• Không có kết quả nào được tìm thấy

Môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 50 phút;

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 50 phút; "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/3 - Mã đề thi 109

SỞ GD- ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2018 -2019

Môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 50 phút;

( Không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 109 Họ, tên học sinh:... Lớp: ...

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC hay u) của các nguyên tố:

H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40;

Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Sn=118,7; I=127; Ba=137; Au=197; Pb=207 Câu 1: Ion A2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Tổng số electron trong nguyên tử A là:

A. 21 B. 19 C. 18 D. 20

Câu 2: Cho các chất và ion sau Cl, Na2S, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, NO3, SO24, SO32, Na, Cu. Dãy chất và ion nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá?

A. NO2, Fe2+, SO2, SO23 B. Cl, Na2S, NO2, Fe2+

C. Na2S, Na2S, NO3, NO2 D. Cl, Na2S, Na, Cu Câu 3: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?

A. Bình thuỷ tinh mầu nâu B. Bình nhựa teflon (chất dẻo) C. Bình thuỷ tinh không màu D. Bình thuỷ tinh màu xanh

Câu 4: Trong công nghiệp khi điều chế HCl người ta sử dụng phương pháp sunfat. Phản ứng điều chế này thuộc loại phản ứng nào sau đây :

A. Phản ứng thế B. Phản ứng kết hợp

C. Phản ứng trao đổi D. phản ứng phân hủy

Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là

A. 10, 11 và 8 B. 18, 19 và 16 C. 18, 19 và 8 D. 1, 11 và 16 Câu 6: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

A. N2 và HCl B. HCl và MgO C. N2 và NaCl D. NaCl và MgO Câu 7: Công thức phân tử của axit hipocloro là

A. HClO2 B. HClO3 C. HCl D. HClO

Câu 8: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?

A. H2 + Cl2 t0

 

2HCl B. Cl2 + H2O  HCl + HClO

C. Cl2 + SO2 + 2H2O  2HCl + H2SO4 D. NaCl rắn + H2SO4 đặc, t0

NaHSO4 + HCl Câu 9: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?

A. Nhận thêm 2 electron B. Nhường đi 1 electron C. Nhận thêm 1 electron D. Nhường đi 7 electron Câu 10: Cho các phản ứng sau:

1. H2 + Cl2 → 2HCl

2. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 3. CaCO3 → CaO + CO2

4. 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O 5. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

Những phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hóa khử

A. 1,2,5 B. 2,3,5 C. 1, 2 3 D. 1,3,5

Câu 11: Cho phương trình hoá học

(2)

Trang 2/3 - Mã đề thi 109 N2(k) + O2(k)

tia lua dien



2NO(k); H > 0

Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?

A. Áp suất và nồng độ B. Nồng độ và chất xúc tác C. Nhiệt độ và nồng độ D. Chất xúc tác và nhiệt độ

Câu 12: Tính chất đặc biệt của dd H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dd H2SO4 loãng không tác dụng?

A. BaCl2, NaOH, Zn B. NH3, MgO, Ba(OH)2

C. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ) D. Fe, Al, Ni

Câu 13: Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M, phản ứng vừa đủ. % khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 73% B. 57% C. 62% D. 69%

Câu 14: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dd HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dd nào sau đây để loại bỏ tạp chất là tốt nhất?

A. Dd KMnO4 B. Dd NaCl bão hòa C. Dd AgNO3 D. Dd NaOH Câu 15: Khí nào trong các khí sau là khí độc

A. O2 B. H2 C. H2S D. N2

Câu 16: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?

A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2

Câu 17: Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3).

Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo?

A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch I2

Câu 18: Clo không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaCl B. Ca(OH)2 C. NaOH D. NaBr

Câu 19: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ? A. 2NaCl dpnc 2Na + Cl2 B. MnO2 + 4HClđặc

t0

 

MnCl2 + Cl2 + 2H2O C. 2NaCl + 2H2O



dpddm.n

H2 + 2NaOH + Cl2 D. F2 + 2NaCl  2NaF + Cl2

Câu 20: Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2(đktc) thu được là 0,224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây ?

A. Ca B. Sr C. Ba D. Mg

Câu 21: Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là:

A. 4600 gam B. 4700 gam C. 4800 gam D. 4500 gam

Câu 22: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?

A. H2 và O2 B. N2 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2

Câu 23: Trong môi trường H2SO4, dung dịch nào làm mất màu KMnO4?

A. FeCl3 B. FeSO4 C. CuCl2 D. ZnCl2

Câu 24: Dãy chất và ion nào sau đây chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học?

A. H2S và HCl B. SO2 và I- C. Na và S2- D. Fe2+ và Cl-

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là

A. Rb và Cs B. Na và K C. K và Rb D. Li và Na

Câu 26: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số hiệu nguyên tử của X trong bảng tuần hoàn.

A. Chu kì 3 ô 17 B. Chu kì 3, ô 15 C. Chu kì 3 ô 16 D. Chu kì 2, ô 7 Câu 27: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 20 proton, 20 electron, 20 nơtron?

A. 3919K B. 4018Ar C. 4020Ca D. 3717Cl

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là

(3)

Trang 3/3 - Mã đề thi 109 A. 6,72lít B. 0,672 lít C. 4,48 lít D. 0,448 lít

Câu 29: Dùng 300 tấn quặng pirit (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất axit H2SO4 có nồng độ 98%.

Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng axit H2SO4 98% thu được là

A. 320 tấn B. 335 tấn C. 350 tấn D. 360 tấn

Câu 30: Cho các phản ứng hoá học sau: Cu + HCl + NaNO3 → CuCl2 + NO + NaCl + H2O Hệ số cân bằng nguyên tối giản của các chất ở phản ứng trên lần lượt là:

A. 3, 4, 2, 3, 4, 2, 4 B. 2, 6, 2, 6, 4, 2, 4 C. 3, 4, 2, 3, 3, 2, 4 D. 3, 8, 2, 3, 2, 2, 4

Câu 31: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 14,5 gam B. 11,6 gam C. 17,4 gam D. 5,8 gam

Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào các quá trình trên là:

A. 3,36 lít, B. 2,24 lít, C. 6,67 lít D. 4,48 lít,

Câu 33: Cho 1,04 g hỗn hợp 2 kim loại hoà tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra (đo ở đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sẽ là:

A. 3,2g B. 2g C. 2,4g D. 3,92g

Câu 34: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho biết tổng số electron trong anion XY32là 42. Xác định hai nguyên tố X, Y và ion XY32 trong số các phương án sau

A. Be, Mg và MgBe3 B. S, O và SO32-

C. C, O và CO32-

D. Si, O và SiO32-

Câu 35: Khi cho 20 lít khí oxi đi qua máy tạo ozon, có 9% thể tích oxi chuyển thành ozon. Hỏi thể tích khí bị giảm bao nhiêu lít? (các điều kiện khác không thay đổi)

A. 0,9 lít B. 0,6 lít C. 2 lít D. 0,18 lít

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50ml dung dịch NaOH 25% (D= 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là

A. 42,97% B. 24,97% C. 42,69% D. 47,92%

Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y.

Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X l à :

A. 29,25 gam. B. 75 gam. C. 17,55 gam. D. 23,4 gam.

Câu 38: Hai bình cầu có thể tích bằng nhau. Nạp oxi vào bình thứ nhất. Nạp oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai. Nhiệt độ và áp suất ở hai bình như nhau. Đặt hai bình trên hai đĩa cân thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,21 gam. Số gam ozon có trong bình oxi đã được ozon hóa là

A. 0,63 B. 0,65 C. 0,69 D. 0,67

Câu 39: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí O2, O3

M  33

. Hiệu suất phản ứng là

A. 7,09%. B. 11,09%. C. 13,09%. D. 9,09%.

Câu 40: Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe3O4và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 g hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5g kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là:

A. 3,12g B. 3,21g C. 4g D. 4,2g

---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng.. Phenol

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua. b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch

Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian làm 3 phút) Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các:.. điện

Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần

Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của M, biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO 3

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều

Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó..

Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khi đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn.. Phần trăm khối lượng của