• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Khối 4

Ngày soạn:5/11/2021

Ngày giảng: 4A: Tiết 1 ngày 08/11/2021 4B: Tiết 2 ngày 08/11/2021

Bài 10: Vẽ theo mẫu

VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Học sinh nhận biết được các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng.

- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật có dạng hình trụ gần giống mẫu. Sắp xếp được hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: trao đổi, chia sẻ cùng bạn về tác phẩm, tác giả…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng,phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật. Có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo

* HSKT: Em Thắng 4A tập vẽ được đồ vật có dạng hình trụ dưới sự hướng dẫn của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - SGK, SGV.

- SGK, SGV, CHUẨN BỊ một số đồ vật có dạng hình trụ.

- Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của HS các lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh: - SGK , Vở vẽ 4, đất nặn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 4A) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 2’)

- Cho HS giải đố về các đồ vật.

- GV: Đồ vật dùng trong cuộc sống hàng ngày rất phong phú về hình dáng, cách trang trí và màu sắc. Trong đó có rất nhiều đồ vật dạng hình trụ. Vậy những

- Hs tham gia thi đố.

- Lắng nghe.

- Tham gia vận động.

(2)

đồ vật thế nào là hình trụ, bài hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá (Khoảng 6’)

* Quan sát và nhận xét

- GV cho HS quan sát một số mẫu vẽ có dạng hình trụ:

? Đọc tên các đồ vật trên?

? Hình dáng chung của các vật mẫu?

? Cấu tạo (các đồ vật trên có những bộ phận gì)?

? Theo em thế nào là mẫu dạng hình trụ?

- GVKL: Những đồ vật có miệng và đáy là có dạng hình tròn thì được gọi là vật có dạng hình trụ.

- GV đặt mẫu: Bình đựng nước cho HS quan sát.

? Hình dáng chung của cái bình?

? Cái bình đựng nước có những bộ phận nào?

? So sánh tỉ lệ các bộ phận?

? Bình nằm trong khung hình gì?

? Màu sắc và độ đậm nhạt của bình?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cái ca, chén, cốc, cặp lồng, chai.

- Cái chai cao, cái cốc thấp, cặp lồng thì rộng,...

- Miệng, thân, đáy.

- Miệng và đáy có dạng hình tròn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát mầu và trả lời câu hỏi.

- Mẫu hình trụ, trên và dưới to bằng nhau.

- Miệng, thân, quai, vòi và đế bình.

- Đế to bằng miệng, thân to hơn miệng, quai bình bằng khoảng 1/5 chiều rộng của bình, chiều cao bằng

khoảng 1/5 chiều rộng, vòi rộng bằng thân bình.

- Hình vuông

- Màu trắng và có 3 độ đậm nhạt: Đậm, đậm vừa, nhạt.

- HS quan sát tranh.

- Miệng, thân, đáy.

- HS quan sát mầu và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút)

(3)

3.1. Tìm hiểu cách (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 gợi ý cách vẽ bình đựng nước, thảo luận nhóm đôi, nêu cách vẽ.

- GV yêu cầu hai nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ khung hình (cân đối giữa khổ giấy không quá to, quá nhỏ), phác

trục đồ vật.

+ Xác định vị trí của miệng, thân, đáy, tay cầm, vòi và phác các nét chính.

+ Vẽ nét chi tiết và sửa lại hình vẽ cho đúng với mẫu.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc vẽ màu.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3.2. Thực hành sáng tạo sản phẩm cá nhân

* Tổ chức HS thực hành, sáng tạo cá nhân.

- GV đặt mẫu trên bàn GV cho cả lớp vẽ.

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót để học sinh hoàn thành bài.

3.3. Cảm nhận, chia sẻ

- GV cùng HS thu một số bài của trưng bày trên bảng để nhận xét.

? Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy) ?

? Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ (so với mẫu)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV: Nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu kiến xây dựng bài và có bài vẽ đẹp.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- Hs thực hành cá nhân:

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- Tập vẽ mẫu hình trụ theo hướng dẫn, giúp đỡ của GV.

- Lắng nghe.

- Lắng

(4)

nghe Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 4’) + Nhà em có những đồ vật nào dạng

hình trụ? Đồ vật đó có tác dụng gì?

- GV hướng dẫn học sinh về quan sát thêm một số loại đồ vật dạng hình trụ và vẽ tạo dáng, trang trí theo ý thích.

- HS trả lời.

- HS thực hành tạo sản phẩm khác.

- Quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 1’) - Sưu tầm tranh phiên bản.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Về nhà xem trước bài sau, chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- HS lắng nghe

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng và quan sát kĩ đồ vật có dạng hình trụ.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 1:

Ngày soạn: 30/10/2021

Ngày giảng 1A: Tiết 4 ngày 08/11/2021 1B: Tiết 1 ngày 12/11/2021

Môn Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT Bài 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC

(2 tiết

(Tiết 2 – Soạn Tuần 9) Khối 1

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng 1A: Tiết 2 ngày 8/11/2021 1B: Tiết 3 ngày 12/11/2021

Môn: Đạo đức

CHỦ ĐỀ 3: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Bài 10: ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ

(1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đi học đúng giờ;

- Biết vì sao phải thực hiện đi học đúng giờ. Thực hiện đi học đúng giờ;

- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đi học đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

(5)

- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về trẻ tự giác thực hiện đi học đúng giờ - Tranh, ảnh, video bài hát Đi học (nhạc và lời Đình Thảo)

- Phiếu “Tuần tự giác đi học đúng giờ” (dành cho hoạt động thực hành):

2. Học sinh: SGK, vở bài tập đạo đức 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối (khoảng 3p) - Cho hs nghe bài hát “Đi học”

- Nêu các câu hỏi HS cần trả lời theo lời bài hát:

+ Hôm qua bạn nhỏ đến trường với ai?

+ Hôm nay bạn nhỏ đến trường cùng ai?

+ Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học như thế nào?

- GV: Vậy đi học đúng giờ mang lợi ích gì, cần làm gì để đi học đúng giờ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Đi học đúng giờ (ghi tên bài lên bảng).

- Lắng nghe và hát theo - Trả lời các câu hỏi:

- Hôm qua bạn nhỏ được mẹ dắt tay đến trường.

- Một mình em tới lớp.

- Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học đúng giờ

- Nghe và nhắc lại tên bài.

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (Khoảng 6’) - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV hướng dẫn đọc lời thoại

+ Phân vai đọc lời thoại trong tranh.

+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào ? Vì sao?

+ Theo em việc đi học đúng giờ mang lại lợi ích gì?

- Theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích nhóm HS nêu được càng nhiều việc càng tốt (có thể tạo thành cuộc thi đua nho nhỏ).

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Tranh vẽ hai bạn đang đi học, bên đường có tiệm game và cảnh lớp học, có cô giáo và các bạn hs.

- Nghe và đọc theo + Hai HS đọc

+ Em đồng tình với bạn Bo, không đồng tình với bạn Bi. Vì bạn Bo không ham chơi, đi học đúng giờ. Còn bạn Bi ham chơi game nên đến lớp muộn.

+ Đi học đúng giờ giúp em được nghe giảng bài đầy đủ, học mau tiến bộ, không vi phạm nội quy trường lớp……….

(6)

- Viết ý chính của các câu trả lời lên bảng.

- Mời đại diện 1 nhóm trình bày.

- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.

- Khen những nhóm nêu được nhiều lợi ích và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.

- Chỉ ra điều HS cần khắc phục để phần trình bày có thể tốt hơn.

- Cho hs quan sát 5 tranh SGK thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để đi học đúng giờ

+ Em cần làm gì để đi học đúng giờ?

- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.

- Khen những hs nêu được nhiều việc để đi học đúng giờ và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.

- Các nhóm khác đồng ý thì giơ mặt cười, không đồng ý giơ mặt méo.

- Học sinh quan sát tranh và TLCH

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập từ tối hôm trước, đặt báo thức, thức dậy đúng giờ, ăn sáng và đi học đúng giờ….

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút) - Cho Học sinh quan sát 3 tranh và nêu tình huống

trong mỗi bức tranh.

+ Trong 3 bức tranh em vừa quan sát, em thấy những việc nào nên làm và việc nào không nên làm?

Vì sao?

+ Em cần làm gì để đi học đúng giờ ? - GV chốt ý: Để đi học đúng giờ, cần phải :

+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya .

+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ .

+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ .

- Học sinh quan sát tranh.

- Việc em nên làm là:

Soạn sách vở đúng giờ trước khi đi học.

+ Ăn sáng đúng giờ.

- Việc không nên làm:

+ Không được ngủ dậy muộn.

- Em sử dụng đồng hồ báo thức hoặc nhờ mẹ gọi dậy. Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn thành vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhanh…,…

4. Hoạt động 4: Vận dụng (Khoảng phút)

- GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung bức tranh.

+ Em sẽ khuyên bạn điều gì?

+ Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ?

+ Đi học đúng giờ để làm gì?

- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em.

- HS quan sát, nêu nội dung.

- Bạn đi học rồi tối về xem ti vi, trễ học cổng trường đóng, hoặc đội cờ đỏ sẽ trừ điểm, …

(7)

Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình

Nội quy mình nhớ khắc ghi Đến trường học tập em đi đúng giờ.

- Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động .

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 2 Ngày soạn: 07/11/2021

Ngày giảng: 2B tiết 2, ngày 10/11/2021 2A tiết 4, ngày 11/11/2021

Môn: Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 3: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM, NÉT LẶP LẠI BÀI 6: HỘP BÚT THÂN QUEN

(1 Tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được đặc điểm hộp bút và các chấm, nét trang trí lặp lại trên sản phẩm. Nêu một số cách tạo sản phẩm hộp bút từ vật liệu sẵn có và trang trí chấm, nét, màu sắc lặp lại.

- Tạo được hộp bút và sử dụng chấm, nét lặp lại để trang trí theo ý thích. Biết sử dụng công cụ an toàn và trao đổi, chia sẻ với bạn trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

- Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; bước đầu thấy được vẻ đẹp của sản phẩm được trang trí bằng chấm, nét lặp lại và ứng dụng của sản phẩm vào học tập, làm đẹp cuộc sống.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo vận dụng hiểu biết về đơn vị đo độ dài để ước lượng xác định kích thước khổ giấy phù hợp với kích thước của vật liệu dạng khối làm hộp bút; hoặc kích thước chiều cao, bề rộng/sâu của hộp bút làm từ giấy bìa

3. Phẩm chất

- Hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất Trung thực, trách nhiệm, rèn luyện đức tính kiên trì, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: khéo léo thực hiện một số thao tác thực hành tạo sản phẩm và trang trí tôn trọng ý tưởng sáng tạo, cách sử dụng sản phẩm phục vụ đời sống của bạn và người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

1. Học sinh: SGK, Vở thực hành; vật liệu dạng khối, bìa giấy, hồ dán, màu vẽ kẻo, giấy màu...

2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bìa giấy, kéo, hồ dán hình ảnh minh hoạ (hoặc sản phẩm nguyên mẫu) liên quan nội dung bài học;

máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Tấn 2B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút)

- GV cho HS quan sát một số sản phẩm sử dụng “Chấm và nét”.

+ Nét và chấm trong các sản phẩm trên được vẽ như thế nào?

+ Sile 1: đồng hồ thời gian tính trò chơi.

- Gv liên hệ nội dùng bài học. Ghi đầu bài: Bài 6 Hộp bút thân quen.

- HS quan sát.

- Lặp lại xen kẽ, đối xứng của chấm.

- Lặp lại xen kẽ của chấm và nét.

- Lặp lại đối xứng của nét.

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 9 phút) - GV chiếu hình ảnh SGK trang 28

yêu cầu hs quan sát.

+ Chấm, nét, màu sắc ở mỗi hộp bút được sắp xếp lặp lại hay xen kẽ ? + Hộp bút có hình gì ?

+ Hộp bút được làm bằng chất liệu gì?

- Gv nhận xét, phân tích sự lặp lại của chấm, nét ở mỗi hình ảnh.

+ Ngoài hộp bút trên em biết những hộp bút hình gì khác?

- Quan sát SGK, trả lời

- Xen kẽ, màu lặp lại…

- Hình tròn, vuông…

- Nhựa, mây….

- Lắng nghe

- Hình vuông, hình CN

- Quan sát SGK, trả lời.

(9)

+ Hộp bút có tác dụng gì ?

+ Để hộp luôn đẹp và mới em cần làm gì ?

- Yêu cầu HS Quan sát hình trên máy tính. GV nhận xét chung giới thiệu một số hộp bút, màu sắc, cách trang trí có thể sắp xếp chấm, nét lặp lại đối xứng, xem kẽ để trang trí, làm đẹp thêm cho hộp bút. Liên hệ tác dụng của hộp bút…

- Đựng bút - Giữ gìn.

- Quan sát, lĩnh hội

- Quan sát, lĩnh hội

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút) 3.1. Hướng dẫn cách tạo hộp bút và

trang trí chấm, nét lặp lại.

* Cách 1: Tạo hộp bút từ vật liệu dạng hình khối và trang trí bằng chấm, nét lặp lại.

- GV chiếu hình SGK trang 29, yêu cầu HS quan sát.

+ Vật liệu gồm những gì?

+ Nêu các bước làm ? - Gv nhận xét.

* Cách 2: Tạo hộp bút bìa giấy và trang trí bằng chấm, nét lặp lại.

- GV yêu cầu HS quan sát SGK trang 30( Sile 8,9)

- HS quan sát

- Vỏ hộp sữa…

- Trả lời các bước.

- Quan sát

- HS quan sát.

- Vỏ hộp sữa…

- Quan sát

(10)

+ Vật liệu gồm những gì?

+ Nêu các bước làm ?

- Gv nhận xét câu trả lời các nhóm, khen ngợi.

* GV minh họa

- Cách 1: Tạo hộp bút từ vật liệu dạng hình khối và trang trí bằng chấm, nét lặp lại.

- Tạo hộp bút từ hộp sữa.

+ Bước 1: Xác định kích thước của khổ giấy cần dán bao quanh vật liệu ( hộp sữa): Chiều rộng tương đương chiều cao của vật liệu( hộp sữa), chiều dài tương đương kích thước bao xung quanh thân vật liệu.

+ Bước 2: Dùng kéo cắt khổ giấy vừa xác định.

+ Bước 3: Vẽ hoặc cắt, tạo các chấm, nét, hình để sắp xếp trang trí lặp lại hoặc xen kẽ theo ý thích( Gv kết hợp cùng HS)

- Cách 2: : Tạo hộp bút bìa giấy và trang trí bằng chấm, nét lặp lại.

- Tạo hộp bút hình vuông

+ Bước 1: Xác định kích thước của hộp bút.

+ Bước 2: Gấp theo đường kẻ và dán tạo khối hộp.

+ Bước 3: Cắt tạo kiểu dáng hôp bút theo ý thích.

+ Bước 4: Trang trí bằng chấm, nét

+ Giấy bìa

+ Nêu các bước làm của nhóm.

- Quan sát, lĩnh hội

- B3: HS lên bảng làm kết hợp cùng gv.

- Quan sát, lĩnh hội.

- Bước 4: HS lên bảng làm kết hợp với giáo viên.

- Quan sát, lĩnh hội

- Quan sát, lĩnh hội.

(11)

lặp lại xen kẽ hoặc đối xứng theo ý thích.( Gv kết hợp cùng Hs)

- GV dặn hs:

+ Liên hệ từ những vật liệu dùng hằng ngày có thể tái sử dụng để tạo đồ dùng học tập.

3.2. Thực hành sáng tạo Bài học sinh tham khảo

- Gv gọi 2-3 hs chia sẻ ý tưởng của mình.

- Gv yêu cầu hs thực hành cá nhân tạo sản phẩm hộp bú theo ý thích. Chú ý khi dùng các dụng cụ kéo an toàn, với giấy thừa vệ sinh lớp học.

- Gv quan sát, hướng dẫn hs thực hành

3.3. Cảm nhận và chia sẻ

- Gv hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm cá nhân theo nhóm.

- Gv gợi mở HS giới thiệu chia sẻ + Em đã tạo sản phẩm hộp bút bằng cách nào?

+ Em sử dụng chấm, nét, màu sắc như thế nào để trang trí?

- Cảm nhận về sản phẩm của bạn + Em thích sản phẩm nào, vì sao?

- Gv nhận xét chung sản phẩm của HS. Khen ngợi, động viên.

- Ghi nhớ

- Quan sát

- Trả lời.

- Làm bài.

- HS quan sát sản phẩm của bạn

- HS giói thiệu sản phẩm

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn - Lắng nghe

- Quan sát

- HS quan sát sản phẩm của bạn.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2 phút)

- Cho hs xem thêm 1 số sản phẩm - Quan sát - Quan sát.

(12)

sáng tạo được giới thiệu trong SGK trang 31 và vở thực hành (hoặc sưu tầm) để gợi mở cho học sinh.

- Sử dụng chấm và nét, hình, màu lặp lại để trang trí cho những đồ vật khác như chậu cảnh, ….

- Hướng dẫn hs tạo sản phẩm theo ý

thích ở nhà. - Làm bài tập vận dụng ở

nhà.

- Làm bài tập vận dụng ở nhà.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút) - Nhận xét kết quả thực hành, ý thức

học, chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Đọc bài 7: Làm quen với tranh in và chẩn bị vật liệu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS chuẩn bị đồ dùng học tiết sau V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 3 Ngày soạn: 7/11/2021

Ngày giảng: 3B tiết 1 ngày 10/11/2021 3A tiết 4 ngày 12/11/2021

Môn: Mĩ thuật

Bài 10: Thường thức mĩ thuật TIẾT 10: XEM TRANH TĨNH VẬT

(Một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(13)

1. Năng lực mĩ thuật

- Học sinh làm quen với tranh tĩnh vật.

- Tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. HS năng khiếu chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

- Giới thiệu và chia sẻ được cảm thụ được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật về sản phẩm 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: trao đổi, chia sẻ cùng bạn về tác phẩm, tác giả…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: HS biết trân trọng giá trị của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích khám phá và cảm nhận thẩm mĩ.

* HSKT: Em Dũng 3A, Chức 3B Nhận biết hình ảnh có trong tranh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc - Máy chiếu.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 3.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Dũng 3A, Chức 3B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 3’)

- Giáo viên cho chơi trò chơi: HS kể tên các loại quả

- Giới thiệu bài : Thiên nhiên tơi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. ở Việt Nam, hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác đợc những tác phẩm đẹp về hoa và quả.

- HS tham gia trò chơi 3 phút

- Lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (Khoảng 6’)

(14)

* Xem tranh

2.1. Tranh Tĩnh vật (tranh khắc thạch cao của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh)

- GV chiếu tranh Tĩnh vật (tranh khắc thạch cao của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh)

? Tác giả của bức tranh này là ai?

? Tranh vẽ những hình ảnh gì?

? Hình dáng các loại hoa quả đó?

? Màu sắc các loại hoa quả trong tranh?

? Những hình ảnh của bức tranh được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ?

? Nêu cảm nhận của em về bức tranh?

- GVKL: Tranh của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ chúm mận trắng (roi) có hòa sắc lạnh, màu sắc ấm dần lên.

Tác giả rất tế nhị khi điểm cái nơ màu đỏ, chính điểm nhấn này đã làm cho bức tranh mang đậm nét Á Đông, thể hiện sự vươn lên. Tác giả khéo léo bố trí các khoảng trống như giỏ hoa, lá, hoa,..tạo sự nhẹ nhàng cho bức tranh.

* Tranh 2: Tĩnh vật (tranh khắc thạch cao của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh)

- Quan sát tranh trong VTV3, trang 17 và trả lời các câu hỏi sau:

? Tác giả của bức tranh này là ai?

- HS quan sát tranh

- Tác giả của bức tranh này là của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh.

- Quả roi, lá roi, mũ lá, và hoa

- Mỗi quả một dáng nhìn rất sinh động.

- Tím, trắng, xanh lá cây nhạt, đỏ, vàng, màu lam tím…

- Hình ảnh chính của bức tranh là chùm roi, được đặt ở phía trước, to, nổi bật trong tranh..

- Em thích vì nó đẹp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- Tác giả của bức tranh này là của họa sĩ Đường

- Quan sát tranh.

- Nhắc lại câu trả lời.

- Lắng nghe.

- HS quan

(15)

? Tranh vẽ những hình ảnh gì?

? Hình dáng các loại hoa quả đó?

? Màu sắc các loại hoa quả trong tranh?

? Những hình ảnh của bức tranh được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ?

? Nêu cảm nhận của em về bức tranh?

? HS tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.

- GVKL: Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Đại Học Mĩ Thuật Công Nghiệp. Ông rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả).

Ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm tranh trong nước và quốc tế.

- Trong tranh họa sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ rất nhiều loại quả như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,...Ngoài vẽ quả ông còn vẽ các loại hoa, lá.

Các loại quả được đặt trung tâm bức tranh, cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ rất cân đối, chặt chẽ. Bức tranh được vẽ với gam màu nóng, những màu tương phản làm nổi bật lên hình ảnh chính. Mảng màu lạnh cũng được chuyển một cách nhịp nhàng xoáy đậm vào trọng tâm với những màu trun tính đen, trắng cho bức tranh hài hòa về màu sắc.

Ngọc Cảnh.

- Quả móng cụt, quả sầu riêng, lá, hoa, đĩa quả phía sau,...

- Quả sầu riêng tròn to và có gai, quả măng cụt nhỏ, mỗi quả một hình dáng khác nhau.

- Quả Sầu riêng màu vàng, tím quả măng cụt.

- Hình ảnh chính của bức tranh là quả sầu riêng và măng cụt được đặt ở phần giữa tranh.

- Em thích vì mà sắc đẹp.

- 2 HS lên bảng tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.

- HS lắng nghe.

sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận

xét.

- Hs lắng nghe và ghi nhớ. - Quan sát, lắng nghe

(16)

- Vẽ một bức tranh tĩnh vật. - Hs làm bài tập.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Về quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho giờ học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe

V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Lớp 3:

Ngày soạn: 8/11/2021

Ngày giảng 3B: Tiết 1 ngày 11/11/2021

Môn: Đạo đức

BÀI 5: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn. Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức như: Rút hộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé ...

- Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

* Hs khuyết tật: Em Chu Tiến Chức lớp 3B. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, máy tính.

2. Học sinh: VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Chức 3B) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 5 phút)

- Cho HS nghe bài hát “Tình làng nghĩa xóm”.

+ Trong bài hát nhắc đến những hình ảnh nào?

- Giới thiệu bài mới- Ghi bài lên bảng.

- Lắng nghe.

- Nêu nội dung bài hát.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(17)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 25 phút) Phân tích truyện Chị Thủy của em

(15p)

- Yêu cầu HS đọc câu truyện.

? Trong câu truyện có những nhân vật nào?

? Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy?

? Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?

? Vì sao mẹ của bé viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?

? Em biết được điều gì qua câu truyện trên?

? Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

- GVKL: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.

- 1 HS đọc.

- Bé Viên, mẹ Viên, Thủy,.

- Không có ai chơi cùng, buồn.

- Làm chong chóng, làm cô giáo dạy viên học.

- Vì Thủy quan tâm và chơi với Viên.

- Cần phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Hàng xóm là những người sống bên cạnh ta.

- Cần thiết phải giúp đỡ hàng xóm xung quanh.

- HS nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (Khoảng 25 phút) Bài tập 2: Đắt tên tranh

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập:

- GV chiếu tranh cho HS quan sát và đặt tên?

- GVKL: Các việc làm của tranh 1,3,4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn tranh 2 là làm ồn ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.

- 1 Hs đọc.

- 4 HS trình bày.

+ Tranh 1. Cậu bé ngoan + Tranh 2: Không nên làm mất trật tự khu phố + Tranh 3: Cậu bé đưa thư

+ Tranh 4: Cô bé tốt bụng.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Vận dụng (khoảng 5 phút) + Em đã làm gì để giúp đỡ hàng xóm nhà mình? Em đã làm việc đó như thế nào?

+ Sau khi lầm xong em thấy thế nào?

+ Em hãy sưu tầm những câu chuyện,

- Trông hộ em bé, giúp đỡ hàng xóm,

- Về nhà sưu tầm bài hát,

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi

(18)

hát, đọc về quan tâm, giúp đỡ hàng xóm ?

* Củng cố, dặn dò:

- Tóm tắt nội dung chính của bài học - Nhận xét, tuyên dương HS.

- Chuẩn bị bài: Xem trước bài tập 3,4,5.

kể chuyện, đọc thơ

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 3

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: 3B: Tiết 2 ngày 11/11/2021 3A: Tiết 3 ngày 12/11/2021

Môn: Âm nhạc

HỌC BÀI HÁT: CON CHIM NON Dân ca Pháp

(1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

2. Năng lực:

- Biết thể hiện rõ phách mạnh nhẹ của nhịp 3/4 3. Phẩm chất:

- Giáo dục các em tình cảm yêu quý quê hương, biết bảo vệ và chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

* Hs khuyết tật: Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 3A, Chu Tiến Chức lớp 3B Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- SGV, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động, đàn, máy chiếu, loa, thanh phách.

2. Học sinh:

- Sách Âm nhạc 3, vở ghi bài.

- Thanh phách hoặc nhạc cụ gõ tự tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Đài, đĩa nhạc nhạc

2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở và thanh phách hoặc nhạc cụ gõ tự tạo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT

(Dũng 3A,

(19)

Chức 3B) 1. Hoạt động khởi động (khoảng 3

phút)

- Gọi 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát:

Lớp chúng ta đoàn kết.

- Gv gọi 1 hs nhận xét.

- Gv yêu cầu cả lớp hát.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (khoảng 18 phút)

* Dạy hát bài: Con chim non

- Gv đưa hình ảnh minh hoạ bài hát.

? Nhìn vào hình ảnh thấy được nhìn ảnh gì?

- Gv giới thiệu bài, tác giả trực tiếp Các em đã học nhiều bài hát trong đó có những bài dân ca Việt Nam. Tiết học này các em sẽ học bài Con chim non, dân ca Pháp. Đây là bài hát nhịp 3/4

- Gv hát mẫu.

- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu.

- Gv sửa sai (nếu có).

- Gv cho học sinh khởi động giọng theo âm La

- Dạy hát từng câu theo nối móc xích.

Câu 1: Bình minh lên…véo von.

+ Gv hát đàn

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) Câu 2: Hòa tiếng hót…say sưa + Gv hát đàn + Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) - Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 - Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.

Câu 3 : Này chim ơi…..tha.

+ Gv hát đàn

+ Gv đàn cho hs hát.

- 5 hs thực hiện - Hs nhận xét - Hs thực hiện - Hs lắng nghe

- Hs quan sát.

- Hs: Con chim…..

- Hs nghe.

- Hs nghe.

- Hs cả lớp đọc + Nhóm

+ Cá nhân thực hiện - Hs khởi động giọng

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv

- Hs hát ghép - Tổ, bàn hát ghép.

- Hs nghe.

- Hs hát câu 3

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs q.sát.

- HS hát - Hs nghe.

- Hs nghe.

- HS hát

- Hs khởi động giọng

- Hs nghe.

- Hs hát theo

hướng dẫn của Gv - Hs hát theo

hướng dẫn của Gv

(20)

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) Câu 4 : Rộn vang…. nhà

+ Gv hát đàn

+ Gv đàn cho hs hát.

- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4.

- Gv cho hs hát cả bài.

- Gv nhận xét, kết luận: Các em đã hát đúng lời ca và giai điệu của bài hát.

3. Hoạt động luyện tập (khoảng 10 phút)

* Hát và kết hợp gõ đệm

- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3

- Gv yêu cầu 1 hs thực hiện - Gv nhận xét

- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.

- Gv sửa sai cho hs (nếu có).

- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể.

- Gv làm mẫu

- Vỗ tay đệm theo nhịp 3/4

Phách 1: Vỗ 2 tay xuống bàn.

Phách 2: Vỗ 2 tay vào nhau.

Phách 3: Vỗ 2 tay vào nhau.

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)

* Hát kết hợp vận động theo bài hát.

- Gv hướng dẫn hs trực tiếp.

- Gv cho hs thực hiện tại chỗ.

- Gv yêu cầu hs lên bảng hát và vận động theo bài hát.

- Gv nhận xét.

* Kết luận: Các em được hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát, vận động cơ thể

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(4P)

? Em học bài hát nào ?

? Bài hát thuộc dân ca gì?

? Bài hát nói về điều gì?

- GV giáo dục HS yêu thích, bảo vệ và chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.

- Hs hát ghép.

- Hs thực hiện + Nhóm

+ Cá nhân thực hiện - Hs nghe.

- Hs quan sát

- 1 Hs hát và gõ đệm - Hs nhận xét

- Hs thực hiện - Tổ thực hiện

- Quan sát gv hướng dẫn - Hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Quan sát gv hướng dẫn - Hs thực hiện

- Bài Con chim non - Dân ca Pháp - Trả lời

- Hs hát theo

hướng dẫn của Gv.

- Hs nghe.

- Hs quan sát.

- Hs nghe.

- Quan sát gv hướng dẫn

- Hs thực hiện.

- Quan sát gv hướng dẫn

- Hs thực hiện

- Hs nghe.

(21)

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát

- Gv nhắc hs tự tìm một số động tác phụ họa cho bài hát thêm phong phú

* Kết luận: Các em đã được học lời ca và giai điệu của bài hát, biết các gõ đệm cho bài hát.

- Tập thể hát.

- Hs nghe và lĩnh hội.

- Hs nghe và lĩnh hội.

- Hs hát.

- Hs nghe và lĩnh hội.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 5

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày giảng: 5B: Tiết 3 ngày 11/11/2021 5A: Tiết 1 ngày 13/11/2021

Môn: Mĩ thuật

Bài 9: Thường thức mĩ thuật

Tiết 9: GIỚI THIỆU VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật:

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

- Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam.

- HS cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.

- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành;

trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

2. Phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, tìm hiểu các đồ vật xung quanh …;

được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Tranh, ảnh tư liệu về điêu khắc cổ.

- Tranh, ảnh trong bộ đồ dùng dạy học 2. Học sinh: SGK, VTV, bút chì, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút)

(22)

- Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút) - Giáo viên đưa hình ảnh dùng kĩ thuật động

não tổ chức cho học sinh chơi trò chơi kể tên các tác phẩm điêu khắc có trong hình ảnh.

- Đánh giá hoạt động kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Suy nghĩ và trả lời nhanh

- Lắng nghe Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 6 phút)

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ (5p)

- GV cho HS xem một số hình ảnh về tượng và phù điêu cổ có trong SGK.

? Xuất xứ các tác phẩm điêu khắc cổ? Hiện nay các tác phẩm đó có ở đâu?

+ Các em thường thấy tượng và phù điêu ở đâu ?

+ Các điêu khắc cổ thường thể hiện chủ đề gì?

+ Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì?

+ Tượng và phù điêu khác tranh vẽ ở điểm nào?

- GVKL: Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật lâu đời do các nghệ nhân dân gian tạo ra thường có ở đình, chùa, lăng tẩm.

- Thể hiện các chủ đề tín ngưỡng thường đ- ược làm bằng các chất liệu: gỗ, đá, đồng.

- Điêu khắc cổ là di sản văn hoá của nước ta.

Từ đó HS có ý thức trân trọng và bảo vệ.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng (26p) 2.1. Tượng

* Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Do các nghệ nhân dân gian tạo ra

- Thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm…

- Về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú - Gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa,

-Tượng phù điêu là tác phẩm tạo hình có thể tạo ta bằng cách đục, đẽo, nặn với chất liệu gỗ, đá đồng, tranh vẽ trên mặt phẳng bằng chất liệu màu khác nhau.

- HS lắng nghe.

(23)

+ Tượng được làm bằng chất liệu gì ? Được đặt ở đâu?

+ Nêu đặc điểm của bức tượng đó?

+ Nêu cảm nhận của em về bức tượng?

- GVKL: Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có nhiều con mắt và rất nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật, có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và che chở cứu giúp mọi người trên thế gian. Các cánh tay được xếp thành những vòng tròn như ánh hào quang tỏa sáng xung quanh Đức Phật, trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt. Phật có nhiều mắt có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và có nhiều tay để có thể cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam.

* Tượng A di đà.

+ Tượng được làm bằng chất liệu gì ? Được đặt ở đâu?

+ Nêu đặc điểm của bức tượng đó?

+ Nêu cảm nhận của em về bức tượng?

- Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Tượng được làm bằng gỗ. Chùa Phật Tích- Bắc Ninh - Tọa thiền, các cánh tay được xếp thành nhừng vòng tròn, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, trên đỉnh đầu còn có một bức tượng A- di- đà nhỏ.

- Em rất thích bức tượng đó?

- HS lắng nghe.

- Tượng phật A- di - đà. Tượng được làm bằng đá. Chùa Phật Tích- Bắc Ninh.

- Tọa thiền trên toà sen, trong trạng thái thiền đình. Khuôn mặt hình dáng dịu dàng và đôn hậu.

- Em rất thích bức tượng đó.

- HS lắng nghe.

(24)

- GVKL: Phật A- di- đà tọa trên tòa sen trong trạng thái thiền định, khuôn mặt, hình dáng chung biểu hiện vẻ dịu dàng, đôn hậu.

Mắt hé mở, trên đầu có nhục khấu, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn. Hai tay đặt ở trong lòng, tay trái đặt lên tay phải. Thân phật mặc áo giao lĩnh ( y phục nhà phật) bên ngoài khoác một lớp áo nữa nhẹ nhoàng buông xõa. Phật tọa trên tòa sen hình bán cầu được trang trí bằng những lá sen úp và ngửa. Trên mỗi lá sen được trang trí bằng hình rồng cuốn. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác.

Trang trí chân bệ là

hìnhrồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ

* Tượng Vũ nữ Chăm.

+ Tượng được làm bằng chất liệu gì ? Được đặt ở đâu?

+ Nêu đặc điểm của bức tượng đó?

+ Nêu cảm nhận của em về bức tượng?

- GVKL: Tượng Vũ nữ chăm diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. với khuôn mặt đầy đặn, đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata - Mukata có nhiều tầng, hai mắt mở to, sống mũi cao và nở rộng. Để làm đẹp và tô điểm thêm sự duyên dáng của các vũ nữ, nghệ nhân Champa đã khắc đôi bông tai bằng những tua sợi rất tinh tế và hài hòa. Ngoài ra, với đôi môi mỏng đang mỉm cười đã làm cho vũ nữ tăng thêm phần sinh động. Eo lưng thon thả cùng với bắp tay, bắp đùi tròn và cả thân mình bắt nhịp như rung bật theo từng động tác múa

-

- Người con gái Chăm đang múa.

Chất liệu bằng đá. Mỹ Sơn (Quảng Nam).

- Vũ nữ múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. Bức tượng có bố cục cân đối, hình khối chắc khỏe nhưng rất mền mạ

- Em thích bức tượng.

- HS lắng nghe.

(25)

điệu nghệ khoe diễn những đường cong kiều diễm. Bức tượng có bố cục cân đối, hình khối chắc khỏe nhưng rất mềm mại, tinh tế, mang đậm phong cách điêu khắc chăm.

Tượng Vũ nữ Chăm là bức tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm.

2.2. Phù điêu

* Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây)

? Phù điêu chèo thuyền được trạm trên chất liệu gì? ở đâu?

+ Phù điêu chèo thuyền có nội dung gì nổi bật?

+ Em thấy cảnh chèo thuyền diễn ra ở đâu?

- GV cho hs làm động tác chèo thuyền và GV liên hệ giáo dục phòng chống đuối nước cho hs.

- GVKL: Bức phù điêu diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khỏe khoắn và sinh động.

* Đá cầu (đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc)

+ Phù điêu đá cầu được trạm trên chất liệu gì? ở đâu?

+ Phù điêu đá cầu có nội dung gì nổi bật?

+ Nêu cảm nhận của em về phù điêu vừa quan sát.

+ Địa phương em có tác phẩm điêu khắc cổ nào không? Tên của tác phẩm là gì? Đang

- Cảnh chèo thuyền. Chạm trên gỗ. Đình Cam Đà, Hà Tây

- Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khỏe khoắn và sinh động.

- Rất thích.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- Cảnh đá cầu.Gỗ. Đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc

- Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối, nhịp điệu tươi vui.

- Em thích bức phù điêu.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

(26)

được đặt ở đâu? Chất liệu? Hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về tác phẩm đó?

- GVKL: Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

- Các tác phẩm điêu khắc cổ là di sản văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc ta nên mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - Hướng dẫn học sinh về nhà quan sát, nhận

xét thêm những hình hình điêu khắc có ở xung quanh.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài 11: Vẽ tranh đề tài đề tài Ngày nhà giáo việt Nam 20/11.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Khối 4

Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng 4B: Tiết 2 ngày 13/11/2021

Môn: Kĩ thuật

BÀI: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau.

Đường khâu ít bị rúm.

- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Bộ đồ dùng khâu thêu.

- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải …)

2. Học sinh: Bộ dụng cụ KT cắt, khâu, thêu, SGK.

(27)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động: Khởi động (Khoảng 2 phút) - HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - GV giới thiệu bài

- Lớp phó văn nghệ điều hành.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 15 phút)

* Quan sát và nhận xét mẫu

- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, + Em hãy nhận xét cách gấp mép vải?

+ Nhận xét đường khâu trên mép vải?

- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.

* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật

- HS quan sát H1, 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi.

+ Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2?

+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.

- HS quan sát và trả lời.

- Mép vải được gấp hai lần.

Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải.

- Đường khâu bằng mũi khâu đột thưa (hoặc đột mau). Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát H1, 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi

- Gấp theo đường dấu thứ hai, miết kĩ đường gấp.

+ Khâu các mũi khâu thường dài khoảng 1cm để cố định mép vải.

- HS quan sát và trả lời.

3. Hoạt động 3: Luyệnt ập, thực hành (khoảng 15 phút) - GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.

- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện.

Hướng dẫn theo nội dung SGK * Lưu ý:

Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới.

Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.

- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì

- HS thực hiện thao tác gấp mép vải.

- HS lắng nghe.

- HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H. 3, H. 4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác khâu viền.

- HS thực hành trên giấy ô li - Nhận xét, đánh giá bước đầu.

(28)

thực hiện ở mặt phải của vải (HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).

- GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 2p) - Thực hành khâu đột thưa tại nhà

- Chuẩn bị vải giờ sau học bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiết 2)

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 3:

Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng 3B: Tiết 3 ngày 13/11/2021

Môn: Thủ công

Bài: CẮT, DÁN CHỮ I, T (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.

Chữ dán tương đối phẳng.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Hs khuyết tật: Em Chu Tiến Chức lớp 3B Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết cách Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu để rời, chưa dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

2. Học sinh: SGK, Giấy nháp, giấy thủ công, keo dán, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 2p) - Kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS KT (Chức 3B) 1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3p)

- Hát bài: Bài ca đi học.

+ Trong bài hát nhắc đến hình ảnh nào?

- HS Hát - HS trả lời.

- HS Hát - Lắng nghe

(29)

- Giới thiệu bài mới: - Lắng nghe - Lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25 p)

* Thực hành cắt, dán chữ I, T + Nhắc lại cắt chữ I, T?

- GV hướng dẫn lại HS cắt chữ I,T.

* Bước 1: Kẻ chữ I, T.

- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất chiều dài 5 ô, rộng 1 ô; hình chữ nhật thứ hai có chiều rộng 3 ô, dài 5 ô.

+ Muốn kẻ được chữ T ta làm thế nào?

- Giáo viên đề nghị lớp thực hành Bước 2: Cắt chữ T

- Cắt chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định

+ Muốn cắt chữ T ta làm như thế nào?

Bước 2: Dán chữ I, T

- Muốn các chữ dán được phẳng ta đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H.4).

+ Dán chữ I, T thế nào cho đẹp?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp.

- 2HS nhắc lại

- Học sinh quan sát, theo dõi

- Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái cữa chữ I, T trùng khít nhau.

- HS thực hiện.

- Lớp thực hành trên giấy thủ công.

- Chữ T có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.

- Đánh dấu hình chữ T sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.

- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H.2b) theo đường dấu giũa, cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (H.3b) - Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân dối trên đường chuẩn.

- Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.

- Thực hành cắt, kẻ chữ I, T trên giấy thủ công.

- HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát, theo dõi

- Học sinh quan sát, theo dõi

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát, theo dõi

- Thực hành cắt, kẻ chữ I, T trên giấy thủ công.

(30)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

* Trưng bày sản phẩm

- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm - Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động: Vận dụng (khoảng 3p) - Về nhà tiếp tục thực hiện cắt chữ I, T cho thuần thục.

* Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo để giờ sau cắt, dán chữ H, U.

- Về nhà tiếp tục thực hiện cắt chữ I, T

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Về nhà tiếp tục thực hiện cắt chữ I, T - Lắng nghe và ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

hình chóp bình đồ hình bát giác. sóng, mây lửa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng