• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH"

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH

ĐOÀN HẢI HOÀNG ANH

Khóa học: 2014 - 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH

Sinh viên thực hiện:

Đoàn Hải Hoàng Anh Lớp: K48C KDTM MSV: 14K4041003

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phan Thanh Hoàn

Huế, 4/2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành đềtài này, ngoài sự cốgắng và nỗlực của bản thân tôi, cùng với những kiến thức mìnhđã tích lũy được, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía thầy cô, cơ quan thực tập, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin bày tỏlòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn TS.

Phan Thanh Hoàn, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy / Cô Trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và Thầy / Cô ở khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường.

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu Tư Dệt May Thiên An Thịnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp tài liệu và những kinh nghiệm thực tế quý giá để tôi hoàn thành tốt đềtài này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn theo sát, động viên, khích lệ tôi để tôi có thể tập trung hoàn thành tốt nhất bài nghiên cứu này.

Mặc dù đề tài đã hoàn thành xong, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong Thầy/Cô tiếp tục bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Huế, tháng 4năm 2018 Sinh viên thực hiện Đoàn Hải Hoàng Anh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH SÁCH CHỮVIẾT TẮT

CPĐT CN CNSXTT NSLĐ NSLĐBQ DN EU LĐ KH–CN SXKD CPĐTDM ĐVT

: Cổphầnđầu tư : Công nhân

: Công nhân sản xuất trực tiếp : Năng suất lao động

: Năng suất lao động bình quân : Doanh nghiệp

: Liên minh Châu Âu (European Union) : Lao động

: Khoa học–Công nghệ : Sản xuất kinh doanh : Cổphần đầu tư dệt may : Đơn vịtính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

Mục tiêu nghiên cứu...2

1.Đối tượng nghiên cứu...3

2. Phạm vi nghiên cứu...3

3.Phương pháp nghiên cứu...3

4.Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu...5

5. Kết cấu luận văn...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU...6

1.1.Cơ sở lí luận...6

1.1.1. Khái niệm về năng suất...6

1.1.2. Khái niệm về lao động...7

1.1.3. Khái niệm về năng suất lao động...8

1.1.4. Phân loại năng suất lao động...9

1.1.5. Ý nghĩa của năng suất lao động...11

1.1.6. Chỉ tiêu tính năng suất lao động...13

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động...15

1.2.Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt may ở trên thế giới và nước ta hiện nay...20

1.2.1. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở trên thế giới...21

1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam...23

1.3. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta và trên thế giới...25

1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp trên thế giới. ...25

1.3.2. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta. ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH ...28

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh...28

2.1.1. Giới thiệu về công ty...28

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty...28

2.1.3. Đặc điểm chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty trong giai đoạn 2015 –2017...29

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...32

2.1.5. Thực trạng về nguồn lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh:...35

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh...43

2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra...43

2.2.2. Kết quả đánh giá của CNSXTT về các nhân tố trong thang đo...45

2.3. Đánh giá chung...55

2.3.1. Những thành công...55

2.3.2. Những tồn tại đang gặp phải...56

CHƯƠNG 3: ĐỀXUẤT MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN THỊNH ...58

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh trong thời gian tới...59

3.2. Giải pháp để Nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh...59

3.2.2. Giải pháp để Nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh...60

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...63

1. KẾT LUẬN...64

2. KIẾN NGHỊ...65

TÀI LIỆU THAM KHẢO...65 PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ...30

Bảng 2.2: Tình hình kết quảhoạt động SXKD của công ty của công ty giai đoạn 2015-2017 ...31

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trìnhđộcủa công ty cổphần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh ...35

Bảng 2.4: cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổphần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh ...36

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty cổphần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh...37

Bảng 2.6: cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty cổphần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh ...40

Bảng 2.7: Thực trạng NSLĐ của công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh ...41

Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu ...43

Bảng 2.9: Đánh giá của CNSXTT vềnhân tốQuản lý và phân công laođộng của cấp trên..45

Bảng 2.10: Đánh giá của CNSXTT vềnhân tốHiệu quảcủa tư liệu sản xuất...48

Bảng 2.11: Đánh giá của CNSXTT vềnhân tốCông nhân trực tiếp tham gia sản xuất...50

