• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 25 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 25 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ MINH HỌA

(Đề thi có 40 câu / 5 trang)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Cho các so sánh sau đây về hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên:

(1). Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

(2). Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

(3). Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

(4). Hệ sinh thái nhân tạo thường kém đa dạng hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Số các so sánh đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:

A. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.

B. Tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

C. Phát sinh các biến dị cá thể.

D. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.

Câu 3: Phương pháp này có hiệu quả khi chọn các dạng cây có đặc tính như: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, kháng bệnh, sạch không nhiễm virut gây bệnh…

Chúng ta đang đề cập đến phương pháp nào sau đây:

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo.

C. Tạo giống bằng chọn dòng xô ma có biến dị.

D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 4: Ở một loài động vật, giới tính đực XY, cái XX xét 4 gen, mỗi gen có 2 alen. Gen 1, gen 2 nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y. Gen 3, gen 4 cùng nằm trên một cặp NST thường. Số loại KG có thể xuất hiện nếu không xét đến trật tự sắp xếp các gen?

A. 140 B. 120 C. 110 D. 145

ĐỀ THI SỐ 25

(2)

Câu 5: Ở một loài thú, locus quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A>a1>a; trong đó: A quy định lông đen, a1 quy định lông xám, a quy định lông trắng.

Quần thể ở trạng thái cân bằng. Tần số tương đối của alen A trong quần thể là 0,5; của alen a1

là 0,2. Tỉ lệ thú lông đen trong quần thể là:

A. 0,25 B. 0,5 C. 0,75 D. 0,6

Câu 6: Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời con thu được 50% con đực mắt trắng : 25% con cái mắt đỏ : 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá thể đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ là:

A. 37,5% B. 6,25% C. 25% D. 18,75%

Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ?

A. 100% B. 25% C. 50% D. 75%

Câu 8: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ hỗ trợ là gì?

A. Hai loài đều có lợi. B. Một loài có lợi, một loài không có lợi.

C. Không có loài nào bị hại. D. Một loài có lợi, một loài bị hại.

Câu 9: Vai trò của các cơ chế cách ly trong tiến hoá là gì?

A. Tăng cường nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.

B. Định hướng quá trình tiến hoá.

C. Tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong nội bộ quần thể.

D. Hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

Câu 10: Cho biết ở Bướm tằm, gen A quy định kén dài trội hoàn toàn so với gen a quy định kén bầu; gen B quy định kén trắng trội hoàn toàn so với gen b quy định kén vàng. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường và hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở bướm tằm đực. Phép lai P mang các cặp gen ♀(Aa, Bb) x ♂ (Aa, Bb) cho kết quả phân li kiểu hình ở F1 với đủ 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ 9 kén dài, màu trắng : 3 kén dài, màu vàng : 3 kén bầu, màu trắng : 1 kén bầu, màu vàng. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen của bướm tằm đực là:

A. ♀ AB

ab x ♂ Ab

aB , tần số hoán vị gen 50%.

B. ♀ Ab

aB x ♂ Ab

aB, tần số hoán vị gen 25%.

C. ♀ AB

ab x ♂ AB

ab , tần số hoán vị gen 50%.

(3)

D. ♀ AB

ab x ♂ Ab

aB , tần số hoán vị gen 25%.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã?

A. Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại riboxom.

B. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi pôlipeptit, các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.

C. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao trên mARN.

D. Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều 5 đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 13: Ở một loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng : 17,5% cây thấp, hạt trắng : 7,5% cây cao, hạt trắng : 7,5% cây thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây thấp, hạt trắng thì loại kiểu hình cây cao, hạt vàng ở đời con chiếm tỉ lệ?

A. 25% B. 35% C. 67,5% D. 15%

Câu 14: Cà độc dược có 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó ở một chiếc của NST số 1 bị mất một đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 được lặp một đoạn.

Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử bị đột biến sẽ có tỉ lệ là:

A. 87,5% B. 75% C. 12,5% D. 25%

Câu 15: Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm?

(4)

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.

Câu 16: Ở người không gặp những thể đột biến liên quan đến số lượng NST số 1 và số 2 vì:

A. Các NST này rất bền vững nên khó có thể bị đột biến do đó trên thực tế không có bệnh nhân thừa NST này.

B. Các NST này chứa các gen không quan trọng đối với sự tồn tại của người.

C. Kích thước NST số 1 và số 2 quá bé nên khó phát hiện ra số NST dư thừa.

D. Kích thước của NST này quá lớn, chứa nhiều gen nên việc thừa NST có thể gây chết ở giai đoạn phôi.

Câu 17: Cho các phát biểu sau về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật:

(1). Nhóm cây ưa sáng mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt.

