• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 14/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai 17 /12/2018

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 43 - 44: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I-MỤC TIÊU: Tập đọc 1. Kiến thức

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các câu, cụm từ.

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

3. Thái độ

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

Kể chuyện 1. Kiến thức

- Sắp xếp lại được các tranh theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

2. Kĩ năng

- Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo đúng thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

3. Thái độ - HS yêu quý quê hương đất nước.

* QTE: - Quyền có gia đình, bố mẹ.

- Quyền được lao động để làm ra của cải.

*) KNS ĐƯỢC GD: Tự nhận thức bản thân, xác định giá trị lắng nghe tích cực.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phông chiếu(SGK).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tập đọc.

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Người chiến sĩ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?

- Người Việt Bắc đánh giặc giỏi ntn?

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải

- HS đọc bài: Nhớ Việt Bắc.

- HS trả lời.

Hũ bạc của người cha

+ Người dẫn chuyên đọc giọng thong thả, rõ ràng.

+ Người cha: đọc giọng nghiêm khắc

(2)

nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- GV lưu ý HS đọc đúng các từ khó đọc.

* Đọc từng đoạn:

- GV hướng dẫn HS đọc một số câu.

+ Đặt câu có từ “dúi”, “thản nhiên”,

“dành dụm”.

c, Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

d. Thi đọc giữa các nhóm - 4 HS đọc lại 4 đoạn.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

3. Tìm hiểu bài:

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Ông lão là người ntn?

- Ông lão người chăm buồn phiền vì chuyện gì?

- Ông lão mong muốn điều gì ở người con?

- Em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là ntn?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

- Vì sao người con phải đi làm lần nữa?

- HS đọc nối tiếp câu ( 2 lần).

Từ khó

siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng

- HS luyện đọc từ khó

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn Câu dài

Cha muốn trước khi ... kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//

- HS đọc chú giải SGK.

- Hồng dúi cho em một cái kẹo.

- Ông ké thản nhiên nhìn bọn giặc đi qua.

- Bà dành dụm tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.

- HS đọc bài( nhóm đôi).

Tiêu chí đánh giá:

- Đọc đúng - Đọc trôi chảy

- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm 1. Người cha khuyên con chăm chỉ.

- Câu chuyện có 3 nhân vật: ông lão, bà mẹ, cậu con trai.

- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ

- Ông buồn phiền vì con trai của ông rất lười biếng.

- Ông muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ người khác.

- Nghĩa là tự mình làm, nuôi sống mình không phải nhờ vào bố mẹ.

- HS đọc đoạn 2.

2. Ông lão thử con trai bằng cách vứt tiền xuống ao và vứt tiền vào lửa.

- Ông lão muốn thử con xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không, nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền đó không phải tự tay con làm ra.

- Vì người cha phát hiện ra số tiền con

(3)

- Người con đã làm lụng vất vả ntn?

- Ông lão vứt tiền vào đống lửa thì người con đã làm gì?

- Hành động của người con nói lên điều gì?

- Thái độ của ông lão ntn khi thấy con mình chăm chỉ làm việc?

- Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?

- GV: Mỗi người cần phải siêng năng làm việc mới làm ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân --> Không phụ thuộc vào người khác --> quý trọng đồng tiền và chi tiêu tiết kiệm.

4. Luyện đọc lại:

- Yê cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm ( nhóm4)

- HS - GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay theo tiêu chí đánh giá của GV - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

Kể chuyện: 20’

1. GV nêu nhiệm vụ

- Sắp xếp lại các tranh theo trình tự nội dung truyện rồi dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện

* Bài 1: Sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện.

- Yêu cầu HS q.sát 5 tranh minh hoạ.

- Gọi 1 số HS nêu trình tự đúng của 5 tranh theo nội dung câu chuyện.

- GV chốt kết quả đúng: 3, 5, 4, 1, 2

* Bài 2: Dựa vào thứ tự tranh đã được sắp xếp đúng, kể lại từng đoạn, cả câu chuyện.

mang về không phải do tay anh ta làm ra.

- Ngày đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát, anh ăn 1 bát, 3 tháng anh để dành được 90 bát gạo, bán lấy tiền mang về cho cha.

- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.

- Hành động đó cho thấy anh phải vất vả mới kiếm ra đồng tiền nên rất quý trọng đồng tiền.

- Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước những thay đổi của người con.

- Có làm lụng vất vả mới có đồng tiền, hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

- Các nhóm thi đọc theo cách phân vai Phân vai: Người dẫn chuyện, ông lão, con trai, bà mẹ.

Tiêu chí đánh giá:

- Đọc đúng - Đọc trôi chảy

- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật.

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS quan sát 5 tranh minh hoạ

- 1 số HS nêu trình tự đúng của 5 tranh theo nội dung câu chuyện.

- HS khác nhận xét Đ - S?

- HS đọc yêu cầu của bài và nêu yêu cầu của bài.

(4)

- Từng cặp HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào các tranh .

- HS - GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Liên hệ KNS:

- QTE; các em cần có quyền gì?

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- Trong học tập để có kết quả sao em cần phải làm gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.

- 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS nêu.

- Tự mình có ý thức tự giác học, không dựa vào người khác, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài,...

- Lắng nghe.

Toán

Tiết 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng:- Biết giải toán có phép chia.

3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hai HS lên bảng đặt tính rồi tính:

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu của bài.

2. H.dẫn thực hiện phép chia 648 : 3 = ? - GV viết phép chia- HS đọc phép chia

- Số bị chia và số chia trong phép chia này có đặc điểm gì?

- GV: Tương tự cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số, các em hãy đặt tính và tính ra nháp.

- 1 HS lên bảng đặt tính và tính. (HS làm xong vừa chỉ phép tính vừa nêu cách tính).

- Chữa bài:

+ Đọc phép chia và nhận xét Đ - S?

+ 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện.

- Vậy 648 : 3 bằng bao nhiêu?

- GV vừa chỉ phép tính vừa nêu lại cách tính.

- Nhận xét:

- Kết quả của phép chia này có mấy chữ số? ( có3 chữ số)

- Vì sao thương của ph chia này có 3 chữ số?

64 : 4 87 : 7.

Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

648 : 3 = ?

648 : 3 = 216

- Vì ta thực hiện 3 lượt chia

(5)

- Mỗi lượt chia các em nhẩm qua những bước nào?

- GV: Ta thực hiện chia từ trái sang phải, ở phép chia này thực hiện 3 lượt chia nên thương phải có 3 chữ số.

a, Hướng dẫn thực hiện phép chia 236 : 5 = ?

- 1 HS lên bảng đặt tính và tính.

- Chữa bài:

+ Đọc phép chia và nhận xét Đ - S?

+ 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện.

- Vậy 236 : 5 bằng bao nhiêu?

- Nhận xét:

- Kết quả của phép chia này có mấy chữ số?

- Vì sao kết quả của phép chia này chỉ có 2 chữ số?

- GV: ở phép chia này thực hiện qua 2 lượt chia nên thương có 2 chữ số.

- Phép chia thứ nhất và phép chia thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

- Đối với phép chia có dư, số dư phải ntn so với số chia?

3. Luyện tập Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - 4 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

- Đọc phép chia, nhận xét?

- Nêu cách thực hiện phép chia?

- Các phép tính ở phần a khác các phép tính ở phần b điểm nào?

- GV: Thực hiện chia từ trái sang phải, theo thứ tự các bước nhẩm: chia - nhân - trừ. Lưu ý phép chia có dư, số dư phải luôn nhỏ hơn số chia.

Bài 2

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Chữa bài:

- Đọc bài giải, nhận xét?

- 234 HS xếp được bao nhiêu hàng? Em đã

- 3 bước: chia - nhân - trừ

236 : 5 = ?

236 : 5 = 47 (dư1) - 2 chữ số.

- Vì ta chỉ thực hiện 2 lượt chia: lần lấy đầu tiên 2 không chia được cho 5 nên phải lấy 23 chia cho 5.

- Giống nhau: Cùng là phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

- Khác nhau:

+ Phép chia thứ nhất là phép chia hết, thực hiện 3 lượt chia và thương có 3 chữ số.

+ Phép chia thứ hai là phép chia có dư, thực hiện 2 lượt chia nên

thương có 2 chữ số.

- Số dư phải nhỏ hơn số chia - HS đọc yêu cầu của bài.

872 : 4 375 : 5 390 : 6 905 : 5

457 : 4 578 : 3 489 : 5 230 : 6

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài.

Tóm tắt 1 hàng : 9 học sinh 234 học sinh: ... hàng?

Bài giải

(6)

làm ntn để tỡm được 26 hàng?

- Ngoài cõu lời giải này ra em cũn cú cõu lời giải nào khỏc? ( 234 HS xếp được số hàng là) Bài 3: Viết ( theo mẫu)

- Bài tập yờu cầu gỡ?

- GV hướng dẫn mẫu:

- Cột 1, số đó cho là bao nhiờu?

- Giảm đi 8 lần ta làm ntn?

- Giảm đi 6 lần ta làm ntn?

- Tổ chức cho HS thi làm tiếp sức: 2 đội thi, mỗi đội 3 em. Trong thời gian 2 phỳt đội nào làm xong trước và đỳng đội đú thắng.

- Chữa bài:

- Nhận xột Đ - S?

- Tuyờn dương đội thắng cuộc.

- Kiểm tra bài của HS.

- GV: Bài tập cú dạng giảm 1 số đi nhiều lần. Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm ntn?

C. Củng cố - dặn dũ:

- Nờu cỏch thực hiện chia số cú ba chữ số cho số cú một chữ số?

- GV nhận xột tiết học.

Cú tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 (hàng) Đỏp số: 26 hàng

- HS đọc bài toỏn.

Số đó cho

432m 888 kg

600 giờ

312 ngày Giảm 8

lần

432m :8

= 54m Giảm 6

lần

432m :6

= 72m

- HS trả lời.

- HS nờu.

BUỔI CHIỀU

Đạo đức

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XểM LÁNG GIỀNG ( Tiết 2)

I-MỤC TIấU:

+ HS hiểu được tn là quan tõm, giỳp đỡ h.xúm lỏng giềng, thấy được sự cần thiết đú.

+ HS biết quan tõm, giỳp đỡ hàng xúm lỏng giềng trong cuộc sống hàng ngày.

+ HS cú thỏi độ tụn trọng, quan tõm tới hàng xúm lỏng giềng.

*) CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN

- KN lắng nghe ý kiến của hàng xúm; thể hiện sự cảm thụng với hàng xúm - KN đảm nhận trỏch nhiệm quan tõm đỡ hàng xúm trong những viờc vừa sức

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập đạo đức, thẻ mầu.

- Cỏc cõu chuyện, bài thơ, ca dao, tục ngữ ... về tỡnh bạn

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A- Kiểm tra bài cũ:

? Vỡ sao phải quan tõm giỳp đỡ hàng xúm lỏng giềng ?

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- 1 số HS trả lời, HS khỏc nhận xột.

(7)

2- Các hoạt động:

* HĐ 1: giảm tải : ko yêu cầu sưu tầm tài liệu

* HĐ 2: - GV cho HS thảo luận và giơ thẻ đỏ, xanh, nhất trí và không nhất trí.

+ GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc tốt nên làm.

* Hoạt động 3:- GV giao phiếu học tập để HS làm việc cá nhân.

- GV ghi các tình huống chọn HS có cùng tình huống là 1 nhóm và các nhóm tìm cách giải quyết.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV kết luận lại.

IV- Củng cố dặn dò: 3p

- GV củng cố nội dung bài học

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ để quyết định giơ thẻ hay không giơ thẻ.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS đọc phiếu và trả lời.

- HS đại diện trình bày.

- 1 HS đọc lại

Chính tả (nghe - viết)

Tiết 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng

- Làm đúng bài tập có vần ui/uôi.

- Làm đúng bài tập a, b.

3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ - Vở bài tập

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gv đọc- HS viết vào nháp

- 2 HS viết trên bảng- Dưới lớp nh xét - GV nhận xét - đánh giá

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS viết bài a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài 1 lần

- Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì ?

màu sắc, hoa màu

- 2 HS đọc lại

- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.

(8)

- Lời nói của người cha được viết ntn?

- Những từ nào trong bài dễ viết sai?

b. HS viết bài vào vở - GV đọc

- GV theo dõi uốn nắn, tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

c. Chấm chữa bài

- GV tự soát lỗi bằng bút chì - GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - HS nhận xét- GV nhận xét - Yêu cầu 2 HS đọc lại bài làm Bài 3: Điền vào chỗ trống s hay x?

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nhận xét chung bài viết - GV nhận xét giờ học

- Câu nói của người cha được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng và lùi vào 1 ô.

- Sưởi lưa, thọc tay, chảy nước mắt, làm lụng, ...

- HS luyện viết từ khó vào bảng con.

- HS viết bài vào vở.

Bài 2. Điền vào chỗ trống: ui hay uôi - HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bài trên bảng - m... dao - con m...

- hạt m... - m... bưởi - n... lửa - n... sống - t... trẻ - t... thân Bài 3. - 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS lên bảng làm bài ... sót - xôi, ... sáng

- Lắng nghe.

HĐNGLL - SBH

BÀI 5: HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI ĐỨC

I. MỤC TIÊU

-Hiểu được tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trên toàn thế giới

- Hiểu được thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da.

Chúng ta phải biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè quốc tế.

- Biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong lớp, trong trường và cộng đồng. Thể hiện tính thân thiện hòa đồng với mọi người.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

A.Bài cũ: Bác Hồ là thế đấy

+ - Câu chuyện cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? HS trả lời, nhận xét B.Bài mới: - Giới thiệu bài :

(9)

1. Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV kể lại câu chuyện “Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức”

(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 18)

+ Vì sao Bác lại đề nghị cho ô tô dừng lại?

+ Bác đã có những hành động àno đối với các cháu thiếu nhi Đức?

+Chi tiết nào cho chúng ta thấy Bác rất yêu và quan tâm tới các cháu thiếu nhi Đức?

2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

+ Em học được gì qua câu chuyện trên?

3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng -GV phát phiếu học tập cho HS điền vào

+ Điền chữ Đ vào ô trống trườc hành động em cho là đúng và S vào ô trống trườc hành động em cho là sai

º Tò mò đi theo trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.

º Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cu-ba

º Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến VN.

º Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể giúp đỡ các bạn

º Chỉ đường tận tình cho người nước ngoài khi họ cần sự giúp đỡ

- GV thu phiếu-sửa bài cho HS- Biểu dương ácc em làm đúng nhất

4.Hoạt động 4: Trò chơi đóng vai

GV hướng dẫn HS chơi ( Tài liệu trang 21) 5. Củng cố, dặn dò:

+ Em học được gì qua câu chuyện trên?

Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS làm phiếu học tập - Lớp nhận xét

- Nộp phiếu

- HS thực hiện theo hướng dẫn và tham gia chơi

Ngày soạn: 15/12/2018 BUỔI SÁNG Ngày giảng: Thứ ba 18/12/2018

Toán

Tiết 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP).

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

(10)

- Biết cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng vào cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số vào giải toán có lời văn.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gv gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 484 : 4 128 : 3.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

2. a, Hướng dẫn thực hiện phép chia 560 : 8 = ?

- GV viết phép chia

- Số bị chia và số chia trong phép chia này có đặc điểm gì?

- GV: Tương tự cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số ở tiết trước, các em hãy đặt tính và tính ra nháp.

- Chữa bài:

+ Đọc phép chia và nhận xét Đ - S?

+ 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện.

- Vậy 560 : 8 bằng bao nhiêu?

- GV vừa chỉ phép tính vừa nêu lại cách tính

- Nhận xét:

- Tại sao ở lượt chia thứ 2 em viết 0 vào thương?

- GV: Ta thực hiện chia từ trái sang phải, ở phép chia này lượt chia thứ hai có 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0 vì thế 0 chia cho 8 được 0 ta nhớ viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó rồi thực hiện tìm số dư của lượt chia đó.

b, Hướng dẫn thực hiện phép chia 632 : 7 = ?

- Chữa bài:

- HS thực hiện tính.

Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. ( Tiếp)

- HS đọc phép chia 560 : 8 = ? 560 : 8 = 70

- Ở lượt chia thứ 2 trong phép chia ta có 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0 nên 0 : 8 được 0 và viết 0 vào thương.

- 1 HS lên bảng đặt tính và tính.

632 : 7 = ?

- 632 : 7 = 90 (dư 2)

- Trong phép tính này ở lượt chia thứ hai

(11)

+ Đọc phép chia và nhận xét Đ - S?

+ Gọi 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện.

- Vậy 236 : 5 bằng bao nhiêu?

- Trong phép tính này ở lượt chia thứ hai có gì đặc biệt?

- GV: Trong phép chia thứ hai, ở lượt chia thứ hai có 2 < 7 nên ta viết 0 vào thương.

- Vậy đối với những pháp tính có lượt chia nào có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta làm ntn?

- Phép chia thứ nhất và phép chia thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

- Vì sao ở thương của hai phép chia này có chữ số 0?

- Đối với phép chia có dư, số dư phải ntn so với số chia?

- GV nhắc lại 1 lần nữa những điểm cần chú ý khi thực hiện phép chia có chữ số 0 ở thương.

3. Luyện tập Bài 1

- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

- Đọc phép chia, nhận xét Đ - S?

- Nêu cách thực hiện phép chia 350 : 7 và phép chia

361 : 3?

- Các phép chia ở bài này có điểm gì giống nhau?

- Khi thực hiện các phép chia này chúng ta sần lưu ý diều gì?

Bài 2

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Chữa bài:

- Đọc bài giải, nhận xét Đ - S?

- Năm đó có bao nhiêu tuần lễ và bao nhiêu ngày?

- Em đã làm ntn để tìm được 52 tuần lễ và 1 ngày?

có 2 < 7 nên 2 chia cho 7 được 0 lần, ta viết 0 vào thương.

- Những phép chia có lượt chia thứ hai hoặc thứ 3 mà có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó rồi tiếp tục tìm số dư của lượt chia đó.

- Giống nhau:

+ Cùng là phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

+ Thương của hai phép chia này đều có chữ số 0

- Khác nhau:

+ Phép chia thứ nhất là phép chia hết.

+ Phép chia thứ hai là phép chia có dư.

- Vì hai phép chia này ở lượt chia thứ hai có số bị chia nhỏ hơn số chia nên ta viết 0 vào thương ở lượt chia đó.

- Số dư phải nhỏ hơn số chia

Bài 1: Tính

- HS đọc yêu cầu của bài.

350 : 7 420 : 6 260 : 2 480 : 4 490 : 7 400 : 5 361 : 3 725 : 6 - HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS trả lời.

Thực hiện chia từ trái sang phải, lưu ý ở lượt chia nào có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó.

Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài.

Tóm tắt

1 năm : 365 ngày 1 tuần : 7 ngày

Năm đó có ... tuần ... ngày?

Bài giải

Thực hiện phép chia ta có:

(12)

- Kiểm tra bài HS.

Bài 3: Điền Đ - S?

- Bài tập yêu cầu gì?

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Thực hiện lại phép tính phần a?

- Vì sao em điền S vào phép tính b?

- HS cùng GV chữa lại phép tính sai.

( Đặt tính và tính lại) - Kiểm tra bài của HS.

- GV: Lưu ý khi ở lượt chia thứ 2 hoặc thứ 3 mà có số bị chia nhỏ hơn số chia các em phải nhớ viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó rồi thực hiện tiếp tìm số dư của lượt chia đó. Nếu không viết 0 vào thương ở lượt chia đó sẽ cho kết quả sai.( Đây cũng là kiến thức cần ghi nhớ của tiết học này.)

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Nêu cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số?

- Dặn HS về làm bài trong VBT

365 : 7 = 52 ( dư 1 ) Vậy năm đó có 52 tuần lễ và 1 ngày.

Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày - HS đọc bài toán.

- 2 HS lên bảng làmm bài a,

185 18

6 3 0 05 0

5 b,

283 28

7 4 03

- HS nêu.

Luyện từ và câu

Tiết 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta. Điền đúng từ thích hợp vào chỗ trống.

2. Kĩ năng

- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở Bài tập.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS lên bảng.

- GV nhận xét

B. Dạy bài mới: 30' 1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1. Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết:

- Làm miệng Bài tập 2 - Viết bảng Bài tập 3

Mở rộng vốn từ : Các dân tộc Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh - 1 HS đọc yêu cầu bài 1

(13)

- Dân tộc thiểu số là những dân tộc như thế nào?

- Dân tộc Kinh có phải là dân tộc thiểu số không ?

- Gv ghi nhanh lên bảng - HS nhận xét bổ sung

GV: Nước ta có 54 dân tộc anh em...

Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chốt lời giải đúng

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông, nhà sàn

GV: Mỗi dân tộc lại có phong tục ...

Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

- Yêu cầu HS nêu các cặp sự vậtcó trong tranh.

- GV nhận xét

- HS dưới lớp đọc bài của mình

- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn hình ảnh so sánh như vậy

GV : Các sự vật có chung đặc điểm tính chất thường được so sánh với nhau.

Bài 4: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài.

- GV nhận xét

- HS dưới lớp đọc bài của mình

- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn hình ảnh so sánh như vậy

GV : Sử dụng các hình ảnh so sánh khi viết văn sẽ khiến câu văn hay hơn và

- Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà- ôi, ...

- Các dân tộc thiểu số ở miền Trung : Vân Kiều, Cơ- ho, Khơ - mú, Ê- để, Ba- na, Gia - rai, Xơ- đăng, Chăm,...

- Các dân tộc thiểu số ở miền Nam : Khơ- me, Hoa, Xtiêng, ...

- Dân tộc kinh không phải là dân tộc thiểu số.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- Các nhóm báo cáo kết quả hiểu số.

Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 a. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

b. Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc ở miền núi thường làm nhà sàn để ở.

d. Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 4 HS làm trên bảng

- HS nhận xét bài trên bảng.

a) Mặt trăng tròn như qua bóng.

b) Cô bé xinh xắn như bông hoa hồng.

c) Ngọn đèn sáng như ánh trăng.

d) Nước Việt Nam cong cong như chữ S.

Bài 4.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 3 HS làm trên bảng

- HS nhận xét bài trên bảng.

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ

(14)

sinh động hơn.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- HS VN tập đặt câu có hình ảnh so sánh.

- GV nhận xét giờ học

mỡ.

c) Ở thành phố có nhiều toàn nhà cao như núi.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

Ngày soạn: 16/12/2018 BUỔI SÁNG Ngày giảng: Thứ tư 19/12/2018

Toán

Tiết 73: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN.

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng bảng nhân

2. Kĩ năng: Có kĩ năng giải các dạng toán có lời văn 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Vở, bảng phụ

III- CÁC HĐ DẠY- HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân - Gv yêu cầu HS quan sát bảng nhân - Gv nêu cấu tạo bảng nhân

3. Hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân - GV nêu ví dụ: 4 x 3 = ?

-Yêu cầu HS thực hành tìm kết quả trên bảng nhân

- Gọi HS nêu cách thực hiện tìm tích

4. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống ( theo mẫu )

- GV phân tích mẫu - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

Đặt tính và tính :

480 : 8 562 : 7

Giới thiệu bảng nhân

- HS quan sát.

- Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số

- Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số

- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của hai số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng

- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân:

hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2...., hàng 11 là bảng nhân 10 - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài cá nhân - 2 HS làm trên bảng

(15)

+ Dưới lớp đổi chéo vở kiêm tra . + Giải thích cách làm bài.

GV: Lưu ý cách sử dụng bảng nhân.

Bài 2: Số ?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi 1 HS làm trên bảng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở + Nêu cách làm bài

GV: Lưu ý cách tìm thừa số chưa biết - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?

- GV tóm tắt bài lên bảng - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đọc bài làm của mình + Yêu cầu HS giải thích cách làm bài GV: Lưu ý cách trình bày bài toán C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nêu cách thực hiện chia 78 : 4 - GV nhận xét giờ học.

Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 1 HS làm trên bảng

Thừa số 2 2

Thừa số 4 4

tích 8 8

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán - HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm bài trên bảng Bài giải

Đội tuyển giành được số huychương vàng là :

8 x 3 = 24 ( huy chương )

Đội đó giành được số huy chương là 8 + 24 = 32 ( huy chương )

Đ/s : 32 huy chương

Tập đọc

Tiết 45: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN.

I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các câu thơ.

- Bước đầu biết đọc với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy được toàn bài thể hiện tcảm, đọc bài với giọng tình cảm nhẹ nhàng.

3. Thái độ

- Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông.

* QTE: - Quyền được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình, giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh hoạ nội dung bài học

III- CÁC HĐ DẠY- HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS đọc bài cũ - Hũ bạc của người cha.

(16)

H: Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì ?

- HS - GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện đọc

a. GV đọc mẫu toàn bài

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV sửa lỗi phát âm sai - HS luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp câu lần 2

* Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia đoạn:

- GV hướng dẫn cách ngắt , nghỉ câu dài.

- 1 HS đọc câu dài và nêu cách đọc - Nhiều HS đọc

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 2) - Gọi 1 HS đọc Chú giải- SGK.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc từng đoạn trong nhóm

* Các nhóm thi đọc

- Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gọi 1 Hs đọc đoạn 1,2

- Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

- Gọi HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2.

- Gian đầu nhà rông được trang trí ntn?

Nhà rông ở Tây nguyên

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1) Từ khó

- múa rông chiêng, truyền lại, chiêng trống, ...

+ Đoạn 1: Nhà rông ... chắc và cao + Đoạn 2: Tiếp ... sàn rộng.

+ Đoạn 3: Tiếp ... bếp lửa.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn ( Lần1).

Câu dài

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,/ gụ,/

sến,/ táu.//Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.//

Tiêu chí:

- Đọc đúng, đọc trôi chảy.

- Đọc ngắt nhịp thơ đúng.

- Đọc thể hiện giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.

1. Giới thiệu nhà rông ở Tây Nguyên - Nhà rông chắc để dùng lâu, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa, sàn cao để voi đi qua mà không chạm vào sàn, mái cao để khi múa ngọn giáo không vướng mái.

2. Cách bố trí từng gian nhà rông - Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bố trí rất nghiêm trang: có giỏ mây đựng

(17)

- Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

- Từ gian thứ 3 để làm gì?

- Em có suy nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên?

4. Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- Trong bài em thích đọc đoạn nào hãy đọc diễn cảm đoạn đó.

- HS - GV nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Bài tập đọc giúp em hiểu gì về nhà rông ở Tây Nguyên? Nhà rông ở Tây Nguyên độc đáo ntn?

* QTE: Theo em mỗi hs có quyền gì?

- HS VN luyện đọc và tìm hiểu thêm những nét văn hoá riêng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

- GV nhận xét giờ học

hòn đá thần treo trên vách, ...

- Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.

- Từ gian thứ 3, 4, 5,... là nơi ngủ tập trung của các trai làng tuổi từ 16, chưa lập gia đình.

- Nhà rông ở Tây Nguyên rất độc đáo, lạ mắt và đồ sộ...

- Lắng nghe.

- HS trả lời theo sự cảm nhận của mình.

- HS trả lời.

- Quyền được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình, giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.

- Lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội

Tiết 29: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Kể tên một số HĐ thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình..

2. Kĩ năng

- Nêu được 1 số HĐ thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình..

3. Thái độ: Cần có ý thức yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV một số bao thư. ĐT Di động

- HS điện thoại đồ chơi ( cố định, di động).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: 5’

- Gọi hs nêu tên các cơ quan hành chính của tỉnh.

- Gv nhận xét bài cũ B. Bài mới: 30’

* Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

+ B1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau:

- Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa?

- 2 ,3 hs nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.

- Lắng nghe

(18)

- Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, những bưu phẩm từ xa gởi về hoặc có gọi điện thoại được không?

+ Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận , các nhóm khác bổ sung.

*Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển, phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm + Bước 1: Thảo luận nhóm.

- YC các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:

- Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh truyền hình.

+ Bước 2:

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét , kết luận , chốt lại ý đúng.

* Kết luận:

- Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.

HĐ 3: Chơi trò chơi “

- GV gợi ý, hướng dẫn cho các nhóm chơi - Một số hs đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.

- Một vài em đóng vai người gửi thư, quà.

- Một số khác chơi gọi điện thoại.

- Nhận xét, khen ngợi nhóm chơi tốt C.Củng cố, dặn dò: 5’

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết trong SGK.

