• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Những cánh buồm | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Những cánh buồm | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Cánh diều"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Những cánh buồm 1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc về số dòng, số tiếng, câu thơ dài ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần,... Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.

- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có bài thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh...

- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông

- Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những mơ ước ấy.

Trả lời:

Tác giả Hoàng Trung Thông: Hoàng Trung Thông (1925-1993), bút danh khác:

Đặc Công, Bút Châm.

- Quê quán: Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

- Sự nghiệp văn học:

+ Ông là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam;

nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976- 1985).

(2)

+ Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông:

"Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".

+ Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.

- Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ, Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)

* Mơ ước của em khi còn nhỏ là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ ghi lại tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả.

(3)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lưu ý bối cảnh bài thơ.

Trả lời:

Bối cảnh của bài thơ: Hai cha con đứng trước bãi biển xanh rực rỡ ánh Mặt Trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?

Trả lời:

Từ láy có trong bài:

- rực rỡ: có màu sắc tươi sang, nổi bật.

- lênh khênh: cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối.

- rả rich: mưa nhiều liên tục.

- phơi phới: phấn chấn, vui tươi tràn đầy sức sống.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?

Trả lời:

(4)

Thái độ và tâm sự của người cha: Cha trìu mến, mỉm cười giảng giải tận tình cho con về những nơi xa thẳm cha chưa từng đến đó.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu thơ có dấu chấm lửng như để thể hiện những ước mơ hoài bão của người con.

Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?

Trả lời:

Những ước mơ của con đã gợi lại cho cha những ước mơ hoài bão một thời cuả cha.

Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...

Trả lời:

Đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm là bài thơ viết theo thể thơ tự do:

- Số tiếng ở các dòng và số dòng ở mỗi khổ thơ dài ngắn không giống nhau.

- Cách hiêp vần: vần chân xa – ta – nhà,..

(5)

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?

Trả lời:

Người cha và người con trong bài thơ trò chuyện về những cánh buồm ngoài khơi xa và ước mơ của người con.

Cảnh hai cha con đi dạo trên biển và cuộc trò chuyện trên bãi biển: Sau một đêm mưa rả rích, Mặt Trời lên rực rỡ biển xanh hia cha con đã đi dạo trên bãi biển. Người con tò mò về những thứ ngoài khơi xa và hỏi cha. Cha mỉm cười giải thích cho con về những thứ ngoài khơi xa kia. Con nhìn những cánh buồm và mong muốn sẽ khám phá thế giới rộng lớn ấy. Nghe lời nói của con cha xúc động nhớ lại những ước mơ hồi trẻ của mình.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm”

được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

Trong bài thơ hình ảnh “cánh buồm” được nhắc lại 3 lần.

Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho:

- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão của biết bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.

- Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sang đương đầu với những thử thách, đối mặt với song gió để vươn tới thành công.

- Cánh buồm xuất hiện vào buổi sớm mai sau con mưa hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.

(6)

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời:

Qua những câu hỏi, lời nói của mình người con đã bộc lộ ước mơ được khám phá thế giới, được đi đến những vùng đất mới lạ. Ước mơ đó của con phù hợp với mong muốn khám phá thế giới của các bạn trẻ.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời:

Ước mơ của con làm cha nhớ đến những ước mơ thời trẻ của cha. Ngày còn trẻ cha cũng đã từng gửi gắm tâm hồn mình trong những ước mơ. Cha từng ước mơ mình được đi khắp mọi nơi trên đất nước ta, được khám phá những điều mới mẻ. Thế nhưng cha chưa thực hiện được và hôm nay khi nghe nhưungx ước mơ của con cha thấy nhớ quá. Cha như được trở về những năm tháng tuổi trẻ ấy, trở lại với những ước mơ của mình.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh “cha dắt con đi trên bãi cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” vì hình đó vừa gần gũi chân thực lại vừa lãng mạn. Hai cha con mải mê tâm sự đến cả khi nắng đã lên cao và đổ xuống người. Hình ảnh thơ vừa thể hiện được tình cảm cha con lại vừa thể hiện được sự bền bỉ của những bước đi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào.. Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về

- Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng, được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại, ... - Nhân vật hoặc sự

Sự việc Xi – mông đột ngột đề nghị bác Phi – líp làm bố của mình là một hành động khiến người đọc vô cùng cảm động.. Xi – mông là một

Tuy nhiên sau không ít câu tỏ lòng của bao chàng trai, Xuân Quỳnh đã quyết định dừng chân với bến đỗ Lưu Quang Tuấn, một nhạc sĩ vĩ cầm cũng ở Đoàn văn công nhân

Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương

Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học

Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”,

Người cầm gậy phía bên kia (bắt) chụp được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại phía đối phương.. Người bị truy đuổi phải truyền khúc kol lại cho phe mình và tìm cách làm