• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 6 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 2-1, 2-2 SGK để trả lời các câu hỏi:

(2)

1. Cơ thể người có mấy phần? Kể tên các phần đó.

Trả lời:

Cơ thể người chia thành 3 phần, gồm: đầu, thân và chi (tay chân).

2. Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực và khoang bụng?

Trả lời:

Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

+ Khoang ngực chứa tim, phổi

+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, mật, lá lách, bóng đái, buồng trứng…

Bài tập 2 (trang 7 VBT Sinh học 8): Hãy ghi tên cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng sau:

Trả lời:

Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Cơ, xương Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển

Hệ tiêu hóa

Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, hấp thụ chất dinh dưỡng

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết Hệ hô

hấp

Đường dẫn khí, hai lá phổi

Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái

Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần

kinh

Điều khiển, điều hòa các hoạt động sống của cơ thể

(3)

Bài tập 3 (trang 7 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 2 – 3 SGK, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?

Trả lời:

Quan sát sơ đồ hình 2-3, các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan cho biết: hệ thần kinh và hệ nội tiết điều khiển hoạt động của tất cả các hệ cơ quan, giúp cho các hệ cơ quan có sự phối hợp hoạt động với nhau một các nhịp nhàng, ăn khớp, tạo ra sự thống nhất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm cho cơ thể là một khối thống nhất.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 7 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: các cơ quan, thuộc lớp Thú, tạo thành một khối thống nhất, thể dịch, chức năng sống, thần kinh, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể tạo thành một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 7 VBT Sinh học 8): Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

(4)

Khi bị tổn thương hệ thần kinh, tùy theo tổn thương ở phần nào mà người bệnh có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ vận động) hoặc tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát (hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,..). Điều này chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Bài tập 2 (trang 8 VBT Sinh học 8): Hãy ghép các thông tin 1, 2, 3,… ở cột B vào thông tin tương ứng ở cột A.

Cột (A) Cột (B)

a) Khoang ngực chứa:

………..

b) Khoang bụng chứa:

………..

1. Ruột non 2. Ruột già 3. Tim 4. Gan 5. Phổi 6. Dạ dày 7. Thận 8. Bóng đái

9. Cơ quan sinh sản Trả lời:

a – 3, 5.

b – 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9.

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

** ThS, Trường Đại học Đồng Tháp.. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp cho phép chuyển đổi dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quan hệ của Web hiện tại sang mô

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

Luyện tập thường xuyên các tác dụng giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, bên cạnh đó làm tăng cường khả năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể dẫn tới tăng

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa. - Khẩu phần ăn uống hợp lí. - Vệ sinh thân thể hàng ngày - Không nhịn đi vệ sinh quá lâu. Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài

Thụ quan áp lực bị kích thích làm xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm

- Tại: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc không tốt, không hay xảy ra. - Nhờ: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc tốt xảy