• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cư dân nông thôn với việc phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cư dân nông thôn với việc phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học, số 1 - 1998

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 97

Cư dân nông thôn với việc phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS

VŨ THỊ MINH HẠNH

Hiện nay ở nước ta, một số địa phương đang thực sự đứng trước nguy cơ về sự bùng phát cấp tính của đại dịch HIV/ AIDS. Trên phạm vi cả nước, số lượng người nhiễm được phát hiện ngày càng đông và lan rộng ra ở nhiều nhóm xã hội khác nhau trong đó có cả nhóm dân cư đang sinh sống tại các địa bàn nông thôn.

Thời gian qua, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi rõ nét. Tính cơ động xã hội của người dân ngày càng tăng, hiện tượng lao động tự do từ nông thôn tràn vào đô thị kiếm sống ngày càng trở thành phổ biến, thậm chí có những vùng, người dân còn vượt qua cả biên giới để kiếm tìm kế sinh nhai.

Quá trình dịch chuyển này đã tạo ra nhiều tiền đề cho sự lây nhiễm của HIV. Qua trưng cầu ý kiến 583 người bị nhiễm tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước, chúng tôi đã thu được kết quả là: cư dân nông thôn chiếm khoảng 23%. Đặc biệt trong số này có gần 30% cho biết họ đã từng đi ra nước ngoài với các mục đích như: buôn bán: 38,7%, tham gia vào các dịch vụ trong nhà hàng, ổ mại dâm: 23% và tham quan du lịch chỉ có: 7,69%... Trong quá trình kiếm tìm việc làm, một số người đã tham dự vào các môi trường có nguy cơ lan truyền và lây nhiễm HIV/ AIDS. Điều đó đã đặt cộng đồng dân cư nông thôn trước một thử thách mới đó là sự xuất hiện và lan nhiễm nhanh của dịch bệnh thế kỷ này. Để ngăn ngừa sự lây nhiễm của HIV, người dân ở nông thôn hiện nay cần thiết phải có đủ kiến thức, thái độ, niềm tin, ý thức tự giác, chủ động và sự thuần thục trong những hành vi phòng tránh. Từ những kết quả thu được qua khảo sát xã hội học về KAP tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Cần Thơ thực hiện vào tháng 7 năm 1997 vừa qua, chúng tôi nhận thấy khả năng phòng ngừa của cư dân nông thôn trong thực tế hiện còn nhiều bất cập.

Trước hết, có thể thấy chỉ số hiểu biết của người dân ở nông thôn về HIV/AIDS hiện nay là tương đối cao: 82,12% nhận thức đúng về sự nguy hiểm của HIV/AIDS, số hiểu chưa đúng chỉ chiếm gần 10%. Tuy nhiên vẫn còn 7,99% chưa biết HIV/AIDS là gì. Trong nhóm cư dân đô thị, chỉ báo này có phần thấp hơn chỉ có: 3,37% nhận thức về lây nhiễm HIV, phần đông cư dân nông thôn đã biết được rằng có 4 con đường chủ yếu, không dùng bao cao su: 85,59%; dùng chung dụng cụ tiêm chích: 76,34%; mẹ chuyển sang con: 66,46% và truyền máu chưa qua xét nhiệm: 63,73%.

Mặc dù vậy so với ở đô thị, khả năng nhận biết của người dân ở nông thôn về con đường lây nhiễm HIV vẫn còn thấp hơn đáng kể. Các chỉ báo tương tự trong nhóm cư dân đô thị là: 88,87%;

88,30%; 74,05% và 77,54%. Đáng chú ý là hiện vẫn còn 7,78% cư dân nông thôn trả lời không biết HIV lây qua con đường nào. Tỉ lệ này ở đô thị chỉ có 2,86%. Về khả lập gia đình của người bị nhiễm: 79,18% không đồng tình. Số người đồng tình chỉ có 4,73% còn lại là né tránh không trả lời.

Về khả năng mang thai của người phụ nữ bị nhiễm HIV, tuyệt đại bộ phận dân cư nông thôn đều cho rằng không nên 89,06%.

Về thái độ đối với HIV/AIDS hầu hết mọi người đều cảm thấy ghê sợ. Tuy vậy trước sự lây lan của đại dịch nhiều người lại tỏ ra thờ ơ và tự đặt mình ra ngoài nguy cơ cũng như cho rằng đây là một căn bệnh hoàn toàn xa lạ đối với bản thân. Bởi lẽ họ đã lầm tưởng rằng HIV/AIDS chỉ lây nhiễm trong những nhóm người có liên quan đến tệ nạn xã hội và vì thế mà tỏ ra chủ quan.

Đối với những người bị nhiễm, người dân ở nông thôn đã lựa chọn thái độ ứng xử như sau:

- Gần gũi, động viên chăm sóc: 77,92%

- Không cần quan tâm giúp đỡ: 2%

- Xa lánh, kỳ thị : 6,41%

- Không biết : 3,67%

(2)

Diễn đàn...

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 98

Có tới hơn 77% đã bày tỏ thái độ đúng mức đối với người bệnh. Tuy nhiên cần phải nhận thấy rằng thái độ này mới chỉ nằm trong ý tưởng của những người trả lời. Trong thực tế, khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân HIV/ AIDS nhiều người ở nông thôn đã tỏ ra mặc cảm, xa lánh hoặc ruồng rẫy. Sự mặc cảm này thể hiện ngay cả đối với người thân của họ khi những người này bị nhiễm. Người dân ở nông thôn đã trả lời câu hỏi: "Nếu người thân bị nhiễm, ông (bà) sẽ làm gì?"

như sau:

- Tìm hiểu nguyên nhân lây nhiễm: 43,85%

- Đưa đến các cơ quan tư vấn điều trị: 56,05%

- Chăm sóc tại gia đình: 6,83%

- Gửi vào trung tâm bảo trợ của Nhà nước: 21,98%

- Gửi đến các cơ sở từ thiện: 8,10%

- Gửi đến các cơ sở từ thiện: 0,32%

- Mặc kệ: 0,32%

- Cách li, cho ở riêng: 6,94%

- Đuổi ra khỏi nhà: 0,74%

- Khó trả lời: 6,83%

Cho dù đây mới là một câu hỏi giả định song cũng chỉ có 45,32% cộng đồng dân cư nông thôn chấp nhận để người nhiễm ở nhà chăm sóc còn lại tìm cách gửi đi nơi khác, nhất là gửi tới trung tâm bảo trợ của Nhà nước: 21,98%. Mặc dù ở nông thôn, cộng đồng dân cư có kết cấu tương đối bền chặt hơn, chịu sự ràng buộc của các quan hệ thân tộc nhiều hơn song tỉ lệ chấp nhận để người thân bị nhiễm được chăm sóc tại gia đình lại thấp hơn so với ở đô thị: 45,32% và 50,64%.

Nguyên nhân của sự khác biệt này theo chúng tôi là do thái độ ghê sợ, ruồng rẫy chi phối nhiều hơn là do khó khăn về kinh tế. Thái độ này còn thể hiện ngay cả trong tình huống nếu vợ (chồng) bị nhiễm thì cũng chỉ có 58% có thái độ ứng xử đúng còn lại là ruồng rẫy, xa lánh...

Đối với một trong những hành vi có nguy cơ làm lan nhiễm nhanh HIV/AIDS đó là quan hệ tình dục ngoài hôn nhân: 82,75% cư dân nông thôn không chấp nhận. Đối với việc nghiện ma túy, thái độ của người dân còn gay gắt hơn: 89,85% phản đối...

Rõ ràng chỉ số về nhận thức, về thái độ của cộng đồng dân cư nông thôn đối với HIV/AIDS hiện nay là tương đối cao. Song chỉ số về hành vi phòng ngừa lại đang dừng ở mức độ thấp.

Qua khảo sát chỉ có 47% những người trong độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn cho biết đã từng sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục còn lại là không sử dụng: 30,9% chưa có quan hệ tình dục:

20,08% và không trả lời 2%. Trong số đã sử dụng, tỉ lệ sử dụng thường xuyên rất thấp: 31,1%. Đặc biệt số người có kĩ năng sử dụng thành thạo, đúng mục đích phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh STD chỉ chiếm 17% còn lại người dân thường sử dụng bao cao su với mục đích chủ yếu là ngừa thai. Điều này thật không an toàn khi mà cũng từ kết quả khảo sát cho thấy có 7,26% cộng đồng cư dân nông thôn hiện đang có những biểu hiện của các bệnh STD. Số người tự mua bao cao su để sử dụng ở nông thôn hiện nay chưa nhiều: 30,43%. Số còn lại là trông chờ vào sự cấp phát miễn phí của từ các nguồn khác nhau. Nguồn bán bao cao su tại địa bàn nông thôn hiện nay chủ yếu là ở các hiệu thuốc tư nhân và trạm y tế còn nguồn cấp phát chủ yếu từ các cơ quan, tổ chức đoàn thể...

Về hành vi tham gia vào một số dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm HIV như tiêm chích, sơn sửa móng tay, cạo da mặt... có 72,34% dân cư nông thôn cho biết đã từng tham gia. Chỉ số này ở cư dân đô thị chỉ có 55,53%. Trong đó những người có dụng cụ riêng chiếm 51,02% còn lại là dùng chung dụng cụ hoặc không chú ý. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, người dân mới chỉ ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng bơm kim tiêm riêng để tránh bị lây HIV. Các dụng cụ còn lại như kìm sửa móng chân, móng tay, cạo da mặt... rất ít được quan tâm. Việc thiếu ý thức phòng ngừa trong một số sinh hoạt hàng ngày của người dân chính là nguyên nhân làm cho HIV/ AIDS lây lan nhanh trong cộng đồng nông thôn. Về hành vi sử dụng đồ dùng cá nhân, nhìn chung số người dùng riêng ở nông thôn chiếm tỉ lệ khá cao: từ hơn 70% đến hơn 90% cho mỗi loại đồ dùng.

Mặc dù vậy vẫn còn 4,31% dùng chung bàn chải đánh răng; 11,99% dừng chung dao cạo râu... Chỉ

(3)

Xã hội học, số 1 - 1998

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 99 báo tương tự ở đô thị thấp hơn chỉ có 1,4% và 7,89%. Đây thực sự là những chỉ báo không an toàn trong việc phòng ngừa lây nhiễm của HIV.

Những số liệu trên một lần nữa chứng tỏ chỉ số về hành vi thực hành phòng chống HIV/

AIDS của cư dân nông thôn hiện nay còn rất thấp so với yêu cầu. So sánh trên các lĩnh vực khác nhau từ nhận thức, đến thái độ, hành vi thực hành... đều cho thấy khả năng phòng ngừa của cư dân nông thôn thấp hơn hẳn so với cư dân đô thị.

Nguyên nhân sâu xa của hiện trạng khác biệt này là do sự thiệt thòi về mức độ được tiếp cận với các kênh thông tin của người dân ở nông thôn.

Qua khảo sát, số người được tiếp cận hàng ngày với truyền hình ở nông thôn là 60,57%; với báo chí là 17,77% thấp hơn nhiều so với ở đô thị 78,75% và 32,12%. Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế mức độ hưởng thụ thông tin của người dân ở nông thôn là do không có phương tiện: đài:

60,68%; truyền hình: 71,11% và không có thời gian. Chính vì vậy tỉ lệ dân cư được tiếp nhận thường xuyên những thông tin về HIV/AIDS tại địa bàn nông thôn chỉ có 41,54% thấp hơn so với ở đô thị là 50,06%. Do thiếu thông tin nên người dân ở nông thôn không thể tự tạo dựng cho mình có đủ kiến thức thái độ và khả năng thực hành đối với việc phòng chống HIV/AIDS.

Để nâng cao khả năng phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng dân cư ở nông thôn trong thời gian sắp tới, chúng tôi thiết nghĩ cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức sống thấp, trình độ dân trí thấp bằng cách huy động và tận dụng triệt để vai trò, khả năng của mọi loại hình truyền thông chính thức cũng như không chính thức .

Về nội dung tuyên truyền: cần tiếp tục đăng tải các thông điệp về con đường lây nhiễm của HIV song đối với từng con đường cần phải nên thật rõ, thật cụ thể cơ chế lây lan cũng như khả năng lan nhiễm ra cộng đồng... nhằm giúp người dân có thể giải tỏa được những nghi hoặc trong nhận thức của mình như: muỗi đốt có bị lây không? Vì sao? Cần phải chỉ rõ giúp người dân nhận thấy nguy cơ bị nhiễm là có thật, khắc phục tư tưởng chủ quan, tự đặt mình ngoài nguy cơ. Các thông điệp truyền thông cần phải chú ý thêm tới việc trang bị cho người dân kỹ năng thực hiện các hành vi phòng ngừa đặc biệt là đối với việc sử dụng bao cao su. Bởi vì hành vi này không chỉ ngăn ngừa được sự lây nhiễm của HIV mà còn phòng tránh được các bệnh STD. Đồng thời nên hạn chế bớt các thông điệp mang tính hù dọa người dân về căn bệnh này, xóa bỏ thái độ sợ hãi, mặc cảm của cộng đồng dân cư nông thôn đối với người nhiễm. Không những thế còn phải tạo dựng cho mọi người một thái độ ứng xử đúng mức đối với người bệnh, giúp người dân nhận rõ được các quyền cơ bản của người nhiễm cũng như những cách thức, việc làm cần thiết khi tiếp xúc đối với đối tượng.

Phải cung cấp thông tin một cách chính xác và cập nhật về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại từng địa phương để tạo ra sự quan tâm đến dịch bệnh cũng như ý thức chủ động phòng ngừa cho mỗi người.

Về hình thức thể hiện: phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của địa bàn nông thôn cũng như những nội dung thông điệp cần truyền tải mà lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

Trong các phương tiện thông tin đại chúng, đài là kênh truyền tin tương đối có hiệu quả ở nông thôn hiện nay do mức sống của người dân còn thấp, dân trí thấp, thiếu thời gian... nên họ ít có cơ hội tiếp cận với truyền hình, báo chí... Để đạt được hiệu qủa cao nên lựa chọn giờ phát sóng cho phù hợp. Qua khảo sát cư dân nông thôn nghe đài nhiều nhất vào sáng sớm từ 5 giờ đến 7 giờ. Nên chăng, tận dụng và mở rộng mạng lưới truyền thanh tại các thôn xóm để có thể truyền tải cập nhật những thông tin về HIV/ AIDS đến tận từng người dân ở nông thôn. Đồng thời, nên mở rộng và tăng cường hình thức tuyên truyền trong các nhóm nhỏ nhằm mục đích hình thành và củng cố những kỹ năng thực hành.

Đối với cư dân nông thôn, kết quả nghiên cứu cho thấy, kênh thông tin từ những người xunh quanh cũng giữ một vai trò đáng kể trong việc giúp họ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.

Vì vậy. cần thiết phải đào tạo một đội ngũ tuyên truyền viên về HIV/AIDS và phát huy tích cực hoạt động của đội ngũ này tại các địa bàn cơ sở, đẩy mạnh hình thức truyền thống thứ cấp trong

(4)

Diễn đàn...

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 100

cộng đồng sao cho ngày càng có nhiều người đảm nhiệm được việc làm này. Ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp cần tăng cường hơn nữa việc lắp đặt các panô, khẩu hiệu tuyên truyền nhằm mục đích thu hút sự chú ý trong nhân dân. Hiện nay các panô, khẩu hiệu mới chỉ được chú ý trang trí tại các tụ điểm đô thị có đông người qua lại còn ở nông thôn nhiều vùng hiện đang bị bỏ trống. Bên cạnh những hình thức trên có thể bổ xung thêm một số hình thức khác như mở chiến dịch truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng nông thôn để gây ấn tượng mạnh, tạo sự chú ý của đông đảo quần chúng. Riêng với một số nhóm đối tượng đặc thù như thanh niên, học sinh, phụ nữ... nên phát động các cuộc tìm hiểu về HIV/AIDS để có thể huy động được nhiều người tham gia trong cùng một thời điểm; đồng thời giúp họ củng cố kiến thức và tiếp nhận các thông điệp tuyên truyền ngày công chủ động hơn. Đặc biệt cùng với các thông điệp truyền thông, trong quá trình tuyên truyền nên đăng tải kèm theo các hình ảnh có thật về quá trình diễn biến của căn bệnh nhằm tạo sự chú ý của đối tượng và giúp họ nhận biết được nguy cơ có thể bị lây nhiễm là có thật. Đối với cư dân nông thôn nội dung thông điệp cần phải được thể hiện một cách ngắn gọn dễ hiểu và gắn liền với những hình ảnh trực quan, sinh động.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan