• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:10/10/2019 Ngày giảng: 14/10

Tiết 16 BÀI 16: ADN - BẢN CHẤT CỦA GEN

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức:

- HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.

- HS mô tả được bản chất hoá học của gen.

- HS phân tích được các chức năng của ADN.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

-GD đạo đức:

+ Quá trình tự nhân đôi của AND là cơ sở phân tử của hiện tƣợng di truyền, duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các thế hệ , lối sống có trách nhiệm, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán, tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

(2)

II/. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Tranh sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN.

- Bảng phụ 1: Trong các chức năng sau chức năng nào của ADN?

a) Lưu giữ thông tin di truyền.

b) Vận chuyển các chất dinh dưỡng.

c) Truyền đạt thông tin di truyền.

d) Điều hoà trao đổi chất.

- Bảng phụ 2: Bài tập 4 SGK.

2. Học sinh:

- Kiến thức về nguyên phân, giảm phân; Chuẩn bị bảng nhóm.

- Nghiên cứu Các hoạt động dạy học, học bài cũ.

III/. Phương pháp dạy học Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/.Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (10 phút):

Câu hỏi: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?

Đáp án:

- Các Nu liên kết theo chiều dọc tạo thành 2 mạch xoắn quanh 1 trục theo chiều từ trái qua phải (xoắn phải).

+ Mỗi chu kì xoắn là 10 cặp Nu (cao 34 Ao).

+ Đường kính vòng xoắn là 20Ao.

- Các Nu giữa 2 mạch đối diện liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:

+ A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hoá học;

+ G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hoá học và ngược lại.

Câu 2. Một đoạn phân tử ADN có trình tự mạch 1 như sau:

-A-T-G-X- T-X-A-T-

a. Viết trình tự các Nu của mạch còn lại?

b. Tính chiều dài của đoạn ADN trên?

Đáp án:

a. Theo nguyên tắc bổ sung các Nu trong 2 mạch của phân tử ADN là: A liên kết với T;

G liên kết với X.

Vậy trình tự các Nu của mạch ADN còn lại là: - T-A-X-G-A-G-T-A-

(3)

b. Chiều dài của đoạn ADN trên:

- Đoạn mạch trên gồm 8 cặp Nu, mà mỗi cặp có chiều dài là 3,4 Ao. - Vậy chiều dài của đoạn ADN trên là: 3,4 x 8 = 27,2Ao.

3/. Các hoạt động dạy học:

ADN và Pr cấu trúc nên NST, mà NST lại là cấu trúc mang gen. Vậy ADN và gen có mối quan hệ như thế nào?

Hoạt động 1: Tìm hiểu ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào? (10 phút) - Mục tiêu: HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.

HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV nhắc lại NST, ADN và Protein loại histon:

+ NST có đặc tính cơ bản nào trong NP và GP?

+ Vậy ADN có những đặc tính này không?

HS: Nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi:

- Đóng xoắn, duỗi xoắn, nhân đôi, phân ly.

=>Tìm hiểu đặc tính tự nhân đôi ADN (tự sao).

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/48, quan sát mô hình, hình vẽ để thu nhân thông tin.

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? Vào kì nào trong quá trình phân bào?

+ Diễn biến của quá trình tự nhân đôi ADN chia làm mấy giai đoạn?

+ Đặt tên cho mỗi giai đoạn?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh H16 trả lời câu hỏi:

- Diễn ra tại nhân TB, vào kì trung gian của quá trình

I/. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

- Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch Nu bổ sung cho nhau, nhờ đó ADN có đặc tính tự nhân đôi theo đúng khuân mẫu ban đầu.

- Vị trí, thời gian: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân TB tại NST ở kì trung gian.

- Quá trình tự nhân đôi:

+ 2 mạch ADN tách nhau theo chiều dọc.

+ Các Nu mạch khuôn liên kết với Nu tự do theo NTBS, 2

(4)

phân bào.

- Chia làm 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: 2 mạch đơn tách nhau tạo 2 mạch khuôn.

- Giai đoạn 2: Các Nu của môi trường nội bào bổ sung với các nu trên 2 mạch khuôn.

GV: Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi như thế nào?

HS: Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần.

GV: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên mấy mạch ADN?

HS: Cả hai mạch đơn.

GV: Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp?

HS: Các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS: A – T ; T – A ; G – X ; X – G.

GV: Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?

HS: Hai mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

GV: NX gì về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con?

HS: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức, yêu cầu HS:

- Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?

HS: khái quát kiến thức, trình bày trên tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, chốt ý, cho hs làm bài tập sau:

Bài tập: 1 đoạn mạch có cấu trúc : – A – G – T – X – X – A –

– T – X – A – G – G – T –

mạch mới của ADN con dần hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.

=> Kết quả là 2 phân tử ADN con được hình thành giống hệt ADN mẹ.

- Nguyên tắc:

+ Khuân mẫu: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn ADN mẹ.

+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong MT nội bào theo NTBS (A – T ; T – A ; G – X ; X – G).

+ Giữ lại 1 nửa của ADN mẹ mạch mới còn lại là mạch mới được tổng hợp.

=> Quá trình tự nhân đôi của ADN hình thành trên chất nền của Prôtêin, tạo nên 2 Crômatít.

(5)

- Hãy viết cấu trúc của 2 đoạn mạch ADN con được tạo thành từ đoạn ADN trên ?

Đáp án: Đoạn 1: – A – G – T – X – X – A

– T – X – A – G – G – T – Đoạn 2: Tương tự trên

GV hỏi :

Vậy quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ?

HS nêu được heo 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung, giữ lại 1nửa.

GV giải thích thêm về các thành phần tham gia vào quá trình tự nhân đôi ADN.

Yêu cầu HS sử dụng mô hình ADN để mô tả diễn biến quá trình tự sao trong đó làm nổi bật hai nguyên tắc trong quá trình này.

GV: Chốt lại kiến thức.

HS: Ghi nhớ kiến thức vào vở học.

...

...

...

...

Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của gen (10 phút) - Mục tiêu: HS nắm được bản chất của gen

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG

GV yêu cầu HS HS nghiên cứu thông tin mục II. SGK, cho biết:

Gen là gì?

HS nghiên cứu SGK, trả lời.

GV nhận xét, nhấn mạnh:

- Bản chất hóa học của gen là ADN.

II/. Bản chất của gen

- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng DT xác định.

- Bản chất hoá học của gen là

(6)

- Gen nằm trên NST, 1 phân tử ADN gồm nhiều gen.

GV hỏi:

Căn cứ vào đâu mà gen được phân thành nhiều loại?

HS nêu được: Tùy theo chức năng.

GV thông báo: Các gen thường được phân thành hai loại chính, đó là gen cấu trúc và gen điều hòa.

Gen có chức năng gì?

HS nghiên cứu SGK, trả lời.

GV nhận xét, chốt ý.

GV bổ sung: Nắm được cấu trúc của gen xác định được trình tự Nu trên gen có nhiều ứng dụng trong y học và chọn giống. VD tổng hợp Isulin nhân tạo.

ADN.

- Gen cấu trúc: Là một đoạn phân tử ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc 1 loại Pr.

...

...

...

...

Hoạt động 3: Chức năng của ADN (10 phút) - Mục tiêu: HS nêu được chức năng của ADN.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích h p ợ GD đạo đức:

+ Quá trình tự nhân đôi của AND là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền, duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các thế hệ  lối sống có trách nhiệm, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc.

GV: Gọi HS đọc phần III.

HS: 1HS đọc, HS khác nghe, ghi nhớ.

- ADN có chức năng gì?

III/. Chức năng của ADN

- Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền

(7)

HS: nghiên cứu SGK, trả lời.

GV phân tích 2 chức năng của ADN:

ADN lưu giữ thông tin di truyền dưới dạng mật mã di truyền (trình tự, số lượng, thành phần các Nu).

ADN truyền đạt thông tin di truyền qua 2 cơ chế: Tự nhân đôi (tự sao), sao mã (tổng hợp ARN).

GV nhận xét, bổ sung kiến thức, chốt ý:

Nhờ khả năng tự nhân đôi nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể → cơ sở cho tự nhân đôi của NST, duy trì được các đặc tính của loài ổn định, đảm bảo cho sự sinh sôi nảy nở liên tục của sinh vật.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

...

...

...

...

4/ Củng cố (3 phút):

GV sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức: Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

a. Bên ngoài tế bào. b. Bên ngoài nhân. c. Trong nhân tế bào. d. Trên màng tế bào.

Câu 2. Sự nhân đôi ADN xảy ra vào kì nào của nguyên phân?

a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau và kì cuối.

Câu 3. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

a. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ.

b. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.

c. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ.

d. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/50.

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 4/50

Trả lời * ADN con 1: Mạch 1 (cũ) – A – G – T – X – X – T –

(8)

Mạch mới - T - X - A – G – G – A – * ADN con 2: Mạch mới - A – G – T – X – X – T – Mạch 2 (cũ) - T – X – A – G – G – A – Nghiên cứu trước Bài 17 ”Mối quan hệ giữa gen và ADN”.

Bài tập làm thêm: Một gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen tự nhân đôi 1 lần môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?

Đáp án: A = T = 600; G =X = 900.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu này đã xác định và so sánh được một số đặc tính sinh học như khả năng gây bệnh tích tế bào, lượng virus nhân lên, quy luật nhân lên của virus

- Trình tự gen PB2 của 6 biến chủng virus cúm A/H5N1 nghiên cứu, có số lượng nucleotide và amino acid được mã hóa đúng bằng trình tự gen này, của 19 chủng đại diện

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Currently, there is no study in Vietnam assessing survival of LC with brain metastases patients treated by chemotherapy combined with rotating gamma knife. Studies of foreign

 Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch

- Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.. - Cách xây dựng khóa

Bài 5 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp

Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1800 nuclêôtit, đột biến điểm xảy ra làm cho phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp không thay đổi số axit amin nhưng làm xuất hiện một