• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định giao thông như: chở hàng quá trọng tải của phương tiện, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, lạng lách, đánh võng ….

B/ Câu hỏi giữa bài I. Yêu cầu

Yêu cầu trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video để trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Trả lời:

Một số biển báo trong an toàn giao thông:

(2)

Camera giám sát hoạt động của các phương tiện xe:

Một số hậu quả của tốc độ trong an toàn giao thông gây ra các tai nạn gây thương vong.

III. Thảo luận

Câu hỏi 1 trang 58 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (Xem Hình 11.1).

(3)

Trả lời:

Quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau vì với các phương tiện giao thông khác nhau sẽ có khối lượng xe khác nhau, các bánh xe được lắp đặt khác nhau dẫn đến quán tính khác nhau và lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường khác nhau. Hơn nữa, ở các cung đường khác nhau cũng sẽ gây ra lực ma sát khác nhau nên khoảng cách an toàn sẽ khác nhau.

Tốc độ tối đa của các phương tiện tham gia giao thông từ nhỏ đến lớn là:

+ Xe máy, ô tô có tốc độ tối đa là 50 km/h.

+ Xe mô tô phân khối lớn, xe chuyên dụng, xe buýt có tốc độ tối đa là 60 km/h.

+ Xe tải lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi lớn hơn hoặc bằng 30 người có tốc độ tối đa là 70 km/h.

+ Xe tải nhỏ hơn 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi nhỏ hơn 30 người có tốc độ tối đa là 80 km/h.

Mỗi phương tiện khác nhau có trọng tải khác nhau được nhà nước giới hạn tốc độ khác nhau vì ngày nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều để giảm thiểu tai nạn giao thông.

(4)

Câu hỏi 2 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2.

Trả lời:

Dựa vào Hình 11.2, ta thấy rằng phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, tốc độ tối đa khi không có mưa là 120 km/h, tốc độ tối đa khi có mưa phải giảm tốc độ xuống còn 100 km/h.

Sự khác biệt này là do khi trời mưa, đường trơn, ma sát giữa mặt đường và bánh xe giảm nên nếu đi quá nhanh thì sẽ dẫn đến xe không thể dừng gấp được và xảy ra tai nạn giao thông nếu không đủ khoảng cách an toàn.

Câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

(5)

Trả lời:

Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

Từ công thức tính tốc độ:

s s

v t

t v

  

Khi quãng đường s không đổi, từ biểu thức tính thời gian ta có t tỉ lệ nghịch với v, v càng lớn thì t càng nhỏ.

=> Tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

Câu hỏi 4 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

Trả lời:

Trên đường cao tốc thường có các biển báo khoảng cách giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

Đổi: 68km / h 170m / s

 9

Áp dụng quy tắc 3 giây ta có thể ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là:

s v.t 170.3 56,67m

  9

Vậy khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là 56,67m.

(6)

Câu hỏi 5 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông, người dân phải hiểu biết về luật giao thông như: làn đường, tốc độ chạy ở khu dân cư, tốc độ trên đường cao tốc…. Có một số người dân có hiểu biết về luật giao thông nhưng chưa có ý thức tôn trọng về quy định an toàn giao thông dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Vậy hai yếu tố trên có tầm quan trọng rất lớn đối với đảm bảo an toàn giao thông.

Em có thể trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tham gia thảo luận được về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Trả lời:

Dựa vào nội dung bài học, mỗi phương tiện xe có giới hạn tốc độ khác nhau trên những cung đường khác nhau. Nếu vượt quá giới hạn đó trong thời điểm xảy ra sự cố gấp, phương tiện sẽ không kịp phanh và dẫn tới tai nạn giao thông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động trang 28 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm Chuẩn bị: 4

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử

Hoạt động 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi

Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t. Câu hỏi 2 trang 53

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương..

- Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như trên hình, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì khi đặt hai nam châm gần nhau,

- Mỗi loài cây khác nhau lại thích nghi với những điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) khác nhau, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ khiến hoạt động quang