• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao hoạt động e-marketing tại Công TyCPDLSài Gòn- Quảng Bình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao hoạt động e-marketing tại Công TyCPDLSài Gòn- Quảng Bình"

Copied!
90
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH

HỒ DƯƠNG NHẬT LỆ

NIÊN KHÓA: 2016 - 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện:

Hồ Dương Nhật Lệ

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Trần Đức Trí Lớp: K50 Thương Mại Điện Tử

Niên khóa: 2016 - 2020

HUẾ 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo cá nhân thực tập nghề nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh Tế Huế lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt, em xin gửi đến thầy ThS Trần Đức Trí, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.

Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Kinh doanh - Tiếp thị của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.

Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi yêu thích, cho tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và tăng thêm niềm yêu thích đối với ngành đang theo học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.

Vì kiến thức bản thân cũng như thời gian còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô cũng như đơn vị thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quảng Bình, tháng 12 năm 2019

Sinh viên

Hồ Dương Nhật Lệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TMĐT Thương mại điện tử

CTCPDLSGQB Công ty Cổ phần du lịch Sài Gòn Quảng Bình

VCSH Vốn chủ sở hữu

CNTT Công nghệ thông tin

E-marketing Marketing điện tử

PR (Public Relations) Quan hệ công chúng

SEO (Search Engine Optimization) Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEM (Search Engine Marketing) Tiếp thị công cụ tìm kiếm CTR (Click Through Rate) Tỷ lệ nhấp/ click chuột OTA (Online Travel Agent) Đại lý du lịch trực tuyến CPC (Cost per click) Giá mỗi 1000 lần hiển thị OTT (Over-the-top) Ứng dụng Over the top MICE (Meeting, Incentives,

Conventions,Exhibitions)

Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình năm

2018...20

Bảng 2.2 Tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018...23

Bảng 2.3 Số lượt khách đến Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018...24

Bảng 2.4 Cơ cấu khách lưu trú của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình giai đoạn 2016-2018...25

Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018...26

Bảng 2.6 Bảng giá phòng tháng 12 năm 2018 ...33

Bảng 2.7 Thứ hạng tìm kiếm trên Internet của công ty...44

Bảng 2.8 Số lượng khách qua các trang đặt phòng trực tuyến năm 2016-2018...48

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng

Bình ...19

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kênh phân phối của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình 34

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng doanh thu 2018 của công ty ...30

Biểu đồ 2.2. Mức độ khai thác email marketing của công ty...40

HÌNH

Hình 2.1: Giao diện trang chủ ...35

Hình 2.2: Giao diện trang liên hệ ...36

Hình 2.3: Hình ảnh trang giới thiệu sản phẩm ...37

Hình 2.4: Hình ảnh trang khuyến mãi ...37

Hình 2.5: Hình ảnh giao diện website của công ty trên di động ...41

Hình 2.6: Hình ảnh về kết quả tìm kiếm thử trên Google ...43

Hình 2.7: Hình ảnh tìm kiếm từ khóa “ Discover the serenity of riverside”...44

Biểu đồ 2.3. Các mạng xã hội được doanh nghiệp quan tâm ...46

Hình 2.8: Hình ảnh đoạn video giới thiệu về công ty trên youtube ...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ... iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ... iv

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2. Mục tiêu của đề tài ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp ...3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING ...4

1.1. Khái quát chung về e-marketing...4

1.1.1 Khái niệm về e-marketing:...4

1.1.2. Đặc điểm của e-marketing...4

1.1.3. Ý nghĩa của e-marketing...5

1.1.4 Phân biệt e-marketing, online marketing, digital marketing và online advertising...5

1.2 Tổng quan các công trình các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. ...5

1.3. Các công cụ cơ bản của e-marketing...6

1.3.1. E-marketing thông qua website marketing...6

1.3.2. E-marketing thông qua email marketing...6

1.3.3. E-marketing thông qua công cụ tìm kiếm Search Engine Marketing (SEM)...7

1.3.4. E-marketing thông qua quảng cáo liên kết...8

1.3.6. Một số công cụ e-marketing khác...10

1.4. Một số điều kiện đảm bảo ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch...11

1.4.1. Nguồn nhân lực...11

1.4.2. Hạ tầng công nghệ thông tin...12

1.4.3. Hoạt động thanh toán trực tuyến...13

1.5. Lợi ích của việc đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch...13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH...15

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...15

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.1.1. Đặc điểm về tài nguyên du lịch của Quảng Bình và tình hình kinh doanh các

sản phẩm du lịch trên địa bàn trong thời gian qua...15

2.1.2 Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình...16

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động e-marketing tại CTCPDLSGQB ...29

2.2.1. Chính sách sản phẩm...29

2.2.2. Chính sách giá...32

2.2.3. Chính sách phân phối...33

2.2.4 Đánh giá thực trạng các công cụ e-marketing hiện tại của khách sạn...34

2.3. Nhận xét về thực trạng hoạt động e-marketing và những vấn đề còn tồn tại của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình ...52

2.3.1. Những mặt đạt được...52

2.3.2. Những mặt hạn chế...54

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH ...57

3.1 Phương hướng phát triển ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian tới...57

3.1.1. Mục tiêu tổng quát...57

3.1.2. Mục tiêu cụ thể...57

3.2 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Du Lịch Sài Gòn Quảng Bình...58

3.2.1 Định hướng hoạt động của CTCPDLSGQB...58

3.2.2 Phân tích thị trường mục tiêu...59

3.2.3 Định vị thương hiệu...60

3.2.4 Mục tiêu E-Marketing...61

3.3 Giải pháp nâng cao hoạt động e-marketing tại của CTCPDLSGQB ...62

3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm...62

3.3.2 Xây dựng chính sách giá hợp lý có sức cạnh tranh...62

3.3.3. Hoàn thiện chính sách phân phối...63

3.3.4 Nhóm giải pháp về hoàn thiện công cụ e- marketing...63

3.3.5 Nhóm giải pháp về hoàn thiện điều kiện đảm bảo hoạt động e-marketing...76

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...78

1. Kết luận...78

2. Kiến nghị ...79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế, đồng thời giúp giải quyết nhiều vấn đề mang tính xã hội khác.

Quảng Bình, vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tài nguyên quý, độc đáo có thể phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch với nhiều sản phẩm du lịch, hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài tiềm năng du lịch biển, lịch sử, sinh thái, tâm linh, Quảng Bình còn có nét đặc trưng vô cùng đặc sắc, đó là du lịch hang động. Với hơn 300 hang động lớn, nhỏ mang vẻ đẹp kỳ bí và huyền ảo như: Sơn Đoòng, Phong Nha, Thiên Đường, Tiên Sơn, hang Én, hang Tối... Quảng Bình được mệnh danh là vương quốc hang động. Có thể thấy, hang động là điểm nhấn độc đáo và cũng là thương hiệu gắn liền với tỉnh Quảng Bình. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên cho đến nay tốc độ phát triển du lịch Quảng Bình vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn được thiên nhiên ban tặng. Vị thế của Quảng Bình nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng vẫn còn hạn chế so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ngày nay, sự kết hợp giữa du lịch và công nghệ thông tin đang trở thành một xu hướng tất yếu và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng, lĩnh vực kinh tế-xã hội nói chung. Để tận dụng được các lợi thế của Internet, công nghệ thông tin cho xúc tiến quảng bá du lịch nhằm mở rộng thị trường, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thì việc sử dụng e-marketing trong du lịch là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp. Nắm bắt được xu hướng đó, ngành du lịch Quảng Bình trong những năm gần đây đã lựa chọn Internet làm công cụ đắc lực để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch… Tuy nhiên e-marketing trong các hoạt động du lịch ở Quảng Bình nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả, nhất là ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có chiến lược, không xác định được giá trị cốt lõi của việc áp dụng CNTT và e-marketing vào các hoạt động kinh doanh du lịch nên việc triển khai còn manh mún chưa hiệu quả.

E-marketing trong xúc tiến du lịch hiện nay đã trở thành một yêu cầu và là phương pháp quảng cáo du lịch ngày càng hữu hiệu trong đầu tư và cải tạo những thị trường du lịch, đặc biệt những thị trường giàu tiềm năng và có sức phát triển như Quảng Bình. Nhận thức được vai trò của e-marketing trong du lịch kết hợp với những trải nghiệm thực tế của bản thân sau một thời gian thực tập tại CTCPDLSGQB, em quyết định chọn đề tài:"Nâng cao hoạt động e-marketing tại CTCPDLSGQB"làm khóa luận của mình. Với mong muốn tìm ra một số giải pháp nâng cao hoạt động ứng dụng tốt hơn e-marketing trong hoạt động du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận cao hơn, hiệu quả hoạt động tốt hơn và CTCPDLSGQB là điểm dừng chân lý tưởng mỗi khi có dịp đến Quảng Bình tham quan nghỉ dưỡng.

2. Mục tiêu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá hoạt động của công ty, nhất là hoạt động e-marketing của công ty trong những năm qua, phân tích những mặt hạn chế, đề xuất những nội dung, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách e-marketing, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của CTCPDLSGQB.

 Các mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của e-marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch

- Phân tích thực trạng ứng dụng e-marketing tại CTCPDLSGQB hiện nay. Tìm hiểu các công cụ được sử dụng trong e-marketing tại đây. Đưa ra những nhận xét đánh giá và chỉ ra những đạt được cần phát huy và những hạn chế cần giải quyết.

- Phát hiện và đóng góp những giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả e- marketing tại CTCPDLSGQB.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò và ứng dụng e – marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch tại CTCPDLSGQB.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến hoạt động e-marketing tại CTCPDLSGQB. E-marketing là một phạm trù rộng lớn, trong luận văn này tác giả chỉ xin nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh các công cụ e-marketing của công ty.

- Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động e-marketing trong phạm vi các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại CTCPDLSGQB.

- Về thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2016 đến năm 2018. Các giải pháp đề xuất có phạm vi áp dụng đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu đã được xử lý từ các ngành các cấp của tỉnh Quảng Bình, của ngành du lịch,…và các báo cáo, tạp chí, trang web liên quan.

- Số liệu sơ cấp: Phân tích và xử lý số liệu, từ đó chỉ ra kết quả tính toán trên bảng tính, trên biểu đồ để làm căn cứ đánh giá

4.2. Phương pháp phân tích thống kê và kinh tế

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phân tích kinh tế để phản ánh và phân tích biến động của số lượng, chất lượng kinh doanh của khách sạn trong kỳ nghiên cứu.

4.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu

Từ việc thu thập và phân loại các thông tin, tác giả tiến hành phân tích thông tin. Các thông tin sau khi được phân tích và xử lý đã được tác giả tổng hợp và sử dụng phù hợp với luận văn.

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số cơ sở lý luận chung về e-marketing

- Chương 2: Thực trạng hoạt động e-marketing tại CTCPDLSGQB

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Chương 3: Định hướng mục tiêu và một số giải pháp nâng cao hoạt động e- marketing của CTCPDLSGQB.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-

MARKETING

1.1. Khái quát chung về e-marketing 1.1.1 Khái niệm về e-marketing:

Được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cạnh khác nhau:

Theo cách hiểu đơn giản E- marketing là việc sử dụng phối hợp nhiều công cụ có sẵn của Internet để tiếp thị sản phẩm, nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đến với khách hàng.

Theo Calvin Jones và Damian Ryan: E-marketing là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn của mạng Internet để tiếp cận với người sử dụng Internet.

E-marketing là các hoạt động marketing cho sản phẩm – dịch vụ thông qua Internet. Đối với doanh nghiệp, E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá doanh nghiệp bằng việc sử dụng các phương tiện trực tuyến”. (Nguyễn Văn Thoan, 2008) 1.1.2. Đặc điểm của e-marketing

E-marketing là một phần của hoạt động marketing. Các hoạt động e-marketing bao gồm: search engine marketing (SEM), website marketing qua công cụ tìm kiếm, email marketing, B2B marketing, interactive advertising, blog marketing, viral marketing… (Damani, Farbo, and Linton, 2010).

Mục tiêu và vai trò của E-Marketing: Quảng bá các dòng sản phẩm của công ty một cách kịp thời, nhanh nhất. Thể hiện những thông điệp của công ty đến từng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nhiều người biết đến công ty cũng như sản phẩm của công ty. Mang đến nhiều đối tượng khách hàng mới và nhận được phản hồi sớm nhất từ phía khách hàng qua email, diễn đàn…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

1.1.3. Ý nghĩa của e-marketing

Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.

Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.

Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.

Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Như đã đề cập ở trên thì chi phí bỏ ra để thực hiện marketing sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều nhưng tiềm năng hiệu quả lợi nhuận sản phẩm mang lại thì vô cùng lớn.

1.1.4 Phân biệt e-marketing, online marketing, digital marketing và online advertising Online marketing là sự ứng dụng internet và công nghệ kỹ thuật số trong sự liên kết với hoạt động truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu marketing (Dave Chaffey, Fiona Ellis – Chadwick, Richard Mayer, Kevin Johnston, 2009).

Digital marketing là việc quản lý và vận hành hoạt động marketing thông qua sự kết hợp giữa các phương tiện truyền thông điện tử như: web, email, TV, IPTV,…

và dữ liệu số về hành vi khách hàng (mặc dù có ý nghĩa giống e-marketing nhưng digital marketing có xu hướng nhấn mạnh về truyền thông hơn).

Online advertising là một hình thức quảng bá sử dụng môi trường internet để đưa thông điệp marketing đến khách hàng mục tiêu.

1.2 Tổng quan các công trình các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trong phần tổng quan nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc để trình bày lại 16 nghiên cứu bao gồm 4 nghiên cứu trên thế giới và 12 nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

tại Việt Nam chủ yếu là những nghiên cứu về lý thuyết, các hoạt động e-marketing, các hoạt động du lịch. Xét theo lĩnh vực nghiên cứu, có 4 nghiên cứu về lý thuyết e- marketing, 10 nghiên cứu về phát triển e-marketing tại các doanh nghiệp.

Các nghiên cứu trên trong nước đã khẳng định vai trò to lớn của đầu tư cho hoạt động e-marketing, kết quả là có mối quan hệ tích cực giữa nâng cao hoạt động e- marketing và tăng trưởng kinh tế. Trong những nghiên cứu về e-marketing, phần lớn các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, công cụ, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng. Hầu hết các quan điểm đều đồng thuận đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng của e-marketing. Tất cả các tác giả đều khẳng định e-marketing tại Việt Nam còn một hạn chế.

1.3. Các công cụ cơ bản của e-marketing 1.3.1. E-marketing thông qua website marketing

Website marketing là một tập hợp các kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ phổ biến của website, làm gia tăng số lượng người truy cập vào website, từ đó đem lại đúng mục tiêu của doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu website đó. Đối với doanh nghiệp, website marketing nhằm mục đích tăng sự nhận biết của khách hàng đối với website của doanh nghiệp, từ đó quảng bá hình ảnh, sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Có thể nói, hình thức e-marketing thông qua website được thực hiện hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào website của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách thức khai thác và sử dụng website vẫn còn là một vướng mắc đối với doanh nghiệp hiện nay. Thực tế cho thấy doanh nghiệp chỉ xây dựng được một website hiệu quả khi phối hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố là bố cục, nội dung và tính tương tác.

1.3.2. E-marketing thông qua email marketing

Email marketing là hình thức tiếp cận khách hàng và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thông qua thư điện tử (email).

Với email marketing, bạn không chỉ có thể củng cố thêm mối quan hệ với những khách hàng cũ mà còn có cơ hội tiếp cận những khách hàng tiềm năng mới.

Nếu làm email marketing đúng cách, đây sẽ là một trong các công cụ digital marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

mang lại tỉ lệ hoàn vốn ROI (Return on investment) cao nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Đây là một hình thức tuyệt vời cho những công ty có nguồn vốn marketing hạn hẹp. Không chỉ rẻ, email marketing còn giúp thúc đẩy việc quảng bá sản phẩm trên các kênh khác của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc xây dựng nền tảng thông tin khách hàng và thiết kế email có thể tốn nhiều thời gian nếu bạn chưa thành thạo cách làm. Hơn nữa, trong thời đại quá tải thông tin như ngày nay, với những hòm thư điện tử đầy ắp thư mới mỗi ngày, không phải khách hàng nào cũng có thời gian để đọc email marketing của bạn. Mặt khác, nếu doanh nghiệp tiếp tục gửi những email với nội dung và thời gian gửi không phù hợp, khách hàng sẽ coi đó là những thư rác (spam), đồng thời cũng gián tiếp khiến cho hình ảnh của doanh nghiệp đi xuống.

Chính vì vậy, việc cân bằng được tần suất, nội dung và thời gian gửi mail sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng là điều quan trọng nhất khi bạn sử dụng công cụ digital marketing này.

1.3.3. E-marketing thông qua công cụ tìm kiếm Search Engine Marketing (SEM)

Quảng bá thông qua công cụ tìm kiếm Search Engine Marketing (SEM) là ngành kinh doanh mới bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990 với dịch vụ cung cấp thông tin quảng cáo thu phí. Quảng cáo qua công cụ tìm kiếm không những mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả đáng kể cho việc quảng cáo website của doanh nghiệp.

Công cụ tìm kiếm là một số phần mềm, thu thập hoặc tìm kiếm thông tin trên không gian website, xác định địa chỉ URL của các trang web và nội dung các trang này thông qua các thẻ từ khóa meta và nội dung trang trên thực tế lưu trữ các thông tin vào máy chủ.

Theo thống kê thì có hơn 80% người sử dụng internet tìm kiếm website thông qua các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google, Bing, MSN, Ask.

Phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Quảng cáo trả phí: Quảng cáo trả phí trên các công cụ tìm kiếm là hình thức quảng cáo qua internet mà người quảng cáo phải mất một khoản phí để đường dẫn đến trang web của họ xuất hiện ở vị trí các kết quả trả tiền trên trang kết quả tìm kiếm.

Có hai cách tính phí quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm đó là dựa trên số lượng người click vào quảng cáo (CPC – Cost per click) hoặc số lần quảng cáo xuất hiện (CPM – Cost per thousand impression). Cách tính này cho phép các doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động quảng cáo và đánh giá được hiệu quả của quảng cáo.

Quảng cáo trả phí sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp như sau: Có kết quả nhanh chóng, chi phí thấp, chỉ phải trả phí khi người dùng ghé thăm website, nhắm đến khách hàng chất lượng cao và khách hàng mục tiêu.

- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Thuật ngữ SEO (Search Engines Optimization) – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ngày nay đã trở nên rất phổ biến trong ngành công nghiệp quảng cáo truyền thông trên công cụ tìm kiếm nói riêng và quảng cáo trực tuyến nói chung.

SEO là quá trình tối ưu hóa trang web làm cho website thân thiện với các công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của trang web trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên của các trang công cụ tìm kiếm khi người dùng gõ tìm từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp không cần trả phí cho công cụ tìm kiếm nếu được xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên do đó hoạt động này tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo (Ledford, 2007).

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) được chia làm 2 phần: tối ưu hóa các thành phần của trang (on-page optimization) hay còn gọi là tối ưu hóa bên trong và tối ưu hóa liên kết của trang web hay còn gọi là tối ưu hóa bên ngoài (off-page optimization).

1.3.4. E-marketing thông qua quảng cáo liên kết

Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập của khách hàng thông qua Website. Người tham gia thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết sẽ được thanh toán hoa hồng tiếp thị khi giới thiệu được khách hàng mua sản phẩm hoặc yêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

cầu khách hàng thực hiện một hoạt động bất kỳ theo quy định của chương trình tiếp thị.Tiếp thị liên kết khác với phương thức quảng cáo truyền thống nhờ việc thanh toán chỉ dựa trên hiệu quả của quảng cáo mà không phụ thuộc vào thời gian và tần suất quảng cáo.

Marketing liên kết bao gồm ba thành phần:

- Công ty hoặc cá nhân có nhu cầu quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình, tiếng Anh gọi là Advertiser (người quảng cáo).

- Bên độc lập thực hiện việc quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của công ty có yêu cầu quảng cáo và nhận hoa hồng từ họ, tiếng Anh gọi là Publisher.

- Mạng liên kết hay nhà cung cấp dịch vụ liên kết (affiliate network) đóng vai trò trung gian giữa người có nhu cầu quảng cáo và người thực hiện quảng cáo để cung cấp dịch vụ liên kết, tính toán hiệu quả của quảng bá, tính toán lưu lượng và chi phí hai bên phải thanh toán cho nhau, quản lý và đưa ra phán quyết nếu có sự tranh chấp hoặc gian lận… Thông thường người cần quảng cáo và người thực hiện quảng cáo tìm đến nhau thông qua nhà cung cấp dịch vụ liên kết, còn nhà cung cấp dịch vụ liên kết phải cung cấp các nền tảng kỹ thuật để hỗ trợ hoạt động cho khách hàng của mình.

Với ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành, hình thức quảng cáo liên kết chính là chiến lược chủ đạo của hầu hết các doanh nghiệp. Bởi lẽ, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và lữ hành muốn thành công thì phải kết hợp chặt chẽ với các đại lý du lịch hay địa điểm du lịch… nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo đó, những trang web liên kết sẽ chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của khách sạn, tour du lịch bằng cách đặt những link quảng cáo trên trang web của mình và doanh nghiệp du lịch trả chi phí cho website theo thỏa thuận của hai bên dựa trên hình thức của chiến lược quảng cáo liên kết. Có nhiều hình thức đặt link quảng cáo, như đặt banner, link chữ, hình ảnh, email khuyến mãi hay danh mục kết quả tìm kiếm…

1.3.5. E-marketing thông qua truyền thông xã hội

Mạng xã hội là hình thức giao tiếp hai chiều và trao đổi thông tin trực tuyến thông qua mạng lưới xã hội như bài viết trên blog, forum, hình ảnh, âm thanh, video…

hoặc thông tin và các chia sẻ cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Phân loại mạng truyền thông xã hội:

- Mạng cộng đồng (mạng xã hội): được đánh giá là công cụ trực tuyến có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến người dùng Internet vì những đặc trưng của nó là giúp người sử dụng kết nối nhanh chóng với người thân, bạn bè của mình hoặc mọi người trên khắp thế giới nhanh chóng, cập nhật tin tức, hình ảnh và đăng ký tham gia vào sự kiện nào đó đang diễn ra xung quanh họ hoặc đơn giản là nơi để chia sẻ cảm xúc với mọi người.

Một số mạng cộng đồng phổ biến hiện nay: Mạng nước ngoài (Facebook, Twitter, MySpace, Linkedln…) và mạng trong nước (Zingme, Go.vn, Lotus…); trong đó Facebook và MySpace được đánh giá là hai mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 600 triệu thành viên tham gia.

- Nhật ký trực tuyến (Blog): Hiện nay còn một số trang cung cấp dịch vụ nhật ký trực tuyến như: MyOpera, WordPress… nhưng xu hướng giới trẻ đang dần chuyển qua sử dụng chức năng viết ghi chú (Note) có sẵn của các trang xã hội (Facebook).

Ưu điểm của blog là chứa đựng cách nhìn cụ thể nhất với những phản hồi tức thời từ nhiều nhóm cộng đồng trên mạng. Với cơ chế hoạt động tương tác đến người dùng như thế, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển thông điệp đến một số lượng lớn khách hàng ở bất cứ đâu trên thế giới hoặc tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chính khách hàng để có thêm ý tưởng hoàn thiện hơn cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Video trực tuyến: Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang web cho phép chia sẻ video hiện nay (Youtube, Vimeo…), chia sẻ video đang trở thành trào lưu không chỉ ở giới trẻ mà còn ở những người nhanh nhạy với thị trường. Đối với các doanh nghiệp, video trực tuyến luôn là một ưu tiên hàng đầu vì chi phí cho việc sản xuất và phát tán nội dung quảng cáo bằng cách này ít tốn kém hơn rất nhiều nếu so với những phương tiện quảng bá truyền thông khác nhưng đem đến hiệu quả không nhỏ. Một video trực tuyến được đánh giá là có hiệu quả dựa trên số lượt xem video (view) và nhận được phản hồi tích cực từ chính người xem.

1.3.6. Một số công cụ e-marketing khác

Ngoài các công cụ đã nêu trên còn một số công cụ e-marketing khác như: PR trực tuyến, quảng cáo hiển thị (Displays Ads), quản lý thương hiệu trực tuyến (Online brand positioning)…Tuy nhiên với đề tài liên quan đến lĩnh vực du lịch tác giả đề xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

sử dụng các công cụ e-marketing nêu trên là phổ biến và được áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực này để nghiên cứu và phát triển sâu hơn.

1.4. Một số điều kiện đảm bảo ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch

1.4.1. Nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương và lao động trong các doanh nghiệp du lịch (gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch).

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Cũng như những sản phẩm tiên tiến khác, công nghệ cũng cần một trình độ và lượng kiến thức nhất định để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng một cách triệt để và hiệu quả nhất một công nghệ thì doanh nghiệp phải cần một đội ngũ những nhân viên am hiểu về công nghệ đó. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đối với đội ngũ nhân viên thực hiện e-marketing, đặc biệt là e-marketing trong lĩnh vực khách sạn và lữ hành. Ngoài những kiến thức và trình độ về e-marketing, đội ngũ này cần phải có một số kiến thức căn bản quan trọng khác như: năng lực nghiên cứu thị trường, xác định sản phẩm và dịch vụ; năng lực nghiên cứu phát triển, sở hữu các công nghệ cao và năng lực sản xuất, triển khai sản phẩm thương mại.

Doanh nghiệp muốn có một kế hoạch và thực hiện kế hoạch e-marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về công nghệ sử dụng cho e-marketing và nắm bắt được thị hiếu khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.4.2. Hạ tầng công nghệ thông tin

E-marketing là hình thức marketing gắn liền với mạng internet và công nghệ thông tin. Chính vì vậy để có thể thực hiện được e-marketing một cách hiệu quả thì phải có công nghệ tiên tiến. Vì vậy, khi thực hiện marketing, doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng sử dụng công nghệ mới trên thế giới để có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình nhằm giới thiệu tới khách hàng bộ mặt hoàn hảo nhất của doanh nghiệp. Điều này thật sự quan trọng và sống còn đối với việc thực hiện e-marketing vì nó hoàn toàn là sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp qua mạng Internet. Có thể khách hàng không biết được doanh nghiệp hoạt động thực sự ra sao nhưng ấn tượng đầu tiên của họ là qua những công cụ online, cụ thể là website của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu website của doanh nghiệp được áp dụng những công nghệ, công cụ tối ưu nhất, thông dụng nhất trên thế giới, tạo được sự thoải mái, tiện lợi và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết nhanh chóng thì doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm của khách hàng khi lần đầu biết đến doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng, công nghệ tối ưu nhất không đồng nghĩa với công nghệ tiên tiến nhất. Điều này cũng cần sự nghiên cứu và am hiểu thị hiếu của nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Doanh nghiệp khi có ý định mua hay áp dụng một công nghệ tiên tiến nào đó, doanh nghiệp cần xem xét rằng công nghệ đó có được đa số khách hàng tiềm năng của mình am hiểu, sử dụng thường xuyên hay công nghệ đó có trở thành xu hướng trong tương lai gần hay không. Nếu doanh nghiệp chỉ biết áp dụng công nghệ tiên tiến vào chiến dịch e-marketing mà bỏ qua xem xét vấn đề này sẽ gây tới việc sản phẩm của doanh nghiệp trở thành một bình hoa đắt tiền trong lồng kính , mất khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp và hậu quả là tiền mất tật mang .

Ngoài ra, một người thực hiện e-marketing hiệu quả ngoài việc áp dụng những công nghệ để tối ưu hoá lượng thông tin truyền tải đến khách hàng cũng cần quan tâm đến những công nghệ đem lại tính thần văn mỹ cho hình thức của nội dung truyền tải đến khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.4.3. Hoạt động thanh toán trực tuyến

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trong môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử, người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền,...

Có các hình thức thanh toán phổ biến sau:

Thanh toán qua ví điện tử: doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ của công ty cổng thanh toán bằng cách đăng kí một tài khoản trên hệ thống và nạp tiền mặt vào hệ thống để tạo một đơn vị tiền điện tử trên hệ thống, người dùng có thể thanh toán trực tuyến tại các website có sử dụng cùng hệ thống thanh toán đó.

Thanh toán quốc tế trực tuyến E-banking: Loại hình thanh toán này có thể thực hiện tại website dịch vụ của ngân hàng còn gọi là dịch vụ eBanking, hoặc được tiến hành tại website của những doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ hoặc được tiến hành qua website trung gian của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán.

Thanh toán qua thiết bị điện thoại di động (mobile banking): chỉ cần sử dụng tin nhắn điện thoại và có một tài khoản tại E-banking của ngân hàng, người dùng dễ dàng thực hiện trao đổi thương vụ qua tin nhắn hoặc qua các trình duyệt cao khác để đăng nhập trực tiếp.

1.5. Lợi ích của việc đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay thì việc lựa chọn hình thức e-marketing thực sự trở thành yêu cầu bắt buộc để theo kịp nhu cầu thị trường và nâng cao sức cạnh tranh. E-marketing đem lại nhiều lợi ích đối với các tổ chức marketing du lịch, đối tượng khách hàng và điểm đến du lịch.

Đối với tổ chức marketing du lịch, e-marketing giúp truyền tải thông tin trực tiếp tới khách hàng một cách nhanh chóng, cập nhật và trọn gói. Các tour, chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi... có thể được quảng bá qua nhiều hình thức như website, thư điện tử, diễn đàn, banner... Nhiều doanh nghiệp du lịch đã xây dựng website và cho phép khách hàng có thể đặt tour qua mạng. Điều này giúp doanh nghiệp cũng như

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

khách hàng tiết kiệm chi phí. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp công ty có thể dễ dàng quản lý và phân loại hệ thống khách hàng.

Đối với khách hàng, e-marketing giúp họ không phải mất thời gian, công sức, chi phí đến tận nơi tìm hiểu và đặt sản phẩm, dịch vụ du lịch mà chỉ cần dùng máy tính kết nối internet để tìm kiếm, tra cứu thông tin về chuyến du lịch sắp tới của mình và lựa chọn, đăng ký, thanh toán chi phí cho chuyến đi du lịch của mình qua mạng.

Đối với điểm đến du lịch, e-marketing mang lại nhiều lợi ích như: xây dựng thương hiệu điểm đến thông qua các hoạt động quảng bá, cho phép người sử dụng trải nghiệm những thông tin, hình ảnh sống động, giàu tính tương tác; thúc đẩy sự tương tác hai chiều giữa tổ chức quản lý điểm đến, nhà cung cấp và khách hàng cũng như giữa các khách hàng với nhau; giúp hoạt động quảng bá, xúc tiến được kết nối thông suốt với hoạt động mua bán trực tuyến; giảm chi phí do chuyển tải thông tin qua website, thư điện tử và điện thoại di động...; có thể kết hợp với các phương thức marketing khác để nâng cao hiệu quả marketing (như từ website tới tờ rơi, điện thoại hay từ điện thoại tới website...); tạo điều kiện hợp tác với các tổ chức, đơn vị khác...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về tài nguyên du lịch của Quảng Bình và tình hình kinh doanh các sản phẩm du lịch trên địa bàn trong thời gian qua

Tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa hai miền Bắc Nam, có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hòa, Vũng Chùa - Đảo Yến, cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng cùng nhiều bờ biển đẹp.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cảnh Dương, Cha Lo, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoá - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Võ Nguyên Giáp... Bên cạnh đó, Quảng Bình còn nằm trên nhiều trục giao thông quan trọng, như: Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh với 02 nhánh Đông - Tây, đường sắt Bắc- Nam, Quốc lộ 12A và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây, có Cảng biển nước sâu Hòn La cho tàu 3-5 vạn tấn ra, vào cập cảng; sân bay Đồng Hới hiện có 3 hãng bay Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đang khai thác với đường bay Đồng Hới - TP HCM (tần suất 3 chuyến/ngày), Đồng Hới - Hà Nội (tần suất 3 chuyến/ngày), Đồng Hới – Cát Bi, Hải Phòng (tần suất 3 chuyến/tuần) và 02 chuyến /01 tuần Đồng Hới (Việt Nam) - Chiềng Mai (Thái Lan), có tuyến biên giới đất liền tiếp giáp với hai tỉnh Khăm Muộn và Savanakhet của nước Lào dài 201,8km, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước Lào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Thành phố Đồng Hới

Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ bắc và 106o10’ kinh độ đông.

Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km, Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thành phố Đồng Hới là nơi nghỉ ngơi của du khách đến tham quan di sản thế giới:

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tắm biển tại Bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy và suối nước khoáng Bang, khu nghỉ mát SunSpa Resort tại thôn Mỹ Cảnh xã Bảo Ninh. Ẩm thực chủ yếu: các món ăn hải sản, khu du lịch SunSpa phục vụ thực khách đủ các món Âu-Á, bảo tàng chiến tranh tại xã Nghĩa Ninh. Thành phố có 140 khách sạn và nhà khách các loại. Năm 2014, lượng du khách đến tham quan đạt gần 1.000.000 người.Giai đoạn 2015-2020 quyết tâm đưa du lịch thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thành trung tâm du lịch hàng đầu cả nước và khu vực châu Á. Bãi biển Nhật Lệ được bình chọn là một trong 10 bãi biển hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2014. Thành phố hiện nay đang đầu tư hàng loạt sân golf lớn mang tầm cỡ quốc tế, trong đó dự án tổ hợp 10 sân golf nằm trên diện tích 1900 héc ta với tổng mức đầu tư hơn 8500 tỷ đồng của tập đoàn FLC, đây là tổ hợp sân golf lớn thứ 2 thế giới sau chuỗi sân golf ở Hải Nam, Trung Quốc và hiện đại bậc nhất. Đây sẽ là kinh đô sân golf của Việt Nam, chuyên tổ chức các giải quốc tế, thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Dự án 10 sân golf và quần thể resort nằm ở Đồng Hới và các huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy được khởi công ngày 26 tháng 4 năm 2016 và hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 11 năm 2016, khai trương cho golf thủ vào đầu năm 2017

2.1.2 Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình (Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình ) là một đơn vị trực thuộc hệ thống Saigontourist. Đây là một trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước. Các mô hình kinh doanh dịch vụ - du lịch cụ thể bao gồm lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm...Với đội ngũ cán bộ - công nhân viên toàn hệ thống trên 17.000 người cùng cơ sở vật chất hiện đại, Saigontourist hàng năm đón tiếp và phục vụ trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu hàng năm khoảng 900 triệu USD.

Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực du lịch về quy mô, tiềm lực, năng lực, kinh nghiệm cùng những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn…

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình Tên viết tắt: Saigontourist

Logo:

Địa chỉ: 20 Quách Xuân Kỳ - Đồng Hới – Quảng Bình Điện thoại: 0232.3822404

Email: sgquangbinhtourist@vnn.vn Website: www.sgquangbinhtourst.com.vn 2.1.2.2 Quá trình thành lập và góp vốn

Thực hiện bản thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa tỉnh Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh ngày 02/03/2004, Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 19/9/2004.

Điều lệ Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình được Đại hội cổ đông thành lập thông qua và ban hành ngày 17/6/2004.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doang số 2903000022 đăng ký lần đầu ngày 16/9/2004, đăng ký lần 2 ngày 15/12/2006 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Vốn điều lệ của Công ty khi mới thành lập là 65.000.000.000 đồng (sáu mươi lăm tỷ đồng) được chi thành 650.000 cổ phần, mỗi cổ phần giá trị 100.000 đồng, được các cổ đông sáng lập góp vốn cụ thể sau:

+ Tổng số vốn cố định: 60 tỷ đồng + Tổng số vốn lưu động: 5 tỷ đồng + Nguồn vốn kinh doanh: 65 tỷ đồng

Sau khi thành lập Công ty đã đầu tư thực hiện dự án cải tạo và mở rộng Khách sạn Phương Đông (cũ) thành CTCPDLSGQB, khai trương đi vào hoạt động ngày 06/7/2006.

Khách sạn Sài Gòn – Phong Nha, do Công ty Du lịch Quảng Bình bàn giao sang với diện tích đất (829m2) nên sau khi cải tạo chỉ có 14 phòng ngủ và nhà hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách tham quan di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, được đưa vào hoạt động từ ngày 30/4/2005.

2.1.2.3 Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình Đơn vị, bộ phận trực thuộc: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế toán – Tài vụ; Phòng Kinh doanh; Phòng Kỹ thuật; CTCPDLSGQB; Khách sạn Sài Gòn Phong Nha; Khu nghĩ dưỡng Sài Gòn - Bảo Ninh Resort.

Tổng số nhân sự 118 lao động (nam 58, nữ 60). Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: (Đại học, cao đẳng: 42, trung cấp: 22; công nhân kỹ thuật nghề: 35; sơ cấp và lao động phổ thông: 19 người).

Tổ chức Đảng, đoàn thể: Đảng bộ có 35 đảng viên trực thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình, Công đoàn cơ sở có 118 đoàn viên trực thuộc Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình; Đoàn thanh niên cơ sở có 76 đoàn viên trực thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình

 Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng

- Kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo, lễ hội, cưới

- Kinh doanh dịch vụ phòng hát karaoke, tẩm quất massage xông hơi - Kinh doanh dịch vụ bổ sung khác (Tennis, hoa hồng vé máy bay, vận

chuyển, ...).

2.1.2.4 Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình a. Nguồn lực lao động

Ngoài CTCPDLSGQB, Công ty còn có các đơn vị thành viên khác là: Khách sạn Sài Gòn - Phong Nha và Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bảo Ninh Resort, tuy nhiên hoạt động chính của vẫn là CTCPDLSGQB. Bộ máy của Công ty đồng thời cũng là bộ máy hoạt động quản lý của Khách sạn.

Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, đảm nhiệm việc chỉ đạo trực tiếp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ghi trong điều lệ Công ty. Các phòng ban gồm có: Phòng Kế toán – Tài vụ (Accounting

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Department), Phòng Kinh doanh - Tiếp thị (Marketing & Sales division), Phòng Tổ chức – Hành chính (Administration & Pesonnel Department), Phòng Kỹ thuật (Engineering & Maintenance Department). Các bộ phận phục vụ trực tiếp gồm có: Bộ phận tiếp tân, Bộ phận buồng, Bộ phận bếp, Bộ phận bảo vệ và cây xanh và Bộ phận dịch vụ.

Đa số cán bộ của Công ty có tuổi đời khá trẻ, có sức khỏe tốt và được đào tạo nghiệp vụ bài bản bởi các trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Ngoài ra, sau khi tuyển dụng, Công ty đã gửi đi đào tạo nghiệp vụ theo vị trí tuyển dụng tại các cơ sở, trường học ở thành phố Hồ Chí Minh, các khách sạn có tiêu chuẩn tương đương.

Cán bộ trong Công ty là lao động khá trẻ và không đều theo lĩnh vực: Độ tuổi trung bình từ 30-40 tuổi. Trong đó lao động nữ có độ tuổi trung bình từ 20-30, nam từ 30-45 tuổi. Độ tuổi của lao động thay đổi theo từng bộ phận, bộ phận đòi hỏi mức tuổi thấp như ở lễ tân, bàn. Nhưng bộ phận quản lý lại có độ tuổi cao hơn. Trình độ văn hoá của cán bộ trong công ty khác nhau theo cơ cấu nhưng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ cao.

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình năm 2018

Tình hình nhân sự tại các bộ phận

Số lượng thực tế đến cuối tháng 12/2018

Ban Giám đốc 02

Phòng TC- HC 06

Phòng Kế toán 07

Phòng KD&TT 06

Phòng Kỹ thuật 21

Bộ phận Tiền sảnh 12

Bộ phận Phòng 20

Bộ phận Nhà hàng 32

Bộ phận Bếp 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Tổng cộng 118

Đại học 33

Cao đẳng 9

Trung cấp 22

Bằng nghề 35

LĐPT 12

Vệ sĩ 4

Bảo vệ 3

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình Nhận thức được chất lượng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và kết quả kinh doanh của khách sạn. Việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực trong khách sạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên được chú trọng. Nhiều người được cử đi học các lớp huấn luyện dài hạn và đào tạo ngắn hạn ở Singapore. Ngoài ra công ty đã mời nhiều chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm về đào tạo trực tiếp nghiệp vụ cho các nhân viên. Các nhân viên được học tiếng Anh và tiếng Thái miễn phí, các lớp này được mở thường xuyên để thuận lợi cho nhân viên. Nhân viên được tham gia nhiều chuyến tham quan để học hỏi kinh nghiệm các khách sạn trong và ngoài nước.

b. Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật

Các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ có vai trò quan trọng trong kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ khách sạn. Chính vì vậy trong thời gian qua công ty không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nâng cấp các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

Sau khi thành lập, Công ty đã tiến hành sửa chữa Khách sạn Phương Đông thành CTCPDLSGQB đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, với 95 phòng nghỉ sang trọng cùng cơ sở vật chất và dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách dù là nghỉ dưỡng hay công tác. CTCPDLSGQB gồm một bể bơi, một khu vườn nhiệt đới cùng các dịch vụ khác như nhà hàng, bar, dịch vụ mát xa- xông hơi, karaoke, sân tennis, trung tâm thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

hình. Ngoài ra Công ty còn có 2 cơ sở đang hoạt động là Khách sạn Sài Phòng Phong Nha với 14 phòng; Khu nghĩ dưỡng Sài Gòn Bảo Ninh Resort, với 12 phòng.

Các phòng đều được trang trí bắt mắt, nhã nhặn và lịch sự, bên cạnh đó được lót gỗ dưới sàn tạo nên không gian ấm cúng và sang trọng. Trong các phòng còn được trang bị thêm các vật dụng như: két an toàn cá nhân, bàn làm việc, truyền hình vệ tinh màn hình phẳng, bàn trang điểm, bàn tiếp khách, trong phòng tắm còn được lát đá cẩm thạch càng tăng thêm phần sang trọng. Cơ cấu loại phòng gồm: Superior, Deluxe tầm nhìn thành phố (Deluxe City View), Deluxe tầm nhìn sông nước (Deluxe River View), Executive suite ngắm nhìn hướng sông Nhật Lệ.

Công ty có 5 phòng ăn cao cấp, trong đó 3 nhà hàng cao cấp tại CTCPDLSGQB.

Nhà hàng Phương Đông, với sức chứa 200 đến 250 khách, trang trí đẹp mắt, bầu không khí ấm cúng, phục vụ các món ăn quốc tế, châu Á và Việt Nam. Bữa tối thịnh soạn với thực đơn gọi món phong phú, Buffet trưa (từ thứ 2 đến thứ 7) với hơn 20 món ăn Việt Nam, ăn tối với nhiều món ăn tự chọn. Ngoài ra, có Nhà hàng Bông Rưới thuộc Khách sạn Sài Gòn Phong Nha, với sức chứa 70 đến 100 khách và nhà hàng Sài Gòn Bảo Ninh, với sức chứa 80 đến 120 khách, có thể huy động tối đa 1200 khách nếu tổ chức ngoài trời.

Phòng Hội nghị: Công ty có 4 phòng hội nghị, trong đó: 02 phòng từ 10 – 20 chỗ/phòng; 01 phòng 100 chỗ; 01 phòng 400 chỗ được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống cách âm, phòng kỹ thuật, sân khấu, , hệ thống âm thanh và các thiết bị hiện đại như : Micro không dây, màn hình 300 inch, máy chiếu,LCD,…, có thể bố trí phòng họp tùy theo kiểu chữ U, lớp học, cinema… được sắp xếp đa dạng tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Ngoài ra, Công ty có 1 hồ bơi và 3 sân tennis, thư giãn với dịch vụ mát-xa hoặc phòng xông hơi khô, cung cấp dịch vụ hát karaoke. Các dịch vụ đặt vé và thu đổi ngoại tệ được cung cấp tại đây.

Vị trí CTCPDLSGQB nằm ngay tại trung tâm thành phố Đồng Hới, gần dòng sông Nhật Lệ nổi tiếng, cách sân ga 3km, cách sân bay 7km, cách động Phong Nha – Kẻ Bàng 35km rất thuận lợi cho du khách đến Du lịch Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Nhờ vào vị trí thuận lợi, cơ sở trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, thường xuyên được bảo trì, nâng cấp, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo một cách bài bản. Trong thời gian qua, công ty đã đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước, đặc biệt có các đoàn khách cao cấp của Đảng, Nhà nước và cả đoàn khách ngoại giao. CTCPDLSGQB thực sự là một điểm đến tuyệt vời với không gian xanh. Là điểm dừng chân lý tưởng để khám phá những danh lam thắng cảnh Quảng Bình.

c. Năng lực tài chính

Bảng 2.2 Tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

2016 2017 2018

I TỔNG TÀI SẢN Tr.đồng 67.846 68.686 75.555

1 Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 10.885 12.147 13.362

Tỷ trọng % 16 17,7 17,7

Tr. đó - Tiền Tr.đồng 7.654 9.680 10.648

- Hàng tồn kho Tr.đồng 677 708 779

- Nợ phải thu Tr.đồng 2.491 1.625 1.788

- TS ngắn hạn khác Tr.đồng 63 134 147

2 Tài sản dài hạn Tr.đồng 56.961 56.539 62.193

Tỷ trọng % 84 82,3 82.3

II NGUỒN VỐN Tr.đồng 67.846 68.686 75555

1 Nợ phải trả Tr.đồng 4.524 3.948 4.343

Tỷ trọng % 6,7 5,7 5,7

- Nợ ngắn hạn Tr.đồng 4.524 3.948 4.343

- Nợ dài hạn Tr.đồng 0 0 0

2 Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 63.322 64.738 71.212

Tỷ trọng % 93,3 94,3 94,3

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình - Qua bảng trên ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định (82,3% đến 88,3%) , VCSH chiếm tỷ chủ yếu trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả không nhiều, công ty cũng không phải vay vốn từ ngân hàng trong suốt quá trình hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

động, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ nguồn VCSH, khẳng định công ty hoàn toàn tự chủ về tài chính.

d. Thương hiệu và môi trường kinh doanh

- Thương hiệu: Từ mốc son đầu tiên vào tháng 8/1975 đến nay, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã để lại ấn tượng vô cùng sâu đậm trong lòng khách hàng với hình ảnh của một tổng công ty luôn dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ, xứng đáng là thương hiệu quốc gia và góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam đẳng cấp trong mắt bạn bè quốc tế.

CTCPDLSGQB cũng ngày càng được nhiều khách hàng chọn là điểm dừng chân lý tưởng.

- Môi trường kinh doanh, thị trường khách hàng: CTCPDLSGQB nằm bên bờ sông Nhật Lệ, cách ga tàu Đồng Hới khoảng 4 km và cách sân bay Đồng Hới khoảng 7 km – một vị trí đẹp , có đường giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất tốt, diện tích rộng rãi, thoáng. Với các yếu tố thuận lợi này giúp cho khách sạn có thể cạnh tranh tốt trên địa bàn.

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCPDLSGQB

Mọi hoạt động của công ty đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh. Là một doanh nghiệp mạnh và tập trung chủ yếu là kinh doanh khách sạn. Khách hàng của Công ty khá đa dạng, bao gồm 2 nhóm khách Nội địa và khách Quốc tế.

Là một doanh nghiệp có tiếng, hoạt động rộng rãi khắp cả nước trong đó chủ yếu là tập trung kinh doanh khách sạn. Khách hàng của công ty khá đa dạng bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,…

Bảng 2.3 Số lượt khách đến Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018

Năm Tổng khách

Trong đó Nội

địa

Quốc tế

TL US JP AU CA CHI NL DE FR LAO Khác

2016 14.368 11.936 206 188 1.110 13 27 453 11 53 83 90 198 2017 13.510 11.442 126 205 803 18 5 350 65 127 130 25 214

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

2018 15.720 13.846 235 258 243 46 25 382 59 91 106 33 396 Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình Qua bảng số liệu trên có thể thấy khách lưu trú tại công ty là khá nhiều, với trung bình 14.533 lượt khách mỗi năm. Lượng khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn chiếm 85,38% còn khách quốc tế chiếm 14,62% tổng số lượt khách.

Tổng số khách hàng lưu trú các năm tuy có sự ổn định, tuy nhiên tỷ lệ giữa khách nội địa và khách quốc tế còn có nhiều biến động, khách quốc tế giảm dần qua năm 2017 và 2018.

Bảng 2.4 Cơ cấu khách lưu trú của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình giai đoạn 2016-2018

Năm

Tổng số phòng

Số ngày phòng

Số ngày khách

Công suất Phòng

(%)

Khách

du lịch Khách lẻ

Công

vụ MICE Internet Tours Cty

2016 7.853 11.272 19.648 32,51 7.573 902 1.922 1.902 1.609 460 2017 7.043 11.477 20.811 33,1 7.078 991 1.582 1.416 1.785 658 2018 7.864 10.998 22.068 31,72 6.987 2.552 1.994 1.665 1.491 1.031

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình - Đối với công ty khách theo tour là lượng khách chiếm tỷ trọng cao nhất sử dụng các dịch như ăn uống, massages, lưu trú thời gian ở không dài. Nhóm khách hàng này thường đặt phòng thông qua các trung tâm dịch vụ lữ hành, dịch đặt phòng trong và ngoài nước. Công ty có những thỏa thuận với nhóm này về trách nhiệm và nghĩa vụ vì vậy có kế hoạch và chủ động hơn.

- Khách công ty là các khách của các tổ chức, doanh nghiệp đi du lịch. Số lượng các khách hàng tổ chức thì ít hơn nhiều so với các khách hàng tiêu dùng cá nhân. Nhưng số lượng ngày lưu trú hay tỉ lệ sử dụng dịch vụ thì lớn hơn nhiều so với nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

- Đối với nhóm khách hàng là khách lẽ, đây là đối tượng khách vãng lai, thời gian lưu trú của họ ngắn, chủ yếu sử dụng dịch vụ lưu trú. Nhóm này thường phải chịu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

mức giá cao hơn, sự nhạy cảm về giá không quá lớn. Số lượng khách đến ngh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trường Đại học Kinh tế Huế.. vực du lịch tỉnh Quảng Bình phải thực sự có nhận thức đúng đắn và quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng và nâng cao nhân lực trong lĩnh

Trong trường hợp sự cố môi trường xảy ra, khả năng thu hút khách của điểm đến phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục hồi môi trường tại điểm đến. Khái niệm về khả năng phục hồi

Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử

Trong thị trường mục tiêu, Công ty cổ phần Nhất Thành Nam đều xác định các nhóm khách hàng cụ thể, sau đó tiến hành định vị sản phẩm để xác định một hoặc hai lợi ích chính

Hiểu được rằng hoạt động Content Marketing càng hiệu quả thì các doanh nghiệp càng đạt được nhiều lợi ích khác nhau, như: nhận diện thương hiệu, thúc đẩy khách

Với những kinh nghiệm và bài học quý báu trong thời gian phát triển qua, công ty sẽ cố gắng hơn nữa để tăng cường quảng bá hình ảnh, xây dựng thương

Kiến thức: - Học sinh biết kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của TP nơi mình đang sống.. - Nêu được lợi ích của các hoạt động

.669 TDPV3 Nhân viên Trung tâm phục vụ chu đáo ngay cả vào thời điểm có nhiều phương tiện đến kiểm định .660 TDPV5 Nhân viên của Trung tâm hiểu được những nhu cầu đặc biệt và lợi