển hội nhập, 10/2015(24).

12. Nguyễn Chí Đức & Hoàng Trọng (2011), Nghiên cứu thực chứng hiệu ứng kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 4/2010(7).

Thông tin tác giả

Nguyễn Chí Đức, Tiến sỹ

Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Email: ducthinh19782002.td@gmail.com

Summary

Asymmetric information, moral hazard and market discipline in banking supervision

In the financial market where information transparency is incomplete, the mere use of prudential ratios for banking supervision is not enough to effectively control moral hazard of banks. Effective banking supervision must also rely on the market’s supervision - market discipline. Based on applying incentive compatibility and participation constraint principle in the information economics, this paper analyzes the bank supervision model that is applied worlwide and initially proposes some recommendations to improve the efficiency of banking supervision in Vietnam.

Keywords: Asymmetric information; Moral hazard; Market discipline; Banking supervision Duc Chi Nguyen, PhD.

Banking University Ho Chi Minh city

trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi về các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng và trước quyết sách của Chính phủ đã tạo cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Để nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong tạo lập và giải quyết các mối hệ giữa Nhà nước, Chính phủ với doanh nghiệp, thị trường và người dân, trong đó Chính phủ giữ vai trò là chủ thể kiến tạo, liêm chính và hành động. ■

tiếp theo trang

24

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những

Chính sự nhận thức được vai trò và lợi ích mà dịch vụ E – banking mang lại Ngân hàng Agribank nói chung và ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Sông Hương nói riêng đã và

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tương đối ở mức an toàn, tổng thu từ hoạt động tín dụng liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu; Về

Thứ tư, trên cơ sở phát huy lợi thế về màng lưới, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của ngân hàng, Agribank tập trung nghiên cứu, xây dựng các

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty theo một vài đặc tính cá nhân (tuổi tác, giới tính, vị trí công tác, thâm niên công tác, thu nhập), từ

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều

Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá ở phần 2 và những định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả