• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11.3.20222 Tiết 29,30 Ngày dạy:

CẢM NHẬN LÒNG YÊU NƯỚC

QUA TÁC PHẨM TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA.

CẢM NHẬN LỐI SỐNG GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ QUA VĂN BẢN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Hiểu lòng yêu nước qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Hiểu lối sống giản dị của Bác Hồ qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Kỹ năng:

- Cảm thụ văn học.

- Biết cách xây dựng dàn ý, viết đoạn cho đề văn nghị luận văn học.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thích văn học,ý thức tự giác học tập.

4. Năng lực và phẩm chất

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tư duy, nghiên cứu...

- Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học...

- Phẩm chất: tự giác, chăm chỉ...

II. Chuẩn bị của GV & HS

- G: Nghiên cứu Sgk, Sgv,TLTK, TL chuẩn NV; ƯDCNTT - H: đọc trước bài học

III. Phương pháp:

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, quy nạp, nêu & GQVĐ, thảo luận.

- Kĩ thuật: Động não, hỏi và trả lời, viết tích cực, hoàn tất 1 nhiệm vụ, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

1. Ổn định tổ chức:1’ SS 7B 38 vắng...

2. Kiểm tra bài cũ:

Không 3- Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS - Phương pháp: vấn đáp

- Cách tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ:

Đọc 1 đoạn văn mà em yêu thích trong 2 văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của Bác Hồ.

(2)

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo kết quả:

HS đọc

B4: GV chốt, dẫn vào bài:

Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về 2 văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của Bác Hồ.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức về2 văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của Bác Hồ.

-Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nhóm - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập:

Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng

tác, xuất xứ

Nội dung Nghệ thuật Tinh thần yêu

nước của nhân dân ta

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, trao đổi suy nghĩ và trả lời B3: Báo cáo kết quả

Dự kiến kết quả:

Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng

tác, xuất xứ

Nội dung Nghệ thuật Tinh thần yêu

nước của nhân dân ta

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc - Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục - Cách diễn đạt trong sáng,

(3)

lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

- Tên bài do người soạn sách đặt

sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

nhiều hình ảnh so sánh độc đáo

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Phạm Văn Đồng (1906- 2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã

giữ nhiều

cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

(4)

Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc - Đặc điểm

sáng tác:

Những tác

phẩm của

Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn

B4: HS nhận xét, bổ sung HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Thời gian: 17phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức vận dụng làm bài tập - Phương pháp: vấn đáp, nhóm

- Cách tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ:

Lập dàn ý cho đề văn: Suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta qua văn

(5)

bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ làm bài tập B3: Báo cáo kết quả:

Dự kiến kết quả:

1.Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

Bản đồ thế giới ghi tên Việt Nam, cả thế giới công nhận một đất nước bé nhỏ mà hùng cường với lòng yêu nước luôn cồn cào trong huyết quản mỗi con người Việt Nam. Chính lòng yêu nước ấy đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.

2. Thân bài a) Giải thích

Lòng yêu nước là tình yêu đối với nơi mình sinh ra, lớn lên, là yêu đồng bào, yêu Tổ Quốc. Lòng yêu nước được hình thành từ những tình cảm bình dị, gẫn gũi mà rất đỗi thiêng liêng. Ê-ren-bua đã từng khẳng định:” lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc”. Yêu nước để rồi ta sống một cuộc sống đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực ước mong cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển.

b) Đặc điểm

Lòng yêu nước của nhân dân ta từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu được gìn giữ và phát triển. Lòng yêu nước của ta có lúc ẩn mình, có lúc lại bùng lên mãnh liệt, đem tất cả những thăng trầm gian khó, những đau thương mất mát đều hóa thành niềm tự hào hiêu hãnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

c) Biểu hiện và ý nghĩa

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...” Những vị anh hùng đó, họ đều là tiêu biểu cho một dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hàng triệu trái tim từ những cụ già râu tóc bạc phơ đến những em nhỏ, những kiều bào nước ngoài cungz đề hướng về lý tưởng của dân tộc: đánh giặc, giành lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Những người mẹ, người bà, người chị nơi hậu phương “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” không ngừng thi đua tăng gia sản xuất, chi viện lương thực thực phẩm cho bộ đội tiền tuyến. Trên khắp các chiến trường lửa bom ác liệt, các chiến sĩ quyết đem tất cả tinh thần, sức lực, máu xương cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính tình yêu nước mãnh liệt ấy đã trở thành nguồn sức mạnh kì diệu đem lại chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước kẻ thù tàn bạo với vũ khí hiện đại.

Lòng yêu nước trong thời bình tuy không mãnh liệt nhưng được thể hiện rất rõ qua tình yêu thiên nhiên đất nước. Chúng ta yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, ngọn núi, con sông, từng mái nhà. Yêu luôn cả những âm thanh trong trẻo bình dị gần gũi. Chúng

(6)

ta yêu và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta khi xưa đã hi sinh để giành lấy.

Yêu nước, chúng ta yêu cả con người- đồng bào máu thịt. Yêu những người thân thương, mến trẻ, kính già, biết ơn thầy cô, hiếu thảo với cha mẹ. Lòng yêu nước còn khiến ta thương cả những cảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, giúp đỡ những anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, những bệnh nhân hiểm nghèo,...

d) Mở rộng

Tuy nhiên đáng buồn là hiện nay vẫn còn những thanh niên sống với thứ tình cảm và tư tưởng sai lệch. Họ quên đi đất nước, chỉ nghĩ đến bản thân. Họ phán xét, chê trách, thậm chí là phá hoại đất nước nguồn cội của mình.

3. Kết bài Nêu cảm nghĩ

Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Đất nước phát triển là nhờ vào tình yêu nước của nhân dân ta.

B4: HS nhận xét, đánh giá GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn - Phương pháp: giao nhiệm vụ

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ:

Lập dàn ý chững minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HĐ cá nhân, HĐ chung cả lớp B3: Báo cáo kết quả:

A. MB:

– Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.

– Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

B. TB:

Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:

– Bác giản dị trong cách ăn:

+ Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào + Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng

+Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

– Bác Hồ giản dị trong cách mặc:

+ Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn

+ Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.

(7)

– Giản dị trong cách ở:

+ Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”

+ Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.

+ Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.

– Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.

– Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:

+ Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.

+ Lúc người đọc Tuyên Ngôn ĐL, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình

“Tôi nói mọi người có nghe rõ không”

C. Kết bài:

– Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác – Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

B4: HS nhận xét, đánh giá GV nhận xét, đánh giá 4. Củng cố (1’)

- lòng yêu nước qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- lối sống giản dị của Bác Hồ qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ 5. Hướng dẫn về nhà (1’)

-Hoàn thiện dàn ý E- Rút kinh nghiệm:

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực

- Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc

Hoàn thiện bảng chú giải bằng việc tô màu các kí hiệu: Chiếc dù thể hiện nơi quân Pháp nhày dù; mũi tên thể hiện hướng tiến công của quân Pháp; mũi tên thể