(2). Các loài vi sinh vật, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát là động vật biến nhiệt.

(3). Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số giữa thể tích cơ thể (V) với diện tích bề mặt cơ thể (S) giảm nhằm góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

(4). Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6ºC đến 42ºC, nhiệt độ từ 5,6ºC đến 42ºC được gọi là khoảng thuận lợi.

Số phát biểu đúng là:

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vùng lục địa tách ra càng sớm thì càng có nhiều dạng động, thực vật đặc trưng so với các vùng lân cận.

B. Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng chỉ phụ thuộc vào thời kì tách rời của vùng địa lý.

C. Ngày nay thú có túi ở nhiều vùng trên Trái Đất.

D. Đảo lục địa và đảo đại dương đều có hệ động, thực vật nghèo nàn như nhau.

Câu 19: Ở người, mắt xanh, bệnh bạch tạng, PKU và đường huyết do bốn gen lặn độc lập với nhau quy định. Một người đàn ông bình thường dị hợp tử cả bốn gen kết hôn với một người đàn bà mắt xanh, bệnh đường huyết và dị hợp tử về gen bạch tạng và PKU. Xác suất con đầu

(5)

A. 9

64 B. 3

64 C. 3

128 D. 9

128

Câu 20: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp.

Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:

A. 12,5% B. 5% C. 25% D. 20%

Câu 21: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 3n và 4n. Cho giao phấn giữa 2 cây chưa biết kiểu hình, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Các phép lai có thể cho kết quả đó là:

(1). AAa x Aa. (3). AAaa x AAaa.

(2). AAa x Aaa. (4). Aaa x AAaa.

Số phép lai đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 22: Một mARN nhân tạo có ba loại nucleotit với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao luôn chứa hai trong ba loại nucleotit nói trên là:

A. 78% B. 66% C. 68% D. 81%

Câu 23: Tháp tuổi của dân số Việt nam thuộc loại nào? Hệ quả của phát triển dân số đó như thế nào?

I.Tháp trẻ; II.Tháp ổn định; III.Tháp già; IV.Nguồn sống suy giảm; VI.Nguồn sống tăng trưởng; VII.Điều kiện khí hậu xấu đi; VIII.Điều kiện khí hậu tốt lên; IX.Giảm dịch bệnh;

X.Tăng dịch bệnh; XI.Trẻ em và người già chết nhiều hơn; XII.Trẻ em lớn nhanh hơn và người già ít bị tử vong; XIII.Kích thước quần thể tăng; XIV.Kích thước quần thể giảm.

Hãy chọn những dấu hiêu thuộc về đặc điểm của dân số Việt nam:

A. I, IV,VII, X, XI. B. I, IV, VII, IX, XI, XIII.

C. II, IV, VII, X, XI, XIII. D. I, IV, VII, X, XI, XIII.

Câu 24: Ý nghĩa tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là:

A. Giúp cho quần thể cân bằng di truyền lâu dài.

B. Làm cho quần thể phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

C. Tạo điều kiện cho các gen phát sinh đột biến, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

D. Giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi.

(6)

Câu 25: Ở ruồi, tính trạng cánh cong là trội so với cánh thẳng, nhưng ruồi cánh cong đồng hợp tử chết ngay trong trứng. Thân màu đen là tính trạng lặn đối với thân màu xám, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Tỷ lệ kiểu hình đời con của phép lai giữa hai ruồi cùng dị hợp tử về hai gen này là bao nhiêu?

A. 9 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 3 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

B. 3 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 1 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

C. 6 cánh cong, thân xám : 2 cánh cong, thân đen : 3 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

D. 9 cánh cong, thân xám : 3 cánh cong, thân đen : 1 cánh thẳng, thân xám : 1 cánh thẳng, thân đen.

Câu 26: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai

♂ AaBbDd x ♀ AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?

A. 8 B. 24 C. 12 D. 16

Câu 27: Hệ sinh thái biểu hiện chứng năng của một tổ chức sống như thế nào?

A. Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

B. Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

C. Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng.

D. Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.

Câu 28: Một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng; aa quy định hoa trắng. Gen B quy định hoa kép trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa đơn. Đem giao phối hai cây bố mẹ cho F1 có tỉ lệ 10 cây hoa đỏ, kép : 15 cây hoa đỏ, đơn : 25 cây hoa hồng, kép : 25 cây hoa hồng, đơn : 15 cây hoa trắng, kép : 10 cây hoa trắng, đơn. Tần số hoán vị gen của phép lai là:

A. 20% B. 40% C. 10% D. 30%

Câu 29: Con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 22,5% con đực thân xám, mắt đỏ : 22,5% con đực thân đen, mắt trắng :

(7)

2,5% con đực thân xám, mắt trắng : 2,5% con đực thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Tần số hoán vị gen là:

A. 5% B. 10% C. 45% D. 20%

Câu 30: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp; alen D

quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: ♀ AB D d ab X X x

Ab d

aB X Y thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lý thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân ngắn, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 8,5% B. 2% C. 10% D. 17%

Câu 31: Có hai loài cá: Loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới châu Âu và loài cá miệng đục sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao?

A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.

B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước không dao động.

C. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước khá ổn định.

D. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không dao động.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỷ Thứ ba của đại Tân sinh?

A. Hạt kín phát triển mạnh. B. Chim và thú phát triển mạnh.

C. Xuất hiện loài người. D. Phát sinh các nhóm linh trưởng.

Câu 33: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắt thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hóa cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân. Nếu cá thể 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5 thì xác suất để đứa con này bị bệnh alkan niệu là bao nhiêu? Biết rằng bác sĩ xét nghiệm thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B.

(8)

A. 5,5% B. 2,75% C. 11% D. 50%

Câu 34: Ở một loài thú, xét một gen có 2 alen A và a nằm trên NST giới tính X. Biết rằng ở quần thể khởi đầu có tỉ lệ các kiểu gen là 0,7XAY : 0,3XaY ở giới đực và 0,4XAXA : 0,4XAXa : 0,2 XaXa ở giới cái. Tần số alen XA và Xa trong giới đực của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối lần lượt là:

A. 0,6 và 0,4 B. 0,35 và 0,65 C. 0,4 và 0,6 D. 0,65 và 0,35 Câu 35: Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắt thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái lông vằn, thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?

A. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn.

B. F1 toàn gà lông vằn.

C. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn.

D. F2 có 5 loại kiểu gen.

Câu 36: Cho hình ảnh sau:

Dựa vào hình ảnh trên, một số đánh giá được đưa ra như sau:

1. Hình ảnh này diễn tả hiện tượng tự đa bội trong nguyên phân.

2. Cônsixin thường tác động vào pha S của chu kì tế bào.

3. Hóa chất Cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc.

(9)

4. Cơ chế hình thành là do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST không phân li trong tế bào xoma là cơ chế duy nhất tạo ra thể đa bội.

5. Rối loạn nguyên phân của tế bào xoma dẫn đến hiện tượng khảm ở mô và cơ quan cơ thể sinh vật.

6. Các thể đa bội chẵn (4n) hoặc thể dị đa bội có thể tạo giống mới, có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.

7. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

Các em hãy cho biết có bao nhiêu đánh giá sai nào?

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 37: Cho các phát biểu sau về các nhóm loài trong quần xã sinh vật:

(1). Loài thứ yếu là loài tiêu biểu và chỉ có ở một quần xã nào đó.

(2). Loài ngẫu nhiên có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

(3). Loài chủ chốt là một hay vài loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của những loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.

(4). Loài ưu tiên có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

Số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 38: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1). F2 có 9 loại kiểu gen.

(2). F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3). Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.

(4). F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 39: Cho các phát biểu sau về các dạng đột biến:

(10)

(1). Mất đoạn không làm giảm số lượng gen trên NST mà chỉ làm mất đi một đoạn nào đó của NST.

(2). Lặp đoạn góp phần tạo ra gen mới cho quá trình tiến hóa.

(3). Chuyển đoạn thường gây chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản.

(4). Đảo đoạn có thể làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(5). Để xác định vị trí của gen trên NST người ta sử dụng đột biến lặp đoạn.

(6). Để loại bỏ những gen không mong muốn ở một số cây trồng, người ta sử dụng đột biến chuyển đoạn.

Số phát biểu đúng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 40: Cho các hệ sinh thái:

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.

(2) Một cánh rừng ngập mặn.

(3) Một bể cá cảnh.

(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.

(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.

(6) Đồng ruộng.

(7) Thành phố.

Số lượng các hệ sinh thái nhân tạo là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

(11)

Đáp án

1-B 2-D 3-A 4-A 5-C 6-D 7-C 8-C 9-C 10-D

11-A 12-A 13-B 14-A 15-B 16-D 17-A 18-A 19-B 20-D

21-C 22-B 23-D 24-D 25-C 26-B 27-A 28-B 29-B 30-A

31-A 32-C 33-B 34-A 35-A 36-C 37-A 38-D 39-B 40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN Câu 1: Đáp án B

(1). Sai, mặc dù có sự can thiệp của con người nhưng hệ sinh thái nhân tạo vẫn có khả năng tự điều chỉnh kém hơn hệ sinh thái tự nhiên.

(2). Đúng, hệ sinh thái nhân tạo có các loài động thực vật kém đa dạng, trong khi đó hệ sinh thái tự nhiên lại rất đa dạng về thành phần loài nên có chuỗi thức ăn dài hơn.

(3). Sai, hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên đều hầu hết là những hệ sinh thái mở, hệ sinh thái kín có một số ít như con tàu vũ trụ.

(4). Đúng, môi trường tự nhiên thì sẽ đa dạng hơn là môi trường nhân tạo do con người tạo ra.

Câu 2: Đáp án D

Ở đây liên quan đến khái niệm chọn lọc nhân tạo.

Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng, các biến dị xuất hiện có thể có lợi hoặc bất lợi cho con người, do đó sự CLNT diễn ra: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao với một nhu cầu xác định của con người.

Câu 3: Đáp án A

Đây là đặc điểm của phương pháp nuôi cấy hạt phấn.

Phương pháp nuôi cấy hạt phấn tạo ra dòng thuần chủng vì chúng được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu, tính trạng chọn lọc sẽ rất ổn định. (SGK nâng cao trang 95).

Câu 4: Đáp án A

- Xét trên NST giới tính: Số loại gen trên X: 2x2=4; số loại gen trên Y=1.

Vậy số KG XX XY

C42   4

4 1

14

- Xét trên NST thường:

số KG2 2   

2 2 1

 2 10

- Số KG cần tìm là: 10 x 14 = 140.

(12)

Câu 5: Đáp án C

Thú lông đen gồm AA, Aa1, Aa.

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên A + a1 + a = 1 => a = 1-0,5-0,2 = 0,3.

AA = 0,52 = 0,25.

Aa1 = 2 x 0,5 x 0,2 = 0,2.

Aa = 2 x 0,5 x 0,3 = 0,3.

=> Thú lông đen là 0,25 + 0,3 + 0,2 = 0,75.

Câu 6: Đáp án D

Để ý kiểu hình của F1 và kiểu hình của F1 lai phân tích ta suy ra kiểu gen của thế hệ P là:

P: ♀ AAXBXB x ♂ aaXbY.

F1: AaXBXb, AaXBY.

Con đực F1 lai phân tích AaXBY x aaXbXb = (Aa,aa) (XBXb,XbY) = 50% đực mắt trắng (AaXbY, aaXbY); 25% cái mắt trắng (aaXBXb); 25% cái mắt đỏ (AaXBXb).

Cho F1 giao phối tự do: AaXBXb x AaXBY = (0,75A-; 0,25aa) (0,25XBXB, 0,25XBXb, 0,25XBY, 0,25XbY).

Đề bài yêu cầu tính cá thể đực mắt đỏ A-XBY = 0,75 x 0,25 = 0,1875.

Câu 7: Đáp án C

Thể 2n-1 giảm phân cho 2 loại giao tử là n và n-1.

Khi tự thụ phấn (n,n-1) x (n, n-1)

2n(32), 2n-2(30), 2n-1(31), 2n-1(31).

=> có 50% hợp tử 31 NST.

Câu 8: Đáp án C Câu 9: Đáp án C

A. Di nhập gen, đột biến, giao phối.

B. CLTN.

C. Các cơ chế cách ly.

D. CLTN.

Câu 10: Đáp án D

Lưu ý đầu tiên: ở bướm tằm chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới đực, còn giới cái thì không có điều này.

Giả thiết cho kiểu gen aabb (kén bầu, màu vàng) = 1 16

(13)

=> (♀ 0,5ab x ♂ 0,125ab) (ở cái không có hoán vị gen).

=> tần số hoán vị gen ở đực là 0,125 x 2 = 25%.

=> kiểu gen của P và tần số hoán vị gen ở tằm đực là:

AB

ab x ♂Ab

aB , tần số hoán vị gen 25%.

Câu 11: Đáp án A

Các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ 1 điểm giống nhau (mã mở đầu) trong các thời gian khác nhau.

Các đáp án còn lại đều đúng, các em nhớ và lưu ý.

Câu 12: Đáp án A

B. Làm giảm khả năng sinh sản chứ không phải là tăng.

C. Cạnh tranh… xảy ra, do đó làm ảnh hưởng đến…

D. Không dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 13: Đáp án B

Theo giả thiết F1 đồng loạt cây cao hạt vàng nên cây cao, hạt vàng là tính trạng trội.

Mặt khác cây thấp, hạt trắng aabb = 0,175 = 0,5ab x 0,35ab (đề bài cho hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực).

=> F1 : AB AB

abab (hoán vị ở giới đực với tần số 30%).

F1 thụ phấn cho cây thấp hạt trắng: AB ab

ab ab A-B- = 35% (vì 1 2 0,35

AB  f  ).

Câu 14: Đáp án A

Ta có thể giả sử như thế này cho dễ hiểu: cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn là Aa (alen a là chiếc bị mất đoạn), tương tự với NST 2 và 3 lần lượt là Bb và Dd.

Khi giảm phân AaBbDd sẽ tạo ra giao tử bình thường ABD là 1 1 1 1 2 2 2 8 .

=> Giao tử đột biến là 1

1 0,875.

 8 Câu 15: Đáp án B

Các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại bất lợi của môi trường.

Câu 16: Đáp án D

Do kích thước của NST 1 và 2 quá lớn, chứa nhiều gen nên nếu bị đột biến thì có thể gây chết ở giai đoạn phôi. (Kiến thức này không có trong sách nhưng ta có thể đoán được).

(14)

Câu 17: Đáp án A

(1). Đúng, bổ sung thêm là cây ưa sáng có mô dậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất.

(2). Đúng, bổ sung thêm về động vật hằng nhiệt bao gồm chim, thú.

(3). Sai, tỉ số S

V chứ không phải V

S . Nhiều bạn sẽ sai chỗ này nếu như không hiểu được bản chất.

(4). Khoảng đó là giới hạn sinh thái chứ không phải khoảng thuận lợi.

Câu 18: Đáp án A

Đặc điểm của hệ động thực vật của từng vùng không chỉ phụ thuộc vào thời kỳ tách rời địa lý mà còn phụ thuộc vào các nhân tố tiến hóa (đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên,…).

Ngày nay thú có túi chỉ xuất hiện ở châu đại dương.

Đảo lục địa có hệ động thực vật phong phú hơn đảo đại dương.

Lưu ý: Đặc điểm hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, chủ yếu là CLTN và cách ly địa lý.

Câu 19: Đáp án B

Giả sử gen quy định các bệnh như sau:

Mắt xanh (aa), bạch tạng (bb), PKU (dd), đường huyết (ee).

Các gen trội quy định kiểu hình bình thường (A-, B-, D-, E-).

Bố dị hợp về cả bốn cặp gen (AaBbDdEe).

Mẹ mắt xanh, bệnh đường huyết và dị hợp tử về gen bạch tạng và PKU (aaBbDdee).

Con đầu lòng của họ có mắt xanh, bệnh PKU và đường huyết (aaB-ddee).

Phép lai AaBbDdEe x aaBbDdee = (0,5A-, 0,5aa) (0,25bb, 0,75B-) (0,25dd, 0,75D-) (0,5ee, 0,5Ee)

Do đó xác suất để đời con có kiểu gen aaB-ddee là 0,5 x 0,75 x 0,25 x 0,5 = 3 64. Câu 20: Đáp án D

(P) xAA : yAa : 0,75aa

F2: Tỉ lệ thân thấp (aa) = 100% - 17,5% = 82,5% (0,825) Áp dụng công thức:

2

1 1

aa 0,75 2 0,825 0, 2

2 y

y

  

 

 

    

Mà x + y + 0,75 = 1 suy ra x = 0,05.

(15)

=> (P): 0,05AA : 0,2Aa : 0,75aa

=> Tỉ lệ cây cao thuần chủng : tổng số cây cao ở 0,05 0, 2(20%)

0,05 0, 2

P 

 .

Câu 21: Đáp án C

(1). 2 1 2 1 1 1 11

, , , ,

6A 6 AA 6Aa 6a 2A 2a 12

   

   

    A-, 1

( , )

12 aa aaa

=> kiều hình 11 đỏ : 1 vàng.

(2). 2 1 2 1 1 2 1 2 11

, , , , , ,

6A 6AA 6 Aa 6a 6A 6Aa 6a 6aa 12

   

   

    A-, 1

( , )

12 aa aaa

=> kiều hình 11 đỏ : 1 vàng.

(3). 1 4 1 1 4 1 35

, , , ,

6AA 6Aa 6aa 6AA 6 Aa 6aa 36

   

   

    A-, 1

36aaaa

=> kiều hình 35 đỏ : 1 vàng.

(4). 1 2 1 2 1 4 1 11

, , , , ,

6A 6Aa 6a 6aa 6AA 6Aa 6aa 12

   

   

    A-, 1

( , )

12 aa aaa

=> kiều hình 11 đỏ : 1 vàng.

=> Có 3 phép lai là 1, 2, 4 thỏa mãn.

Câu 22: Đáp án B

Tỉ lệ từng loại nu là A = 0,5, U = 0,3, G = 0,2.

Tỉ lệ bộ ba chứa 2A và 1 loại khác (U or G) là:

0,5 x 0,5 x (1 – 0,5) x C32 = 0,375.

Tỉ lệ bộ ba chứa 2G và 1 loại khác (A or U) là:

0,2 x 0,2 x (1 – 0,2) x C32 = 0,096.

Tỉ lệ bộ ba chứa 2U và 1 loại khác (A or G) là:

0,3 x 0,3 x (1 – 0,3) x C32 = 0,189.

=> Tỉ lệ bộ ba luôn chứa 2 trong 3 loại nu là:

0,375 + 0,096 + 0,189 = 0,66.

Câu 23: Đáp án D

Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển vì thế sự tăng trưởng dân số sẽ không mang lại kết quả tốt, những đặc điểm nào xấu thì sẽ là đáp án chính xác.

(16)

I.Tháp trẻ; IV.Nguồn sống suy giảm; VII.Điều kiện khí hậu xấu đi; VIII.Điều kiện khí hậu tốt lên; X.Tăng dịch bệnh; XI.Trẻ em và người già chết nhiều hơn; XIII.Kích thước quần thể tăng.

Câu 24: Đáp án D

Đa hình cân bằng: ưu tiên duy trì thể dị hợp, không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác. Ví dụ nhóm máu người: AA, AO, BO, BB, AB, OO.

Đa hình cân bằng giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi.

Câu 25: Đáp án C

Giả sử cánh cong (A-), cánh thẳng (aa). Thân xám (B-), thân đen (bb).

Cho lai ruồi dị hợp tử về 2 cặp gen này: AaBb x AaBB = (9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb).

Ruồi cánh cong đồng hợp tử (AAbb, AABb) chết ngay trong trứng nên ở F1 sẽ có kiểu gen là:

6A-B-; 2Aabb; 3aaB-; 1aabb = 6 cánh cong, thân xám; 2 cánh cong, thân đen; 2 cánh thẳng, thân xám; 1 cánh thẳng, thân đen.

Câu 26: Đáp án B

Xét từng cặp gen như sau:

Aa x Aa = AA, Aa, aa (3 loại kiểu gen).

Bb x bb = Bb, bb (2 loại kiểu gen).

Với cặp Dd ở cơ thể đực, có 1 số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường nên cặp Dd ở đực sẽ tạo ra các loại giao tử là D, d, Dd, O.

Ở giới cái cặp Dd giảm phân bình thường nên sẽ tạo ra các giao tử là D, d.

(D, d) x (D, d, Dd, O) = DD, Dd, dd, DDd, Ddd, D, d (7 loại kiểu gen trong đó có 4 kiểu gen đột biến là D, d, DDd, Ddd).

=> Loại kiểu gen đột biến tối đa là 3 x 2 x 4 = 24.

Câu 27: Đáp án A

Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

Câu 28: Đáp án B

Bài này có 1 điều đặc biệt là trội không hoàn toàn ở cặp A, a. Tuy nhiên điều đó cũng không có quá nhiều ảnh hưởng. Các bạn để ý rằng

aabb (hoa trắng, đơn) = 10

10 15 25 25 15 100,1.

    

Khó khăn tiếp theo ở đây là hai cây P có kiểu gen như thế nào.

(17)

Để ý aabb =0,1=0,5ab x 0,2ab=> P: AB Ab

abaBvà có hoán vị gen 1 bên với tần số 0,2 x 2=40%.

Câu 29: Đáp án B

Cách đơn giản nhất để giải bài toán này là:

F = tổng 2 tổ hợp nhỏ nhất : 0,5.

Cách thứ 2 là chúng ta tìm ra phép lai của bài toán.

Để ý rằng F1 toàn thân xám, mắt đỏ nên thân xám, mắt đỏ là tính trạng trội.

Để ý tiếp theo là khi cho F1 giao phối với nhau thì ở F2 con cái sẽ mang duy nhất kiểu thân xám, mắt đỏ (trội cả hai tính trạng), còn con đực sẽ mang 4 loại kiểu hình nên kiểu gen của F1

là:

XABXab x XabY hoặc XAbXaB x XabY.

Kiểu gen nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào kiểu hình đời con.

Lại để ý tiếp rằng có 22,5% con đực thân đen, mắt trắng (XabY) nên giao tử Xab được tạo ra ở con cái là:

22,5%

0,5 45%

=> kiểu gen F1 phù hợp là XABXab x XabY và tần số hoán vị gen bằng (0,5 – 0,45) x 2= 10%.

Câu 30: Đáp án A

Theo giả thiết cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen aabbXdXd = 0,01.

Xét phép lai: XDXd x XdY ta được kiểu gen XdXd = 0,5 x 0,5 = 0,25.

Do đó aabb = 0,04.

Bây giờ xét tiếp phép lai AB Ab

abaB với 1

0,04 0,04

2 2

f f

aabb    

=> f = 0,2 (f là tần số hoán vị gen), 2

f là tần số giao tử ab ở Ab

aB, còn 1 2

f

là tần số giao tử

ab ở AB ab .

Trong phép lai AB Ab

AB ab 0, 4;Ab aB 0,1

abaB     

AB ab 0,1;Ab aB 0, 4

(do f = 0,2).

Đề yêu cầu tính tần số của cá thể lông xám, dị hợp, chân ngắn, mắt nâu AabbXdY hoặc AabbXdXd:

(0,4 x 0,4 + 0,1 x 0,1) x 0,5 = 0,085.

(18)

Câu 31: Đáp án A

- Xét về nhiệt độ thì loài rộng nhiệt sẽ xếp theo thứ tự ôn đới  hàn đới  nhiệt đới.

- Ở ôn đới, nhiệt độ nước giao động mạnh hơn còn ở nhiệt đới thì khá ổn định nên loài cá cơm rộng nhiệt hơn cá miệng đục.

Câu 32: Đáp án C

Loài người xuất hiện ở kỷ đệ tứ thuộc Đại Tân sinh.

Câu 33: Đáp án B

Xét tình trạng nhóm máu Người 3 có kiểu gen IBIO Người 4 có kiểu gen IAIO

Xét tính trạng bị bệnh alkan: D bình thường >> d bị bệnh

Do cặp vợ chồng 3-4 có con bị bệnh  người 3 phải có gen gây bệnh  Người 3 có KG là Dd.

Xét cả 2 tính trạng:

Người 3 có KG là BD/Od (do nhận giao tử Od từ bố)

 Cho giao tử BD = Od = 0,445% và Bd = OD = 0,055%

Người 4 có KG là Ad/Od

 Cho giao tử Ad = Od = 0,5

Họ sinh người con thứ 5, có nhóm máu B, chắc chắn nhận giao tử Od từ bố và nhận 1 trong 2 giao tử BD hoặc Bd từ mẹ  Xác suất để đứa con bị bệnh là:

0,055 x 0,5 = 0,0275 = 2,75%

Câu 34: Đáp án A

♂(0,7XAY : 0,3XaY) x ♀(0,4XAXA : 0,4XAXa : 0,2XaXa) =

♂(0,35XA; 0,15Xa; 0,5Y) x ♀(0,6XA; 0,4Xa) = 0,3XAY; 0,2XaY; 0,21XAXA; 0,06XaXa; 0,23XAXa.

=> Tần số XA và Xa ở XY lần lượt là 0,6 và 0,4.

Lưu ý: Quần thể có kiểu gen liên quan đến NST giới tính hay NST thường nếu tần số ở giới đực và cái bằng nhau thì chỉ cần qua 1 thế hệ ngẫu phối đã cân bằng, còn ở hai giới khác nhau thì qua 2 thế hệ ngẫu phối sẽ cân bằng.

Câu 35: Đáp án A

Ở gà, gà mái dị giao tử, gà trống đồng giao tử

P: ♂ XaXa (trống lông không vằn) x ♀ XAY (mái lông vằn)

Gp: Xa XA, Y

F1: 1XAXa : 1XaY

(19)

Tự giao F1: 1XAXa x 1XaY GF1: XA, Xa Xa, Y

F2: 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY

(1 trống vằn : 1 trống không vằn : 1 mái vằn : 1 mái không vằn) Câu A đúng vì F2 có tỉ lệ phân li chung 50% vằn, 50% không vằn.

Câu B sai vì F1 có cả gà lông vằn và không vằn.

Câu C sai vì thực tế thu được đời con gồm 25% gà mái lông vằn, 25% gà mái lông không vằn và 25% gà trống lông vằn và 25% gà trống lông không vằn.

Câu D sai vì F2 chỉ có 4 KH (XAXa, XaXa, XAY, XaY).

Câu 36: Đáp án C

Ý 1 đúng. Hình ảnh trên diễn tả sự không phân li của tất cả các cặp NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n) tạo nên thể tứ bội (2).

Ý 2 sai vì Cônsixin thường tác động vào pha G2 của chu kì tế bào.

Ý 3 đúng. Hoá chất Cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho tất cả các cặp NST không phân li được về hai cực của tế bào nên tạo thành thế tứ bội.

Ý 4 sai vì ngoài ra còn có cơ chế kết hợp hai giao tử (2n) với nhau để tạo thành thể tứ bội (4n).

Ý 5,6,7 đúng.

Câu 37: Đáp án A

Chỉ có 1 là chưa đúng. Loài thứ yếu là loài đóng vai trò thay thế loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.

Câu 38: Đáp án D

Quy ước: A: Đỏ trội hoàn toàn so với a: vàng; B: Tròn trội hoàn toàn so với b: bầu dục.

F1 x F1 : (AaBb) x (AaBb)

Ta thấy: Tỉ lệ đỏ - bầu dục = 0,09 khác tỉ lệ quy luật phân li độc lập => Có hoán vị gen xảy ra.

Trội – Lặn = 0,09 => Lặn – Lặn = 0,25 – 0,09 = 0,16 (k) = 0,4ab x 0,4ab. Đây là giao tử liên kết, giao tử hoán vị là Ab = aB = 0,1. Vậy f = 20%.

=> KG F1 dị hợp tử đều: AB. ab Như vậy

(1). Sai, F2 có 10 loại kiểu gen.

Vì: AB AB 10

abab  Kiểu gen như sau: AB AB AB AB Ab Ab aB Ab ab ab; ; ; ; ; ; ; ; ; AB Ab aB ab aB Ab aB ab aB ab

(20)

(2). Đúng, F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiều hình hoa đỏ, quả tròn.

Vì: AB AB

abab Kiểu gen đỏ, tròn: AB AB AB AB Ab; ; ; ; AB Ab aB ab aB

(3). Sai, ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32%.

Vì tỉ lệ kiểu gen loại này = 2. (0,4AB. 0,4ab) = 0,32.

(4).Đúng, F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

Câu 39: Đáp án B

(1). Sai, mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến.

(2). Đúng, lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.

(3). Đúng, chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gen liên kết nên có thể gây chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản.

(4). Đúng, đây là hệ quả của đảo đoạn khi 1 đoạn NST nào đó bị đứt ra đảo ngược 180° và nối lại.

(5). Sai, người ta sử dụng đột biến mất đoạn.

(6).Sai, người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.

Câu 40: Đáp án C

Các hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra bao gồm 3, 5, 6, 7.

(21)

MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỀ 28 1. Lý thuyết:

 - Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng, các biến dị xuất hiện có thể có lợi hoặc bất lợi cho con người, do đó sự CLNT diễn ra: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

- CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao với một nhu cầu xác định của con người.

 Phương pháp nuôi cấy hạt phấn tạo ra dòng thuần chủng vì chúng được lưỡng bội hoá từ bộ gen đơn bội ban đầu, tính trạng chọn lọc sẽ rất ổn định.

 Các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ 1 điểm giống nhau (mã mở đầu) trong các thời gian khác nhau.

 - Đặc điểm của hệ động thực vật của từng vùng không chỉ phụ thuộc vào thời kỳ tách rời địa lý mà còn phụ thuộc vào các nhân tố tiến hoá (đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên,…)

- Ngày nay thú có túi chỉ xuất hiện ở châu đại dương.

- Đảo lục địa có hệ động thực vật phong phú hơn đảo đại dương.

- Lưu ý: Đặc điểm hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, chủ yếu là CLTN và cách ly địa lý.

 Loài người xuất hiện ở kỷ đệ tứ thuộc Đại Tân sinh.

 - Đa hình cân bằng: ưu tiên duy trì thể dị hợp, không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác. Ví dụ nhóm máu người: AA, AO, BO, BB, AB, OO.

- Đa hình cân bằng giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi.

 Biểu hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

 Xét về nhiệt độ thì loài rộng nhiệt sẽ xếp theo thứ tự ôn đới  hàn đới  nhiệt đới.

2. Bài tập:

 Ở bướm tằm chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới đực, còn giới cái thì không có điều này.

 Quần thể có kiểu gen liên quan đến NST giới tính hay NST thường nếu tần số ở giới đực và cái bằng nhau thì chỉ cần qua 1 thế hệ ngẫu phối đã cân bằng, còn ở hai giới khác nhau thì qua 2 thế hệ ngẫu phối sẽ cân bằng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó