• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng Câu hỏi trang 150 sgk Địa Lí 12: Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam.

Hình 33.1. Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi trang 150 sgk Địa Lí 12: Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng.

(2)

Hình 33.2. Sơ đồ các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Các thế mạnh của vùng:

- Vị trí địa lý:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

+ Tiếp giáp: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.

+ Phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, gần đường hàng hải quốc tế, là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.

=> Thuận lợi giao lưu phát triển và giao lưu kinh tế văn hóa với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

(3)

- Tự nhiên

+ Đất: Chủ yếu đất phù sa sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp => màu mỡ.

Trong đó đấtsử dụng đúng mục đích nông nghiệp 51,2% diện tích vùng (70% màu mỡ)

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh có thể phát triển các cây rau của vùng cận nhiệt

+Nguồn nước phong phú: nước mặt, nước ngầm

=> phát triển nông nghiệp và thuỷ sản

+Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản: Đá vôi, đất sét, than nâu, khí tự nhiên => phát triển công nghiệp

+Tài nguyên biển: Thuỷ sản, du lịch biển (Đồ Sơn); Cảng Hải Phòng - Kinh tế- xã hội:

+ Dân cư - lao động đông, dồi dào, lao động có kinh nghiệm, trình độ cao +Cơ sở hạ tầng: điện, nước, mạng lưới giao thông vận tải vào loại tốt nhất cả nước.

+Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt: nhà máy, xí nghiệp, mạng lưới đô thị đã được hình thành và ngày càng hoàn thiên.

+ Thị trường mở rộng

+ Lịch sử khai thác lâu đời, tập trung nhiều làng nghề truyền thống, lễ hội, di tích,...

Câu hỏi trang 151 sgk Địa Lí 12: Phân tích sức ép về dân số đối với phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất (hơn 18,2 triệu người năm 2006), mật độ dân số cao (1225 người/km2) gấp khoảng 4,8 lần mật độ dân số trung bình của cả nước, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:

(4)

- Về mặt kinh tế:

+ Dân số tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, đã gây sức ép lớn và kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng.

+ Gây khó khăn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế cảu vùng.

- Dân cư - xã hội:

+ Vấn đề thất nghiệp - thiếu việc làm ở cả nông thôn và thành thị, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.

+ Thu nhập bình quân/người còn hạn chế, khó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

+ Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn

+ Nảy sinh nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, gây sức ép về giải quyểt nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội...

- Gaya sức ép đối với tài nguyên-môi trường:

+ Cạn kiệt tài nguyên.

+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

(5)

Hình 33.3. Vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi trang 151 sgk Địa Lí 12: Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Các hạn chế về tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng:

- Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán...), rét đậm rét hại đã ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn (nhất là cuối mùa đông) tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng, và làm cho máy móc sản xuất dễ bị han rỉ, hư hỏng, khó khăn trong bảo dưỡng.

- Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến nên chi phí và giá thành sản phẩm cao.

(6)

- Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Hình 33.4. Lực đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 152 sgk Địa Lí 12:

(7)

Hình 33.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

Dựa vào biểu đồ trên, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Giai đoạn 1986 - 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 16,8% (năm 2005), giảm 32,7%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 39,3% (năm 2005), tăng 17,8%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 43,9%

(năm 2005), tăng 14,9%.

- Năm 2005, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất với 43,9%, khu vực II cao thứ II với 39,3% và khu vực I thấp nhất nhưng vẫn còn ở mức cao với 16,8%.

(8)

=> Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng sự chuyển dịch này còn chậm.

Câu 1 trang 153 sgk Địa Lí 12: Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng phất xát từ các nguyên nhân sau:

- Vị thế của vùng: Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng là điều tất yếu, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước.

- Nhằm giải quyết những hạn chế của vùng về tài nguyên và cũng như hạn chế sự phụ thuộc và tác động của tự nhiên đến phát triển kinh tế (như thiên tai bão lũ, hạn hán...).

- Khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ tầng -cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện....) cũng như các nguồn lực bên ngoài (vốn đầu tư) đối với sự phát triển công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của vùng.

- Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng diễn ra còn chậm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.

(9)

Hình 33.6.Kinh tế Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2 trang 153 sgk Địa Lí 12: Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

(10)

Hình 33.7. Tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.

*Thuận lợi - Vị trí địa lý:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

+ Tiếp giáp: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.

+ Phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, gần đường hàng hải quốc tế, là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.

=> Thuận lợi giao lưu phát triển và giao lưu kinh tế văn hóa với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Tự nhiên

(11)

+ Đất: Chủ yếu đất phù sa sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp => màu mỡ.

Trong đó đấtsử dụng đúng mục đích nông nghiệp 51,2% diện tích vùng (70% màu mỡ)

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh có thể phát triển các cây rau của vùng cận nhiệt

+Nguồn nước phong phú: nước mặt, nước ngầm

=> phát triển nông nghiệp và thuỷ sản

+Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản: Đá vôi, đất sét, than nâu, khí tự nhiên => phát triển công nghiệp

+Tài nguyên biển: Thuỷ sản, du lịch biển (Đồ Sơn); Cảng Hải Phòng - Kinh tế- xã hội:

+ Dân cư - lao động đông, dồi dào, lao động có kinh nghiệm, trình độ cao +Cơ sở hạ tầng: điện, nước, mạng lưới giao thông vận tải vào loại tốt nhất cả nước.

+Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt: nhà máy, xí nghiệp, mạng lưới đô thị đã được hình thành và ngày càng hoàn thiên.

+ Thị trường mở rộng

+ Lịch sử khai thác lâu đời, tập trung nhiều làng nghề truyền thống, lễ hội, di tích,...

- Khó khăn:

+ Chịu tác động của thiên tai: Bão, lụt ...

+Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến nên chi phí và giá thành sản phẩm cao.

+Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

(12)

+ Là vùng có số dân đông nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1.225 người/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm => chưa phát huy hết thế mạnh của vùng

Câu 3 trang 153 sgk Địa Lí 12: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.

Trả lời:

*Hiện trạng:

Hình 33.8. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng (%)

-Cơ cấu cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 16,8% (năm 2005), giảm 32,7%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 39,3% (năm 2005), tăng 17,8%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 43,9%

(năm 2005), tăng 14,9%.

- Năm 2005, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất với 43,9%, khu vực II cao thứ II với 39,3% và khu vực I thấp nhất nhưng vẫn còn ở mức cao với 16,8%.

(13)

=> Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng sự chuyển dịch này còn chậm.

* Định hướng chính:

- Xu hướng: Tiếp tục giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III).

- Cụ thể trong từng ngành:

+ Khu vực I: Trồng trọt giảm; chăn nuôi và thuỷ sản tăng

Trong trồng trọt: Cây lương thực giảm, cây cây công nghiệp tăng

+Khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).

- Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất... + Đồng bằng sông Cửu Long: trọng điểm SX LT-TP. - Cả nước đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm + Vùng KT trọng điểm phía

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu hỏi trang 145 sgk Địa Lí 12: Hãy chứng minh nhận định: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông: Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho Duyên

+ Các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ

Có Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng còn bảo tồn được nhiều loài thú quý, VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) và Khu dự trữ

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu,diện tích đất phù sa