- Nhận xét tiết học.

- Tiến hành thảo luận nhóm 4 em.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Thảo luận nhóm 2 em.

- Các nhóm thực hiện.

- Các nhóm xung phong nêu kết quả thảo luận.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

HS chơi trò chơi; Đóng vai hoạt động nhà bưu điện”

- Cả lớp chuẩn bị đồ dùng đã chuẩn bị để chơi.

- Các nhóm tiến hành đóng vai theo hướng dẫn.

- 1 ,2 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK

BUỔI CHIỀU Chính tả(nghe - viết)

Tiết 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN.

I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức

- Nghe - viết đúng chính tả; trình bày bài sạch, đúng quy định.

2. Kĩ năng

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ ươi. Làm đúng bài tập 3a, b.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ - Vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học:

(19)

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gv đọc

- GV nhận xét - đánh giá.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS viết bài a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài 1 lân - Đoạn văn gồm mấy câu ?

- Những chữ nào trong bài dễ viết sai chính tả?

- Yêu cầu HS tự tìm và viết từ khó vào giấy nháp

b. HS viết bài vào vở - GV đọc.

- GV theo dõi uốn nắn.

c. Chấm chữa bài

- GV tự soát lỗi bằng bút chì - GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài trên bảng

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - HS nhận xét- GV nhận xét - 2 HS đọc lại bài làm

Bài 3: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS báo cáo kết quả - GV nhận xét

- GV lưu ý phát âm đúng phân biệt: s/ x.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nhận xét chung bài viết

- GV nhận xét giờ học.

- HS viết vào nháp

- 2 HS viết trên bảng - Dưới lớp nhận xét.

+ Mũi dao – con muỗi.

+ Tủi thân – bỏ sót – đồ xôi.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc lại

- Đoạn văn gồm 3 câu

- Từ khó: gian, làng, treo, lập làng, tre, nông cụ, chiêng trống

- HS viết bài vào vở

Bài 2. Điền vào chỗ trống: ưi hay ươi - khung cửi – cưỡi ngựa

- mát rượi – gửi thư - sưởi ấm – tưới cây

Bài 3.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS báo cáo kết quả - Lớp nhận xét

- xâu : xâu kim, xâu cá, ...

- sâu : con sâu, chim sâu, sâu sắc,...

- xẻ : xẻ gỗ, xẻ nửa, ...

- sẻ: chim sẻ, ...

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 17/12/2018 BUỔI SÁNG Ngày giảng: Thứ năm 20/12/2018

(20)

Toán

Tiết 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết sử dụng bảng chia.

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng bảng chia vận dụng vào giải toán.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở, bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Yêu cầu dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Giới thiệu cấu tạo bảng chia - Gv yêu cầu HS quan sát bảng chia - Gv nêu cấu tạo bảng chia

3. Hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân - GV nêu ví dụ: 12 : 4 = ?

4. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1. Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống ( theo mẫu )

- GV phân tích mẫu - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở kiêm tra + Giải thích cách làm bài

GV: Lưu ý cáchsử dụng bảng chia Bài 2: Số ?

- Goi HS làm bài cá nhân - Yêu cầu 1 HS làm trên bảng - Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Dưới lớp đổi chéo vở.

+ Nêu cách làm bài.

GV: Lưu ý cách tìm số chia chưa biết Bài 3

- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?

- GV tóm tắt bài lên bảng

- Gọi 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán

- 2 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp nhận xét

Đặt tính và tính :

480 : 8 562 : 7

Giới thiệu bảng chia

- Hàng đầu tiên là thương của 2 số - Cột đầu tiên là số chia

- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là số bị chia.

- HS thực hành tìm kết quả trên bảng chia.

- HS nêu cách thực hiện tìm thương.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 2 HS làm trên bảng

1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân.

Số bị chia 16 45 24

Số chia 4 5

Thương 6

Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán - HS làm bài vào vở

(21)

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 1 HS làm bài trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Dưới lớp đọc bài làm của mình.

+ Yêu cầu HS giải thích cách làm bài.

GV: Lưu ý cách bài toán giải bằng 2 phép tính.

Bài 4: Cho 8 htg. Hãy xếp thành HCN - Tổ chức HS chơi trò chơi : Thi xếp hình giữa các tổ.

- GV nhận xét trò chơi.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Dặn dò HS VN tập sử dụng bảng chia.

- GV nhận xét giờ học.

- 1 HS làm bài trên bảng Tóm tắt Quyển truyện dày : 132 trang Đã đọc : 1/4 số trang Còn phải đọc : ... trang ?

Bài giải

Minh đã đọc được số trang là : 132 : 4 = 33 ( trang ) Minh còn phải đọc số trang nữa là : 132 - 33 = 99 ( trang ) Đ/s: 99 trang - HS nêu yêu cầu

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

ÔN KIỂU CÂU AI THẾ NÀO? SO SÁNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS ôn lại kiểu câu: Ai thế nào? So sánh, biết làm các bài trong VTH.

*) Phân hóa: Bài 1,2 HS cả lớp. B3 HSNK 2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kỹ năng làm bài tốt.

3. Thái độ: GD HS ý thức yêu quý tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG: VTH

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: (30’)

Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

- GV yc Hs đọc đề bài

+ Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung từng câu để xác định bài làm.

- Gọi hs đọc bài làm của mình - Gv nhận xét, chốt kq đúng.

- Các câu trong bài thuộc kiểu câu nào đã học?

Bài 2a: Điền chữ l hoặc n:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập

- HS đọc yc bài tập - HS làm bài cá nhân.

- Hs đọc bài làm

+ Con gì bay qua cây bứa?

+ Sình như thế nào?

+ Con dao của cậu ta như thế nào?

- Kiểu câu Ai thế nào?

- Hs đọc bài yc bài.

(22)

- Gọi hs đứng tại chỗ đọc bài làm của mình

- GV nhận xét ý đúng.

Bài 3: Trong các câu sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào?

Gạch chân từ ngữ chỉ các đặc điểm đó.

- Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 3 lên bảng, yc HS suy nghĩ làm vào VTH.

- Gọi Hs lên điền vào bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

3. Củng cố dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học

- Củng cố kiến thức bài học

- Hs làm bài.

- HS đọc nối tiếp.

+ nào, nở, lên, Lá, nắng.

- HS đọc yc bài tập và xác định mục tiêu bài làm.

- HS suy nghĩ làm bài.

- 2 hs lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.

Sự vật Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật a) Hoa

cọ

vàng như hoa cau

b) bụng ong

xanh như hạt

ngọc c) sư tử oai vệ như chúa tể - Lắng nghe.

_________________________________________

Ngày soạn: 18/12/2018 BUỔI SÁNG Ngày giảng: Thứ sáu 21/12/2018

Toán

Tiết 75: LUYỆN TẬP.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết làm tính nhân, tính chia( bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

2. Kĩ năng: Biết giải toán có hai phép tính.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở, bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Giới thiệu bài: 1’

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài B. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính (7)’

- Bài toán có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở kiêm tra + Nêu cách tính ở phép tính cụ thể

GV: Lưu ý cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số

Luyện tập

Bài 1. - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 2 HS làm trên bảng

Thừa số 324 3 150

Thừa số 3 4

tích 972

(23)

Bài 2: Đặt tính rồi tính( theo mẫu ) ( 8’) - GV phân tích mẫu

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra.

+ Nêu cách tính ở phép tính cụ thể.

GV: Lưu ý cách chia số có ba chữ số cho số có 1 chữ số ( viết gọn).

Bài 3: ( 8’)

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV tóm tắt bài lên bảng.

- Gọi HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đọc bài làm của mình + Yêu cầu HS giải thích cách làm bài GV: Lưu ý cách trình bày bài toán giải bằng 2 phép tính.

Bài 4: (7’)

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV tóm tắt bài lên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Yêu cầu HS giải thích cách làm bài + GV cho biểu điểm - HS dưới lớp tự chấm bài

- Nêu câu lời giải khác?

GV: Lưu ý cách lựa chọn lời giải cho phù hợp.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Luyện tập kiến thức gì ? - GV nhận xét giờ học

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 2 HS làm trên bảng

396 : 3 630 : 7 457 : 4 724 : 6 M:

648 6

3 21 6 o4 18 18 0

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bài trên bảng.

Bài giải

Quãng đường từ B đến C dài là : 172 x 4 = 688 ( m)

Quãng đường từ A đến C dài là : 172 + 688 = 860 ( m ) Đáp số: 860 m - 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán Tóm tắt

Phải dệt : 450 chiếc áo len Đã làm được : 1/5 số đó

Còn phải làm: ....chiếc áo len?

- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài trên bảng Bài giải Đã dệt được số chiếc áo len là : 450 : 5 = 90 ( chiếc ) Còn phải dệt số chiếc áo nữa là : 450 - 90 = 360 ( chiếc ) Đáp số: 360 chiếc áo len - HS trả lời.

Tập làm văn

Tiết 15: GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM.

(24)

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ mình.

2. Kĩ năng: Biết trình bày đúng, viết thành câu, dùng từ đúng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được tham gia (giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ).

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết câu gợi ý

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng - Dưới lớp nhận xét . - GV nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập Giảm tải bài 1

Bài tập 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

+ Viết đoạn văn giới thiệu về tổ em, không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS viết trên bảng.

- HS đọc và nhận xét bài trên bảng.

- Dưới lớp đọc bài làm.

- HS nhận xét .

- GV nhận xét- tuyên dương bài viết tốt.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Dặn dò HS về nhà hoàn chỉnh lại bài viết.

- GV nhận xét giờ học.

- Giới thiệu tổ của mình với 1 đoàn khách.

Giới thiệu tổ em.

Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu.

- VD: Chúng em thuộc tổ 2 lớp 3A6.

Tổ gồm có 6 bạn nam và 4 bạn nữ. Tổ trưởng là bạn Ngọc Linh – Một người bạn gái dễ thương có khả năng quản tổ rất tốt. Tổ em mỗi người lại cú một nét đặc biệt. Bạn Đức Long là người cao nhất tổ cũng chính vì sở hữu chiều cao như vậy mà Duy Anh thường giúp chúng em lấy những đồ vật trên cao.

Còn bạn Ngọc Dũng nhìn bạn khá mũm mĩm, bạn còn hay xấu hổ. Mỗi khi xấu hổ hai má bạn lại ửng hồng như quả cà chua.

Em cảm thấy rất tự hào khi mình là một thành viên của tổ.

- HS lắng nghe.

Tự nhiên - Xã hội

Tiết 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP.

I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.

2. Kĩ năng: Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

3. Thái độ: Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.

*) CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

(25)

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh họa SGK

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động 1: 18’

Bước 1. Làm việc theo nhóm 2 - Thảo luận theo gợi ý sau:

- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình ?

- Các hoạt động đó mang lại ích lợi gì ? Bước 2. Làm việc cả lớp

- Gọi một số HS trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng khác nhau như: trông ngô, chè,....

2. Hoạt động 2. làm việc theo cặp (17’) Bước 1. Thảo luận nhóm

- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm : Kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp nơi tỉnh mình sinh sống.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn.

- Gọi HS báo cáo kết quả và nhận xét.

Bước 2. Làm việc cả lớp - Gọi HS báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung.

KL: Các KNS được giáo:

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:

Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- GV dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm về các hoạt động nông nghiệp ở địa phương.

- GV nhận xét giờ học

- Thảo luận nhóm.

- HS quan sát hình SGK.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Một số HS trình bày trước lớp - Các nhóm khác bổ sung

- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm : Kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp nơi tỉnh mình sinh sống.

- HS thảo luận theo nhóm bàn.

- HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, ...

được gọi là hoạt động nông nghiệp.

- Địa phương chúng ta có hoạt động nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các huyện miền Tây và miền Đông, chủ yếu là trồng lúa( miền Tây ), trồng chè, ... và chăn nuôi, đánh bắt hải sản...

- Lắng nghe.

SINH HOẠT LỚP Tuần 15 A. Đánh giá các hoạt động của tuần học qua.

1. Ưu điểm:

………

………

………

2. Nhược điểm:

(26)

………

………

………

Tuyên dương: ………...

………

Phê bình: ………

………

B. Phương hướng tuần tới

+ Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp, các HĐ như tuần 15.

+ Thi đua thực hiện tốt các hoạt động giáo dục để chào mừng ngày 22/12.

+ Ôn tập học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học.

+ Tiếp tục tham gia giải Toán và Tiếng Anh trên mạng.

+ Tiếp tục luyện viết ở nhà.

+ Xếp hàng TTD nhanh, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn.

+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm.

+ Tham gia các HĐTT đầy đủ, tích cực.

+ Giữ VS lớp học, cá nhân, trường sạch sẽ.

+ Cần thực hiện tốt an toàn giao thông, những H đi học bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

+ Tuyệt đối không ăn quà vặt ở trường.

+ Học và hát các bài hát về Anh bộ đội.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

An toàn giao thông ( 20p)

BÀI 4: KỸ NĂNG ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hs nhận biết được các đặc điểm an toàn và không an toàn của đường bộ.

2. Kĩ năng

- Thực hành tốt kỹ năng đi và qua đường an toàn. Biết chọn nơi qua đường an toàn.

3. Thái độ: Chấp hành tốt luật ATGT.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh vẽ nơi qua đường an toàn và không an toàn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Biển báo nào có đặc điểm giống nhau 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

- Nắm được kỹ năng đi bộ.

- Biết xử lý các tình huống khi gặp trở ngại.

b. Cách tiến hành:

* Treo tranh.

* Ai đi đúng luật GTĐB? vì sao?

* Khi đi bộ cần đi như thế nào?

Kết luận: Đi trên vỉa hè, không chạy nghịch, đùa nghịch. Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè

- Hs trả lời

- Hs nêu

(27)

có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.

* Hoạt động 1: Kỹ năng qua đường an toàn - Cách tiến hành:

+ Chia nhóm.

+ Giao việc - Treo biển báo.

- Quan sát tranh thảo luận tình huống nào qua đường an toàn, không an toàn? Vì sao?

Kết luận

* Hoạt động 2: Thực hành.

- Củng cố kỹ năng đi bộ an toàn.

- Cách tiến hành:

- Cho hs ra sân.

3. Củng cố - dặn dò; 3p - Hệ thống kiến thức.

- Thực hiện tốt luật GT.

- Cử nhóm trưởng.

+ Hs thảo luận.

+ Đại diện báo cáo kết quả.

- Thực hành ngoài sân lớp

BUỔI CHIỀU Tập viết

Tiết 15: ÔN CHỮ HOA: L

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Viết đúng chữ hoa L; viết đúng tên riêng Lê Lợi và viết câu ứng dụng: “Lời nói chẳng mất tiền mua.

- “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học. Có ý thức luyện viết chữ đều đẹp hơn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa: L; Tên riêng và câu ca dao trong dòng kẻ.

- Vở tập viết.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV kiểm tra bài về nhà của HS - Dưới lớp nhận xét bài trên bảng - GV NX - đánh giá

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con - GV viết mẫu + nhắc lại cách viết

- 2 HS lên bảng viết : Yết Kiêu Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng

- HS tập viết các chữ hoa trên bảng con.

(28)

từng chữ.

- GV giới thiệu từ ứng dụng

- Gv giải thích: Lê Lợi ( 1385 – 1433) là vị anh hùng của dân tộc có công lớn đấnh đuổi giặc Minh, giành độc lập c ho dân tộc , lập ra triều nhà Lê. Hiện nay có nhiều đường phố ở các thành phố mang tên Lê Lợi( Lê Thái Tổ) - GV giới thiệu câu ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu ca dao:

Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói

chuyện với mình cảm thấy dễ chịu hài lòng.

- HS tập viết trên bảng con các chữ:

Lời nói - Lựa lời

3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Gv nêu yêu cầu viết.

- Yêu cầu HS viết bài vào vở.

- Gv theo dõi uốn nắn.

4. Chấm chữa bài - Gv chấm khoảng 5 bài.

- Nhận xét chung bài viết để lớp rút kinh nghiệm.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nhận xét chung bài viết.

- GV nhận xét giờ học.

a. Luyện viết chữ hoa

- HS tìm các chữ hoa có trong bài: L - HS luyện viết trên bảng con

b. HS viết từ ứng dụng

- HS đọc từ ứng dụng: Lê Lợi

c. HS viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng.

+ Viết chữ L: 2 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết tên Lê Lợi: 2 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết câu tục ngữ: 2 lần.

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa được rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

Bên ngoài chiếc bút được làm bằng nhựa, màu hồng rất dễ thương.. Chiếc bút giúp em rèn luyện viết chữ

Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnh về một con vật.. Nói tên con vật trong mỗi bức ảnh

Đặc biệt là bạn Ngân rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè…Còn em thì lại là cây hề của tổ nhưng sức học cũng không kém gì các bạn ấy.. Trong tháng vừa

[r]

Bức LJraζ εú hưΫ cũng ηư ηΗϛu λẁc LJraζ δác LJrΪg các bài giảng của cô, em Αϛu ǟất ấn LJưŖg và κíε κú.... Bức tranh chú hươu cũng như nhiều bức tranh khác trong

Câu 8: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị