• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :…………..

Ngày giảng:……….

Tiết 13

BÀI 11 : THỰC HÀNH

SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái đất và ở hai bán cầu.

- Biết tên, xác định vị trí của sáu lục địa và bốn đại dương trên Quả địa cầu hoặc trên bản đồ Thế giới.

2. Kỹ năng:

- Phân tích Biểu đồ, Bảng số liệu.

- KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức 3. Thái độ:

-Tích cực tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc trong học tập.

4.Những năng lực hướng tới.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh II, Chuẩn bị

* Gv:

- Quả Địa cầu, Bản đồ Thế giới.

* HS:

- Sách giáo khoa.

III, Phương pháp,kĩ thuật

- Gợi mở, nêu vấn đề, hoạt động nhóm,động não, tư duy IV, Tiến trình bài dạy.

1, Ổn định tổ chức(1p).

2, Kiểm tra bài cũ(4p):

- Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp? Đặc điểm và tầm quan trọng của lớp vỏ Trái đất đối với xã hội loài người ?

* Yêu cầu:

- Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lõi.

(2)

- Lớp vỏ Trái đất: dày từ 5 đến 70 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 1000 độ c. Thể tích = 1%, trọng lượng 0,5%. đây là lớp rất quan trọng, là nơi sinh sống của loài người.

3, Bài mới:

GV: Trên Trái Đất có các lục địa và các đại dương. Phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam. bài thực hành ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

Hoạt động của GV-HS. Nội dung

Hoạt động 1: 8p

Mục tiêu: Biết được sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái đất và ở hai bán cầu.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, nhóm.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí. GV: Chia lớp thành 4 nhóm.

Giao mỗi nhóm đảm nhận một bài tập.

HS:Thảo luận thống nhất ý kiến .Đại diện nhóm báo cáo kết quả

GV:Cho học sinh quan sát H28/sgk-34, cho biết:

GV: Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc ?

HS:- Nửa cầu Bắc: lục địa ( 39,4%), đại dương ( 60,6%).

GV:Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam ?

HS:Nửa cầu Nam:lục địa(19,0%), đại dương (81,0%).

GV:Từ đó em có nhận xét gì về sự phân bố lục địa và đại dương trên Trái Đất ? Lục địa phân bố chủ yếu ở đâu? Đại dương phân bố chủ yếu ở đâu?

HS:

- Lục địa tập trung ở nửa cầu Bắc(Lục bán cầu ).

1.Sự phân bố lục địa và đại dương.

Trên Trái Đất có 6 lục địa và 4 đại dương

- Bắc bán cầu:

Lục địa chiếm 39,4%

Đại dương chiếm 60,6%

- Nam bán cầu:

Lục địa chiếm 19,0%

Đại dương chiếm 81,0%

(3)

- Đại dương tập trung ở nửa cầu Nam(Thủy bán cầu ).

* Gv lưu ý phân biệt “ Lục địa” và “ đại dương”:

- Lục địa: là khái niệm thiên về tự nhiên ( Bao gồm phần đất nổi trên bề mặt, không kể dảo xung quanh).

- Châu lục: là khái niệm về hành chính xã hội ( Gồm phần đất nổi trên bề mặt, kể cả các đảo xung quanh).

………

………

Hoạt động 2: 10p

Mục tiêu: Biết tên, xác định vị trí của sáu lục địa và bốn đại dương trên Quả địa cầu hoặc trên bản đồ Thế giới.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: Xác định trên lược đồ.

HS: Làm việc theo nhóm bàn trong 3 phút, trả lời.

GV:Quan sát bản đồ tự nhiên Thế giới hoặc quả Địa cầu và Bảng số liệu/sgk-34, hãy cho biết:

GV:Trên Trái Đất có những lục địa nào?

- Trên Trái Đất có 6 lục địa: Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ôxtrâylia.

GV:Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?

HS:- Lục địa có diện tích lớn nhất: Á-Âu nằm ở nửa cầu Bắc.

GV: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?

- Lục địa có diện tích nhỏ nhất: Ôxtrâylia nằm ở nửa cầu Nam

GV: Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu

2.Các lục địa trên Trái đất.

- Trên Trái Đất có 6 lục địa: Á-Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ôxtrâylia.

- Lục địa có diện tích lớn nhất: Á-Âu nằm ở nửa cầu Bắc.

- Lục địa có diện tích nhỏ nhất: Ôxtrâylia nằm ở nửa cầu Nam

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam: Ôxtrâylia, Nam Cực.

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc: Á-Âu.

(4)

Nam?

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam:

Ôxtrâylia, Nam Cực.

GV: Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc: Á-Âu.

GV:Lục địa nào nằm ở cả hai nửa cầu ? - Lục địa nằm ở cả hai nửa cầu: lục địa Phi.

GV: Theo em, Việt Nam nằm ở lục địa nào?

HS:

- Việt Nam thuộc lục địa Á-Âu.

………

………

Hoạt động 3: 8p

Mục tiêu: Biết được rìa lục địa gồm có những bọ phận nào.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: sử dụng bản đồ.

GV: Dựa vào H29/sgk-35, cho biết Rìa lục địa gồm những bộ phận nào? Độ sâu của từng bộ phận ?

HS:Hoạt động cá nhân.

- Gồm: + Thềm lục địa, sâu từ 0-200m + Sườn lục địa, sâu từ 200-2500m.

GV: Rìa lục địa có giá trị kinh tế đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào?

HS:- Rìa lục địa có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất của con người: với các bãi biển đẹp, nguồn lợi về thủy hải sản, nguồn khoảng sản dầu mỏ, khí đốt đã tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế, phục vụ đời sống con người. Mặt khác các bãi biển đẹp còn là nơi con người được vui chơi, được thư giãn…

GV Em hãy nêu vai trò của Rìa lục địa của nước ta trong việc phát triển kinh tế-xã hội ?

3.Rìa lục địa.

- Gồm:

-Thềm lục địa, sâu từ 0- 200m

- Sườn lục địa, sâu từ 200- 2500m.

(5)

Hãy liên hệ đến địa phương em?

* Gv định hướng:- Nước ta có đường bờ biển dài, thuộc vùng biển ấm vì vậy Rìa lục địa có vai trò quan trọng. Với những bãi biển đẹp(Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Nha Trang…) và nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: ngọc trai, sò huyết, sá sùng, hải sâm…Đặc biệt là nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam. Tất cả đã tạo điều kiện cho chúng ta phát triển các ngành kinh tế: Du lịch, GTVT, Dầu khí…

- Hạ Long: Có vịnh Hạ Long- một thắng cảnh đẹp đã hai lần được UNCSO công nhận về vể đẹp thẩm mĩ và giá trị địa chất địa mạo, đặc biệt hiện nay vịnh Hạ Long đang được đề cử và bình chọn là 1 trong 7 kì quan của Thế giới. Đó cũng là điểm mạnh để Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung phát triển ngành Du lịch…

………

………

Hoạt động 4:(10p

Mục tiêu: Biết cách xác định các Đại Dương trên thế giới.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: Sử dụng lược đồ.

HS: Thảo luận nhóm bàn trong 3 phút, trả lời.

GV: Dựa vào Bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi ở mục 4/sgk-35?

* Gv gợi ý câu hỏi 1:

- Diện tích Trái đất = 510 triệu km2 chiếm100%.

- Diện tích các đại dương sẽ chiếm x %.

- Vậy Đại dương chiếm số % là:

Tổng diện tích 4 đại dương x 100%/ diện tích Trái Đất.

4.Các đại dương trên Thế giới.

- Đại dương chiếm tỉ lệ lớn trên Trái Đất (~ 71% = 361 km2).

- Gồm các đại dương:

Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Đại dương có diện tích lớn nhất: TBD.

- Đại dương có diện tích nhỏ nhất: BBD

(6)

- Tỉ lệ đại dương trên Trái đất là:

(179,6+93,4+74,9+13,1)x 100%/510= 70,78%

- Gồm bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Đại dương có diện tích lớn nhất: TBD.

- Đại dương có diện tích nhỏ nhất: BBD.

GV: Quan sát trên bản đồ hoặc quả Địa Cầu, cho biết các đại dương có thông với nhau không?

* Gv định hướng:

- Các đại dương thông với nhau, vì vậy còn gọi là đại dương Thế giới.

- Con người đã đào 2 kênh đào nối các đại dương:

+ Kênh đào Pa-na-ma: nối TBD và ĐTD.

+ Kênh đào Xuy-ê: nối ĐTD (ĐTH) vàÂĐD.

...

...

4, Củng cố.(4p)

* Trò chơi: đọc tên và xác định nhanh các châu lục và đại dương trên TĐ - Cách chơi:

+ Số người cho một lần chơi: 2 HS lên bảng, các HS còn lại theo dõi và nhận xét.

(1) Học sinh A đọc tên Lục địa hoặc Đại dương, học sinh B nhanh tay chỉ vào vị trí và giới hạn của Lục địa và Đại dương đó trên bản đồ (Nếu chơi hỏng thay 2 HS khác)

(2) Học sinh A xác định vị trí của Châu lục, Lục địa, đại dương và hỏi” Đây là châu lục… nào? Học sinh B trả lời tên châu lục, đại dương, lục địa đó ngay(Nếu trả lời không đúng 2 HS khác lên thay).

5, Hướng dẫn về nhà.(1p)

- Hoàn thành các bài tập trong bài thực hành.

-Chuẩn bị cho giờ sau: Đọc và trả lời các câu hỏi trong Bài 11.

* Gv cho hệ thống câu hỏi ôn tập Học kì 1, yêu cầu HS về nhà lầm đề cương đáp án ôn tập.

Rút kinh nghiệm

(7)

………

………

………

………

………..

Kí duyệt ngày...tháng... năm2017

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa.. Phần lục địa được chia thành 6

- Có chí tuyến đi qua nên quanh năm thống trị bởi áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa. - Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, gió mùa Đông Bắc đi qua lục

- Ảnh hưởng của yếu tố địa hình tới sự phân bố nhiệt độ: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6 o C; sườn có độ dốc lớn, góc nhập

+ Các tinh thể băng khá nặng, chúng sẽ rơi khỏi những đám mây, nếu nhiệt độ không khí phía dưới <0 o C các tinh thể băn rơi xuống trở

A. - Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm. - Độ cao của các cột cho chúng ta biết số lượng người trong các năm. Câu 2 trang 61 SBT Địa Lí 6: Dựa vào biểu đồ, tính

Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo: Tháp tokyo (Được mệnh danh là tháp Eiffel của Châu Á - Tháp Tokyo ở Nhật Bản là một trong những ngọn tháp có kết cấu thép tự

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Ngày 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả