• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Ngày soạn: 19/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2021 Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố về khái niệm phân số . 2.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng rút gọn phân số ,quy đồng mẫu số các phân số . 3.Thái độ:

- Hs tự giác học tập,vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động học Hoạt động dạy

1. Kiểm tra bài cũ :5’

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết 105.

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2’

2.2 Hướng dẫn luyên tập 28’

Bài 1: Rút gọn phân số

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài

- HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian.

Bài 2: rút gọn các phân số là phân số tối giản

- Gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, sửa sai (nếu có)

Bài 3: QĐMS các phân số

- GV yêu cầu HS tự QĐMS các phân số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở bài tập

12 30 =

12:6 30:6 =

2 5 ;

20 45 = 20:5

40:5 = 4 9 28

70 =

28:14 70:14 =

2 5 ;

34 51 = 34:17

51:17 = 2 3

- Nêu yêu cầu của bài tập.

• Phân số 6 27 =

6 :3 27:3 =

2 9 .

• Phân số 14 63 =

14 :7 63 :7 =

2 9

(2)

lẫn nhau.

Bài 4

- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong tùng nhóm.

- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình.

- GV nhận xét HS .

3. Củng cố dặn dò

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

• Phân số 10 36 =

10 :2 36 :2 =

5 18

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

*Kết quả:

a) 32 14 ;

15

24 b) 36 45 ;

25 45 c)

16 36 ;

21

36 d) 6 12 ;

8 12 ; 7

12

- Nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

a) 1

3 ; b) 2

3 ; c) 2

5 ; d) 3 5 - Hình b đã tô màu vào

2

3 số sao.

- HS nêu.

*Ví dụ phần a: Có tất cả 3 ngôi sao, 1 ngôi sao đã tô màu. Vậy đã tô màu

1

3 số sao.

---o0o--- Tiết 2: Tập đọc

SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

3.Thái độ:

- HS yêu thích bộ môn và có ý thức ham đọc sách báo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(3)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung.

- Nhận xét học sinh.

2. Dạy - Học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 1’

2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc 8’

- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.

- Yêu cầu 2 HS đọc lại tàn bài - GV đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài 12’

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

(?) Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

(?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, qủa sầu riêng với dáng cây sầu riêng.

(?) Theo em “Quyến rũ” có nghĩa là gì?

(?) Trong câu văn “Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào thay thế từ “Quyến rũ”.

(?) Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?

- Yêu cầu HS tìm ý chính của từng đoạn.

c) Đọc diễn cảm 6’

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- Treo bảng phụ viết đoạn văn thứ nhất và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- GV đọc mẫu

- Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm

- HS thực hiện yêu cầu

- HS đọc bài theo trình tự:

*HS1: Sầu riêng là loại ... đến kì lạ *HS2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta

*HS3: Đứng ngắm cây sầu riêng ...

đến đam mê.

- Theo dõi Gv đọc mẫu

+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam + Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, qủa sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.

+ “Quyến rũ” có nghĩa là làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.

+ Các từ “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.

+ Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam…

*Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS trao đổi ý kiến và tìm giọng đọc hay: giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.

- HS tìm và gạch chân các từ cần nhấn giọng.

- Đọc 3 đến 5 em diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn

(4)

một đoạn trong bài.

- Tuyên dương HS đọc hay nhất.

- Gọi 1 đến 2 HS đọc cả bài.

- GV nhận xét HS.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài.

bạn đọc hay nhất.

--- Tiết 3: LỊCH SỬ

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục : Tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê .

2. Kĩ năng: Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ , nền nếp hơn.

3. Thái độ: Coi trọng việc tự học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.

-PHT của HS .

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định 2.KTBC

+Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức”

bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?

+Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?

-GV nhận xét và tuyên dương . 3.Bài mới

a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.

b.Phát triển bài :

Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS . -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :

+Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào ?

+Trường học thời Lê dạy những điều gì ? +Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?

-4 HS trả lời theo yêu cầu của Gv .

-HS khác nhận xét , bổ sung .

-HS lắng nghe.

-HS các nhóm thảo luận , và trả lời câu hỏi:

+Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .

-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.

-Ba năm có một kì thi Hương

(5)

-GV khẳng định : GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.

Hoạt động cả lớp :

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?

-GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.

-GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh , ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .

4.Củng cố

-Cho HS đọc bài học trong khung .

+Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ? +Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?

5. Dặn dò

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.

-Nhận xét tiết học .

và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại

-HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.

-HS xem tranh, ảnh .

-Vài HS đọc . -HS trả lời .

-Cả lớp.

---o0o--- Tiết 4: Mĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 20/ 02/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2021 Tiết 1: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số.

(6)

- Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1.

2.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tính toán có liên quan trong bài.

3.Thái độ:

- Hs tự giác học tập,vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình vẽ như bài học SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ : 4’

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập trên bảng

- GV nhận xét HS.

2. Dạy – học bài mới

2.1 Giới thiệu bài mới : 1’

2.2 Hướng dẫn so sánh 2 phân số cùng mẫu số : 14’

a) Ví dụ

- GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học SGK lên bảng. Lấy đoạn thẳng AC =2/5 và AD = 3/5 AB.

(?) Độ dài đ/thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?

(?) Độ dài đ/thẳng AD bằng mấy phần đ/thẳng AB?

(?) Hãy so sánh độ dài đ/thẳng AC và độ dài đ/th AD?

(?) Hãy so sánh độ dài 2

5 AB và 3 5 AB ?

(?) Hãy so sánh 2 5

3 5 ? b) Nhận xét

(?) Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số

2 5

3 5 ?

(?) Vậy muốn so sánh 2 phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu ,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn .

- HS quan sát hình vẽ.

- Độ dài đoạn thẳng AC bằng 2 5 độ dài đoạn thẳng AB.

- Độ dài đoạn thẳng AD bằng 3 5 độ dài đoạn thẳng AB.

- Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD.

- 2

5 AB <

3 5 AB -

2 5 <

3 5

- Hai phân số có mãu số bằng nhau, phân số

2

5 có tử số bé hơn, phân số

3

5 có tử số lớn hơn.

- Ta chỉ việc so sánh tử số của chúng với nhau. Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Phân số có tử số bé hơn thì bé hơn.

(7)

- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai phân số có cùng mãu số.

2.3 Luyện tập thực hành : 18’

Bài 1

- GV yêu cầu HS tự so sánh các cặp phân số, sau đó báo cáo kết qủa trước lớp.

- Gv chữa bài, có thể yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình.

*Ví dụ : Vì sao 3 7 <

5 7 ? Bài 2

(?) Hãy so sánh hai phân số 2 5

5 5 - Hỏi :

5

5 bằng mấy ? - GV nêu :

2 5 <

5

55

5 = 1 nên 2

5 < 1

- Em hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số

2 5 .

- Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì như thế nào so với 1 ?

- GV tiến hành tương tự với cặp phân số 8

55 5 .

- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

- GV cho HS đọc bài làm trước lớp

Bài 3

- Gv yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài . - Nhận xét bài tập của HS.

3/ Củng cố - dặn dò - GV tổng kết giờ học

- HS làm bài:

3 7 <

5 7 ;

4 3 >

2 3 ;

7 8 >

5 8 - Vì hai phân số có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số ta có 3 < 5 nên

3 7 <

5 7

- HS so sánh 2 5 <

5 5 - HS :

5 5 = 1 - HS nhắc lại.

- Phân số 2

5 có tử số nhỏ hơn mẫu số.

- Thì nhỏ hơn.

- HS rút ra:

8 5 >

5

55

5 = 1 nên 8 5 >

1.

• Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

1

2 < 1;

4

5 < 1;

7

3 > 1;

9 9 = 1;

12

7 > 1.

- Các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 tử số lớn hơn 0 là:

1 5 ;

2 5 ; 3

5 ; 4 5 .

(8)

- Về làm các BT và chuẩn bị bài sau.

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

* Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

2.Kĩ năng:

* Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?

* Viết đoạn văn tả về một loại trái cây trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* Bảng lớp viết sẵn đoạn văn phần nhận xét

* Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu kể Ai thế nào? xác định CN và ý nghĩa của VN.

- Nhận xét

2. Dạy – học bài mới: (30’) 2.1 Giới thiệu bài: 1`’

2.2 Tìm hiểu ví dụ: 14’

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài, dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào?

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

Bài 2 Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời

(?) Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị

- HS lên bảng đặt câu - Nhận xét

+ Các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn:

+ Hà Nội tưng bừng màu cờ đỏ

+ Có một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

+ Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang

- hs đọc

+ Hà Nội // tưng bừng màu cờ đỏ + Có một vùng trời //bát ngát cờ, đèn và hoa.

+ Các cụ già //vẻ mặt nghiêm trang - Nhận xét bài làm của bạn.

- HS cùng bàn thảo luận để rút ra câu trả lời.

+ Chủ ngữ trong các câu trên đều là

(9)

nội dung gì?

(?) Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?

2.3. Ghi nhớ

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2.4. Luyện tập

Bài 1: Phân tích các câu …

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài theo các kí hiệu đã quy định.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2: Viết đoạn văn…

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài. GV chú ý phát giấy khổ to cho 3 HS với trình độ khác nhau để chữa bài.

- Gọi HS dưới lớp tiếp nối đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét HS viết tốt.

3. Củng cố – dặn dò: (5) *Nhận xét tiết học

các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.

+ Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

- HS đọc thầm để thuộc ghi nhớ ngay tại lớp.

- HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

*Lời giải đúng là:

+ Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh + Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng

+ Là câu cảm + Câu Ai làm gì?

- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

- HS làm bài vào khổ giấy to.

- HS cả lớp viết vào vở.

- HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.

---o0o--- Ngày sọan: 09/ 02 /2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2019 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố về so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.

2.Kĩ năng:

- Thực hành sắp xếp ba phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

(10)

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:5’

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới:30’

2.1. Giới thiệu bài mới 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: so sánh...

- GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét HS

Bài 2: So sánh

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.

Yêu cầu các HS khác đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- GV nhận xét bài làm của HS.

Bài 3 Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

3. Củng cố- dặn dò:

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

*Kết quả đúng:

a) 3 5 >

1

5 b) 9 10 <

11 10

C) 13 17 <

15

17 D) 25 19 >

22 19

*Kết quả 1

4 < 1 ; 7

3

< 1; 5

9

> 1; 3

7

> 1;

14

15 < 1;

16

16 = 1;

14 11 > 1 Kq:

a) Vì 1 < 3 < 4 nên 1 5 <

3 5 <

4 5 b) Vì 5 < 6 < 8 nên

5 7 <

6 7 <

8 7 c) Vì 5 < 7 < 8 nên

5 9 <

7 9 <

8 9 d) Vì 10 < 12 < 16 nên

10 11 <

12 11

<

16 11

--- Tiết 2: Tập đọc

CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng để thể hiện bức tranh giàu màu sắc, hình ảnh, âm thanh, rất vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ tết vùng trung du.

(11)

- Hiểu nội dung bài: “Bài thơ thể hiện bức tranh chợ tết vùng trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê”

- Đọc thuộc lòng bài thơ 2.Kĩ năng:

- Đọc trôi trảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thở.

3.Thái độ:

- HS yêu thích bộ môn và có ý thức ham đọc sách báo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 38 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Sầu riêng và trả lời từng ý của câu hỏi 2, SGK.

- Nhận xét HS

2. Dạy - Học bài mới: (30’) 2.1 Giới thiệu bài

2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.

- Mỗi HS đọc 4 dòng thơ.

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.

- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.

- GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài

- Yêu HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Gọi từng nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.

(?) Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?

(?) Mỗi người đi chợ tết ở những dáng vẻ ra sao?

(?) Bên cạnh những dáng vẻ riêng,

- HS thực hiện yêu cầu

- HS đọc bài theo trình tự.

+HS1: Dải mây trắng ... ra chợ tết +HS2: Họ vui vẻ kéo hàng .. cười lặng lẽ.

+HS3: Thằng em bé ... như giọt sữa.

+HS4: Tia nắng tía ... đầy cổng chợ.

- Theo dõi GV đọc mẫu

- HS đọc thầm, thảo luận theo nhóm.

- Trình bày và bổ sung

+Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh thiên nhiên rất đẹp: mặt trời ló ra sau đỉnh núi, sương chưa tan,

+Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.

Các cụ già chống gậy bước lom khom...

+Bên cạnh dáng vẻ chung, người dân

(12)

những người đi chợ tết có điểm gì chung?

(?) Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?

(?) Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?

c) Học thuộc lòng

- Treo bảng phụ có đoạn thơ hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc mẫu.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo nhóm.

- Nhận xét HS học thuộc bài tại lớp.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học

đi chợ tết đều rất vui vẻ. Họ tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc +Các màu sắc trong bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc thắm, vàng, tía, son.

*Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được một bức tranh chợ tết ở miền trung du giàu màu sắc…

- HS đọc tiếp nối bài thơ tìm giọng đọc - Theo dõi Gv đọc mẫu

- HS đọc diễn cảm đoạn thơ trước lớp.

- HS đọc thuộc lòng tiếp nối từng đoạn.

- 2 đến 3 HS đọc

---o0o--- Tiết 3: Chính Tả (Nghe – viết)

SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nghe-Viết đúng, đẹp từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm … đến tháng năm ta trong bài Sầu riêng.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n, hoặc út/úc.

2. Kĩ năng:

- Hs viết và trình bày đúng bài viết , làm đúng các bài tập chính tả.

3.Thái độ:

- Hs tự giác làm bài và có ý thức luyện viết chữ đẹp,viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* Bảng lớp viết bài tập 2a hoặc 2b.

* Bài 3 viết sẵn vào 2 tờ giấy to và bút dạ

* Tờ giấy nhỏ ghi các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả tuần trước để kiểm tra bài cũ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gv kiểm tra học sinh và viết các từ khó, dễ lẫn của giờ chính tả tuần trước.

- Nhận xét bài viết trên bảng của HS 2. Dạy – Học bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn văn (?) Đoạn văn miêu tả gì?

(?) Những từ ngữ nào cho ta biết hoa

- HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau:

+ PB: ra vào, cặp da gia đình, con dao ..

+ Đoạn văn miêu tả hoa sầu riêng + Những từ ngữ cho ta thấy hoa sầu

(13)

sầu riêng rất đặc sắc?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Hướng dẫn HS đọc và viết các từ sau:

trổ, cuối năm, toả khắp khu vườn, giống cánh sen con …

c) Viết chính tả

- Đọc cho HS viết theo quy định d) Soát lỗi, chấm bài

2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2

a. Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3

- Tổ chức cho HS thi làm bài theo hình thức tiếp sức.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3. củng cố - dặn dò: (5’) - GV tổng kết giờ học

riêng rất đặc sắc: hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi …

- hs viết từ khó

HS viết chính tả và soát lỗi

Kq:

… Nên bé nào thấy đau!

Bé oà lên nức nở …

+ Vì khi bé ngã chẳng ai biết, khi mẹ về, mẹ thương, mẹ xuýt xoa bé mới thấy đau và oà lên khóc nức nở.

Con đò lá trúc qua song

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa

Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Bút chao, gợi nước Tây Hồ lăn tăn.

---o0o--- Ngày sọan: 22/ 02/2021

Ngày giảng: Thứ năm 25 tháng 02 năm 2021

Tiết 1: Tập làm văn

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết cách quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối.

- Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

2.Kĩ năng:

- Quan sát và ghi lại được kết quả quan sát một cái cây cụ thể 3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(14)

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng thể hiện nội dung BT 1a.

- Bảng phụ ghi sẵn lời giải của BT 1c, d, e...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới:

a. Giới thiệu bài 2’

b. Hướng dẫn HS làm bài tập 28’

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm nhỏ.

- Hướng dẫn từng nhóm.

+ Đọc lại các bài văn trong SGK:

Bãi ngô trang 30, Cây gạo trang 32, Sầu riêng trang 34.

+ Trao đổi, trả lời từng câu hỏi.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng.

(?) Bài văn nào tác giả cho thấy quan sát từng bộ phận của cây để tả?

(?) Bài bãi ngô và Cây gạo tác giả quan sát theo trình tự nào?

(?) Theo em, trong văn miêu tả dùng các hình ảnh so sánh và nhân hoá có tác dụng gì?

(?) Trong bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cái cây cụ thể?

(?) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả cái cây cụ thể?

Bài 2

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS đứng tại chỗ đọc bài

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

a. Trình tự quan sát

+ Sầu riêng: tả từng bộ phận của cây

+ Bãi ngô: tả theo từng thời kỳ phát triển của cây.

+ Cây gạo: tả theo từng thời kỳ phát triển của cây.

b. Tác giả quan sát bằng những giác quan.

+ Sầu riêng: mắt, mũi, lưỡi + Bãi ngô: Mắt, tai

+ Cây gạo: Mắt, tai - Lắng nghe

+ Bài Sầu riêng cho thấy tác giả quan sát để tả từng bộ phận của cây.

+ Bài bãi ngô và cây gạo tác giả quan sát thời kỳ phát triển của cây.

+ Các hình ảnh so sánh và nhận hoá có tác dụng làm cho bài văn miêu tả thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn và gần gũi với người đọc.

+ Bài Sầu riêng, bãi ngô tả một loài cây, Bài Cây gạo tả một cái cây cụ thể.

- Trả lời theo ý hiểu

(15)

- Gọi HS đọc bài làm của mình

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn dựa vào các câu hỏi trên bảng.

- Nhận xét, chữa những hình ảnh chưa đúng cho từng HS.

3. Củng cố - dặn dò (5) - Nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà lập dàn ý chi tiết miêu tả 1 cái cây cụ thể

- Tự ghi lại kết quả quan sát.

- Tự làm bài.

- 3 đến 5 em đọc bài làm của mình - Nhận xét

---o0o--- Tiết 2 : Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số rồi so sánh.

2.Kĩ năng:

- Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số.

3.Thái độ: Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hai băng giấy kẻ vẽ như phần bài học trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:5’

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài mới: 1’

2.2. Hướng dẫn so sánh hai phân số khác mẫu số: 30’

- GV đưa ra hai phân số 2 3

3 4 và hỏi:

(?) Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?

(?) Hãy suy nghĩ để tìm cách so sánh hai phân số này với nhau.

- GV tổ chức cho các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình.

- GV nhận xét các ý kiến của HS, chọn ra 2 cách như phần bài học dưa ra sau đó tổ chức cho HS cả lớp so

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Mẫu số của 2 phân số khác nhau.

- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS để tìm cách giải quyết.

- Một số nhóm nêu ý kiến.

- Ta có thể QĐMS 2 phân số đó rồi so sánh các tử số của phân số mới.

(16)

sánh:

(?) Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?

2.3. Luyện tập - thực hành Bài 1 : QĐMS hai phân số - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2: - Rút gọn rồi so sánh hai phân số.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét kq

Bài 3: Mai ăn 3

8 cái bánh, Hoa ăn 2

5 cái bánh đó. Ai ăn nhiều bánh hơn.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- nhận xét kq

3. Củng cố, dặn dò: 4’

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

a) QĐMS hai phân số 3

44 5 : 3

4 = 3×5 4×5 =

15 20 ;

4 5 =

4×4 5×4

= 16 20

15 20 <

16

20 nên 3 4 <

4 5 . b) ĐMS hai phân số

5

68

7

24

20

<

21

24 nên 5

6 < 8

7

c) ĐMS hai phân số 5

2

10

3

4

10 > 10

3

nên 5

2

> 10

3

a) Rút gọn 6 10 =

6:2 10 :2 =

3 5 . Vì

3 5 <

4

5 nên 6 10 <

4 5 . b) Rút gọn

6 12 =

6:3 12:3 =

2 4 . Vì

2 5 >

2

4 nên 3 4 >

6 12 . HS làm bài vào vở bài tập.

Bạn Mai ăn 3

8 cái bánh tức là đã ăn 15

40 cái bánh.

Bạn Hoa ăn 2

5 cái bánh tức là đã ăn

16

40 cái bánh.

16 40 >

15

40 nên bạn Hoa đã ăn nhiều bánh hơn.

(17)

---o0o--- Tiết 3: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 4: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 23/ 02 / 2021

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 26 tháng 02 năm 2021 Tiết 1 : Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Giới thiệu so sánh hai phân số có cùng tử số.

2.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh hai phân số khác mẫu số.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số - GV nhận xét HS.

2. Dạy- học bài mới: 30’

2.1. Giới thiệu bài mới 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 so sánh hai phân số.

- Nhận xét, sửa sai (nếu có)

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

a) 5 8 <

7 8 b) Vì

3 5 <

4

5 nên 15 25 <

4 5 . c) Quy đồng Vì

72 56 >

63

56 nên 9 7

>

9 8 Bài 2 : so sánh phân số

8 7

7

8 . - HS so sánh : 8

7 > 1;

7

8 < 1.

- Vì 8

7 > 1;

7

8 < 1. Nên 8 7 >

7 8 .

- Khi hai phân số cần so sánh có một

(18)

Bài 3: quy QĐMS rồi so sánh hai phân số

- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, sau đó tự làm bài

- GV nhận xét HS.

Bài 4

- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó làm bài

- GV chữa bài HS.

3. Củng cố dặn dò: 5’

- GV tổng kết giờ học

phân số lớn hơn 1 và phân số kia nhỏ hơn 1.

- HS thực hiện và nêu kết quả so sánh : 4

5 >

4 7

b) Vì 4 < 5, 5 < 6 nên 4 7 <

5 7 ;

5 7 <

6 7 .

Các phân số 6 7 ;

5 7 ;

4

7 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là

4 7 ;

5 7 ;

6 7 . b) Các phân số

2 3 ;

5 6 ;

3

4 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là

2 3 ;

3 4 ; 5

6 .

---o0o--- Tiết 2: Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Thấy được những nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.

2.Kĩ năng:

- Viết được một đoạn văn tả lá cây hoặc thân cây hoặc gốc cây.

- Yêu cầu đoạn văn phải có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá, lời văn chân thật, sinh động, tự nhiên.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to và bút dạ

- Bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của mỗi tác giả ở từng đoạn văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 Hs đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.

- HS đứng tại chỗ đọc bài.

(19)

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1

- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm gồm 4 HS

(?) Tác giả miêu tả cái gì?

(?) Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?

- Gọi HS các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.

Bài 2

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.

- Phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây.

- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng bài văn.

- Nhận xét HS viết tốt 3. Củng cố - dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học

- Nhận xét

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi

- Thảo luận, làm việc trong nhóm theo yêu cầu.

a. Đoạn văn Lá bàng

*Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

*Tác giả miêu tả rất cụ thể, chính xác, sinh động.

b. Đoạn văn Cây sồi già

*Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa hè.

*Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười,...

- 3 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn văn của mình - 3 đến 5 HS đọc bài

- Nhận xét

---o0o--- Tiết 3: Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,…) - Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh

2. Kĩ năng

- Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.

3. Thái độ.

(20)

- Yêu thích bộ môn.

* KNS : - KN tìm hiểu và xử lí thông tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.

-Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.

-Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.

-Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định

2.KTBC

-GV gọi HS lên kiểm tra bài.

+Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.

-Nhận xét và tuyên dương 3.Bài mới

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.

-Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm.

-Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng.

+Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ? a. Giới thiệu bài:

Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta không những chỉ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây ra rất nhiều điều bất tiện. Âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống

-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

-Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.

-HS lên trả lời câu hỏi.

-HS nghe GV hướng dẫn trò chơi.

-HS tham gia.

Ví dụ:

+Đồng hồ – tích tắc +Gà kêu – chíp chíp +Gà gáy – ò ó o +Lá rơi – xào xạc

+Cuộc sống sẽ buồn chán vì không có tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng chim hót, tiếng gà gáy….

-HS nghe.

(21)

-Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp.

-GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,..

 Hoạt động 2: Em thích và không thích những âm thanh nào?

-GV giới thiệu hoạt động: Âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích nhưng người kia lại không thích. Các em thì sao ? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ?

-Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp.

-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích và 1 âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích tại sao.

-HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh ghi vào giấy.

-HS trình bày:

+Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được giáo viên giảng bài, GV hiểu được HS nói gì.

+Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu…

+Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt…

-Âm thanh rất quan trọng đối với cuộc sống.

-HS nghe và suy nghĩ câu hỏi.

-Hoạt động cá nhân.

-Vài HS trình bày ý kiến của mình.

+Em thích nghe nhạc những lúc rảnh rỗi, vì tiếng nhạc làm cho em cảm thấy vui, thoải mái.

+Em không thích nghe tiếng còi ô tô hú chữa cháy vì nó rất chói tai và em biết lại có một đám cháy, gây thiệt hại về người và của.

+Em thích nghe tiếng chim hót, tiếng chim hót làm cho ta có cảm giác bình yên và vui vẻ.

+Em không thích tiếng máy cưa gỗ vì

(22)

-Nhận xét, khen ngợi những HS biết đánh giá âm thanh.

-GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp.

Hoạt động 3: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh

-GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào ?

-GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi mà các em thích.

-GV hỏi:

+Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ?

+Hiện nay có những cách ghi âm nào ? -Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe.

-Gọi HS đọc mục bạn cần biết thứ 2 trang 87.

-GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.

3.Củng cố

-GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa”

-GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ:

Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai.

Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều

nó cứ xoèn xoẹt suốt ngày rất nhức đầu,…

-HS nghe.

-HS trả lời theo ý thích của bản thân.

+Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.

+Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.

+Hiện nay người ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.

-HS nghe và làm theo hướng dẫn của GV.

-HS nối tiếp nhau đọc.

-HS nghe.

-HS nghe phổ biến.

(23)

âm thanh cao, thấp khác nhau.

-Tổ chức cho các nhóm biểu diễn.

-Tổng kết: Nhóm nào tạo ra được nhiều âm thanh trầm bỗng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”.

-Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.

4.Dặn dò

-Chuẩn bị bài tiết sau.

-Nhận xét tiết học.

-HS tham gia biểu diễn.

-HS nghe.

---o0o--- Tiết 4 : Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Cái đẹp - Hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm: Cái đẹp

2.Kĩ năng:

- Hiểu nghĩa và biết dùng một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm: Cái đẹp - Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để dặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to và bút dạ

- Các băng giấy nhỏ ghi: đẹp người, đẹp nết, mặt tươi như hoa, chữ như gà bới.

- Bảng phụ ghi sẵn cột B của BT4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai thế nào? Và tìm CN, VN của câu.

- Nhận xét HS.

2. Dạy – học bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn HS làm bài tập

*Bài 1: tìm các từ ngữ…

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4HS.

- Gọi đại diện các nhóm đã làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc các từ đã tìm được.

- HS lên bảng đặt câu.

- HS tạo thành 1 nhóm, tìm các từ ngữ theo yêu cầu.

- Đọc từ ngữ trên giấy.

(24)

- Nhận xét, kết luận các từ đúng khen ngợi nhóm tìm được nhiều từ.

*Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ cá nhân.

- Nhận xét các từ đúng. Tuyên dương các tổ tìm được nhiều từ đúng, từ hay.

*Bài 3: đặt câu

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS đặt câu. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS.

- Yêu cầu HS viết 2 câu vào vở.

*Bài 4

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

- Hỏi HS về nghĩa của các thành ngữ:

Mặt tươi như hoa. Chữ như gà bới. Nếu HS không giải thích được GV giải thích cho HS hiểu.

- Yêu cầu HS viết các câu hoàn thành vào vở.

3. củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học

- HS tìm từ tiếp nối

- HS ghi nhớ và viết một số từ vào vở.

- 10 đến 15 HS tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt trước lớp.

+ Mẹ em rất dịu dàng, đôn hậu.

+ Đây là một toà lâu đài có vẻ đẹp cổ kính.

+ Cô giáo em thướt tha trong tà áo dài.

+ Anh Nguyễn Bá Ngọc rất dũng cảm.

- Hs lên bảng dán băng giấy vào chỗ thích hợp.

*Giải thích theo ý hiểu.

+Chữ như gà bới: chữ viết xấu, nguệch ngoạc, nát vụn …

+Mặt tươi như hoa: khuôn mặt xinh đẹp, tươi tắn.

- Viết vào vở.

+ Mặt tươi như hoa, em mỉn cười chào mọi người.

+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết.

---o0o--- Ngày soạn: 24/2/2021

Ngày giảng: Thứ 7 ngày 27 tháng 2 năm 2021 Tiết 1: Địa lí

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước .

2. Kĩ năng: Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó . - Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ .

- Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê ,bản đồ.

(25)

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG

-Bản đồ công nghiệp VN.

-Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định: Cho HS hát.

2.KTBC

-Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta .

-Cho VD chứng minh . GV nhận xét, ghi điểm.

3.Bài mới

a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài :

3.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.

 Hoạt động nhóm

-GV yêu cầu HS dựa vào SGK, Bản đồ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:

+Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?

+Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.

+Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ .

-GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời . 4.Chợ nổi trên sông

 Hoạt động nhóm

GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý :

+Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ.

4.Củng cố

-GV cho HS đọc bài trong khung .

-Nêu dẫn chứng cho thấy ĐB NB có công nghiệp phát triển nhất nước ta .

5. Dặn dò

-Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.

-Nhận xét tiết học.

-Cả lớp hát . -HS trả lời .

-HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .

-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung .

-Hs trả lời

-3 HS đọc bài . -HS trả lời câu hỏi .

-HS cả lớp.

---o0o--- Tiết 2: Khoa học

(26)

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được một số loại tiếng ồn.

2. Kĩ năng

- Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống.

3. Thái độ.

- Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn.

-Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK.

-Các tình huống ghi sẵn vào giấy.

III.CÁC HOẠT ĐỘN DẠY HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định

2.KTBC

-Gọi HS lên KTBC:

+Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?

+Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ?

-Nhận xét, ghi điểm.

3.Bài mới

-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.

+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.

-GV hỏi:

+Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó ?

*Giới thiệu bài:

Trong cuộc sống có những âm thanh mà

-Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.

-Kết quả có thể là:

Ưa thích Không ưa thích

-Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.

-Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.

+Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.

-HS nghe.

(27)

chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.

Chúng là loại tiếng ồn có tác hại.Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn ? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

-Yêu cầu : Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi

+Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?

+Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ?

-GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.

-Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.

-GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ? -Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, … cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.

-Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:

+Tiếng ồn có tác hại gì ?

-HS thảo luân nhóm 4.

-HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.

-HS trình bày kết quả:

+Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.

+Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng ………

-HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.

-HS nghe.

-HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên.

-Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:

+Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần

(28)

+Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?

-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

-Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả

-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.

-Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu.

Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai.

Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ.

Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.

Hoạt động 3: Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn

-Cho HS thảo luận cặp đôi.

-Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.

-Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

-GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.

-Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.

kinh, ảnh hưởng tới tai.

+Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.

-HS nghe.

-HS thảo luận cặp đôi.

-HS trình bày kết quả;

+Những việc nên làm: Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.

+Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa…. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.

(29)

3.Củng cố

-GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”

-GV đưa ra tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi.

Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.

-Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.

-GV cho HS nhận xét và tuyên dương.

4.Dặn dò

-Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.

-Nhận xét tiết học.

-HS tham gia trò chơi.

-HS nghe.

-HS đóng vai.

-HS nhận xét, tuyên dương bạn.

---o0o--- Tiết 3: Đạo đức

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 4: Kĩ thuật

Gv bộ môn dạy

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Kể về những việc em đã thực hiện nội quy của trường, lớp...

- Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp..

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

 Em nên làm gì và không nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường xung?. quanh nhà và

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.(9) - Yêu cầu HS thảo luận nêu những việc nên làm để giúp đỡ người khuyết tật - Yêu cầu các nhóm báo cáo.. - Yêu