• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 7: 2021-2022-chu-de-1-phan-2-sinh-12_129202116

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 7: 2021-2022-chu-de-1-phan-2-sinh-12_129202116"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ PHẦN I: LÝ THUYẾT

BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN I) Khái niệm:

- ĐHHĐG: Điều hòa hđ gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo

+ Ở SVNS: cấp độ phiên mã.

+ Ở SVNT: phiên mã , dịch mã, sau dịch mã - Ở cấp độ phiên mã, điều hòa số lượng mARN.

- Ở cấp độ dịch mã, điều hòa lượng protein.

- Ở cấp độ sau dịch mã, biến đổi protein thực hiện một chức năng nhất định.

II) Cơ chế ĐHHĐG ở sinh vật nhân sơ

* Operon Lac gồm: 3 vùng

- Vùng khởi động (P): ARN polimeraza bám vào khởi động phiên mã.

- Vùng vận hành (O): là trình tự nu đặc biệt, protein ức chế gắn vào ngăn cản sự phiên mã.

- Gen cấu trúc Z, Y, A: tổng hợp enzim, phân giải đường lactozơ cung cấp năng lượng.

*Lưu ý: Gen điều hòa (R) không thuộc Operon nhưng có vai trò quan trọng: khi R hoạt động tổng hợp nên protein ức chế, protein này có thể liên kết với vùng vận hành để ngăn cản phiên mã.

* Sự điều hòa hoạt động của Operon:

- Khi không có lactozơ (operon bị ức chế), gen điều hoà (R) sẽ hoạt động tạo protein ức chế liên kết với vùng vận hành (O) để ngăn cản phiên mã.

- Khi có lactozơ ( có chất cảm ứng): + protein ức chế không liên kết với vùng vận hành nên có thể phiên mã  Z, Y, A dịch mã, phân giải đường lactozo

+ khi hết đường, phiên mã lại dừng.

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN I. Đột biến gen (xảy ra sau khi nhân đôi

ADN)

1) Các khái niệm

- ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc gen.

- ĐB điểm: những biến đổi liên quan đến một cặp nu trong gen.

- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

2) Các dạng đột biến

a/ Thay thế một cặp nu: 1 cặp nu này được thay thế bằng 1 cặp nu khác làm thay đổi trình tự aa  chức năng .

b/ Thêm hoặc mất một cặp nu: (đột biến dịch khung) MDT đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến  đến cuối gen  làm thay đổi trình tự aa và chức năng protein

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

1) Nguyên nhân đột biến gen - Tác nhân: lí, hóa, sinh.

- Rối loạn trao đổi chất trong tế bào.

2) Cơ chế phát sinh

a/ Sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN.

VD: G – X  A – T b/ Tác nhân đột biến:

+ 5 – BU: đột biến thay thế A–T=G–X.

+ Tia UV: 2 Timin liên kết với nhau.

+ EMS: đột biến thay thế G-X=A-T.

+ Tác nhân sinh học: virut viêm gan B, hecpet,...

III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1) Hậu quả đột biến gen

- Có lợi, có hại hoặc trung

- Đột biến gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.

2) Vai trò và ý nghĩa đột biến gen

- Đối với tiến hóa: là nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa.

- Đối với thực tiễn: là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống; người ta thường sử dúng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới.

(2)

PHẦN II: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là:

A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì

A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.

B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.

C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.

D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng

A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa.

Câu 5: Operon là

A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.

B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.

C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.

D. cụm gen cấu trúc có chung một cơ chế điều hòa.

Câu 6: Gen điều hòa R khi hoạt động sẽ tổng hợp nên:

A. Enzim phân hủy lactôzơ. B. prôtêin ức chế.

C. lactôzơ. D. Enzim điều khiển Operon.

Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã.

Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.

C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.

Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất

A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian.

Câu 10: Nơi mà ARN - pôlimêraza bám vào và khởi đầu cho phiên mã là:

A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động.

C. gen điều hòa. D. vùng vận hành.

Câu 11: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ liên kết với:

A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành.

Câu 12: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là

A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa.

C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc.

Câu 13: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi

(3)

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà.

Câu 14: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:

A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli.

C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam.

Câu 15: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:

A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.

D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.

Câu 16: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng:

A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc.

Câu 17: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.

D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 18: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?

A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô.

C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec.

===============================

Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của:

A. Gen. B. NST. C. Nuclêôtit. D. A.amin.

Câu 2: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến xảy ra ở:

A. gen. B. NST. C. Tế bào xôma. D. giao tử.

Câu 3: Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.

C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen.

Câu 4: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

C. sức đề kháng của từng cơ thể.

D. điều kiện sống của sinh vật.

Câu 5: Đột biến điểm có các dạng A.mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit.

B.mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit.

C.mất, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit.

D.thêm, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit.

Câu 6: Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí

A.đầu gen. B.giữa gen. C.2/3 gen. D.cuối gen.

Câu 7: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong nhân đôi ADN tạo nên A. 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN gắn nối với nhau.

B.đột biến A-TG-X.

C. đột biến G-X A-T.

D.sự sai hỏng ngẫu nhiên.

Câu 8: Tác nhân hoá học như 5- brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây

(4)

A. đột biến thêm A.

B.đột biến mất A.

C. 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch AND gắn nối với nhau.

D.đột biến A-TG-X.

Câu 9: Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) gây ra:

A.đột biến thêm A.

B.đột biến mất A.

C. 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch AND gắn nối với nhau.

D.đột biến A-TG-X.

Câu 10: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ

A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.

Câu 11: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ

A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.

Câu 12: Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến

A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.

B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit.

D. thay thế cặp nuclêôtit.

Câu 13: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh C. 5BU D.virut hecpet

Câu 14: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua

A. 1 lần nhân đôi. B. 2 lần nhân đôi.

C. 3 lần nhân đôi. D. 4 lần nhân đôi.

Câu 15: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T

B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 16: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 17: Phần nhiều đột biến điểm thường:

A. Có hại. B. Trung tính. C. Có lợi. D. Xãy ra ở đầu gen.

Câu 18: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 19: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A

B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X

Câu 20: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

(5)

A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.

Câu 21: Biến đổi trên gen liên quan đến một cặp nuclêôtit được gọi là A. đột biến NST B. đột biến gen.

C. thể đột biến. D. đột biến điểm.

Câu 22: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

===HẾT===

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 không thay đổi so với thế hệ PA. Theo lí thuyết,

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 21: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thế không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên ,một nhiễm sắc thể là :B. Đảo đoạn và

- Trường hợp 2: Do đột biến gen xảy ra trên cặp gen đồng hợp lặn làm thay đổi từ tổ hợp aa gây bệnh bạch tạng thành Aa hoặc AA không gây bệnh bạch tạng.?. Bài 6 (trang

+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10 -6 – 10 -4 ), nhưng mỗi sinh vật

Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1800 nuclêôtit, đột biến điểm xảy ra làm cho phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp không thay đổi số axit amin nhưng làm xuất hiện một

Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.. Do sự phân li không đồng đều