• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Cánh diều"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản thông tin nói chung và văn bản thông tin tổng hợp nói riêng, các em cần lưu ý.

+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (vi dụ: nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,...).

+ Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian; vấn đề và giải pháp; liệt kê - chuỗi sự việc; các bước trong quy trinh,...).

+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.

+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tại thông tin đến người đọc.

- Trong quá trình đọc hiểu; cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.

- Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi "Thăng Long", "Đông Đô", "Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.

Trả lời:

- “Thăng Long” gắn với truyền thuyết về việc dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010. Nó có nghĩa là rồng bay lên.

“Hà Nội” được hiểu là thành phố bên trong sông. Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải tổ hành chính, chia cả nước thành 29 tình thành, trong đó có tỉnh Hà Nội (bao gồm cả trấn Thăng Long).

“Đông Đô” nghĩa là thành phố ở phía đông, tên gọi thường để chỉ kinh đô của các nước phong kiến Á Đông trong giai đoạn có nhiều kinh đô khác nhau.

Trần Quốc Vượng (1934 – 2005) quê ở Hà Nam, ông là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông từng làm cán bộ giảng dạy tại khoa Lịch Sử, Trường

(2)

Đại Học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách cả trong và ngoài nước như Việt Nam khảo cổ học, Trong Cõi, Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam…

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về Hà Nội, Đông Đô, Thăng Long – nơi hội tụ những văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 1 trang 95 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Văn hóa Hà Nội hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?

Trả lời:

Văn hóa Hà Nội hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố văn hóa dân gian của mỗi vùng như ca dao, tục ngữ, chèo, múa rối…

Câu 2 trang 96 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

Trả lời:

Điều tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội là nhờ vào nếp sông phong lưu vật chất, phong phú về tinh thàn, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là "hằng số văn hoá"?

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản nêu bật lên thông tin chính Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một hằng số văn hóa tuyệt vời của văn hóa Việt Nam.

- “Hằng số văn hóa” là những giá trị văn hóa cố định, căn bản có từ rất lâu trong lịch sử của dân tộc.

Câu 2 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản trên: văn hóa Việt Nam

(3)

- Dựa vào:

+ Nhan đề của văn bản + Nội dung của văn bản

Câu 3 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Trả lời:

- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

+ Truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, từ đời Lý – Trần –Lê.

+ Sự hòa quện giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình tạo nên mootj nét đẹp vừa giản dị, vừa cao quý.

- Phần 2: con người Hà Nội thanh lịch

+ Cùng là sản phẩm của nền nông nghiệp lâu đời và có sự giao lưu với văn hóa các vùng.

+ Đặc trưng của người dân Hà Nội thanh lịch, nhẹ nhàng mà cao quý.

Câu 4 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của

“văn hoá Thăng Long – Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí — “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam").

Trả lời:

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long – Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực:

- Lịch sử:

+ Triều đình Lý, Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng…

+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết…

- Địa lí

(4)

+ … là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam…

+ Địa danh: Hồ Tây, Hồ Gươm, sông Hồng,…

- Xã hội:

+ Dân dã về Hà Nội sinh sống lại đưa thần điện của làng xóm mình về kinh kì Kẻ Chợ

+ Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội của Thủ đô do vậy mà phong phú nhiều dáng vẻ

Câu 5 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

Trả lời:

- Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức tự sự và nghị luận

- Mục đích: không chỉ là một bài thuyết minh đơn thuần, việc kế hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tạo cho bài văn có tính chính xác, độ tin cậy cao hơn, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin chính xác hơn.

Câu 6 trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hoá Hà Nội được đề cập trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hoá của vùng miền hoặc quê hương em.

Trả lời:

- Văn bản đem đến cho em những kiến thức mới về văn hóa, lịch sử, địa lí về 3 địa danh Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, giúp em hiểu rõ hơn về s nghĩa của ba khái niệm này.

- Em thích nhất đặc điểm về con người Hà Nội được đề cập đến trong bài. Đó là những người thanh lịch, giản dị mà thanh cao với cốt cách như ngọc. Họ là đại biểu cho nét đẹp về con người, phẩm chất của người Việt Nam, đẹp từ suy nghĩ cho đến lối sống. Văn hóa truyền thống của dân tộc đã bồi ra những con người như vậy, vừa mang vẻ đẹp của truyền thống và của hiện đại, cao quý, thoát tục.

(5)

- Vùng miền quê hương em có làn điệu dân ca quan họ quen thuộc – đó là món ăn tinh thần đặc trưng của vùng đất Bắc Ninh. Những làn điệu du dương đưa ta quay về một thời điểm nào đó, ở đó con người với những nét đẹp trong phẩm chất được ngợi ca. Đó là niềm tự hào của địa phương em với làn điệu dân ca truyền thống để rồi ai đi xa cũng nhớ đến, người đến thì khó quên. Tiếng hát đó mang theo cả hơi thở, con người, đời sống của vùng đất Kinh Bắc xưa kia, nơi mà có những người vốn hiếu khách, trọng chữ “tình”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuyển tập Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người.. Trong đó có

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca

- Sử dụng lại kết quả của bài viết trên cơ sở đã được chỉnh sửa, thu gọn hệ thống luận điểm, dẫn chứng thành 1 đề cương, chỉ giữ lại những luận điểm và dẫn chứng

- Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Nếu như trước đây trong chèo chèo chỉ giới hạn ở một số đề tài dân gian, lịch sử thì trong giai đoạn chèo tân thời cụ thể là trong 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình

Nếu như trước đây trong chèo chèo chỉ giới hạn ở một số đề tài dân gian, lịch sử thì trong giai đoạn chèo tân thời cụ thể là trong 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình

Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay

→ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối