• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn : 4/3/2021 Ngày giảng:

Bài 13:ÔN TẬP CHƯƠNG II

PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : Củng cố kiến thức kĩ năng gấp, cắt, dán hình.

* Kĩ năng:Học sinh gấp được 1 trong các sản phẩm đã được học.

* Thái độ: HS nghiêm túc thực hiện thích thú khi gấp hình

2. Mục tiêu riêng: học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức - Gấp, cắt, được hình tròn.

- Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên chuẩn bị các mẫu hình tròn, biển báo giao thông, thiếp chúc mừng, phong bì.

- Tranh quy trình gấp, cắt dán hình tròn,gấp cắt dán biển báo giao thông, cắt, gấp thiếp chúc mừng, gấp, cắt phong bì.

- HS chuẩn bị giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy nháp tương đương khổ A4 để gấp hình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HS Dũng, Chức 1.Kiểm tra:1‘

Kiểm tra đồ dùng học sinh đã chuẩn bị.

2.Bài mới.35’

a. Giới thiệu bài: ôn tập chương IIb. Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Đề kiểm tra Cách tiến hành: “Em hãy gấp, cắt, dán 1 trong những sản phẩm đã học ở chương II

- Yêu cầu học sinh biết cách làm và thực hiện thao tác để làm được một những sản phẩm đã học ( đúng qui trình, cắt phải thẳng, dán cân đối, phẳng, màu sắc hài hòa, phù hợp).

- Để đồ dùng lên bàn

- HS chú ý lắng nghe

- Dụng cụ , đồ dùng để sẵn trước mặt

- Để đồ dùng lên bàn

- Lắng nghe

- Để dụng cụ đồ dùng lên trước mắt

(2)

- GV cho học sinh xem, quan sát lại các mẫu (hình tròn, biển báo giao thông, thiếp chúc mừng, phong bì).

- GV tổ chức cho học sinh thực hành.Trong quá trình thực hành học sinh nào còn lúng túng, giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành bài kiểm tra.

* Đánh giá: hai mức độ.

+ Hoàn thành :

- Nếp gấp, đường cắt thẳng.

- Thực hiện đúng qui trình.

- Dán cân đối, phẳng.

+ Chưa hoàn thành :

- Nếp gấp, đường cắt không thẳng.

- Thực hiện không đúng quy trình.

- Chưa làm ra sản phẩm.

- HS quan sát mẫu và nhắc lại tên các bài đã học (hình tròn, biển báo giao thông, thiếp chúc mừng, phong bì)

- HS thực hành kĩ thuật gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học.

- Quan sát mẫu

- Thực hành làm sản phẩm theo hướng dẫn của gv

4. Củng cố - dặn dò. 4’

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: bài 13 ôn tập chương II Phối hợp gấp, cắt, dán hình tiết 2)

- HS chú ý quan sát và lắng nghe.

- chú ý lắng nghe

- Chú ý theo dõi

- Lắng nghe

Ngày soạn : 4/3/2021 Ngày giảng:

Bài 14: ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 2)

I.MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : Học sinh biết cách đan nong đôi.

* Kĩ năng: Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.

(3)

* Thái độ: Yêu thích các sản phẩm đan nan.

2. Mục tiêu riêng: HS Vũ Đình Thắng

- Có thể kẻ, cắt các nan đan và đan được 2 đến 3 nan II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tấm đan nan bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nam dọc và nan ngang khác màu nhau.

- Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh.

- Tranh quy trình đan nong mốt.

- Bìa màu hoặc giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS HS KHUYẾT TẬT

1.Khởi động: ( ổn định tổ chức lớp)

2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài: Đan nong đôi (Tiết 2) b.Hướng dẫn các hoạt động.

* Hoạt động 3: HS thực hành đan nong mốt - HS nhắc lại quy trình đan nong đôi

- GV tổ chức cho học sinh thực hành, nhắc HS dán cho phẳng, miết phẳng, cân đối.giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.

- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương

- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

- HS để dụng cụ đã chuẩn bị lên trên mặt bàn.

- HS chú ý lắng nghe.

Gồm 3 bước + Bước 1:Kẻ, cắt các nan đan + Bước 2:Đan nong đôi.

+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan

- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- HS trưng bày sản phẩm

- HS chú ý lắng nghe

- HS Thắng: HS để dụng cụ đã chuẩn bị lên trên mặt bàn.

- HS Thắng: HS chú ý lắng nghe.

- HS Thắng: nghe và nhắc lại theo các bạn

- HS Thắng: HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- HS Thắng: HS trưng bày sản phẩm

- HS Thắng: HS chú ý lắng nghe

3. Nhận xét - dặn dò.

Nhận xét về tinh thần thái

(4)

độ, kết quả học tập của học sinh

- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dung đầy đủ để giờ sau học bài 16 làm lọ hoa gắn tường (tiết 1)

- HS chú ý lắng nghe - HS Thắng: HS chú ý lắng nghe

Ngày soạn: 5/3/2021 Ngày giảng:

KỸ THUẬT

CHĂM SÓC RAU, HOA (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết mục đích, tác dụng cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa 2. Kĩ năng

- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất 3. Thái độ

- Có ý thức chăm sóc bảo vệ và yêu thích công việc chăm sóc rau, hoa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Cây trồng trong chậu

- Rổ đựng cỏ; dầm xới, dụng cụ tưới cây

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu công việc chuẩn bị trước khi trồng rau, hoa.

- Nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.

3. Bài mới Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học:

Sau khi gieo trồng cây rau hoa phải được chăm sóc như tỉa cây, tưới nước, vun xới… Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu về các công việc chăm sóc này.

- Chuẩn bị cây trồng, chậu trồng cây, đất trồng cây

- Nhiệt độ, nước, ánh sang, chất dinh dưỡng, không khí.

- HS lắng nghe

(5)

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.

1. Tưới nước cho cây.

- Điều kiện ngoại cảnh cảu cây rau, hoa?

- Nêu tên các biện pháp chăm sóc cây rau hoa?

a. Mục đích

- Tại sao phải tưới nước cho cây?

=> Mục đích của việc tưới nước cho cây là cung cấp nước giúp hạt nảy mầm, hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. Vì cậy phải thường xuyên tưới nước cho cây.

b. Cách tiến hành.

- Ở gia đình em, thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì?

- Trong H1 người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?

=> Tưới nước vào lúc râm mát để cho nước đỡ bay hơi. Có thể tưới nước cho cây bằng nhiều cách như dùng gáo múc, bằng bình có vòi hoa sen, tưới bằng vòi phun, tưới bằng bình xịt.

- GV làm mẫu cách tưới nước.

Lưu ý hóc phải tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống.

- GV chỉ định HS làm lại thao tác tưới nước.

2. Tỉa cây a. Mục đích:

- Thế nào là tỉa cây?

- Tỉa cây nhằm mục đích gì?

- GV yêu cầu hs quan sát h2 sgk nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt?

- Nhiệt độ, nước, ánh sang, chất dinh dưỡng, không khí.

- Tưới nước, làm cỏ, vun xới, tỉa cây

- HS theo dõi

- Tưới lúc trời râm mát Tưới bằng gáo, bằng bình, bằng vòi phun, bình xịt …

- Bằng bình tưới có vòi sen và vòi phun nước

- HS quan sát

- 1đến 2 HS thao tác tưới nước.

- Là nhổ bỏ, loại bớt 1 số cây để đảm bảo khoảng cách.

- Giúp cây có đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.

(6)

b. Cách tiến hành.

- GV hướng dẫn cách tỉa cây (Chỉ nhổ bỏ những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu bệnh) + Nếu gieo hạt vào hốc thì chỉ để mỗi hốc 1-2 cây

3. Làm cỏ a. Mục đích:

- Nêu tên những loại những loại cây thường mọc trên các luống trồng rau hoặc chậu cây.

- Tác hại của cỏ dại đối với cây rau hoa?

- Vậy có nên để cỏ dại mọc lẫn trong cây rau, hoa không?

=> GV nhận xét và kết luận: trên luống trồng rau hoa thường có cỏ dại. Cỏ dại hút tranh nước, các chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau, hoa.

b. Cách tiến hành.

- Ở gia đình em, thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào?

- Tại sao phải diệt cỏ vào ngày nắng?

- Làm cỏ bằng dụng cụ gì?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới.

+ Cỏ thường có thân ngầm và rễ ắn sâu vào đất. Vì vậy, khi làm cỏ nên dùng dầm xới đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ.

+ Nhỏ nhẹ nhàng đẻ tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.

+ Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ để đem đổ hoặc phơi đốt. Không vứt cỏ bữa bãi trên mặt luống.

4. Vun, xới đất cho rau, hoa a.Mục đích

- Nguyên nhân nào làm cho đất bị khô, không tơi xốp?

- H2a: Cây mọc chen chúc lá, củ nhỏ.

H2b: Khoảng cách các cây thích hợp nên cây phát tiển tốt hơn, củ to hơn.

- HS nghe

- Cây cỏ dại

- Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất của cây

- có

- Dùng tay, cuốc, dầm xới để nhổ cỏ

+ Vì cỏ mau khô.

+ Cuốc, dầm xới - HS nghe và tiếp thu.

(7)

- Tại sao phải xới đất?

- Nêu tác dụng của việc vun gốc.

- GV nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun, xới đất.

b. Cách tiến hành.

- Em hãy nêu tên các loại dụng cụ để xới đất?

- Giáo viên làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc.

- Nhắc nhở học sinh chú ý:

+ Không làm gãy hoặc làm cây bị xây xát.

+ Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.

4. Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập.

- Dặn HS chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

- Đất bị dí chặt do mưa và tưới nước liên tục, lâu ngày không được xới nên đất khô do không tưới nước.

- Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.

- Giữ cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh

- Cuốc, dầm - HS quan sát

- HS chú ý lắng nghe.

Ngày soạn: 5/3/2021 Ngày giảng: 5A

Kỹ thuật

LẮP XE BEN (Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

* Kiến thức

- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.

- Biết cách lắp xe ben theo mẫu.

* Kĩ năng

- Lắp được xe ben theo mẫu.

- Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.

(8)

* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

* Thái độ

- HS có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị

- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu

HOẠT ĐÔNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Dạy học bài mới: 27 phút

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu

- Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên những bộ phận đó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết:

- Yêu cầu HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp

b) Lắp từng bộ phận:

* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2-Sgk ) - Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em cần phải chọn những chi tiết nào?

- GV lắp các giá đỡ theo thứ tự, GV h/d chậm.

* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H3-Sgk ) - Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở H2 em phải chọn thêm các chi tiết nào?

- GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài.

* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H4- Sgk)

- Em hãy lắp bánh xe, trục dài, trục ngắn 1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự. GV n/x và h/d lắp tiếp.

* Lắp trục bánh xe trước (H5a-Sgk), lắp ca bin (H5b-Sgk)

- GV gọi HS lên lắp trục bánh xe trước, lắp ca bin .

- HS ngồi cùng bàn kiểm tra đồ dùng của nhau.

- HS q/s mẫu xe ben và trả lời câu hỏi.

- HS lên bảng gọi tên và chọn chi tiết.

- HS TLCH và chọn các chi tiết. HS khác lên lắp khung sàn xe.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS quan sát

- HS quan sát H4 trả lời và thực hiện lắp 1 trục trong hệ thống.

- 1 HS lên thực hiện. Cả lớp quan sát và n/x

(9)

c) Lắp ráp xe ben (H1-Sgk)

- GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong Sgk, chú ý bước lắp ca bin

- Kiểm tra sản phẩm, kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.

d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

- Cách tiến hành như các tiết trước.

- HS quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

- HS kiểm tra sản phẩm

- HS tháo rời các chi tiết và bỏ vòa hộp.

3. Nhận xét, dặn dò: 5 phút

- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của xe ben.

- H/d HS tiết sau tiếp tục thực hành.

- Nghe nhận xét, dặn dò

TUẦN 24

Ngày soạn: 22/2/2021

Ngày dạy: /03/2021: 1A,1B

Bài 5( 7 tiết): VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CƠ THỂ ( tiết 5) I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt

1. Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng vận động phối hợp của cơ thể .

- Hình thành nhu cầu rèn luyện kĩ năng vận động phối hợp của cơ thể.

2. Yêu cầu cần đạt:

Kiến thức: Biết cách thực hiện các bài tập vận động phối hợp.

Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng cấu trúc và yêu cầu bài tập.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Thể lực: - Có sự phát triển về thể lực chung, về năng lực vận động phối hợp đặc biệt là về năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực nhịp điệu và năng lực thăng bằng.

Thái độ: Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.

- Tự giác trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

II. Địa điểm – phương tiện - Địa điểm: Sân trường

(10)

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá mini, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập theo cặp đôi, cá nhân.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Hoạt động mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “kéo co”

2. Hoạt động hình thành kiến thức - Ôn các tư thế vận động cơ bản của đầu, cổ; tư thế vận động cơ bản của tay; tư thế vận động cơ bản của chân và vận động phối hợp của cơ thể.

3. Hoạt động luyện tập

Tập đồng loạt

5 – 7’

2 x 8 N

16-18’

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Kể về những hoạt động hàng ngày có sự phối hợp giữa tay và chân?

- GV hướng dẫn chơi

Nhắc lại cách thực hiện các tư thế vận động cơ bản của đầu, cổ; tư thế vận động cơ bản của tay; tư thế vận động cơ bản của chân và vận động phối hợp của cơ thể.

Đội hình nhận lớp





- HS trả lời.

- HSKT: Lắng nghe

 

- Đội hình HS ôn tập





HSKT: Lắng nghe

- Đội hình tập luyện

(11)

Tập theo tổ nhóm - Ôn lại các tư thế vận động cơ bản đã học

- Tập luyện theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “tung bóng”.

4.Hoạt động vận dụng:

2 lần

2 lần

4 lần

1 lần

3-5’

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực quy định.

- GV sửa sai

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật - HS tập các động tác đi luân phiên vố tay trên, dưới và đi luân phiên vỗ tay phải, trái.

đồng loạt.





HSKT: Tập luyện cùng các bạn

ĐH tập luyện theo tổ

  

 

 

 GV  - ĐH tập luyện theo cặp

   

    - Từng tổ lên thi đua - trình diễn

 

 

- HS tập

- HSKT: tập cùng các bạn

(12)

5.Hoạt động kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

4- 5’

- GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện thả lỏng

- HSKT: thả lỏng cùng các bạn

- ĐH kết thúc





Ngày soạn: 22/2/2021

Ngày dạy: /03/2021: 1A,1B

Bài 5( 7 tiết): VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CƠ THỂ ( tiết 6) I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt

1. Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng vận động phối hợp của cơ thể .

- Hình thành nhu cầu rèn luyện kĩ năng vận động phối hợp của cơ thể.

2. Yêu cầu cần đạt:

Kiến thức: Biết cách thực hiện các bài tập vận động phối hợp.

Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng cấu trúc và yêu cầu bài tập.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Thể lực: - Có sự phát triển về thể lực chung, về năng lực vận động phối hợp đặc biệt là về năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực nhịp điệu và năng lực thăng bằng.

Thái độ: Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.

- Tự giác trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

II. Địa điểm – phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá mini, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

(13)

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập theo cặp đôi, cá nhân.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Hoạt động mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “kéo co”

2. Hoạt động hình thành kiến thức - Ôn các tư thế vận động cơ bản của đầu, cổ; tư thế vận động cơ bản của tay; tư thế vận động cơ bản của chân và vận động phối hợp của cơ thể.

3. Hoạt động luyện tập

Tập đồng loạt

5 – 7’

2 x 8 N

16-18’

2 lần

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Kể về những hoạt động hàng ngày có sự phối hợp giữa tay và chân?

- GV hướng dẫn chơi

- Nhắc lại cách thực hiện các tư thế vận động cơ bản của đầu, cổ; tư thế vận động cơ bản của tay; tư thế vận động cơ bản của chân và vận động phối hợp của cơ thể.

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình nhận lớp





- HS trả lời.

- HSKT: Lắng nghe

 

- Đội hình HS ôn tập





HSKT: Lắng nghe

- Đội hình tập luyện đồng loạt.





HSKT: Tập luyện

(14)

Tập theo tổ nhóm - Ôn lại các tư thế vận động cơ bản đã học

- Tập luyện theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “tung bóng”.

4.Hoạt động vận dụng:

5.Hoạt động kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

2 lần

4 lần

1 lần

3-5’

4- 5’

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực quy định.

- GV sửa sai

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật - HS tập các động tác đi luân phiên vố tay trên, dưới, đi luân phiên vỗ tay phải, trái và tại chỗ bật nhảy luân phiên đổi chân trước, sau.

cùng các bạn

ĐH tập luyện theo tổ

   

 

 

 GV  - ĐH tập luyện theo cặp

   

    - Từng tổ lên thi đua - trình diễn

 

 

- HS tập

- HSKT: tập cùng các bạn

(15)

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

- GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện thả lỏng

- HSKT: thả lỏng cùng các bạn

- ĐH kết thúc





Ngày soạn: 3/3/2021 Ngày giảng:

BÀI 47: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN”

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.

-Ôn trò chơi “kết bạn”

* Kĩ năng:

- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.

-Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động, nhanh nhẹn.

* Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức Ôn đi nhanh chuyển sang chạy, tham gia vào trò chơi kết bạn

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường, VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 ô

- Hs: trang phục gọn gàng,giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

Nội dung Phương pháp lên lớp KHUYẾT TẬT

A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội - Đội hình nhận lớp. - HS: Dũng, Chức:

(16)

dung yêu cầu giờ học.

- Đứng tại chỗ xoay khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối.

- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.Sau đó đi thường theo vòng tròn.

- Tập bài TD phát triển chung.

GV







Đội hình khởi động GV

        

        

        

Tập hợp theo đội hình lớp

- HS: Dũng, Chức:

Xoay các khớp - HS: Dũng, Chức:

Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên

- HS: Dũng, Chức:

Tập bài thể dục

B. Phần cơ bản 1. Bài tập RLTTCB:

- Đi thường theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông.

- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang.

- Đi nhanh chuyển sang chạy.

2. Trò chơi:

“ Kết bạn”

- Tổ chức cho học sinh đi theo đường kẻ sẵn trên sân.

- GV cho HS biết từng đoạn CB - XP- đi, chạy sau đó cho HS tập từng đợt

- GV nêu lại trò chơi, cách chơi.Tổ chức cho HS chơi

- HS: Dũng, Chức:

Đi thường theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông

- HS: Dũng, Chức:

Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang

- HS: Dũng, Chức:

Đi nhanh chuyển sang chạy

- HS: Dũng, Chức:

Tham gia vào trò chơi theo các bạn

(17)

C.Phần kết thúc - HS thả lỏng tích cực

- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà

- Đội hình thả lỏng và nhận xét GV

        

                  - Ôn các trò chơi đã học.

- Gv hô "giải tán", hs hô "khỏe"

- HS: Dũng, Chức:

Thả lỏng theo các bạn

- HS: Dũng, Chức:

Đứng tại chỗ vỗ tay hát

- HS: Dũng, Chức:

Theo dõi

Ngày soạn: 3/3/2021 Ngày giảng:

BÀI 48:

ÔN 1 SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG VÀ ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY – TRÒ CHƠI

“ NHẢY Ô”

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- Tiếp tục ôn 1 số bài tập RLTTCB.

- Ôn trò chơi “ Nhảy ô”.

* Kĩ năng:

- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.

-Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.

* Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức

Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang, hai tay chống hông, đi nhanh chuyển sang chạy. Tham gia vào trò chơi

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường, VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 ô

- Hs: trang phục gọn gàng,giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

Nội dung Phương pháp lên lớp KHUYẾT TẬT

A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội

dung yêu cầu giờ học. - Như đội hình nhận lớp. - HS: Dũng, Chức: Tập hợp

(18)

-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp

- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.

- Đứng tại chỗ xoay khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối.

- Tập bài TD phát triển chung.

GV







Đội hình khởi động GV

        

        

        

theo đội hình lớp - HS: Dũng, Chức: Giậm chân tại chỗ

- HS: Dũng, Chức: Chạy trên địa hình tự nhiên - HS: Dũng, Chức: Đi thường theo vòng tròn - HS: Dũng, Chức: Đứng tại chỗ xoay các khớp

- HS: Dũng, Chức: Tập bài thể dục

B. Phần cơ bản 1. Bài tập RLTTCB:

- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông

- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang.

- Đi kiễng gót 2 tay chống hông.

- Đi nhanh chuyển sang chạy.

2. Trò chơi:

“ Nhảy ô”

- Tổ chức cho học sinh đi theo vạch kẻ sẵn.

.

- Chỉ cho Hs biết vạch đi nhanh, vạch chạy

- GV nêu lại trò chơi, cách chơi.Tổ chức cho HS chơi

- HS: Dũng, Chức:

Đi theo vạch kẻ thẳng hai tya chống hông

- HS: Dũng, Chức:

Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang

- HS: Dũng, Chức:

Đi nhanh chuyển sang chạy

- HS: Dũng, Chức:

Tham gia vào trò chơi theo các bạn

(19)

C.Phần kết thúc - HS thả lỏng tích cực

- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà

- Đội hình thả lỏng và nhận xét xuống lớp.

GV

       

       

       

- Ôn các trò chơi đã học.

- Gv hô "giải tán", hs hô

"khỏe"

- HS: Dũng, Chức: Thả lỏng - HS: Dũng, Chức: Vỗ tay hát tại chỗ

- HS: Dũng, Chức: Theo dõi - HS: Dũng, Chức: Chú ý lắng nghe

Ngày soạn: 5/3/2021 Ngày giảng:

Bài 47 : PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY VÀ CHẠY, MANG, VÁC TRÒ CHƠ “KIỆU NGƯỜI”

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1. Kiến thức:

- Ôn phối hợp chạy, nhảy và học chạy, mang, vác.

-Trò chơi: Kiệu người.

2.Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.

- Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Qua bài học giúp học sinh chăm chỉ tập luyện và yêu thích môn học.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Phương tiện: 1 còi, Dụng cụ phục vụ tập luyện phối hợp chạy, nhảy và chạy, mang, vác, kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát và giới hạn.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

(20)

NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU

GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

HS chạy một vòng trên sân tập Trò chơi : Kết bạn

Kiểm tra bài cũ : 4 hs Nhận xét

II/ CƠ BẢN:

a.Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản

*Ôn kỹ thuật bật xa:

Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập ôn tập Nhận xét

*Tập phối hợp chạy,nhảy:

Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập Nhận xét

b.Trò chơi : Kiệu người

Hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi Nhận xét

III/ KẾT THÚC:

Đi thường…bước Đứng lại…đứng HS vừa đi vừa hát

Thả lỏng

Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học - Về nhà tập luyện bật xa

5p

25p 17p

8p

5p

Đội Hình

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

Đội hình tập luyện

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

Đội Hình xuống lớp

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

(21)

Ngày soạn: 3/3/2021 Ngày dạy: 1B:

BÀI 24: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

1.Kiến thức: - Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn tới tai nạn giao thông.

2.Kĩ năng: - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

3.Thái độ: - Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính),... gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

I.Khởiđộng

Tổ chức hoạt động tập thể -hát bài "Đường em đi"

- GV tổ chức cho HS hát bài “Đường em đi”.

- GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã phòng, tránh tai nạn giao thông bằng cách nào?

-HS hát

-HSKT hát cùng các bạn

(22)

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Bạn nhỏ đã biết đi đường phía bên tay phải, không đi phía bên trái để phòng, tránh tai nạn giao thông.

2.Khám phá

Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới tai nạn giao thông - GV chiếu hình hoặc treo tranh (đầu mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.

- GV nêu yêu cầu:

+ Em hãy kể lại những tình huống trong tranh.

+ Những tình huống đó có thể dẫn tới hậu quả gì?

- HS thảo luận theo cặp.

- GV mời một đến hai HS phát biểu, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

Kết luận: Đá bóng ở lề đường, sang đường khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ, đi bộ giữa lòng đường, đùa nghịch khi đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Hoạt động 2: Lựa chọn hành động để phòng, tránh tai nạn giao thông

- GV chiếu hoặc treo tranh (cuối mục Khám phá) lên bảng, yêu cầu HS quan sát.

-HS trả lời

-HSKT lắng nghe

- HS quan sát tranh - HSKT quan sát tranh - HS trả lời

-HSKT lắng nghe

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

(23)

- GV giới thiệu về nội dung của từng bức tranh.

+ Tranh 1: Các bạn dừng lại bên đường khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ mặc dù không có xe ở gần.

+ Tranh 2: Các bạn dắt nhau đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường lúc đèn dành cho người đi bộ bật màu xanh.

+ Tranh 3: Các bạn chơi bóng đá ở khu vui chơi trong sân trường có rào chắn với đường.

+ Tranh 4: Bạn đi sát lể đường bên phải.

- GV chia HS thành bốn nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát, thảo luận những câu hỏi sau:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đã có hành động gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?

+ Em sẽ làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?

- GV mời đại diện nhóm lên bảng trả lời.

Kết luận: Để phòng, tránh tai nạn giao thông, chúng ta cần: tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, đi đúng phần đường, tuân thủ các nguyên tắc an toàn như đội mũ bảo hiểm, vui chơi ở khu vực an toàn,...

1.Luyện tập

Hoạt động 1 Xác định hành vi an toàn và

-HS lắng nghe -HSKT lắng nghe

- Học sinh trả lời -HSKT lắng nghe

(24)

hành vi không an toàn

- GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn hành vi an toàn, hành vi không an toàn và giải thích vì sao.

- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn.

HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó giải thích cho sự lựa chọn của mình.

- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.

Kết luận:

- Hành vi an toàn: ngồi ngay ngắn, bám vào mẹ khi ngồi sau xe máy (tranh 1); thắt dây an toàn khi ngôi xe ô tô (tranh 2); đi bộ trên vỉa hè (tranh 4); đi đúng phần đường có vạch kẻ khi sang đường (tranh 5).

Hành vi không an toàn: chơi đùa, chạy nhảy dưới lòng đường (tranh 3).

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em đã làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông? Hãy chia sẻ cùng

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

-HSKT tự liên hệ bản thân

HS lắng nghe.

- HS quan sát

(25)

các bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh tai nạn giao thông.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử một bạn đại diện lên bảng và đưa ra những lời nhắc nhở các hành động cần thực hiện để phòng, tránh tai nạn giao thông.

- GV giới thiệu tranh tình huống:

+ Tranh 1: Bạn trèo qua dải phân cách để về nhà nhanh hơn.

+ Tranh 2: Các bạn thả diều ở đường tàu.

- GV đặt câu hỏi: “Em sẽ khuyến bạn điều gì?”

- GV gợi ý HS đưa ra những câu trả lời khác nhau:

- Tranh 1: + Bạn ơi, xuống đi nguy hiểm lắm!

+ Bạn nên đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

- Tranh 2: + Các bạn không nên chơi ở đây,

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

(26)

nguy hiểm lắm!

+ Các bạn qua bãi cỏ (khu vui chơi) thả diều cho an toàn.

- GV yêu Cầu lớp lắng nghe và bình chọn những lời khuyên hay, đúng.

Kết luận: Không trèo qua dải phân cách, không thả diểu trên đường tàu vi có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông

-HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh tai nạn giao thông. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc nhở bạn (đi bộ trên vỉa hè (hoặc lê' đường bên phải), đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, quan sát cần thận khi qua đường,...) trong các tình huống khác nhau.

- Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các hành vi không an toàn trong phần Luyện tập.

Kết luận: Em cần rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK)T đọc.

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

- HS nêu

(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 2 : Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp - GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và

GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK gợi ý để HS nhận biết một số tình huống giao thông nguy hiểm có thể xảy ra ở các vùng miền khác nhau trên đường đi

- GV yêu cầu từng HS quan sát tranh/SGK để nhận diện tình huống và cách thể hiện cảm xúc phù hợp của hai an hem khi thấy bố mẹ đi làm về - Yêu cầu HS tiếp tục thể hiện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh/SGK để nhận diện tình huống, trong đó các bạn trong tranh đã thể hiện hành động yêu thương như thế nào.. - GV phân tích, bổ sung thêm để

- GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. GV yêu cầu HS lên bảng vẽ 1 cái

- Mục tiêu: HS nêu và giải thích được một số tình huống có thể gặp phải trong trường học.. - Gv nếu yêu cầu: quan sát tranh

GV chiếu bài 3 lên màn hình hoặc cho HS quan sát SGK nêu yêu cầu của bài rồi làm bài vào Vở bài tập Toán. - GV chọn một số bài làm của HS chiếu lên hoặc gọi HS lên