• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài viết tập trung làm sáng tỏ những hạn chế trong năng lực sáng tạo và tâm huyết với nghề của giảng viên đại học Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài viết tập trung làm sáng tỏ những hạn chế trong năng lực sáng tạo và tâm huyết với nghề của giảng viên đại học Việt Nam"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG TƯ DUY, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỚC YÊU CẦU GIẢI PHÓNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ TÂM HUYẾT CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Trần Thị Lan* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẤT

Việc nhận diện những rào cản trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của giảng viên đại học đã và đang được đặt ra như một giải pháp chiến lược để chấn hưng giáo dục đại học (GDĐH) mà Việt Nam phải hết sức quan tâm. Bài viết tập trung làm sáng tỏ những hạn chế trong năng lực sáng tạo và tâm huyết với nghề của giảng viên đại học Việt Nam; yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ này; những rào cản về tư duy, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo chất lượng trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo cũng như tâm huyết của giảng viên đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Từ khóa: Nhận diện, rào cản, tư duy, giải phóng, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, giảng viên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tình trạng chậm đổi mới tư duy, thiếu những điều kiện cần thiết để đảm bảo phát triển năng lực sáng tạo đang là những rào cản khiến một bộ phận nhà giáo chưa tập trung tâm lực và trí lực cho trọng trách nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Điều này lý giải vì sao việc nhận diện những rào cản trong tư duy, cơ chế, chính sách và các điều kiện đảm bảo chất lượng trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ giảng viên là vấn đề có ý nghĩa thiết thực để tìm kiếm và hoạch định giải pháp phát triển.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, đánh giá, điều tra xã hội học.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ giảng viên đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Dạy học vốn là lĩnh vực lao động đặc thù không chỉ cần trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao mà căn bản còn đòi hỏi năng lực sáng

tạo. Đó cũng là một công việc vốn rất cần đến niềm đam mê và tâm huyết. Đặt vấn đề giải phóng triệt để năng lực sáng tạo và sự tâm huyết với nghề của giảng viên đại học là xuất phát từ những đòi hỏi của khoa học sư phạm chứ không phải đề cao hay tuyệt đối hóa vai trò của sáng tạo và tâm huyết như một cái gì thái quá. Thực tiễn giáo dục đại học đang đòi hỏi mỗi giảng viên với tư cách nhà giáo cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sáng tạo, chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên được đồng thời thể hiện và bị qui định trước tiên bởi năng suất, hiệu quả của hoạt động giảng dạy, bởi giá trị thực tế của năng lực sáng tạo. Theo đó, cùng với giảng dạy, NCKH phải trở thành nhu cầu thiết yếu của giảng viên. Nếu tuyệt đối hóa nhiệm vụ giảng dạy mà xem nhẹ NCKH thì ngay cả những giảng viên có học hàm, học vị cao cũng rất khó tránh khỏi tình trạng tri thức dần dần bị lạc hậu, bài giảng vì thế sẽ trở nên thiếu chiều sâu, tẻ nhạt và thiếu tính thuyết phục. Thực trạng đó còn có thể dẫn đến sự lạc hậu của GDĐH cả về nội dung lẫn phương pháp mà hậu quả tất yếu không tránh khỏi là sự tụt hậu tiềm lực trí tuệ của giảng viên nói riêng, của dân tộc nói chung.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo là nhân tố quyết định chất lượng lao động của giảng viên, song tinh thần trách

(2)

nhiệm, tâm huyết với nghề cũng là yêu cầu quan trọng mà mỗi trí thức nhà giáo phải quan tâm đáp ứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi cơ chế thị trường đang chi phối đến đời sống của con người, tác động mặt trái của nó cũng để lại không ít những tiêu cực và hệ lụy xã hội. Thực tiễn đang khách quan đòi hỏi mỗi giảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “trồng người”, phải tự ý thức về sự đào thải như một lẽ tất yếu khó tránh khỏi nếu không ngừng vươn lên để khẳng định chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mà mình đảm nhận.

Những hạn chế về năng lực sáng tạo và tâm huyết gắn bó với nghề của giảng viên đại học Việt Nam

Mặc dù đội ngũ giảng viên đại học đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên năng lực của giảng viên còn nhiều hạn chế, biểu hiện sự bất cập trước yêu cầu nghề nghiệp. Đáng lưu ý là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học GS, PGS còn rất thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục- Đào tạo, tại thời điểm năm 2016 – 2017, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514/69.591 giảng viên; ở trình độ đại học và cao đẳng là 12.519/69.591 giảng viên; số lượng giảng viên có học hàm giáo sư là 574/69.591 giảng viên; có học hàm phó giáo sư là 4.113/69.591 giảng viên [2]. Thực tế GDĐH ở Việt Nam cũng cho thấy, “trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hụt hẫng, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế” [3].

Về lĩnh vực quản lý giáo dục, hiện thời chúng ta đang rất thiếu những nhà quản lý giáo dục tài năng. Hạn chế, yếu kém của đội ngũ này biểu hiện chủ yếu ở năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý. Tầm nhìn của một bộ phận giảng viên làm công tác quản lý còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn.

Năng lực sáng tạo của giảng viên còn nhiều hạn chế. Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, tính tại thời điểm năm 2017, “trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ tư về số lượng công bố quốc tế (6.356), sau Singapore (43.779), Malaysia (28.799), Thái Lan (25.965). Cùng với đó, Việt Nam đứng thứ ba về tăng trưởng bình quân hàng năm sau Malaysia (23,48%) và Lào (21,58%). So sánh với các nước phát triển, tổng lượng bài của Việt Nam chỉ bằng 1/30 Australia, 1/6 New Zealand, 1/58 Nhật Bản, 1/256 Mỹ; so sánh với các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xếp thứ 3 về tỷ lệ tăng trưởng và đứng thứ 5 về số lượng bài sau Singapore (5.791), Malaysia (2.436), Thái Lan (2.018) và Philippines (680). Nếu so sánh với các nước phát triển, tổng lượng bài của Việt Nam chỉ bằng 1/58 Australia, 1/22 New Zealand, 1/28 Nhật Bản và 1/473 Mỹ [5].

Thiên hướng xem nhẹ NCKH ở một bộ phận giảng viên tự nó đang làm giảm đi giá trị tiềm năng trí tuệ của đội ngũ giảng viên mà đáng lẽ nó phải được coi trọng và phát huy. Sự tách rời giảng dạy và nghiên cứu làm cho việc học tập của sinh viên và thậm chí việc giảng dạy của trí thức nhà giáo không được đặt trong môi trường nghiên cứu - môi trường của phương pháp tư duy sáng tạo, của sự suy luận và phán đoán.

Những rào cản về tư duy, cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo chất lượng trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của giảng viên đại học

Một là, giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” của giảng viên trước rào cản ngại đổi mới về tư duy Hiện nay, mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội khách quan đòi hỏi trí thức GDĐH phải trở thành chủ thể sáng tạo trước yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đang mắc phải rào cản từ tư duy

(3)

ngại đổi mới; từ những yếu kém về kỹ năng sư phạm của không ít giảng viên; từ nhận thức thiếu thống nhất về sự gắn kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng thiếu thông tin về thị trường lao động và nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực; mức độ nhận thức của toàn xã hội về đào tạo theo định hướng nghề nghiệp còn thấp;

tầm nhìn, chiến lược phát triển và quy trình quản lý đào tạo của nhiều trường còn bộc lộ sự bất cập. Nghịch lý là ở chỗ, trong khi mục tiêu của GDĐH là đào tạo theo định hướng thực hành, rèn luyện kỹ năng theo nhu cầu xã hội thì tâm lý trọng bằng cấp, thói quen quan tâm đến bảng điểm hơn là tay nghề và năng lực thực sự của sinh viên đang tồn tại phổ biến trong các nhà tuyển dụng. Hệ quả trực tiếp của tư tưởng này là người học cũng như người dạy hiện nay vẫn đang quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng, thêm vào đó là tình trạng nhà trường tách rời doanh nghiệp đã trở thành rào cản hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta.

Việc xem nhẹ yêu cầu phải phát triển năng lực sáng tạo thông qua NCKH ở đội ngũ giảng viên cũng có thể được lý giải từ những rào cản về tư duy, đó là quan niệm lệch lạc, phiến diện của không ít nhà giáo đã giản lược trách nhiệm của giảng viên, xem chất lượng lao động của trí thức nhà giáo chỉ biểu hiện ở phương diện giảng dạy. Theo số liệu điều tra xã hội học, có 61,1% ý kiến cho rằng, phần lớn giảng viên chỉ chuyên tâm vào hoạt động giảng dạy. Tỷ lệ 81,9% ý kiến thừa nhận chỉ có một bộ phận giảng viên kết hợp NCKH với giảng dạy đã phản ánh rõ tình trạng xem nhẹ hoạt động NCKH ở đại đa số giảng viên.

Không ít giảng viên cho rằng, để hoàn thành định mức NCKH theo từng chức trách, mỗi nhà giáo phải bỏ rất nhiều công sức cho một đề tài nghiên cứu hay một vài bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành. Đó là chưa kể đến những khó khăn khác do kinh phí cung cấp có

hạn. Quan niệm có tính thực dụng ấy đã qui định hành vi ứng xử đối với hoạt động NCKH của phần lớn giảng viên khi sẵn sàng dạy nhiều để bù vào số tiết bị khấu trừ do thiếu giờ NCKH hơn là tự nguyện say mê nghiên cứu. Đáng lo ngại là khuynh hướng xem nhẹ NCKH trong giảng viên đại học sẽ tiếp tục có chiều hướng gia tăng nếu không có qui định pháp lý về trách nhiệm NCKH của trí thức nhà giáo và thực hiện qui định đó một cách chặt chẽ, nghiêm túc trong các trường đại học.

Mặt khác, chính phương thức phát triển theo bề rộng tồn tại lâu dài trong nền kinh tế cộng với sự phân khúc giá trị, phân công lao động quốc tế ở Việt Nam và sự chi phối bởi quan niệm về hệ giá trị cũ đã làm suy giảm, lệch lạc nhu cầu coi trọng chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Thực chất phương thức phát triển theo bề rộng cần ít sự sáng tạo trong lao động. Theo đó, các trường đại học trở thành nơi cung ứng nguồn nhân lực thừa hành và chất lượng lao động của giảng viên cũng tất yếu bị chuyển dịch theo hướng ấy. Đây là rào cản rất lớn nếu chúng ta không chủ động dỡ bỏ bằng quyết sách thay đổi phương thức phát triển theo chiều sâu và đổi mới tư duy định hướng giá trị về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thì sự tách rời giữa nhà trường - giảng viên- sinh viên - doanh nghiệp và thị trường lao động ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Hai là, giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” của giảng viên đòi hỏi các yếu tố tạo động lực trong khi cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo chất lượng còn nhiều bất cập

Với chủ trương đặt con người ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán với chính sách “coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Hàng năm, Nhà nước dành 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục.

Xét về tỷ lệ, mức chi ấy không nhỏ nhưng trong điều kiện nguồn thu của các trường đại học còn rất thấp, cách phân bổ, quản lý việc

(4)

sử dụng hiệu quả nguồn vốn chưa hợp lý dẫn đến “chi phí thường xuyên/1 sinh viên quy chuẩn thực tế ngày càng giảm và chỉ bằng 30% định mức ngân sách” [4]. Rào cản lớn nhất lúc này là mặc dù nguồn vốn đầu tư cho GDĐH đã tăng lên đáng kể theo đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song giá trị đầu tư tuyệt đối và so với nhu cầu của bản thân đội ngũ giảng viên thì còn ở mức thấp và chưa tương xứng. Đây là thách thức rất lớn, khó có thể giải quyết thỏa đáng trong tương lai gần.

Qua tìm hiểu thực tế có thể thấy, chúng ta đang bàn nhiều đến chất lượng của đội ngũ trí thức nhà giáo nhưng tiêu chí về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của người dự tuyển chưa được chuẩn hóa ở mức cao, nhiều sinh viên ra trường không qua lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm vẫn được tuyển dụng.

Việc bổ sung lực lượng giảng viên kế cận có trình độ cao cũng không đơn giản vì đào tạo phải có thời gian và bị qui định bởi kinh phí trong khi chưa có thang bậc lương riêng cho trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cho các nhà giáo có học hàm GS, PGS. Ở các trường đại học chỉ vận dụng hỗ trợ thêm cho các giảng viên có trình độ tiến sĩ, học hàm, học vị với mức hỗ trợ còn eo hẹp, dao động trong khoảng 300 đến 900 nghìn đồng/1 tháng. Vì vậy, động lực để đào tạo nâng cao trình độ của giảng viên bị hạn chế.

Để biểu hiện mình như một nhà khoa học chân chính, có những sản phẩm sáng tạo đích thực, giảng viên đại học có nhu cầu mạnh mẽ về sự phát triển cá nhân và khẳng định tính độc lập của cá thể. Đáng tiếc là chính sách tôn vinh, đãi ngộ và vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền chưa được quan tâm, đảm bảo để tạo động lực cho lao động sư phạm của giảng viên đại học. Cái khó hiện nay là chúng ta chưa có đủ kinh phí để đầu tư, đãi ngộ xứng đáng, chưa có chính sách vĩ mô về lương và điều kiện đảm bảo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Điều này nằm ngoài tầm với của các trường trong khi

ngân sách nhà nước còn eo hẹp. Thêm vào đó, tâm lý trọng bằng cấp một cách hình thức và cơ chế tính lương theo bằng cấp, theo thâm niên đang là rào cản không nhỏ trước yêu cầu thực học để có thực lực và thực tài, thực cống hiến của giảng viên đại học. Rõ ràng, thu nhập thấp, chưa tương xứng với đặc thù lao động trí tuệ, nhiều áp lực cộng thêm không ít phí tổn về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nguyên nhân chính khiến nhiều năm gần đây thiếu những nhân tài có nguyện vọng, tâm huyết gia nhập hay gắn bó lâu dài với sự nghiệp “trồng người” cao quí. Việc thu hút thí sinh vào nghề sư phạm vì thế cũng trở nên khó khăn.

Do tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường nên những biểu hiện thương mại hóa giáo dục có điều kiện phát triển. Một mặt, nó kìm hãm, gây trở lực cho việc phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân.

Mặt khác, thay vì tâm huyết ươm mầm những hạt giống trí tuệ cho tương lai, một bộ phận trí thức GDĐH đã sa vào lối sống thực dụng, tiêu dùng, thờ ơ, phai nhạt lý tưởng. Tất cả những điều này ít nhiều đều làm suy yếu mối quan hệ giữa giữa trách nhiệm và tâm huyết vốn là cơ sở nền tảng đảm bảo chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên ở nước ta hiện nay.

Năng lực sáng tạo của giảng viên trong NCKH chưa được chú trọng, ngoài sự hạn hẹp về kinh phí hỗ trợ còn do tư duy xem nhẹ lĩnh vực hoạt động này của nhiều giảng viên.

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả, trên thực tế vẫn còn 26,3% ý kiến giảng viên xác định hoạt động giảng dạy có vị trí quan trọng nhất trong lao động sư phạm của trí thức GDĐH; có 61,1% ý kiến cho rằng, phần lớn giảng viên chỉ chuyên tâm vào hoạt động giảng dạy. Tỷ lệ 81,9% ý kiến thừa nhận chỉ có một bộ phận giảng viên kết hợp NCKH với giảng dạy đã phản ánh rõ tình trạng xem nhẹ hoạt động NCKH ở đại đa số giảng viên. Sự thiếu hụt về năng lực nghiên cứu, tình trạng thiếu niềm đam mê cũng được xem là nguyên

(5)

nhân căn bản của việc xem nhẹ NCKH diễn ra phổ biến trong đội ngũ giảng viên ở nước ta hiện nay.

Ba là, năng lực sáng tạo và tâm huyết của giảng viên được đảm bảo bởi trách nhiệm của nhà giáo nhưng cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được coi trọng đúng mức Ở hầu hết các trường đại học, việc đánh giá giảng viên mặc dù đã được tiến hành thường xuyên mang tính định kỳ nhưng vẫn nặng về đánh giá tổng kết, chủ yếu nhằm vào việc thu thập thông tin để bình xét các danh hiệu thi đua mà chưa gắn với những quyết định sa thải hay sàng lọc đội ngũ. “Các kiểu đánh giá này đôi khi để lại những dấu ấn tiêu cực như sự không hài lòng về tính khách quan của sự đánh giá, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua khen thưởng” [1]. Tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, những chế tài qui định trách nhiệm lao động của giảng viên thiếu tính cụ thể, thiếu sự phân định rõ ràng về mức độ hoàn thành hay kết quả đóng góp của từng cá nhân.

Mô hình quản lý GDĐH chưa thật sự tạo nên tính tự chủ, sáng tạo, năng động của từng chủ thể nhà giáo. Trách nhiệm giải trình trước xã hội của đội ngũ giảng viên về chất lượng giảng dạy, NCKH và quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay chưa được chú trọng nâng cao.

Thêm vào đó, việc đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng và cán bộ quản lý còn bỏ ngỏ nên chất lượng lao động của đội ngũ này chưa được đánh giá toàn diện. Hơn nữa, cơ chế sa thải những giảng viên yếu kém chưa trở thành yếu tố căn bản được chú trọng trong văn hóa và khoa học lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục.

Điều này lý giải tại sao giảng viên chưa nhận thấy áp lực thực sự từ trách nhiệm và bổn phận của một nhà khoa học trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cũng như sự mong đợi và kỳ vọng của xã hội.

KẾT LUẬN

Nếu như sáng tạo là yếu tố căn bản để xác lập giá trị đích thực của khoa học sư phạm thì tâm huyết với nghề là động lực cho lao động sáng tạo của mỗi giảng viên. Vấn đề đặt ra là cần thống nhất nhận thức rằng, chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên đại học là vấn đề mang tính phức hợp, đòi hỏi trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, việc đổi mới tư duy của mỗi giảng viên, việc đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ cũng như điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học được xem là những nhân tố quyết định tạo nên hiệu quả và giá trị lao động của toàn đội ngũ.

Nhận diện những rào cản trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của giảng viên đại học là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục luận chứng vấn đề thời cơ, thách thức cùng những giải pháp về đổi mới tư duy, cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng lao động sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội, tr.18.

2. Bo Giao dục và Đao tạo/moet.gov.vn/So lieu thong ke giao duc đai học nam 2016 – 2017.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.85

4. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609.

5. Trần Thanh Long (2017),

tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chat-luong- hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-tai-cac-co-so- giao-duc-dai-hoc-cua-viet-nam-117267.html.

(6)

ABSTRACT

IDENTIFYING THE BARRIERS IN THINKING, MECHANISMS, POLICIES, QUALITY ASSURANCE CONDITION IN ADVANCE OF THE DEMAND FOR CREATIVITY AND ENTHUSIASM OF UNIVERSITY LECTURERS IN VIETNAM

Tran Thi Lan*

University of Education - TNU

The identification the barriers to the liberation of creativity and the enthusiasm of university lecturers has been posed as a strategic solution to promote higher education that Vietnam has to pay great attention to. The paper focuses on clarifying the limitations of creativity and enthusiasm for the career of Vietnamese university lecturers; This requires the release of creative and enthusiastic capacity of this team; the barriers of thinking, mechanism, policy, quality assurance before the need to release creative capacity as well as the enthusiasm of Vietnam university lecturer in the current context.

Keywords:. To identifi, bariers, to think, to liberate, ability, creative, confidential, lecturer

Ngày nhận bài: 29/8/2018; Ngày hoàn thiện: 20/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018

*Tel: 0983 896296; Email: lantrantn@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan