• Không có kết quả nào được tìm thấy

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ"

Copied!
99
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ

Mã số:

GV2020-04-02

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Thị Khánh Trâm

Huế, tháng 11 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ

Mã số:

GV2020-04-02

Thành viên tham gia:

Ths. Lê Minh Đức – Phòng Đào tạo Ths. Trần Phan Khánh Trang – Khoa KT – TC

Thư ký:

Hoàng Thùy Dương

` Xác nhận của đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Huế, tháng 11 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DI: Sự khó chịu và bất an

ĐTDĐ: Điện thoại di động PE: Sự dễ sử dụng cảm nhận PU: Sự hữu ích cảm nhận OI: Sự lạc quan và đổi mới

TRAM: Mô hình sẵn sàng và chấp nhận công nghệ TMDĐ: Thương mại di động

IU: Ý định sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ... 5

1.1. Cơ sở lý luận về thương mại di động và ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ... 5

1.1.1. Tổng quan về thương mại di động ... 5

1.1.2. Ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ... 10

1.3. Đề xuất mô hình và các giả thiết nghiên cứu ... 28

1.3.1. Các thành phần trong mô hình nghiên cứu và giả thuyết có liên quan .... 30

1.3.2. Thang đo lường các thành phần trong mô hình được đề xuất ... 33

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ ... 36

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Huế và hoạt động thương mại điện tử ... 36

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Huế ... 36

2.1.2. Tình tình phát triển thương mại điện tử ở tỉnh Thừa Thiên Huế ... 39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ... 44 2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ... 48 2.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ... 54 2.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế ... 58

CHƯƠNG 3: NHỮNG GỢI Ý NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ .. 61

3.1. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế ... 61 3.2. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thương mại di động ... 62 3.2.1. Gia tăng tính dễ sử dụng cảm nhận ... 62 3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm tăng tính hữu ích của thương mại di động cho người tiêu dùng ... 62 3.2.3. Chú trọng đến mức độ sẵn sàng công nghệ của người tiêu dùng ... 63 3.3. Một số kiến nghị với Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban, ngành liên quan ... 64

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 67 PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình TRA ... 11

Hình 1.2 Mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) ... 12

Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ... 13

Hình 1.4: Mô hình sẵn sàng chấp nhận công nghệ TRAM ... 16

Hình 1.5: Đề xuất mô hình TRAM cho thương mại di động ... 29

Hình 2.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ... 53

Hình 2.2: Mô hình SEM ... 55

Hình 2.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMDĐ ... 58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra ... 41

Bảng 2.2: KMO và kiểm định Barlett ... 45

Bảng 2.3: Phân tích nhân tố khám phá ... 46

Bảng 2.4: Các nhân tố và các biến đo lường ... 47

Bảng 2.5: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường . 49 Bảng 2.6: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích ... 49

Bảng 2.7: Đánh giá giá trị phân biệt ... 51

Bảng 2.8: Tổng phương sai rút trích và các khái niệm ... 52

Bảng 2.9: Ma trận tương quan giữa các khái niệm ... 52

Bảng 2.10: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ... 54

Bảng 2.11: Các trọng số chưa chuẩn hóa ... 56

Bảng 2.12: Các hệ số đã chuẩn hóa ... 57

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định Bootstrap ... 57

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm (%) ... 22

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động qua các năm (%) ... 22

Biểu đồ 1.3: Thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập website thương mại điện tử phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng ... 24

Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động qua các năm ... 24

Biểu đồ 2.1: Lý do người tiêu dùng chưa biết, hoặc có biết nhưng chưa sử dụng ... 43

Biểu đồ 2.2: Các ứng dụng thương mại di động người tiêu dùng có tìm hiểu, sử dụng ... 44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, thương mại di động ngày càng trở thành xu hướng và đóng vai trò to lớn vào thị trường thương mại điện tử. Khi tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) và mạng xã hội ngày càng cao, thì sự dịch chuyển thói quen từ

"Desktop" sang "Mobile" là một xu hướng tất yếu. Điều này ảnh hưởng đến hầu hết các ngành hàng và dĩ nhiên, không thể không kể đến thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, nền tảng công nghệ 4.0 đang giúp thiết bị di động nhỏ bé nhưng sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Từ khi chào đón Alibaba thông qua ứng dụng thanh toán Alipay, ứng dụng mua sắm trực tuyến Shopee, Lazada,... thương mại Việt Nam có nhiều dấu hiệu phát triển tích cực. Người dùng bắt đầu có thói quen mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động nhiều hơn. Dự đoán, thị trường thương mại điện tử trong thời gian tới sẽ đón nhận sự trỗi dậy của xu hướng thương mại di động.

Thương mại di động là sự phân phối hàng hóa thương mại điện tử trực tiếp tới tay người tiêu dùng, ở bất cứ đâu, thông qua công nghệ không dây. Theo báo cáo "Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017" do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam công bố, có hơn 49% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng trên di động và con số này được dự đoán sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Tính đến cuối năm 2019, hơn 40 triệu người Việt Nam trưởng thành trên 15 tuổi đã có tài khoản ngân hàng, 78 tổ chức đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua Internet Banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile Banking là 1.760 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù thương mại di động được dự đoán là xu hướng tương lai của thương mại điện tử nhưng điều này không có nghĩa là doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ cần phát triển thêm bản moblie web hoặc moblie app bên cạnh website... là xong, mà để phát huy hết những tiềm năng của thương mại di động, các doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược hiệu quả. Trong nỗ lực thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần chú trọng đến đánh giá, phản hồi cúa người tiêu dùng để ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa dịch vụ này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Chính vì vậy, để có được một cái nhìn đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng là điều rất cần thiết nhằm khám phá cũng như khẳng định phần nào những nhân tố cơ bản. Là một thành phố cố kính, mức độ tiếp xúc với công nghệ của người dân chưa cao, làm thế nào để thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ này vẫn luôn là vấn đề quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ. Từ thực tế trên, cộng với việc tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tôi nhận thấy mô hình sẵn sàng châp nhận công nghệ (TRAM) là phù hợp với mục đích nghiên cứu, nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu: "Ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế".

2. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại di động và mô hình TRAM trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng, phân tích, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế.

* Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu này nhằm mục đích đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế. Những mục tiêu chính của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại di động và mô hình TRAM trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng

- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế

- Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý, xúc tiến, triển khai và phát triển dịch vụ thương mại di động trên địa bàn thành phố Huế

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tƣợng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Đối tượng nghiên cứu là ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế.

* Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thành phố Huế Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020.

Số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 10 năm 2020đến tháng 1 năm 2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp định tính: Nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng. Các kỹ thuật nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Phương pháp duy vật biện chứng: làm cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin

+ Phương pháp xây dựng bảng hỏi: bảng hỏi được xây dựng, thiết kế với nhiều item dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ, từ “rất không đồng ý” cho đến “rất đồng ý”

* Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp định lượng để có cơ sở đưa ra kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng ở thành phố Huế, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp.

+ Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Sau khi thu thập các thông tin về dịch vụ thương mại di động và các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu tham khảo từ website, sách, báo, tạp chí, các đề tài, nghiên cứu liên quan, tiến hành phân tích, so sánh để nhận xét thực trạng.

+ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp:

∙ Phương pháp điều tra chọn mẫu

Xác định cỡ mẫu: Do không thể xác định được cụ thể kích cỡ tổng thể nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kline (2011) cho rằng kích thước mẫu thông thường của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng tối thiểu 200. Còn theo Hair và cộng sự (2014), mô hình SEM kích cỡ mẫu phải từ 100 đến 400 là điều kiện quan tâm. Trong nghiên cứu này, mô hình SEM

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

là phương pháp chính để phân tích số liệu và tính toán kết quả. Do đó, kích thước mẫu ít nhất là 200. Cỡ mẫu trong bài nghiên cứu này là 331 mẫu.

∙ Phương pháp xử lý số liệu

Kỹ thuật nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình phương trình cấu trúc SEM và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS. Với kỹ thuật này sẽ bỏ qua đa cộng tuyến trong mô hình và sự tin cậy của dữ liệu thị trường cũng được xem xét thông qua các sai số đo lường, kỹ thuật được tiến hành như sau:

* Phân tích nhân tố nhằm xem xét xem liệu các biến dùng đánh giá ý định sử dụng có độ kết dính cao hay không và chúng có thể gom lại thành một số ít nhân tố để xem xét không. Trong nghiên cứu này sau khi phân tích EFA, kết quả sẽ được sử dụng tiếp tục cho phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nên ta sử dụng phương pháp trích Maximum Likelihood với phép xoay Direct Oblimin.Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố |Factor Loading| lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0,5, tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson,1988), hệ số KMO > 0,5, và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.

* Tiếp theo sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) để kiểm tra mô hình đo lường có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay không.Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, ta sử dụng các chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value < 0.05. Nếu một mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI > 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3(Carmines & McIver, 1981);

RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990) được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường.

* Sau đó sử sụng mô hình cấu trúc SEM để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRAM ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1. Cơ sở lý luận về thương mại di động và ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng

1.1.1. Tổng quan về thương mại di động 1.1.1.1. Định nghĩa

Thương mại di động (tiếng Anh: Mobile Commerce, viết tắt: M-commerce) là việc sử dụng thiết bị đầu cuối không dây, chẳng hạn như điện thoại di động, điện thoại thông minh, các thiết bị cầm tay (PDA) cùng một mạng lưới không dây có thể truy cập thông tin và tiến hành các giao dịch có sự gia tăng giá trị trong trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ (Sadi và Noordin, 2011).

Tóm lại, thương mại di động là các hoạt động kinh doanh hoặc mua sắm được thực hiện trên các thiết bị di động như điện thoại di động hoặc máy tính bảng.

Hay nói cách khác, thương mại di động là việc sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Việc sử dụng các hoạt động thương mại di động đang ngày càng gia tăng.

Bản chất của thương mại di động là một bộ phận ngày càng phát triển trong thương mại điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại di động được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm sức mạnh của các thiết bị cầm tay không dây tăng lên, sự phát triển của các ứng dụng thương mại di động và các phương thức giải quyết vấn đề bảo mật.

Có thể nhận định M-Commerce là thương mại điện tử thông qua mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc chung, thương mại di động (M-commerce) không khác thương mại điện tử (e-commerce) mà thiết bị di động được coi là cửa vào. Trên thực tế, sự gắn kết giữa người sử dụng với thiết bị di động đã mang lại hàng loạt các ứng dụng mới với khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân và truy cập linh động hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Lợi thế quan trọng của chiếc điện thoại di động (ÐTDÐ) là nó luôn gắn liền với người sử dụng như một chìa khoá cho việc thao tác trên tài khoản cá nhân. Chính vì thế, nếu một kẻ nào đó muốn sử dụng trái phép tài khoản của người khác thì không những phải ăn trộm được những thông tin bí mật về tài khoản mà còn phải có trong tay chính chiếc ÐTDÐ đó. Chính số SIM cá nhân cho phép có thể xác định được danh tính người sử dụng với xác suất chính xác và mức độ an toàn cao hơn nhiều so với tài khoản trên mạng Internet.

Thương mại di động (m-commerce) cho phép một phương thức trao đổi và mua bán thông tin mới, và nó đưa ra một lĩnh vực chưa được khai phá. Đối với khách hàng, nó mang đến sự thuận tiện; đối với các nhà kinh doanh nó là một tiềm năng kiếm tiền rất lớn; đối với nhà cung cấp dịch vụ xem nó là một thị trường lớn chưa được khai thác; đối với chính phủ xem nó là một kết nối hiệu quả cao đến các cử tri của họ. Nói ngắn gọn lại, thương mại di động (m-commerce) hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh hơn là thương mại điện tử truyền thống. Bởi vì các đặc tính riêng và sự ràng buộc của các thiết bị di động và mạng vô tuyến, thương mại di động (m-commerce) hoạt động trong một môi trường rất khác biệt so với thương mại điện tử trên Internet hữu tuyến.

Ðối với M-Commerce, chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) chính là phương tiện kết nối cho phép thuê bao thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như: dịch vụ tài chính, mua hàng, thanh toán…

Sự gắn kết giữa người sử dụng với chiếc máy ÐTDÐ cá nhân đã mang lại hàng loạt ứng dụng mới với khả năng tiếp thị, khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn và khả năng truy nhập mọi lúc, mọi nơi.

* Phân biệt thương mại di động và thương mại điện tử

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giữa thương mại di động (TMDĐ) và thương mại điện tử (TMĐT) có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thương mại di động thường được hiểu là TMĐT trên nền tảng di động và được coi như một tập hợp con của TMĐT (Ngai và Gunasekaran, 2007). Trong TMDĐ, các dịch vụ được sử dụng trên thiết bị di động thông qua kết nối mạng không dây và mạng viễn thông (Varshney và Vetter, 2002; Ngai và Gunasekaran, 2007). Các thiết bị di động được nghiên cứu trong đề tài này bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay (Leung và Antypas, 2001; Zhang và ctg, 2012; Nguyễn Văn Minh, 2016).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Thương mại di động là sự phát triển tự nhiên của thương mại điện tử. Đây là một bước tiến của thương mại điện tử, cho phép mọi người mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ hầu hết mọi nơi, chỉ cần sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị máy tính bảng.

1.1.1.2. Những đặc trưng của thương mại di động

Bản chất của thương mại di động (m-commerce) là không nằm ngoài ý tưởng tiếp xúc với khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên mà không cần quan tâm đến việc họ đang ở đâu. Thương mại di động (m-commerce) là sự cung cấp đúng thông tin đến đúng chỗ và vào đúng thời điểm. Nó mang đến cho người dùng khả năng truy xuất Internet bất kể ở đâu và bất kỳ lúc nào, mang đến khả năng định vị người dùng sử dụng thiết bị di động cá nhân, tính năng truy xuất thông tin vào lúc cần thiết, và khả năng cập nhật thông tin/dữ liệu dựa theo yêu cầu. Thương mại di động (m-commerce) có các đặc trưng mà thương mại điện tử thông thường không có, ta xét một số đặc trưng sau đây:

- Tính rộng khắp (Ubiquity): Tính rộng khắp là ưu điểm chính của thương mại di động (m-commerce). Người dùng có thể lấy bất kỳ thông tin nào họ thích, bất kỳ khi nào họ muốn không cần quan tâm đến vị trí của họ, thông qua các thiết bị di động kết nối Internet. Trong các ứng dụng thương mại di động (m-commerce), người dùng vẫn có thể hoạt động bình thường, chẳng hạn như gặp gỡ mọi người hay đi lại, trong khi thực hiện giao dịch hay nhận thông tin. Với khả năng này, thương mại di động (m-commerce) làm cho dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi nảy sinh nhu cầu.

- Khả năng tiếp cận (Reachability): Thông qua thiết bị di động, các nhà kinh doanh có thể tiếp xúc với khách hàng bất kỳ lúc nào. Mặt khác, với một thiết bị di động, người dùng có thể giao tiếp với người khác bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, người dùng có thể giới hạn khả năng tiếp xúc của họ với một số người cá biệt và tại các thời gian cá biệt.

- Sự định vị (Localization): Khả năng biết được vị trí vật lý của người dùng tại một thời điểm cụ thể cũng làm tăng giá trị của thương mại di động (m-commerce). Với thông tin về định vị, ta có thể cung cấp các ứng dụng dựa trên vị trí. Ví dụ, khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng thông báo cho họ biết khi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nào bạn bè hay đồng nghiệp của họ sẽ ở gần. Nó cũng sẽ giúp người dùng định vị một nhà hàng hay một máy rút tiền tự động gần nhất.

- Tính cá nhân hóa (Personalization): Một số lượng thông tin, dịch vụ và ứng dụng khổng lồ tồn tại trên Internet, và tính thích đáng (relevant) của thông tin người dùng nhận được là rất quan trọng. Bởi vì người sử dụng thiết bị di động thường yêu cầu các tập ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các ứng dụng thương mại di động (m- commerce) có thể được cá nhân hóa để biểu diễn thông tin hay cung cấp dịch vụ một cách thích đáng đến người dùng chuyên biệt.

- Tính phát tán (Dissemination): Một số hạ tầng vô tuyến hỗ trợ việc cung cấp dữ liệu đồng thời đến tất cả người dùng di động trong một vùng địa lý xác định. Tính năng này cung cấp một phương tiện hiệu quả để phổ biến thông tin đến một số lượng lớn người tiêu dùng.

- Tính tiện lợi (Convenience): Nó rất thuận lợi cho người sử dụng để hoạt động trong môi trường máy tính không dây. Các thiết bị máy tính di động đang gia tăng về chức năng và tiện lợi trong sử dụng khi mà vẫn tồn tại các kích cỡ tương tự hoặc đang trở nên nhỏ hơn. Không giống như các máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, có thể được cài đặt trong một trạng thái muôn màu muôn vẻ của các kiểu mẫu màn hình khác nhau, và phần lớn các kết nối ngay lập tức. Các thiết bị di động cho phép người sử dụng kết nối dễ dàng và nhanh chóng tới Internet, Intranet, các thiết bị di động khác, và các cơ sở dữ liệu trực tuyến. Như vậy, các thiết bị không dây mới có thể đạt được phần lớn sự tiện lợi, thích đưa ra biện pháp hơn là truy nhập vào nhiều khuôn mẫu của thông tin.

- Tính tương giao (Interactivity): Trong sự so sánh với môi trường máy tính để bàn, các giao dịch, các giao tiếp,các điều khoản dịch vụ là những tương tác trực tiếp và ở mức độ cao trong môi trường các máy tính di động. Các công việc kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ khách hàng và cung ứng các dịch vụ yêu cầu một mức độ cao của tính tương giao với khách hàng có thể để tìm ra một thành phần gia tăng giá trị cao trong các thiết bị di động.

1.1.1.3. Phân loại dịch vụ thương mại di động

Dịch vụ TMDĐ được các nhà nghiên cứu phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mahatanankoon và ctg (2005), Ngai và Gunasekaran (2007), dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

TMDĐ bao gồm 4 thành phần: (1) dịch vụ thông tin (sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin), (2) dịch vụ giao dịch (B2C), (3) dịch vụ dựa trên địa điểm và (4) dịch vụ giải trí. Nguyễn Văn Minh (2016) không chia nhóm dịch vụ TMDĐ mà cho rằng phạm vi các sản phẩm, dịch vụ của TMDĐ rất rộng, bao gồm: chuyển tiền di động; ATM di động; bán vé di động; dịch vụ phiếu thưởng, phiếu giảm giá, thẻ khách hàng trung thành; mua và chuyển phát sản phẩm nội dung; dịch vụ định vị (cung cấp các chương trình giảm giá theo địa phương, thời tiết địa phương); dịch vụ thông tin (tin tức, giá cổ phiếu, thông tin tài chính, kết quả các trận đấu thể thao, tin tức giao thông, cảnh báo khẩn cấp); dịch vụ ngân hàng di động; môi giới di động; đấu giá di động; dịch vụ môi giới phương tiện vận tải di động, trình duyệt thông tin và đặt mua hàng di động; thanh toán di động; marketing và quảng cáo di động.

Mặc dù thương mại di động bao gồm nhiều loại giao dịch, nhưng tóm lại chúng đều có thể được phân loại thành một trong ba loại:

- Mua sắm di động

Chủ yếu tương tự như thương mại điện tử, nhưng có thể truy cập thông qua thiết bị di động. Giờ đây, khách hàng có thể mua sắm trên thiết bị di động thông qua các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động, các ứng dụng chuyên dụng và thậm chí cả các nền tảng truyền thông xã hội.

- Ngân hàng di động

Không quá khác biệt so với ngân hàng trực tuyến, mặc dù khách hàng có thể thấy một số loại giao dịch bị giới hạn hoặc bị hạn chế trên thiết bị di động. Ngân hàng di động thường bao gồm một ứng dụng chuyên dụng, mặc dù một số ngân hàng đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng chatbot và ứng dụng nhắn tin.

- Thanh toán di động

Với các thiết bị di động hiện tại, để quên hoặc đánh mất các thiết bị di động không có nghĩa là mọi việc đã kết thúc. Các lớp bảo mật vững chắc thông qua mật khẩu hoặc các dấu hiệu sinh trắc học như, dấu vân tay, mống mắt và thậm chí cả gương mặt bạn, khiến việc mở khóa thiết bị trở nên gần như bất khả thi nếu không có các thiết bị chuyên dụng. Có rất nhiều tùy chọn thanh toán di động đa dạng, ví dụ:

Samsung Pay…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.1.2. Ứng dụng mô hình TRAM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng

1.1.2.1. Ý định hành vi

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 là một trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiên cứu ý định hành vi. Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng (Actual Behavior). Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố:

thái độ và chuẩn chủ quan. Sau đó, Davis (1985) đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng sự chấp nhận công nghệ và hành vi người sử dụng công nghệ trên cơ sở của lý thuyết TRA.

Mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng. Ý định được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ trong mô hình TAM. Nghiên cứu của Zhang và ctg (2012) cũng khẳng định ý định sử dụng là một khái niệm rất quan trọng trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi tiêu dùng thực tế. Do đó, nghiên cứu này tập trung xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng TMDĐ của người tiêu dùng.

1.1.2.2. Mô hình TRAM và một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới

a. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

TRA là mô hình giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trường hợp chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin. TRA dựa trên giả định rằng con người đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên những thông tin mà họ biết.

Theo thuyết này, hai nhân tố chính quyết định ý định hành vi là Thái độ(Attitude) của cá nhân đối với hành động và Chuẩn chủ quan (Subjective norms).

Yếu tố quyết định trực tiếp của Hành vi thực sự là Ý định.

Theo Fishbein & Ajzen, Dự định tác động bởi Thái độ và Chuẩn chủ quan:

- Thái độ: cảm nhận tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện một hành vi và có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Chuẩn chủ quan: nhận thức của một người rằng hầu hết những người xung quanh cho rằng họ nên/không nên thực hiện hành động đó.

- Ý định: là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện một hành vi nào đó. Ý định được xem như là tiền tố ngay trước hành vi.

Hình 1.1 Mô hình TRA

Nguồn: Fishbein và Ajzen (1975) Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ mô hình này như Bagozzi, Baumgartner và Yi (1989); Davis và cs (1989); Oliver và Bearden (1983); Malhotra và McCort (2001)…

b. Lý thuyết hành vi dự định (The theory of planned behavior – TPB)

Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là Kiểm soát hành vi cảm nhận. Biến này phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi… Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1985) là mở rộng của Thuyết hành động hợp lý TRA. TPB nghiên cứu dự định chấp nhận sự đổi mới của con người. TPB tương tự như TRA nhưng thêm vào biến Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavioural control).

TPB cho rằng hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi dự định của người đó khi thực hiện 1 hành động. Dự định này theo Ajzen (1991) là do 3 nhân tố chủ yếu:

Thái độ đối với hành vi, Chuẩn chủ quan của cá nhân về hành vi và Sự kiểm soát hành vi cảm nhận.

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi thực sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Hình 1.2 Mô hình hành vi có kế hoạch (TPB)

Nguồn: Ajzen (1985) - Thái độ đối với hành động nói đến sự phán quyết cá nhân về việc hành động là tốt hay xấu.

- Tiêu chuẩn chủ quan phản ánh quan niệm của một người về áp lực xã hội tác động khiến họ thực hiện hay không thực hiện hành động.

- Kiểm soát hành vi cảm nhận là đánh giá của cá nhân về mức độ khó dễ của việc thực hiện hành vi.

TPB được sử dụng rộng rãi trong việc dự đoán dự định hành vi và cũng đã thành công trong việc dự báo quyết định sử dụng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực

c. Lý thuyết diễn dịch hành vi dự định (The decomposed theory of planned behavior) Mô hình D.TPB được Taylor và Todd (1995) đề ra, là một phiên bản thay thế của mô hình TPB với những cấu trúc quan điểm phân tích (decomposed beliefs structures). Trong mô hình này, những yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Sự kiểm soát được phân tích vào các thành tố thứ nguyên.

Thái độ được diễn dịch thành Sự dễ sử dụng cảm nhận (Perceived ease of use), Ích lợi cảm nhận (Perceived usefulness) Sự tương thích (Compatibility). Theo Ajzen và Fishbein (1980), Chuẩn chủ quan bao gồm 2 yếu tố niềm tin: Ảnh hưởng của gia đình (family influences) và Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng (mass media influences). Sự kiểm soát được phân tích thành 3 yếu tố: Sự tự chủ (Self- efficacy), Sự ủng hộ của Chính phủ (Government support) và Sự khuyến khích về mặt công nghệ (Technology support).

Thái độ

Dự định Chuẩn chủ

quan Hành vi

Sự kiểm soát hành vi cảm

nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Lý thuyết này được ủng hộ bởi nhiều nhà nghiên cứu (Jaruwachirathanakul &

Fink, 2005; và Ok & Shon, 2006…)

d. Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Theory of Innovation Diffusion-TID, Rogers, 1995) Lý thuyết này xem xét sự ảnh hưởng của 2 yếu tố: tính tương thích và lợi thế đối với việc chấp nhận một công nghệ. Trước đây, mô hình này chủ yếu áp dụng trong nghiên cứu nhân khẩu học, giáo dục, tiếp thị, truyền thông,..(Rogers 1962, 1983, 1995). Hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đổi mới công nghệ.

Phổ biến được định nghĩa là “quá trình mà một sự đổi mới, theo thời gian được truyền đi qua các kênh giữa các thành viên trong xã hội” (“Sự đổi mới là tất cả những gì được cảm nhận là mới đối với một cá nhân nào đó” (Rogers, 1995)

e. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model -TAM, Davis, 1989)

Được chuyển thể từ mô hình TRA, TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công nghệ. TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đây được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt. TAM giải thích cho việc khách hàng chấp nhận và sử dụng một công nghệ như thế nào. Mô hình là sự kết hợp giữa các nhân tố niềm tin và thái độ của người sử dụng; ý định và việc chấp nhận công nghệ (Davis và cs, 1989).

Trong đó, nhân tố niềm tin bao gồm Sự hữu ích cảm nhận và Sự dễ sử dụng cảm nhận.

Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Nguồn: David (1989)

Sự hữu ích cảm nhận

Biến bên ngoài

Sự dễ sử dụng cảm nhận

Thái độ Ý định Sử dụng

hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Biến bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của một người về việc chấp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ. Những biến bên ngoài thường từ hai nguồn là quá trình ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức, thu thập kinh nghiệm của bản thân (Venkatech và Davis, 2000).

Theo Davis (1989), Sự hữu ích cảm nhận là "mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ". Sự dễ sử dụng cảm nhận là "mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần nỗ lực".

Nếu khách hàng tiềm năng tin rằng một ứng dụng là có ích, họ có thể đồng thời tin rằng hệ thống không khó sử dụng và ích lợi từ việc sử dụng nó là hơn cả mong đợi.

Người dùng thường chấp nhận một ứng dụng khi họ cảm nhận được sự thuận tiện khi sử dụng ứng dụng đó hơn các sản phẩm khác.

Thái độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công của hệ thống. Có nhiều định nghĩa về thái độ, nhưng nhìn chung đều xem thái độ là một mối quan hệ giữa con người và khách thể (Woelfel, 1995). Đó là “tác động ước tính mà cá nhân sử dụng hệ thống phục vụ cho công việc của mình” (Davis, 1993).

Ý định sử dụng chịu ảnh hưởng của Sự hữu ích cảm nhận và Thái độ của cá nhân. Trong đó Sự hữu ích cảm nhận có tác động trực tiếp đến Ý định và gián tiếp thông qua Thái độ. Từ đó, cá nhân sẽ sử dụng hệ thống nếu họ có ý định sử dụng (Davis, 1989).

TAM là một trong những mô hình được ứng dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ.

f. Mô hình sẵn sàng và chấp nhận công nghệ (Theory of technology readiness and acceptance model - TRAM)

Mô hình sẵn sàng chấp nhận công nghệ (TRAM) được đề xuất bởi Lin và cộng sự (2007), là kết quả của việc kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) với khái niệm sự sẵn sàng công nghệ (TR) của Parasuraman (2000). Trước hết, trong TAM, ý định sử dụng công nghệ (IU) là khả năng một người sẽ áp dụng một công nghệ nào đó, sẽ dẫn đến hành vi áp dụng hay sử dụng một công nghệ nhất định (Davis, 1989). TAM cho rằng sự chấp nhận hệ thống mới được xác định bởi người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

dùng có ý định sử dụng hệ thống, ý định này bị ảnh hưởng bởi sự tin tưởng của người dùng về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của hệ thống.

TRAM (Mô hình sẵn sàng và chấp nhận công nghệ) là đóng góp mới nhất kết hợp khía cạnh tính cách chung của TRI với hệ thống thứ nguyên cụ thể của TAM.

Điều này giải thích cách các khía cạnh của tính cách có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của một người và cách người đó sử dụng công nghệ mới. TRI là tiền đề của TAM. Để đo lường niềm tin và suy nghĩ chung của một người đối với một công nghệ, phương pháp được sử dụng là Chỉ số sẵn sàng về công nghệ (TRI). TRI được chọn vì nó có thể phân biệt một người có phải là người dùng công nghệ hay không. Nó cũng có thể phân nhóm người dùng dựa trên niềm tin tích cực và tiêu cực vào công nghệ theo cách phức tạp hơn. Parasuraman xác định rằng ai đó lạc quan và đổi mới cũng như ít khó chịu và bất an hơn sẽ sẵn sàng sử dụng công nghệ mới hơn, đó là Lạc quan, Sáng tạo, Khó chịu và Bất an.

Trong khi đó, TR đại diện cho xu hướng mọi người nắm lấy và sử dụng công nghệ mới để hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống gia đình và tại nơi làm việc (Parasuraman, 2000). Nó là tổng thể trạng thái tâm trí của một người có khuynh hướng thiên về sử dụng công nghệ mới. Chỉ số sẵn sàng công nghệ (TRI) được sử dụng để đo lường TR dựa trên bốn đặc điểm: lạc quan, đổi mới, khó chịu và bất an (Parasuraman, 2000). Trong đó, sự lạc quan đề cập đến niềm tin là công nghệ giúp gia tăng việc kiểm soát, tính linh hoạt, khả năng học tập và sự hiệu quả. Sự đổi mới chỉ ra xu hướng tiên phong về công nghệ và lãnh đạo về tư tưởng. Sự khó chịu nói đến sự thiếu kiểm soát đối với công nghệ. Cuối cùng, sự bất an cho thấy sự nghi ngờ về công nghệ và sự hoài nghi về khả năng hoạt động đúng đắn của nó. Bốn đặc điểm này thường khác nhau giữa các cá nhân và giữa các kiểu công nghệ khác nhau.

Kết hợp TAM và TR, TRAM giải thích tại sao những người có TR cao không phải lúc nào cũng chấp nhận sử dụng các tiện ích công nghệ cao có sẵn trên thị trường, bởi vì cảm nhận về tính dễ sử dụng (PE) và cảm nhận về tính hữu ích (PU) cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chấp nhận sự đổi mới. PE là mức độ mà một người tin rằng không cần bỏ ra nhiều nỗ lực để sử dụng một công nghệ (Davis, 1989). PU là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân, sự chấp nhận công nghệ và sự sẵn sàng của người dùng để sử dụng một công nghệ mới (Jin, 2013; Chung và cộng sự, 2015; Iqbal & Bhatti, 2015; Larasati & Santosa, 2017; Lundberg, 2017; Adiyarta và cộng sự, 2018). Sau đây là mô hình TRAM:

Hình 1.4: Mô hình sẵn sàng chấp nhận công nghệ TRAM

(Nguồn : Lin et al., 2007) 1.1.2.3. So sánh sự phù hợp của các mô hình đối với vấn đề nghiên cứu

a. So sánh TRA, TPB và D.TPB

TRA được áp dụng thành công để dự báo dự định trong nhiều lĩnh vực. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để hiểu về những giả thiết, hạn chế của mô hình và mở rộng phân tích. Sheppard, Hartwick & Warshaw (1988) đã kết luận rằng sức dự báo của TRA là quan trọng trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là những nhà nghiên cứu khác nhau lại đưa ra những kết luận khác nhau về tác động của Chuẩn chủ quan đối với Ý định hành vi.

Để khắc phục thiếu sót này của TRA, Ajzen (1991) đã phát triển TPB bằng cách thêm vào TRA yếu tố Kiểm soát hành vi cảm nhận. Bằng việc thêm vào yếu tố này, mô hình đã giải thích được sự thay đổi về ý định nhiều hơn (44.5%) so với TRA

Sự hữu ích cảm nhận

H2

Sự sẵn sàng công nghệ

H5

H1

Ý định sử dụng

sử dụng

H6

H4

H3

Sự dễ sử dụng cảm nhận Sự bất an

Sự khó chịu Sự đổi mới

Sự lạc quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

(32.7%) (Ajzen & Madden, 1986; Hagger, Chatzisarantis & Biddle, 2002). Do đó, mô hình TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Tuy nhiên, bản chất đúng của mối quan hệ giữa Thái độ, Chuẩn chủ quan và Sự kiểm soát hành vi cảm nhận vẫn còn chưa chắc chắn. Một trong những điểm yếu của thuyết TPB là vai trò của nhân tố Chuẩn chủ quan trong việc giải thích dự định và hành vi (Ajzen, 1991; Trafimow và Finlay, 1996). Bên cạnh đó, khái niệm Sự kiểm soát hành vi cảm nhận vẫn còn đang được tranh cãi và có vấn đề trong việc đánh giá những quan điểm của mô hình làm cho TPB trở nên khó để áp dụng (Kraft, Rise, Sutton và Roysamb, 2005).

Taylor và Todd (1995) chỉ ra những hạn chế của TPB bằng cách giới thiệu một nhóm các quan điểm vững chắc, những cấu trúc quan điểm được phân tích cho mô hình TPB và đề ra mô hình D.TPB. Mô hình này là một phiên bản thay thế của mô hình TPB với những cấu trúc quan điểm diễn dịch. Nó cung cấp giá trị phát hiện tốt hơn và dễ hiểu để sử dụng hơn mô hình TPB gốc.

Như vậy, mô hình D.TPB được chứng minh là tối ưu nhất trong 3 mô hình TRA, TPB và D.TPB.

b. So sánh giữa D.TPB, DOI và TAM

Mô hình TAM trên thực tế được chứng minh tốt hơn mô hình DOI và D. TPB trong giải thích dự định sử dụng dịch vụ IB.

Tuy D.TPB được nghiên cứu rằng có khả năng dự báo tốt hơn TAM nhưng mô hình lại phức tạp hơn vì đã giới thiệu nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng (Hsu và Chiu, 2004) và khả năng dự báo tốt hơn không nhiều (đã được chứng minh ở những nghiên cứu trước như nghên cứu của Chau và Hu, 2001; Taylor và Todd, 1995a).

TAM chi tiết hơn D.TPB và dễ áp dụng vào thực tế, làm cho TAM có lợi thế thực nghiệm hơn so với D.TPB (Mathieson, 1991). Theo Luarn và Lin (2004), TAM ưu việt hơn D.TPB trong việc giải thích dự định hành vi để chấp nhận hay sử dụng hệ thống thông tin. D.TPB là lý thuyết chung về hành vi con người trong khi TAM được dùng để dự báo việc sử dụng công nghệ/ hệ thống thông tin. Do đó, TAM đặc trưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

cho hệ thống thông tin. McKechnie, Winklhofer và Ennew (2006) cho rằng TAM rất hữu ích khi sử dụng để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet trong những dịch vụ tài chính.

Ngoài ra, TAM là mô hình được nghiên cứu rộng rãi nhất trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ và cả hai yếu tố Sự hữu ích cảm nhận và Sự dễ sử dụng cảm nhận đều được kiểm chứng thực nghiệm và kết luận là phù hợp. Nhưng với DOI, hầu hết nghiên cứu đều cho rằng chỉ một số yếu tố là liên quan thích hợp với hành vi chấp nhận (Agarwal và Prasad, 1998; Taylor và Todd, 1995a).

Như vậy, dựa vào các lý do trên, TAM tỏ ra là mô hình thích hợp nhất để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng thương mại di động.

c. So sánh mô hình TRAM với các mô hình nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêu dùng

Có nhiều mô hình về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới, nhưng về cơ bản các mô hình có cùng ý tưởng chính. Tất cả các mô hình chấp nhận của người tiêu dùng đều có điểm giống nhau là xu hướng sử dụng công nghệ phụ thuộc vào nhận thức của các nhân về công nghệ, sự hữu ích của công nghệ và tính dễ sử dụng của nó.

Lý thuyết hay được sử dụng trong các nghiên cứu là về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), được giới thiệu bởi Davis (1989, trang 320); Trong TAM có hai yếu tố quyết định trung tâm: Sự hữu ích cảm nhận, đề cập đến “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ” (Davis, 1989, trang 320); và Sự dễ sử dụng cảm nhận, đề cập đến “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn công sức” (Davis, 1989, trang 320). TAM được thiết kế đặc biệt để giải thích hành vi sử dụng máy tính. Nó là sự chuyển thể của thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Azjen (1975) (TRA), đã thành công trong việc dự đoán và giải thích hành vi nói chung (Malhotra & Galletta, 1999; Yi & Hwang, 2003).

Theo cơ sở lý thuyết của TRA, các đặc điểm nhận thức này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến các mức độ tăng cường sử dụng hệ thống, từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thực tế (Davis et al., 1989). Hơn nữa, tính dễ sử dụng được cho là có thể ảnh hưởng đến tính hữu ích được nhận thức. Giả thuyết này xuất phát từ logic rằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

những cải tiến về tính dễ sử dụng của một hệ thống góp phần làm tăng Sự hữu ích cảm nhận do tiết kiệm được công sức (Davis et al., 1989).

TAM đã nhận được sử dụngđáng kể trong những năm qua. Nó đã được xác nhận trên một loạt các hệ thống và Sự hữu ích cảm nhận và Sự dễ sử dụng cảm nhận được chứng minh là các chiều nhận thức đáng tin cậy và hợp lệ (Burton-Jones &

Hubona, 2006; King & He, 2006).

Một mô hình xem xét sự khác biệt của từng cá nhân là cấu trúc sẵn sàng công nghệ (TR)). Parasuraman coi cấu trúc TR là “xu hướng của mọi người trong việc tạo ra các công nghệ mới để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống và công việc” (2000, trang 308). Cấu trúc đề cập đến bốn khía cạnh phụ dự đoán hành vi liên quan đến công nghệ của mọi người: sự lạc quan và tính đổi mới, có thể thúc đẩy TR, và sự khó chịu và bất an có thể làm giảm nó (Parasuraman, 2000).

Hạn chế của TAM là ban đầu nó được thiết kế để dự đoán việc áp dụng công nghệ trong môi trường làm việc, điều này khiến nó ít áp dụng hơn trong các bối cảnh mà người thực hiện có quyền tự chủ cao hơn (Lin et al., 2007). Nhận thức của người dùng về tính hữu ích và dễ sử dụng được xác định bằng kinh nghiệm trước đó (Rao &

Monroe, 1988). Trước đó, Lin và cộng sự. (2007) mở rộng khả năng ứng dụng của TAM bằng cách tăng cường nó với cấu trúc TR dành riêng cho từng cá nhân vào Mô hình Chấp nhận và Sẵn sàng Công nghệ (TRAM). Các phát hiện của TRAM nhấn mạnh tác động của người dùng/ đặc điểm cá nhân và trải nghiệm trước đó của họ đối với mục đích sử dụng. Ngoài ra, tác động của Sự hữu ích cảm nhận và Sự dễ sử dụng cảm nhận chi phối quá trình ra quyết định về hành vi áp dụng, điều này có thể giải thích tại sao điểm TR cao tự động dẫn đến ý định sử dụng cao. Việc đưa mô hình TRAM vào sử dụng thực tế sẽ bổ sung cho các nghiên cứu đã thực trước đó.

1.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình phát triển thương mại di động trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1.1. Trên thế giới

* Tiềm năng tăng trưởng thương mại di động

Mặc dù có một năm đầy thách thức đối với lĩnh vực bán lẻ vào năm 2020 (thế giới đang ở giữa làn sóng của sự gián đoạn do coronavirus), eMarketer ước tính rằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới đã tăng 27,6% trong năm, với tổng số 4,280 nghìn tỷ đô la. Điều này thể hiện mức tăng đáng kể so với đánh giá giữa đại dịch về mức tăng trưởng 16,5%. Tuy nhiên, tổng doanh số bán lẻ trên toàn thế giới đã giảm 3,0%, xuống còn 23,839 nghìn tỷ USD. N ăm 2020, Châu Mỹ Latinh có mức tăng trưởng bất thường nổi bật (36,7%), mặc dù doanh số bán lẻ nói chung giảm xuống mức trung bình (giảm 3,4%). Thương mại điện tử bán lẻ của Argentina đã tăng trưởng đáng kinh ngạc 79,0% vào năm ngoái, con số chỉ gần bằng 71,1% của Singapore.

Thương mại điện tử di động, còn được gọi là thương mại di động, đề cập đến các giao dịch mua hàng trực tuyến sử dụng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay. Thông qua thương mại di động, người dùng có thể thực hiện các chức năng như thanh toán hóa đơn, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đặt vé phương tiện đi lại và thực hiện các giao dịch thương mại khác một cách đơn giản với thiết bị di động. Người tiêu dùng cũng có thể sử dụng các thiết bị này để nghiên cứu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi thực sự mua hàng, trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

Do việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng tăng trên toàn thế giới, bán lẻ trực tuyến tiếp tục mở rộng để tận dụng lợi thế của dân số di động ngày càng tăng. Vào năm 2022,  doanh số thương mại điện tử bán lẻ điện thoại thông minh ở Hoa Kỳ  dự kiến sẽ vượt qua 432 tỷ đô la Mỹ, tăng từ 148 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018. Tuy nhiên, bất chấp những con số và dự báo lạc quan này,  tỷ lệ chuyển đổi người mua sắm trên thiết bị di động  ở Hoa Kỳ vẫn đang thấp hơn so với máy tính để bàn hoặc máy tính bảng.

Các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà bán lẻ và được người dùng ưa chuộng. Kể từ năm 2017, tỷ lệ cài đặt trên mua, cho biết mức độ thành công của việc chuyển đổi người dùng, gần như tăng gấp ba lần trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, hầu hết người dùng điện thoại thông minh cho biết sử dụng các ứng dụng bán lẻ ít nhất một lần một tuần, trong khi 1/5 người mua sắm cho biết họ truy cập chúng nhiều lần trong ngày. Amazon dẫn đầu bảng xếp hạng các  ứng dụng mua sắm phổ biến nhất dành cho iPhone ở Hoa Kỳ  với trung bình 14 triệu người dùng hoạt động hàng ngày tính đến tháng 12 năm 2020. Walmart xếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

thứ hai đã thống kê gần bảy triệu người dùng hoạt động hàng ngày trong số các chủ sở hữu iPhone trong cùng thời kỳ.

Mặc dù nhiều người dùng điện thoại thông minh ở Hoa Kỳ đã có trải nghiệm trực tiếp với các giao dịch di động, nhưng thái độ đối với việc sử dụng thanh toán di động vẫn khác nhau. Một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy thế hệ trẻ háo hức hơn khi thanh toán bằng ví điện tử hoặc ví điện thoại di động, nếu so với các nhóm tuổi khác. Khoảng một phần ba người tiêu dùng Mỹ vẫn nghi ngờ về việc thanh toán thông qua điện thoại thông minh và hầu hết mọi người sẽ sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cho các giao dịch mua lớn, để lại các chi phí nhỏ hàng ngày cho thanh toán di động. Tuy nhiên, khả năng thanh toán gần di động vẫn hấp dẫn người dùng di động dựa vào thiết bị kỹ thuật số của họ để đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm của họ. Số  lượng người dùng giao dịch thanh toán di động lân cận  ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt 80,1 triệu người dùng vào năm 2023.

eMarketer dự kiến doanh số thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 4,058 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 , chiếm 15% tổng doanh số bán lẻ. Và tỷ lệ phần trăm trong số đó thuộc về thương mại điện tử cũng sẽ tiếp tục tăng, khi nhiều nhà bán lẻ trực tuyến nhận thấy hơn 50% lưu lượng truy cập đến từ thiết bị di động.

Điều này cho thấy rằng các nhà bán lẻ đầu tư nhiều hơn vào thương mại di động cuối cùng có thể mong đợi tỷ lệ chuyển đổi và ROI cao hơn.

1.2.1.2. Ở Việt Nam

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), với xuất phát điểm thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 đã đạt khoảng 7,8 tỷ USD. Dự báo, nếu tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì quy mô thị trường sẽ chạm mức 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. Theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm (%)

Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng, ngày nay xu hướng đa kênh, đa nền tảng mới là tâm điểm thu hút doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn, người tiêu dùng thông minh đang thay đổi cách thức tìm kiếm và mua sắm khi chuyển từ mua sắm truyền thống sang trải nghiệm phương thức mua sắm mới tiện dụng hơn. Trong đó, kinh doanh trên nền tảng di động đang trở thành xu thế chính trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin và kinh tế số.

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động qua các năm (%) Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 Kinh doanh trên nền tảng di động là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung thêm nhiều tiện ích mới như các nút “thích”, “mua”…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Các tiện ích này góp phần cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt internet. Theo các chuyên gia công nghệ, xu thế kinh doanh trên nền tảng di động tại Việt Nam có điều kiện phát triển và ngày càng phổ biến bởi 2 lý do sau:

Một là, nền tảng kinh doanh di động chứng minh được tính hữu ích của chúng khi lượng người sử dụng ngày càng nhiều hơn. Các doanh nghiệp đang chuyển hướng này để chuyển hướng, xây dựng mới hoặc tối ưu hóa các trang web thương mại phù hợp với thiết bị di động.

Hai là, giới trẻ ngày nay có thói quen kết nối internet, sử dụng điện thoại, máy tính bảng để xem hàng, mua hàng và ít tới cửa hàng bán lẻ… nên việc đầu tư kênh bán hàng di động sẽ hiệu quả hơn. Điện thoại thông minh trở thành công cụ quan trọng trong môi trường mạng điện thoại di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn so với trên các thiết bị cố định, như máy tính cá nhân.

Thực tế cho thấy, theo thống kê, số lượt truy cập trên hệ thống hơn 33.000 trang web khách hàng của Sapo Web năm 2018 tại Việt Nam thì có tới hơn 60% số lượt truy cập vào trang web là từ thiết bị di động, tăng 5% so với năm 2017. Còn ở Lazada, số lượng người mua sắm qua ứng dụng di động đến cuối năm 2018 đã tăng 60% so với hồi đầu năm và số lượng đơn hàng từ ứng dụng di động chiếm 70% tổng đơn hàng của Lazada.

Các khảo sát cũng cho thấy, khoảng 70% lượng thời gian trực tuyến của người tiêu dùng là qua thiết bị di động và cứ hai lần mua sắm trực tuyến thì có một lần đặt qua điện thoại. Do đó, nếu nền tảng thanh toán trên di động được xây dựng bắt mắt và tiện lợi, số lượng khách hàng mua sắm qua di động có khả năng sẽ tăng nhanh hơn so với hiện nay, từ đó tạo nên sức hấp dẫn đối với phương thức kinh doanh này.

Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, thách thức của hoạt động kinh doanh trên nền tảng di động.

Theo khảo sát của VECOM, việc ứng dụng tốt các nền tảng di động vẫn chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp lớn có quy mô, chiến lược và nguồn lực. Xét về tổng thể chung trong cả nước thì đa số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho sự thay đổi này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Biểu đồ 1.3: Thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập website thương mại điện tử phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng

Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 Kết quả khảo sát chung trong cả nước cũng cho thấy, năm 2018 có khoảng 17%

doanh nghiệp cho biết có website phiên bản di động, tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệnh nhiều trong vòng 3 năm trở lại đây. Tương tự, với tỷ lệ doanh nghiệp có website phiên bản di động, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2018 cũng chỉ chiếm 14% và không có sự thay đổi nhiều so với các năm trước.

Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động qua các năm

Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Bên cạnh đó, 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát có ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động cho biết, Android v

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, dựa vào các nghiên cứu trên kết hợp với quá trình tìm hiểu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ phóng sự cưới

Sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng thương mại làm khách hàng cá nhân có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thay đổi ngân hàng. Nhận thức của khách

Do đó, đề tài chọn mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm mô hình nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người tiêu

Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm của người tiêu dùng Thành phố Huế” sẽ sử dụng mô hình hành động hợp lý (TRA)

Qua các bước phân tích ở trên, các yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, giá cả, chuẩn mức chủ quan thực sự ảnh hưởng đến quyết định liệu rằng một người tiêu dùng có

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của tổng công ty viễn thông MobiFone trên địa bàn Thừa Thiên Huế” trong khuôn

Chất lượng dịch vụ 1 Dịch vụ Internet FTTH của FPT có tốc độ cao, kết nối tốt 2 Đảm bảo tốc độ truy cập vào giờ cao điểm 3 Đường truyền Internet ổn định ít bị nghẽn

Hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn