• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nội dung ôn tập học kì II - Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nội dung ôn tập học kì II - Vật lí 7 - Năm học 2020-2021"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 7 I. Lý thuyết (Nội dung: Từ bài 19 đến bài 25 SGK)

Câu 1: Những vật bị nhiễm điện có đặc điểm gì? Cho ví dụ đối với vật nhiễm điện do cọ xát.

Câu 2: Định nghĩa chất dẫn điện, chất cách điện. Cho ví dụ.

Câu 3: Sơ đồ mạch điện là gì? Nêu các kí hiệu dụng cụ điện mà em đã được học.

Câu 4: Dòng điện là gì? Trong một mạch điện kín, chiều dòng điện qui ước và chiều electron tự do dịch chuyển trong kim loại có mối liên hệ như thế nào?

Câu 5: Nêu hai loại điện tích và tương tác giữa hai điện tích. Nêu qui ước về điện tích dương và điện tích âm.

Câu 6: Nêu các tác dụng của dòng điện và một số ứng dụng liên quan.

Câu 7: Cường độ dòng điện là gì? Sử dụng ampe kế như thế nào để đo cường độ dòng điện? Đơn vị đo cường độ dòng điện.

Câu 8: Sử dụng vôn kế như thế nào để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện?

Đơn vị đo hiệu điện thế.

II. Bài tập:

1. Trắc nghiệm: Sách bài tập Vật lí.

2. BT trắc nghiệm bổ sung:

Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật

Câu 2: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:

A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.

B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.

C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.

D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.

Câu 3: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron

C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương Câu 4: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. vật b và c có điện tích cùng dấu B. vật b và d có điện tích cùng dấu C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu Câu 5: Dòng điện là:

(2)

A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.

B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.

C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.

Câu 6: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Câu 7: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử.

C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm.

Câu 8: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh Câu 9: Trong kim loại, electron tự do là những electron

A. quay xung quanh hạt nhân.

B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.

C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.

D. chuyển động có hướng.

Câu 10: Chất dẫn điện là chất:

A. có khả năng cho dòng điện đi qua.

B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.

C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 11: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

Câu 12: Sơ đồ của mạch điện là gì?

A. Là ảnh chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

Câu 13: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn. B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. D. Một đoạn băng dính.

(3)

Câu 14: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng sinh lí của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện C. Tác dụng từ của dòng điện D. Tác dụng nhiệt của dòng điện 3. Bài tập tự luận

Bài 1: Vẽ mạch điện kín gồm 1 nguồn điện 2 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa K, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch điện và 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn, kí hiệu chốt (+) và chốt (-) của ampe kế và vôn kế.

Bài 2: Giải thích một số hiện tượng:

- Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt điện bị bám nhiều bụi?

- Lau bàn kính bằng giẻ lau bông, bàn kính càng bẩn?

- Càng chải tóc, tóc càng bông lên?

- Cọ xát 2 vật trung hòa một thời gian thu được 2 vật nhiễm điện khác loại?

- Làm cột thu lôi bằng đồng, sắt … mà không làm bằng gỗ?

- Các xe chở xăng, ga thường có 1 cái xích sắt nối bồn xe xuống đất?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của chiều dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.. - Chiều quy ước của dòng

Khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện (trung hòa về điện) nên không thể hút các vật nhỏ như giấy vụn.. => Mảnh vải nhiễm

Câu hỏi C4 trang 56 Vật Lí 7: Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm..

Chú ý: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.. a) Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào cho trong

D Một đoạn dây nhôm III.. Chaát daãn ñieän vaø chaát caùch ñieän vaø chaát caùch ñieän. II. Doøng ñieän trong kim loaïi 1. Doøng ñieän trong

D. Đối với mắt cân thị, khi không điều tiết, tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc ngắn. Cho dòng điệncó cường độ 10 A chạy qua dây dẫn. a) Xác định lực từ tác

dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện (CĐDĐ), hiệu điện thế (HĐT) của dòng điện xoay chiều? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN-. ĐO

Chúng tôi thấy rằng bổ chính trường định xứ trong gần đúng Hubbard mô tả độ linh động và điện trở của khí điện tử giả hai chiều ở mật độ hạt tải thấp tốt hơn