Bảng 2.12: Đánh giá của CNSXTT vềnhân tố Điều kiện làm việc...51

Bảng 2.13: Đánh giá của CNSXTT vềnhân tốKhoa học–Công nghệ...53

Bảng 2.14: Đánh giá trung bình các nhân tố...54

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổchức công ty cổphần đầu tư dệt may Thiên An Thịnh...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang càng ngày phát triển và hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới ngày một tiến sâu và mở rộng hơn. Nước ta đã thỏa thuận và ký kết gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế trên khu vực cũng như quốc tế như Tổ chức thương mại Thế Giới – WTO (11/1/2007), tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),… Điều này tạo nhiều cơ hội cho nước ta phát triển nhiều mặt như kinh tế, đời sống người dân.. thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước lớn,… Trong đó ngành dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn trong quá trình hội nhập và phát triển tại nước ta.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủlực của Việt Nam. Với trên 6.000 doanh nghiệp, chiếm tỷtrọng xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đã và đang giữvị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với sựphát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ là 48%, 28 nước EU 18%, Nhật Bản là 12%. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã lần đầu đi vào Trung Quốc với 12% và xấp xỉ 10% tại thị trường Hàn Quốc. Không những vậy, ngành dệt may còn giải quyết được nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Công nghệ dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, phát huy được lợi thế của những nước có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ.[10] Chính vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với những nước đang phát triển và đang ở đầu giai đoạn quá trình công nghiệp. Tuy nhiên, đểcó thể nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi các nhà quản trịphải đưa ra các phương pháp nâng cao năng suất lao động hiệu quả, khái thác tối ưu năng suất lao động của công nhân, đưa nó trởthành lợi thếcạnh tranh bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh với hoạt động trong lĩnh vực dệt may, chuyên sản xuất các loại Sợi 100% cotton và Sợi pha (T/C, CVC) chỉ sốNe 20 ~ Ne 45 dùng cho dệt kim và dệt thoi cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đáp ứng nhu cầu của đối tác như ISO 9001; Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và phương pháp thử của châu Âu (EN)..., dây chuyển sản xuất liên tục, luôn yêu cầu công nhân viên, đặc biệt là công nhân sản xuất trực tiếp phải có năng suất lao độngổn định đểcó thểhoàn thành những đơn hàng được giao trong một khoảng thời gian nhất định. Với những đơn hàng càng ngày đòi hỏi vềchất lượng và mức độ phức tạp của sản phẩm, việc tăng năng suất lao động là điều cần thiết của công ty. Tăng năng suất lao động không chỉ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tăng thu nhập cho lao động, khuyến khích công nhân tập trung hơn và tăng khả năng sáng tạo của họ. Hơn nữa, năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽtạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đềvềtích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho doanh nghiệp có thểtích luỹ đầu tư mởrộng sản xuất.

Vì vậy, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh để làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh”làm Khóa luận Tốt Nghiệp của mình.

1. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát

- Phân tích, đánh giá thực trạng Năng suất lao động của Công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Thịnh trong thời gian qua, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

-

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

b. Mục tiêu cụthể

- Hệthống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp cho các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp dệt may nói riêng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh trong thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nội dung nghiên cứu: Những vấn đềliên quanđến NSLĐ của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty CPĐTDM Thiên An Thịnhtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng khảo sát: công nhân sản xuất trực tiếp của Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Vềnội dung:Đề tài nghiên cứu một sốnội dung chủyếu đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

- Vềthời gian:

 Số liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh trong giai đoạn 2015–2017.

 Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 2/01/2018 đến 25/04/2018 4.Phương pháp nghiên cứu

a.Phương pháp thu thập dliu thcp:

Nguồn nội bộ:

- Thông tin về Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh : giới thiệu Công ty, sơ đồbộmáy tổchức của Công ty, các sốliệu vềnhân sự, tình hình tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2017.

Nguồn bên ngoài:

- Những lý thuyết liên quan đến năng suất lao động được tìm hiểu qua các tài liệu online, offline, các nghiên cứutương tự, có liên quan đến đềtài.

-Tham khảo từcác bài luận văn, khóa luận, chuyên đề đãđược nghiên cứu trước và các đềtài, luận văn đãđược thực hiệnởcông ty.

b.Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp:

Điều tra chọn mẫu

Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức:

- Trong đó:

 p: tỷ lệ ước tính công nhân về NSLĐ của Công ty CPĐTDM Thiên An Thịnh, giả định là 50%.

 g: sai sốcho phép = 5%

 α = 5%: khoảng tin cậy cho phép

 Z1-e/2 = 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép

- Cỡ mẫu được tính theo công thức là trên là 384 đối tượng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tập trung nghiên cứu trong qui mô mẫu là 150.

- .Phương pháp điều tra là phỏng vấn cá nhân trực tiếp nên tỷlệtrảlời là 100%.

Số lượng bảng hỏi cần phát ra để điều tra thực tếtại 7 kíp máy là 150.

Phương pháp chọn mẫu:

Công ty bao gồm 7 kíp máy, vì vậy mỗi kíp cần điều tra: 150/7= 21 người - Tại mỗi kíp, tiến hành điều tra bảng hỏi bằng phương phápchọn mẫu ngẫu

nhiên cho đến khi thu thập đủsố lượng cần có.

- Vì đặc thù của ngành sợi là làm theo dây chuyền và công nhân sản xuất trực tiếp cần phải tập trung cao để thực hiện công việc, tác giả tiến hành điều tra bảng hỏi với các công nhân trong thời gian giãi lao sau giờ ăn để có thểthu thập một cách đầy đủnhất, tránh tạo cho những người được điều tra tâm lý khó chịu, không thoải mái.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Thiết kếbảng hỏi:

- Bảng hỏi gồm có 3 phần:

 Phần 1: Mã sốphiếu và lời giới thiệu.

 Phần 2: Thông tin cá nhân

 Phần 3: Phần nội dung cần điều tra: thu thập những thông tin công nhân sản xuất trực tiếp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

Sửdụng thang đó Likert 5 mức độ.

5.Phương pháp xử lý và phân tích dữliệu

Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành phân loại dữ liệu thành dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng, mã hóa và nhập dữ liệu rồi tiếp tục làm sạch dữ liệu trước khi đưa ngay vào xử lý và phân tích. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xửlý sốliệu.

Thống kê mô tả(descriptives) đểmô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Kiểm định trung bình tổng thể One-Sample T-Test cho các biến để xem nó có nghĩa vềmặt thống kê hay không.

- H0: µ = giá trịkiểm định - H1: µ ≠ giá trịkiểm định - (Với độtin cậy là 95%)

- Nếu Sig≤ 0,05: bác bỏgiảthuyết H0

- Nếu Sig > 0,05: chưa đủ cơ sởbác bỏgiảthuyết H0 6. Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn có 3 phần:

- Phn 1:Đặt vấn đề

- Phn 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

 Chương 1: Cơ sởkhoa học củanâng cao năng suất lao động

 Chương 2: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

 Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho công nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổphần Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh.

- Phần 3: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÂNG CAO NĂNG

SUẤT LAO ĐỘNG

1.1.Cơ sởlí luận

1.1.1. Khái niệm về năng suất

- Nhà kinh tếhọc Adam Smith (1723-1790) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ Năng suất (Productivity). Theo quan niệm cổ điển thì năng suất là thước đo lượng đầu ra được tạo ra dựa trên các yếu tố đầu vào, là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra được hiểu là tập hợp các kết quả như khối lượng, số lượng hàng hoá, tổng giá trị sản xuất kinh doanh…Đầu vào bao gồm các yếu tố tham gia đểtạo ra đầu ra như lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tếcụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quảsản xuất. Năngsuất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn.

- Theo quan điểm hiện đại, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra trong một cuộc họp tại Rome năm 1959, được các nước thừa nhận và áp dụng: “ Trước hết năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gìđang tồn tại; Đó là sựkhẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa nó đòi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

hỏi những nỗlực không ngừng để thíchứng các hoạt động kinh tếvới những điều kiện luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc vềsựtiến bộcủa nhân loại”. Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra . Việc lựa chọn đầu ra và đầu vào khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau.[2]

1.1.2. Khái niệm về lao động

- Lao động trong kinh tếhọc được hiểu là một yếu tốsản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên của cải biến chúng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Lao động cũng là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, những đặc điểm như chỉ có ở con người và trong một độ tuổi nhất định. Chúng làm cho con người phát triển cả thể lực lẫn trí lực và ngày càng hoàn thiện bản thân mình.

- Lao động cũng mang tính sáng tạo ngày càng cao. Quá trình lao động là quá trình tác động của con người vào giới tự nhiên và biến chúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con người, là sựkết hợp ba yếu tốgiản đơn là dụng cụ lao động, sức lao động và đối tượng lao động. Đây là ba yếu tốquan trọng không thểthiếu được trong quá trình laođộng. Cách thức kết hợp ba yếu tốnày trong quá trình laođộng phụ thuộc vào từng loại lao động là lao động cá nhân hay lao động tập thể. Trong ba yếu tố của quá trình laođộng thì yếu tốcó tính quyết định là sức lao động. Theo C.Mac “ sức lao động, đó là toàn bộcác thểlực, trí lựcở trong thân thểmột con người, trong nhân cách sinh động của con người, thểlực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”. Sức lao động tồn tại dưới hai dạng là sức lao động tiềm năng và sức lao động thực tế. Sức lao động thường không giống nhau ở những con người khác nhau, hơn nữa trong một con người thì thể lực và trí lực cũng khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

nhau. Sức lao động là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội, sản xuất vật chất càng tiến bộthì càng nâng cao vai trò của nhân tố con người đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của C.Mác, chỉ có sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư. Chỉ có con người mới tạo ra công cụ lao động, cải tiến nâng cao công cụ lao động, năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là yếu tố đầu vào, yếu tố chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Vì thế cần phải giảm chi phí tối đa trong đó có chi phí sức lao động. Do đó cần phải quan tâm đến yếu tố sức lao động từ khi tuyển dụng đến khâu tổchức, bố trí lao động.[8]

1.1.3. Khái niệm về năng suất lao động

- Theo C.Mac thì NSLĐ là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. NSLĐ thể hiện kết quảhoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vịthời gian nhất định.

- Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷsốgiữa đầu ra với đầu vào, là lượng lao động đểtạo ra đầu ra đó. NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vịthời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vịsản phẩm.

- Theo quan điểm tiếp cận mới về NSLĐ do Ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu đưa ra: NSLĐ là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độnhằm tìm kiếm đểcải thiện những gì đang tồn tại. Có một sựchắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa đó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong điều kiện luôn thay đổi, luônứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình phát triển của con Người.

- Ở quan điểm truyền thống, NSLĐ thuần túy thểhiện mối tương quan chặt chẽ giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể nói NSLĐ cao hơn. Quan niệm này đềcập vềmặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh vềmặt số lượng.

- Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổsung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

trường kinh doanh hiện nay. Đối với quan điểm hiện đại thì NSLĐ được hiểu một cách rộng hơn, đó là tăng số lượng sản xuất đồng thời tăng chất lượng đầu ra . Điều này có nghĩa là sửdụng một lượng lao động để sản xuất ra một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc có chất lượng cao hơn. Vì vậy, năng suất cũng có thểhiểu là trả ít hơn nhưng nhận nhiều hơn mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng. NSLĐ không chỉphụthuộc vào số lượng mà còn là chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất. Thời đại ngày nay, năng suất và chất lượng trở thành đồng hướng thống nhất với nhau. NSLĐ cao phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có những đặc điểm kỹ thuật và chức năng sử dụng thỏa mãn nhu cầu của công nhân sản xuất trực tiếp cũng như đòi hỏi của xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm và ít gây lãng phí trong quá trình sản xuất.

- Qua những khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng NSLĐ là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong khoảng thời gian nhất định. Tăng NSLĐ không chỉ là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm nó sản xuất ra mà còn là thểhiện mối quan hệ giữa năng suất–chất lượng–cuộc sống–việc làm và sựphát triển bền vững.[8]

1.1.4. Phân loại năng suất lao động

- NSLĐ có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta chia làm hai loại là NSLĐ cá nhân và NSLĐxã hội.

1.1.4.1. Năng suất lao động cá nhân:

- NSLĐ cá nhân là hiệu quảsản xuất của cá nhân người lao động trong một đơn vị thời gian. NSLĐ cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Việc tăng haygiảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng NSLĐ cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao động dẫn đến làm giảm chi phí cho một đơn vịsản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho công ty.

- NSLĐ cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay nghề, sức khỏe, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công cụ lao động mà người lao động đó sửdụng là công cụthủ công hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại.

1.1.4.2. Năng suất lao động xã hội:

- NSLĐ xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc tất cảcá nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

trong xã hội. Vì vậy có thểkhẳng định NSLĐ xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phạm vi xã hội. Trong điều kiện hiện nay, NSLĐ xã hội ở phạm vi vĩ mô được hiểu như NSLĐ của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể. Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước.

- NSLĐ xã hội tăng lên khi và chỉ khi chi phí lao động và lao động quá khứ cũng giảm, tức là đã có sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất.

- NSLĐ xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động, không khí làm việc…[8]

1.1.4.3. Mối quan hệgiữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là biểu hiện của tăng năng suất cá nhân.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng NSLĐ xã hội. Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ, hiểu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụhiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụhiện đại. Mặc khác, trong quản lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu NSLĐ cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm, Thực tếcho biết có nhiều trường hợp, NSLĐ của một sốcá nhân tăng nhưng NSLĐ toàn xưởng, toàn doanh nghiệp không tăng, thậm chí giảm. Như vậy, đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ, lao động sống càng có năng suất cao hơn thì đòi hỏi sựkết hợp nhiều lao động vật hóa hơn.

NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội không phải lúc nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăng đều tăng , đây là mối quan hệcùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động , còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng.

Nếu NSLĐ cá nhân tăng mà NSLĐ xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động không thống nhất . Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏqua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Do đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệgiữa lao động sống và lao động quá khứphải thường xuyên có sự thay đổi. Lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên. Muốn như vậy phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỹluật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa ,và tuân thủ các kỷluật trong lao động. [8]

1.1.5. Ý nghĩa của năng suất lao động

- Năng suất lao động có một ý nghĩa rất lớn đối với sựphát triển của xã hội loài người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của mọi quốc gia, là cơ sởquan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp nhất hay là mục tiêu của năng suất lao động hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người trên toàn thếgiới. Vấn đè trung tâm của năng suất lao động hiện nay là đảm bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹthuật cải tiến nhằm sửdụng hiệu quả hơn các nguồn lực và công nghệsẵn có. Đối với các doanh nghiệp, năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. điều đó thểhiện:

 Năng lao động góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đềquan trọng hàng đầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽgiúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trên thị trường, tăng thịphần, tăng lợi nhuận …Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến vì tiết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

kiệm được chi phí vềtiền lương trên một đơn vịsản phẩm. Giá cảvà chất lượng chính là hai yếu tốquyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 Năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất ra một đơn vịsản phẩm giảm, vì thếnó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của quá trình sản xuất, do đó tăng năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh

 Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tại điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đềvềtích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trịsản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp có thểtích luỹ đầu tư mởrộng sản xuất.

C.Mac viết “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian tất yếu để sản xuất ra vật phẩm càng dài và giá trị của nó càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hóa thay đổi tỷlệthuận với số lượng của lao động thểhiện trong hàng hóa đó, và thay đổi tỷlệnghịch với sức sản xuất của lao động đó”. Để tăng thêm sản phẩm, có hai biện pháp: Tăng thêm quỹthời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi sản phẩm. Trong thực tế, khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có giới hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và sốthời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động, chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn. Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản đểphát triển sản xuất.

NSLĐ làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tăng NSLĐ cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹtiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, NSLĐ tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

mô sản xuất, tăng tốc độcủa tổng sản phẩm và thu nhập, thayđổi được cơ chếquản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đềtích lũy, tiêu dùng.[5]

1.1.6. Chỉ tiêu tính năng suất lao động

Có rất nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động, nhưng theo Giáo trình “ Thống kê doanh nghiệp” của Hoàng Hữu Hòa năm 2008 , Trường Đại Học Kinh Tế Huế.

Năng suất lao động được tính thông qua các chỉ tiêu cơ bản dưới đây.

1.1.6.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật

NSLĐ tính bằng hiện vật là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm đểbiểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân lao động

Công thức tính : W = Q/T Trong đó:

W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định

Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật ( tính bằng đơn vị hiện vật hay là hiện vật kép: m, m2, tấn, cái, chiếc, tấn–km, tấn/giờ, kw/h…)

T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày…) hoặc số người cần thiết đểsản xuất ra khối lượng sản phẩm trên

* Ưu điểm của chỉtiêu:

-Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động

- Biểu hiện NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả.

- Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm

* Nhược điểm của chỉ tiêu:

- Không thể dùng để so sánh NSLĐ của các ngành có các loại sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các DN sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng.

- Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên NSLĐ tính được chưa phản ánh đúng được hiệu quảcủa lao động đã hao phí cho toàn bộkhối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳcủa DN. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉtiêu này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Chỉtiêu này không phản ánh được yếu tốchất lượng của sản phẩm.

1.1.6.2. Năng suất lao động tính bằng giá trị.

NSLĐ tính bằng giá trị là chỉ tiêu được xác định bằng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vịthời gian

Công thức tính : W = Q/T Trong đó:

W: Năng suất lao động tính bằng giá trị

Q: Giá trị tổng sản lượng ( thường dùng tổng giá trị sản xuất hay tổng doanh thu, đơn vịtính là tiền tệ)

T: Tổng lao động hao phí đểsản xuất ra sản phẩm

* Ưu điểm của chỉtiêu:

- Phản ánh tổng hợp hiệu quảcủa lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉtiêu tính bằng hiện vật.

- Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ( thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…)

* Nhược điểm của chỉ tiêu:

- Bị ảnh hưởng bởi yếu tốgiá cả

- Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền.

1.1.6.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động

NSLĐ hiểu theo cách khác là thời gian hao phí đểtạo ra một đơn vịsản phẩm Công thức tính: t= T/Q

Trong đó:

t: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm T: thời gian lao động hao phí

Q: Tổng sản lượng hoặc Tổng doanh thu

* Ưu điểm của chỉtiêu:

- Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vịgiá trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

* Nhược điểm của chỉ tiêu:

- Tính toán phức tạp.

- Không dùng để tổng hợp được NSLĐ bình quân của một ngành hay một DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau.[1]

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

- Khi bàn về NSLĐ, V.I.Lenin có quan niệm vềcác yếu tố như sau: “Việc nâng cao NSLĐ đòi hỏi trước hết là cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp được đảm bảo.

Việc sản xuất chất đốt và sắt, việc chế tạo máy móc công nghiệp hóa phải được phát triển… Một điều kiện khác để nâng cao NSLĐ, trước hết chính là sự nâng cao nền giáo dục và văn hóa của đồng đảo quần chúng nhân dân… Đểphát triển kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao sự thành thạo về nghiệp vụ và tính khẩn trương của họ, tăng cường độ lao động và NSLĐ cho được tốt hơn…”.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của công nhân như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của Khoa học- Kĩ thuật và trình độ ứng dụng Khoa học- Kĩ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên (theo TS. Phạm Văn Sinh – GS,TS. Phạm Quang Phan, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia). Để làm rõ hơn những yếu tố đó thì Trường Đại Học Kinh TếQuốc Dân đã có bài viết vềcác nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trên Website Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam do quỹViệt Nam xây dựng và hỗ trợ nhằm cung cấp các tài liệu, bài giảng cho tất cả các đối tượng. Các yếu tố đó được phân loại theo những nhóm sau.

Nguồn nhân lực

- Con người là trung tâm của mọi hoạt động và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện nâng cao NSLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ. Nguồn nhân lực của một quốc gia được xây dựng từ lực lượng lao động. Lực lượng lao động đông là điều kiện tạo ra nguồn nhân lực cho sựphát triển. Nguồn nhân lực là yếu tốnội lực và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

năng động nhất trong quá trình sản xuất. NSLĐ của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào một số yếu tố như trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực đội ngũ lao động..

Trình độ văn hóa: là sựhiểu biết cơ bản của người lao động vềtự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất đồng thời trong quá trình làm việc họkhông những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.

Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết vềchuyên môn càng sâu, các kĩ năng, kĩ xảo nghềcàng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

Tình trạng sức khỏe: trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽdẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng cũng giảm, có thể dẫn đến tai nạn lao động.

Thái độ lao động: là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người lao động, phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là:

Kỷ luật lao động: là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổchức xây dựng dựa trên những cơ sởpháp lý và chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

vi vi phạm pháp luật lao động..

Tinh thần trách nhiệm:được hình thành dựa trên cơ sởkhát khao, hi vọng của người lao động trong công việc. Trong tổchức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sựphát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bìnhđẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tinh tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

Sự gắn bó với Doanh nghiệp: Mỗi DN ngoài mục đích lao động đểkiếm sống thì họcòn coi tổchức như chỗdựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hòa, tin tưởng lẫn nhau giữa người công nhân, tạo cảm giác làm chủDN thì người lao động sẽ có lòng tin, hi vong, sựtrung thành và gắn bó với DN…[2]

Sau khi phân tích và xem xét cũng như dựa vào các nhân tốNguồn nhân lực, Trìnhđộ văn hóa, Trình độ chuyên môn, Tình trạng sức khỏe, Thái độ lao động, Kỷ luật lao động, Tình thần trách nhiệm, Sựgắn bó với Doanh nghiệp được nêu ở trên làm cơ sở, dựa vào tình hình SXKD của doanh nghiệp và đặc thù của ngành may sợi, tác giả đã tiến hành phân tích và nghiên cứu các nhân tốSự quản lý và phân công lao động của cấp trên, Hiệu quả của tư liệu sản xuất, Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, Điều kiện làm việc, Khoa học– Công nghệ được rút ra từcác nhân tố trên và tham khảo từ đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại công ty Cổ phần đầu tư dệt may Phú Hòa An” của tác giả Nguyễn ThịTuyết Nhung năm 2013.

1.1.7.1. Sựquản lí và phân công lao động của cấp trên

- Một đội ngũ cán bộbiết quản lí và tổchức theo cơ chếthích hợp như cách thức kết hợp các bộ phận sản xuất đối với người lao động, người lao động đối với công cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

lao động, sử dụng lao động phù hợp, cách thức và phục vụ nơi làm việc,…Khi những nhân tố đó hợp lí sẽ làm cho người lao động thoải mái, đồng thời làm NSLĐ tăng, ngược lại khi người quản lí chưa rèn luyện được tư duy một cách khoa học, nghiêm túc, không có sự hiểu biết về sản xuất thì khó tránh khỏi mất phương hướng, rơi vào thếbị động, lúc đó nhà quản lí sẽ bối rối trong việc đưa ra quyết định dẫn tới sản xuất bị trì trệ, làm giảm NSLĐ.

- Phân công lao động gắn liền với chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh nên mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ và là biểu hiện của trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đòi hỏi lực lượng sản xuất phải thay đổi cho phù hợp, điều đó có nghĩa là sự phân công lao động phải càng hợp lí, giảm lao động đơn, lao động cơ bắp mà tăng lao động trí óc. Việc phân công lao động phù hợp sẽlàm cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả, làm tăng NSLĐ.

- Trìnhđộ và khả năng tổ chức lao động của mỗi DN có tác động mạnh mẽ đến NSLĐ thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng,…

- Phân công lao động: là sựchia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện.

- Vềbản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sựtách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hóa (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý và hợp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh)

- Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao NSLĐ . Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trìnhđộvà khả năng của mình.

- Tổchức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

bị máy móc, thiết bị, phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Đây là yếu tố thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc tổchức tốt làm cho người lao động có thểthực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất, vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao NSLĐ.

- Thái độ, cư xửcủa người lãnhđạo: Lãnhđạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một hệthống các điều kiện môi trường nhất định. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, người ra mệnh lệnh, chỉ huy, điều khiển những người khác thực hiện quyết định. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệgiữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc cũng cố và xây dựng tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quảlàm việc và NSLĐ. [2]

1.1.7.2. Khoa học-Công Nghệ

- Khoa học- Công nghệ(KH - CN) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao NSLĐ , đây là yếu tốmạnh mẽ nhất làm tăng NSLĐ. Khoa học là các tri thức về hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh quy luật khách quan của thế giới quan. Công nghệ là tập hợp những phương pháp, quy trình, kĩ năng…dùng để biến nguồn lực thành sản phẩm.

- KH - CN tập trung vào đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh,… Đây là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế, được coi là “chiếc đũa thần màu nhiệm” để tăng NSLĐ, phát triển kinh tế. Sau cuộc cách mạng KH – CN, rất nhiều thành tựu mới ra đời, đặc biệt, việc đưa máy móc vào sản xuất hàng hóa là một bước ngoặc lớn, rồi sau đó các công cụ lao động bằng tay được thay thế bằng lao động máy móc. Máy móc dần được tự động hóa, các tư liệu lao động ngày càng thay đổi theo hướng giảm chi phí sản xuất nhưng chất lượng thì ngày càng tốt hơn. Việc cập nhật và áp dụng các kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất như việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ làm cho NSLĐ ngày càng tăng [2]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.1.7.3. Hiệu quảcủa tư liệu sản xuất

- Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật thểhữu dụng bao gồm tư liệu hữu hình (máy móc, nhà xưởng..) và tư liệu vô hình (phát minh, sáng chế…). Hay tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động. Người lao động dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Sửdụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao NSLĐ, cải thiện kinh tế. Quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, kịp thời khi đầu vào được cung cấp đầy đủ, đồng thời các loại trang thiết bị, máy móc vận hành tốt, không bị hư hỏng trong quá trình sản xuất. Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời tạo điều kiên thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ, giúp quá trình sản xuất được vận hành liên tục, tránh lãng phíđầu vào và giúp tăng NSLĐ. [2]

1.1.7.4. Điều kiện làm việc

Điều kiện lao động là tổng hợp tất cả các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khỏe và khả năng thực hiện công việc của người lao động. Ví dụ như độ ẩm, tiếng ồn, bầu không khí làm việc, chất độc hại…Nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hay quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động, hoặc môi trường làm việc ô nhiễm, mức độ an toàn không cao,ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm, không chuyên tâm vào công việc, làm giảm NSLĐ. Hoặc mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với bạn bè, đồng nghiệp, công việc và người lãnh đạo tạo bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác. Nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động. Từ đó ảnh hưởng đến NSLĐ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. [2]

1.2.Cơ sởthực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt mayở trên thếgiới và nước ta hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2.1. Hiện trạng về năng suất laođộng ngành dệt mayở trên thếgiới

Những tiến bộ trong ngành dệt may không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà còn tạo ra máy móc thiết bị hiện đại nâng cao NSLĐ ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Ý…từ những năm 70 đã sử dụng dây chuyền dệt may khép kính với mục đích khai thác hết công suất của thiết bị, tăng NSLĐ, giảm giá thành sản phẩm. Song trong những thập kỉ 80, 90 những phát triển vềkĩ thuật máy tính trong ngành dệt may đã tự động hóa nhiều khâu trong cả dây chuyền dệt cũng như dây kíp máy, làm cho NSLĐ tăng lên đáng kể. [10]

- Từnhững năm 70, sản xuất hàng dệt may trên thếgiới đã có xu hướng chuyển dịch dần từ các nước phát triển như Nhật, Mĩ, Anh, Pháp…sang các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, khối lượng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lượng nhập khẩu tăng nhanh. Các nước đang phát triển trở thành người cung cấp chủ yếu trên thị trường hàng dệt may thếgiới, điển hình là các nước nhóm NICs(Các nước mới công nghiệp hóa), Trung Quốc. Theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch) 1988/1989, trong những năm 80, hàng dệt may các nước NICs đã chiếm 1/4 khối lượng buôn bán hàng dệt và 1/3 hàng may trên thế giới. Năm 1988 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc là 11,4 tỷ USD, đứng thứ5 trên thếgiới, nếu tính xuất khẩu ròng thì Nam Triều Tiên đạt 11,9 tỷ USD đứng thứ nhất, Trung Quốc đạt 9 tỷ USD đứng thứ ba sau Italia. Có thể kể đến Đức, một nước thành viên chủchốt và có nền kinh tế đứng đầu trong khối EU.

Với truyền thống sản xuất công nghiệp hiện đại, từng là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn vềhàng dệt may, hiện nay, công nghiệp dệt may của Đức đã thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 1200 xí nghiệp, hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, với số lượng công nhân khoảng 120.000 lao động.

- Ngành dệt may toàn cầu có bước chuyển biến rõ rệt trong những năm 1990s với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 16%/năm với quá trình dịch chuyển công đoạn sản xuất sang các nước kém phát triển và xuất khẩu thành phẩm ngược lại nơi tiêu thụ.

Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽcủa xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng như của toàn ngành, do tại thời điểm đó, giao thương quốc tế chiếm tới 70% quy mô toàn ngành. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may chỉ đạt 85 tỷUSD thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đến năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 5 lần, đạt đến 391 tỷUSD.

- Từ sau giai đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Tuy vẫn tăng trưởng với tốc độ 7 - 8%/năm, nhưng tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may toàn cầu khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn những năm 1990. Đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân khiên chi tiêu cho các sản phẩm may mặc giảm, đạt mức tăng trưởng âm (-1,7%/năm). Trong giai đoạn tiếp theo 2010– 2015, tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may hồi phụcở mức tăng trưởng 3,5%, lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng giai đoạn (2,5%).

- Năm 2016 quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu đạt 1.323,1 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP toàn cầu (2012: 1,5% GDP). Nếu coi toàn bộ ngành thời trang thế giới như một quốc gia thì ngành dệt may thếgiới xếp thứ13 trong các nền kinh tếlớn nhất thếgiới. Theo Euromonitor, quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu sẽtiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) 4,6%/năm từ 2016 đến 2021, đạt doanh thu ước tính 1.659,5 tỷ vào năm 2021, chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm may mặc toàn cầu tăng cũng như tăng giá bán trung bình sản phẩm dệt may đặc biệt tại các nước đang phát triển.

- Ngành dệt may đang có xu hướng tăng trưởng tăng về quy mô toàn ngành nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu lại có xu hướng giảm. Quy mô thị trường dệt may toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Trung Quốc vàẤn Độ gia tăng mạnh mẽ. Đây là hai cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trước kia. Với quy mô dân sốlớn và thu nhập trung bình tăng, hai cường quốc này trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn, thu hút sự quan tâm của các đơn vịsản xuất và các thương hiệu may mặc lớn. Thay vì tập trung vào xuất khẩu với quy mô lớn, thị trường trong nước được quan tâm và đáp ứng, dẫn tới quy mô xuất khẩu có xu hướng chững lại trong khi quy mô toàn ngành vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể hơn, trong giai đoạn từ2012 - 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may duy trì ở mức 70% quy mô toàn ngành thì từ năm2015, tỷlệ này giảm dần vềmức 50% trong năm 2016.

- Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may cũng đang có xu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

hướng giảm dần tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này cho thấy ngành dệt may đang ở giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời của ngành. (Lê Hồng Thuận, Báo cáo dệt may năm 2017)

1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt mayở Việt Nam

Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) trước kia được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp Trung ương của nhà nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex thực hiện sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụbán buôn, bán lẽhàng dệt may. Các hoạt động của Vinatex từ đầu tư, sản xuất, cung cấp nguyên phụliệu đến việc kinh doanh, tiêu thụsản phẩm rất đa dạng..

Về xuất khẩu, Năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 28,84 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016 – đây là mức tăng trưởng khá so với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm 2016.Xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 96% kếhoạch cả năm. Cùng kỳ năm ngoái, xơ sợi là mặt hàng có tỷlệhoàn thành kếhoạch cao nhất 93,8%. Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,57 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ, hoàn thành 100,3% kế hoạch. Xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật ước đạt 421,3 triệu USD, tăng 9,2%, hoàn thành 97% kếhoạch năm. Vềnhập khẩu, nhập khẩu bông đạt 1,19 triệu tấn trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu xơ sợi đạt 0,8 triệu tấn, trịgiá 1,64 tỷ USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 12,5% về trịgiá so với cùng kỳ năm ngoái.Nhập khẩu nguyên phụliệu dệt may ước đạt trên 5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.Ước cả năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 31 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với con số 28,3 tỷUSD của năm 2016; trong khi nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 19 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2016. Nếu trừ đi lượng nguyên phụliệu nhập khẩu phục vụlàm hàng nội địa, thì thặng dư thương mại đạt 15,5 tỷUSD–mức cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia đánh giá, đây là một sự tăng trưởng kỳ tích của ngành dệt may, mặc dù không có TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Ngoài ra, dệt may Việt Nam cũng tạo một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc với giá trị khoảng 1 tỷ USD.Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa trên tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công

Tuy nhiên, để giải được bài toán này, trước tiên các nhà quản trị cần phải biết được các yếu tố nào tác động đến năng suất lao động trong quá trình sản xuất và mức độ tác

Sự khác biệt về mức độ hài lòng của nhân viên đối với các yếu tố tạo động lực làm việc theo trình độ chuyên môn dựa trên kết quả kiểm định One – Way

áp dụng khi doanh nghiêp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Hình thức này áp dụng tra cho nhân viên

Tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động biểu hiện qua tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của người đó,

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Ngày nay, khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao

Một công việc không như mong muốn hay một công việc như mong muốn, phù hợp với khả năng, trình độ của NLĐ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, hiệu

Mục tiêu chung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp