• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 142, 143 Luyện từ và câu - Dùng câu hỏi vào mục đích khác | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 142, 143 Luyện từ và câu - Dùng câu hỏi vào mục đích khác | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Dùng câu hỏi vào mục đích khác

I. Nhận xét

Câu 1 trang 142 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo:

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ?

- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không? Chúng được dùng làm gì?

Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi

về điều chưa biết không?

Nếu không, nó được dùng làm gì?

Sao chú mày nhát thế? ... ...

Chứ sao? ... ...

Câu 2 trang 142 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Ở Nhà văn hoá, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

1) Con đặt câu hỏi trong bài vào hoàn cảnh diễn ra câu chuyện rồi trả lời.

(2)

2) Trong trường hợp này câu hỏi không dùng để hỏi mà nhằm mục đích khác, con hãy suy nghĩ xem đó là mục đích gì?

Đáp án:

1)

Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không?

Nếu không, nó được dùng làm gì?

Sao chú mày nhát thế? Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định.

Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.

Chứ sao? Câu hỏi này không dùng để

hỏi.

Câu hỏi này dùng để khẳng định.

2) Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu các bạn học sinh nên biết giữ trật tự khi ở nơi công cộng.

II. Luyện tập

Câu 1 trang 142 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

Câu hỏi Dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.”

...

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách

móc: "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? "

...

(3)

c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à? "

...

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?"

...

Câu 2 trang 143 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Đặt câu phù hợp với mỗi tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn:

chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: ...

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen: ...

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tạp, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?

Câu hỏi tự trách mình: ...

d) Em Và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến: ...

Câu 3 trang 143 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi:

(4)

Dùng câu hỏi để làm gì?

Dùng trong những tình huống nào?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

M: - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu “Bé ngoan”. Em khen bé: “Sao bé ngoan thế nhỉ?”

...

...

b) Để khẳng định, phủ định

M: - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: “Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?"

...

...

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M: - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo: “Em ra sân chơi cho chị học bài được không?”

...

...

Phương pháp giải:

1)

- Câu hỏi có thể được dùng để thể hiện:

+ Thái độ khen chê

+ Sự khẳng định, phủ định + Yêu cầu, mong muốn

(5)

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Đáp án:

1)

Câu hỏi Dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vân khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.”

Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: 'Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? "

Câu hỏi được dùng để thể hiện ỷ chê trách.

c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à? "

Câu hỏi được dùng để chê.

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?"

Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.

2)

a) Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Câu hỏi tỏ ý khen: Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy?

c) Câu hỏi tự trách mình: Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy?

d) Câu hỏi để nêu ý kiến: Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?

(6)

3)

Dùng câu hỏi để làm gì?

Dùng trong những tình huống nào?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

- Em đem kết quả học tập về khoe với ba mẹ, ba em xoa đầu em nói:

- “Sao mà con gái ba giỏi vậy?"

- Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách: “Sao mà sơ ý thế hả con?"

b) Để khẳng định, phủ định

- Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không?”

- Em gái rất thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng trước khi đi ngủ. Em nhắc em “Ở trường, cô giáo em dạy phải đánh răng trước khi đi ngủ, đúng không?”

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

- Trong giờ tự học, một số bạn trong lớp làm ồn, em hỏi:

"Các bạn có thể giữ trật tự được không?"

- Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 trang 82 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê. Phương pháp giải:?. Em làm theo

- Em chuyển các từ ngữ thành câu cảm bộc lộ cảm xúc. c) Bạn Ngân chăm chỉ. d) Bạn Giang học giỏi. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.. b) Vào ngày sinh nhật của em,

I. Trạng ngữ trả lời câu hỏi ... b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.. a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:.. - Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ,

- Trung thực, thẳng thắn Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng

- Gạch một gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả. - Khoanh tròn các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu. chủ

Bài 2 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khoanh tròn những dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây rồi sửa lại cho đúng... (Đây là câu kể thay