• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 2 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021

TOÁN

BÀI 3: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Biết xếp thứ tự các số.

- Thông qua việc nhân biết tia số, xác định vị trí các số trên tia số, sử dụng số để so sánh, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Mô hình tia số

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p)

- Cho lớp hát bài “ Tập đếm”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

2. Thực hành, luyện tập: (30p) Bài 1:

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

a) HS thực hành xếp các thể số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch tia số. Qua bài tập này HS củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

b) HS củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước - Số liền trước của số 5 là số nào?

- Số liền sau của số 9 là số nào?

- GV nhận xét, kết luận Bài 2: Số?

a) Cá nhân HS tìm số thích hợp dưới mỗi vạch tia số rồi nói cho bạn kết quả

- Con có nhận xét gì về các vạch trên tia

- HS hát kết hợp vận động phụ họa

- HS xác định yêu cầu

- Hs chọn và xếp các thẻ vào tia số - HS nêu kết quả

Hs khác nhận xét

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- HS xác định yêu cầu - Hs làm bài tập vào vở

(2)

số?

- Các tia số được sắp xếp như thế nào?

- So sánh số đứng sau với số đứng trước trên tia số

b) Trả lời câu hỏi

- Số liền trước của số 5 là số nào?

- Số liền sau của số 9 là số nào?

- GV nhận xét, kết luận Bài 3: Số?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở - Chiếu bài và chữa bài của hs - Gọi hs nêu cách làm

- GV kết luận

Bài 4: Chon dấu (>, <) thích hợp

- Yêu cầu HS quan sát tranh, xem ban voi đang gợi ý cho chúng ta điều gì?

- GV chốt kiến thức 3. Vận dụng: (5p) Bài 5: Sắp xếp các số - Yêu cầu hs nêu đề toán

- Yêu cầu hs thực hiện thao tác so sánh trực tiếp từng cặp số (từng đôi một) để láy ra số bé hơn, từ đó sắp xếp các số theo thứ tự bài tập yêu cầu.

- Nhận xét bài làm của hs

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Tia số giúp các em trong học toán?

Củng cố- dặn dò

- Dặn dò: Về nhà nói điều em biết về Tia số, SLT-SLS cho người thân nghe.

- HS nêu kết quả - Hs khác nhận xét

- Các vạch trên tia số cách đều nhau - Các tia số đượcc sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên, từ trái sang phải.

- Số đứng sau luôn lớn hơn số đứng trước nó.

- HS thực hành theo cặp đố banj trả lời câu hỏi sgk

- Nhận xét nhóm bạn -Hs nêu đề toán - Hs làm bài vào vở - Hs nhận xét bài của bạn - Hs nêu cách làm

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-HS đọc yêu cầu bài toán

- HS đọc phần gợi ý của bạn voi.

- HS đọc bài toán - Thực hiện sắp xếp - HS nêu kết quả

-Hs lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Thực hiện tốt các bài tập so sánh các số.

- Giúp con sử dụng tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.

- HS lắng nghe Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

(3)

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (TIẾT 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài Niềm vui của Bi và Bống. Hiểu nội dung bài: Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện

- Có tình cảm yêu thương đối với người than, biết quan tâm đến người thân biết ước mơ và luôn lạc quan; có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy chiếu, laptop, clip, slide tranh minh họa,…

- Học sinh: Vở, SGK, bảng con,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. HĐ mở đầu: (5’)

* Khởi động

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

* kết nối

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài

“Ngày hôm qua đâu rồi?” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và thảo luận nhóm về câu hỏi:

+ Bức tranh dưới đây vẽ những gì?

+ Đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau?

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- 1-2 HS đọc lại một đoạn trong bài

“Ngày hôm qua đâu rồi?” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Tranh vẽ thiên nhiên cây cối, vẽ bầu trời đang có cầu vồng và hai bạn nhỏ đang ngước nhìn lên trời.

+ Bạn trai chỉ tay và nói: Nhìn kìa, cầu vồng!

- Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác có thể bổ sung.

(4)

- GV tổ chức cho HS trình bày.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

* Giới thiệu bài

- GV kết nối vào bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống.

Câu chuyện kể về niềm vui và mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Đọc văn bản ( 30’) - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng vả vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. HS đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật

- GV nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- Luyện đọc câu dài: Lát nữa,/ mình sẽ đi lấy về nhé!// Có vàng rồi,/ em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.//

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc:

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc thầm theo. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng vả vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HS lắng nghe cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật

- HS chú ý một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- HS lắng nghe

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Được chia làm 3 đoạn.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

+ Đoạn 1: từ đầu đến quần áo đẹp;

+ Đoạn 2 tiếp đến đủ các màu sắc;

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- HS giải nghĩa từ

- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

(5)

từ: hũ, cầu vồng,ngựa hồng.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp. Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ

- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ( 13’)

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu các câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

Câu 1. Nếu có bảy hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì?

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài - Xem lại đoạn văn 1, tìm câu có chứa đáp án.

- Nhìn tranh minh hoạ:

+ Tranh vẽ những gì?

- Tách ý, trả lời câu hỏi:

+ Bi sẽ làm gì?

+ Bống sẽ làm gì?

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV và HS thống nhất đáp án: Nếu có bảy hũ vàng, Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô; Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp.

- GV có thể khai thác sâu hơn (tuỳ đối tượng HS):

+ Vì sao Bi nói số hũ vàng dưới chân cầu vồng là 7 hũ?

- 1HS đọc toàn bài

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa.

+ Bi mua ngựa hồng và một cái ô tô;

+ Bống mua búp bê và quần áo đẹp.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

+ Vì cầu vồng có 7 màu nên Bi tưởng tượng như vậy.

(6)

- GV nhận xét, chốt ý.

Câu 2. Không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Cho 1-2 HS đọc lại đoạn 2 của bài.

+ GV đưa ra câu hỏi 2.

+ Xem lại đoạn văn 2, tìm câu có chứa đáp án.

- Tách ý, trả lời câu hỏi:

+ Bi sẽ làm gì?

+ Bống sẽ làm gì?

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV lưu ý HS: Bống ước mua búp bê và quần áo đẹp nhưng lại muốn vẽ ngựa hồng và ô tô để tặng anh. Bi ước mua ô tô và ngựa hồng, nhưng lại muốn vẽ búp bê và quần áo đẹp để tặng em.

Câu 3. Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài .

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.

- GV cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời.

+ Bống đã nói gì với anh?

+ Còn anh Bi đã nói gì với em?

- GV và HS thống nhất đáp án.

- HS trả lời theo ý hiểu. Các bạn nhận xét, góp ý.

- HS đọc câu hỏi.

- 1-2 HS đọc đoạn 2 của bài.

- HS đọc câu hỏi.

- Lớp đọc thầm đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; còn Bi sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

+ HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

- HS đọc câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu bài .

- HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.

- HS tìm câu trả lời (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Câu nói của Bống: Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô;

+ Câu nói của Bi: Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

- HS lắng nghe và cùng đánh giá nhận xét.

+ Vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui.

(7)

- GV có thể hỏi thêm: Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau?

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Luyện đọc lại ( 15’)

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV cho HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

Câu 1. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

- GV cho HS trao đổi nhóm 2 (2 phút), đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp.

- GV gọi đại diện nhóm trả lời, chốt đáp án.

Câu 2. Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng.

- GV cho HS đọc câu hỏi 2.

- GV cho HS rà soát bài đọc để tìm câu trả lời.

- GV chốt đáp án.

- GV có thể gọi một số HS đọc/ nói câu trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.

- GV và cả lớp góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, giao lưu với HS dưới lớp.

a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống anh, em

b. Từ ngữ chỉ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc lại toàn bài. Lớp đọc thầm tìm câu trả lời.

- HS trả lời câu hỏi (cá nhân).

+ Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá!

- Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.

- 1-2 HS đọc lại câu nói trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.

(8)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS nêu cảm nhận.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 14 tháng 09 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa - GV hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV giới thiệu bài: Các em đã họcvà viết được chữ viết hoa A, tiết học hôm nay cô giới thiệu và HD các em viết hai chữ hoa gần giống chữa A hoa đó là hai chữ Ă và Â hoa.

- GV ghi bảng tên bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(15’)

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Ă, Â và

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS quan sát mẫu chữ hoa - HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa Ă, Â: độ

(9)

hướng dẫn HS:

- Quan sát mẫu chữ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa.

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Ă, Â?

+ Chữ hoa Ă, Â gồm mấy nét?

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

+ Quan sát GV chữ mẫu trên bảng (hoặc máy chiếu)

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ viết hoa Ă, Â với chữ viết hoa A đã học ở bài trước.

+ So sánh cách viết chữ Ă, Â viết hoa với chữ A viết hoa.

- GV nhắc lại quy trình viết chữ Ă, Â tương tự quy trình viết hoa chữ A ở bài Tôi là học sinh lớp.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ Ă, Â hoa (nếu có).

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết

- GV quan sát HS viết bài trong VTV2/T1, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết.

- GV cùng HS nhận xét.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- GV cho HS đọc câu ứng dụng “Ăn quả

cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa Ă, Â.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát hướng dẫn quy trình viết chữ hoa Ă, Â

+ HS quan sát chữ viết hoa Ă, Â mẫu.

- HS quan sát và so sánh.

• Chữ viết hoa Ă tương tự chữ viết hoa A chỉ thêm dấu á (viết nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A)

• Chữ viết hoa  tương tự chữ viết hoa A chỉ thêm dấu ớ (viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải trên đầu chữ A).

- HS nhắc lại quy trình viết chữ Ă, Â tương tự quy trình viết hoa chữ A ở bài Tôi là học sinh lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ viết hoa A (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ hoa Ă, Â (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS lắng nghe, sửa chữa.

- 2-3 HS HS đọc câu ứng dụng

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

(10)

nhớ kẻ trồng cây”

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Nghĩa đen: “Quả” là thứ quý giá và thơm trên ngon nhất của cây. Để có được nó, người trồng cây phải bỏ thời gian, công sức chăm bón cho cây. Chính vì thế, khi ăn quả, hãy luôn biết ơn công lao của người trồng. Nghĩa bóng: câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những người giúp đỡ, chăm sóc, bỏ công sức để cho ta có được những điều tốt đẹp.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

- GV hướng dẫn viết chữ hoa Ă đầu câu, cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- HS viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng bảng lớp (hoặc quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

- HS quan sát, lắng nghe.

+ Chữ Ă viết hoa vì đứng đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa Ă.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Ă, h, g, y cao 2,5 li (chữ g , y cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang);

chữ q cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu hỏi đặt trên chữ a (quả), dấu huyền đặt trên chữ cái ơ (người) và ô (trồng).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu:

ngay sau chữ cái y trong tiếng cây.

(11)

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV trưng bày một số bài viết đẹp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) - GV cho HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

*Củng cố (5’)

- Hôm nay, chúng ta luyện viết chữ hoa gì?

- Nêu cách viết chữ hoa Ă, Â - Nhận xét tiết học

- Xem lại bài

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, cảm nhận.

- HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- HS lắng nghe.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS lắng nghe.

- Luyện viết chữ hoa Ă, Â

- HS nêu lại cách viết chữ hoa Ă, Â

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa và trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh, đặc biệt ở mục nói và nghe học sinh kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống

- Dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh để kể lại 1 – 2 đoạn câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Biết quan tâm đến người than và luôn biết ước mơ và lạc quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

(12)

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu. kết nối vào bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng vận dụng kiến thức đã đọc, đã học ở bài đọc Niềm vui của Bi và Bống để luyện nói và kể lại 1-2 đoạn câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15’

* Hoạt động 1: Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4).

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV theo dõi phần báo cáo và giao lưu của các nhóm.

- GV có thể hỏi thêm:

+ Các nhân vật trong tranh là ai?

+ Nét mặt hai anh em thế nào?

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, đọc thầm các gợi ý dưới tranh.

- HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

Tranh 1. Khi cầu vồng hiện ra, Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng.

Tranh 2. Có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp;

Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô.

Tranh 3. Khi cầu vồng biến mất, Bống nói sẽ vẽ tặng Bi ngựa hồng và ô tô; Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áo đẹp.

Tranh 4. Không có bảy hũ vàng, hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

- HS dưới lớp giao lưu cùng các bạn.

- HS trả lời.

+ Là hai anh em Bi và Bống.

+ Nét mặt hai anh em vui vẻ,

(13)

+ Câu chuyện diễn ra vào lúc nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 2: Chọn kể lại 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, tập kể cho nhau nghe.

- GV gợi ý HS có thể dựa vào tranh bài tập 1 để kể.

- GV gọi HS chọn kể 1 – 2 đoạn trong câu chuyện.

- GV có thể mở rộng: cho HS đóng vai Bi và Bống, kể lại toàn bộ câu chuyện (tuỳ vào khả năng của HS lớp).

- GV nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện: Hai bạn nhỏ luôn vui vẻ và hồn nhiên, hai anh em rất quan tâm và yêu thương nhau.

- GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

* Hoạt động 3: Vận dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyên Niềm vui của Bi và Bống

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Cho HS đọc lại bài Niềm vui của Bi và Bống.

- GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ và câu hỏi dưới mỗi tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện.

- Kể lần lượt từng đoạn câu chuyện cho người thân nghe (không cần kể đúng từng chữ, từng

hào hứng,...

+ Câu chuyện diễn ra khi cầu vồng hiện ra, khi cầu vồng biến mất.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi nhóm 2, tập kể cho nhau nghe.

- HS góp ý cho bạn.

- Đại diên lên kể trước lớp.

- Lớp đặt câu hỏi giao lưu với bạn.

- Lớp nhận xét, góp ý

- 3 HS lên đóng vai và kể lịa toàn bộ câu chuyện

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài - HS lắng nghe.

- HS đọc lại bài Niềm vui của Bi và Bống.

- HS quan sát các tranh minh hoạ và câu hỏi dưới mỗi tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện.

- HS kể lần lượt từng đoạn câu chuyện cho người thân nghe

(14)

lời của câu chuyện).

- Nhận xét, tuyên dương HS.

*CỦNG CỐ:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TOÁN

BÀI 4: ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Thông qua quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét chia se ý kiến để nắm vững biểu tượng đơn vị đo độ dài dm, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.

- Một số bang giấy, sợi dây với độ dài cm định trước.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- Chia nhóm.

- Gv phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (Có dộ dài khoảng 30-35cm).

- Yêu cầu mỗi nhóm đo một số số bang giấy được chuẩn bi trước (số đo của các băng giấy là 10cm, 12cm,

- HS thực hiện nhóm 4 đo băng giấy.

Ghi các số đo lên băng giấy.

- Đại diện nhóm trình bày.

Giải thích cách cách lựa chọn của nhóm (Dùng băng giấy có số đo 10cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng

(15)

9cm,…)

2. Khám phá: 12’

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Yêu cầu hs đọc nội dung SGK - GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu dm?

- Yêu cầu HS cùng nhau nhắm mắt và nghĩ về độ dài 1dm

3. Luyện tập thực hành: 15’

Bài 1: Chọn thẻ ghi số đo thích hợp với mỗi đồ vật sau

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài - Gọi hs chữa miệng

4. Vận dụng : 5’

- Gv chốt kiến thức

- Yêu cầu HS tự ước lượng sau đó dùng thước đo để đo độ dài đồ vật quanh lớp học.

- GV chốt kiến thức.

*Củng cố- dặn dò

- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về dm em nhắc bạn điều gì?

- Em muốn tìm hiểu thêm điều gì?

- Dặn dò: Dặn hs tự ước lượng những đồ vật có độ dài là dm và dung thước đo kiểm tra lại. Hôm sau đến lớp chia

nhất.)

- HS đọc và giải thích cho bạn nghe nội dung trên.

- HS cầm băng giấy 10cm đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài 1dm”

- HS trình bày

- HS cảm nhận và chia sẻ trước lớp

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện theo cặp

Mỗi HS quan sát hình vẽ, chọn số đo thích hợp với mỗi đồ vật rồi chia sẻ với bạn cách chọn của mình. HS đặt câu hỏi cho bạn về số đo mỗi đồ vật trong hình vẽ.

- Hs nêu kết quả - Hs khác nhận xét

- Thực hành đo theo cặp

- Đại nhiện nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét nhóm bạn

- HS trả lời

(16)

sẻ với các bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 15 tháng 09 năm 2021

TOÁN

BÀI 4: ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Thông qua việc đo độ dài với đơn vị đo dm, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. _

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.

- một số bang giấy, sợi dây với độ dài cm định trước.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu : 5’

- Ôn tập và khởi động - Hát bài: Múa vui

- HS chia sẻ kết quả những đồ vật trong gia đình đã tự ước lượng và dùng thước đo kiểm tra lại

- GV nhận xét và giới thiệu bài 2. HĐ Luyện tập thực hành: 25’

Bài 2:

- Yêu cầu học đọc yêu cầu bài toán

a) Tìm trên thước kẻ vạch ứng với 1dm, 2dm.

- Yêu cầu hs lấy thước, quan sát thước, chỉ cho bạn xem vạch ứng với 1dm, 2dm trên thước.

- HS hát - HS chia sẻ

- HS đọc đề bài

- HS thực hành theo cặp đố bạn trả lời câu hỏi sgk

- Nhận xét nhóm bạn - HS trả lời và giải thích

(17)

b) Em hãy cho biết 2dm bằng bao nhiêu cm?

Bài 3: Số?

- Yêu cầu HS nêu đề bài toán

- HS đổi các số đo độ dài từ dm sang cm và ngược lại

- GV nhận xét, kết luận Bài 4: Tính (Theo mẫu)

- Yêu cầu hs quan sát mẫu và nói cách thực hiện phép tính có số đo độ dài dm

- Chiếu bài và chữa bài của hs - Gv kết luận

3. Vận dụng: 8’

Bài 5: Thực hành

- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài tập - Gọi hs nêu cách làm - Nhận xét bài làm của hs

* Củng cố- dặn dò - GV chốt kiến thức

- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Hình thức: GV yêu cầu học sinh để trên bàn một số đò dùng học tập (Bút chì, bút mực, quyển vở, SGK Toán). Từng cặp thực hành đo. Nhóm nào nhanh và đúng thì thắng cuộc.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- Dặn dò: Về nhà thực hành đo các đồ vật.

2dm = 20cm

- Nhận xét câu trả lời của bạn - Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở - Hs nhận xét bài của bạn - Hs nêu cách làm

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- HS đọc yêu cầu bài toán

- HS quan sát và nêu: Khi thực hiện tính ta tính cộng trừ các số và khi viết kết quả viết kèm theo đơn vị đo độ dài bên phải kết quả phép tính.

- HS làm bài vào vở

- Nhận xét bài làm của bạn

- HS đọc bài toán

- HS thực hiện theo cặp cắt các băng giấy và dán băng giấy 1dm vào vở.

- HS cầm các băng giấy đã cắt và nói cho bạn nghe về độ dài của chúng.

- HS tham gia trò chơi.

- Nhận xét nhóm bạn.

- Nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(18)

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (TIẾT 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Làm việc thật là vui, biết ngắt nghỉ nhấn giọng phù hợp

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích. Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động Mở đầu: (8’)

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài

“Niềm vui của bi và bống” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc)

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát tranh và nói mỗi người, mỗi vật trong tranh đang làm gì?

Chú ý: HS được nói (kể lại) tự nhiên về những công việc trong tranh. Nội dung trao đổi này có tác dụng giúp cho HS tự ý thức

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Niềm vui của bi và bống

- 1-2 HS đọc lại một đoạn trong bài

“Niềm vui của bi và bống ” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh minh họa

- HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm.

- HS quan sát tranh và nói được mỗi vật, mỗi người trong tranh đang làm gì.

- HS trao đổi trong nhóm 2.

- Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

(19)

được mọi vật, mọi người đều hăng say làm việc và làm việc với tinh thần vui vẻ; phát triển năng lực tự chủ

- GV kết nối vào bài mới: Mỗi người, mỗi vật đều có công việc của riêng mình nhưng có điểm giống nhau là mọi người, mọi vật đều thấy rất vui. Bài đọc Làm việc thật là vui của nhà văn Tô Hoài cũng nói về điều này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (22’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý giọng vui hào hứng, hơi nhanh. Ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ dễ bị lẫn theo từng vùng địa phương.

- GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ khi đọc câu dài: VD: Con gà trống gáy vang / ò ó o,/ báo cho mọi người biết/ trời sắp sáng,/ mau mau thức dậy.// Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng. //

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GVHDHS đọc chú giải trong SHS.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

- HS đọc thầm .

- HS lắng nghe chú ý giọng vui hào hứng, hơi nhanh. Ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- HS luyện phát âm một số từ dễ bị lẫn theo từng vùng địa phương như:

Tích tắc, thức dậy, nở hoa, có ích,

- HS lắng nghe

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Được chia làm 3 đoạn.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thức dậy + Đoạn 2: Tiếp cho đến tưng bừng + Đoạn 3: Còn lại.

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân.

+ tưng bừng: (quang cảnh, không khí xung quanh) nhộn nhịp, vui

(20)

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

*Luyện đọc theo nhóm: (5’)

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như mọi vật, nhặt rau, luôn luôn,...

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

tươi).

+ rúc: kêu lên một hồi dài - HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như mọi vật, nhặt rau, luôn luôn,...

- HS đọc đoạn trong nhóm.

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

- HS lắng nghe TIẾT 2

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI (13’)

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

Câu 1. Những con vật nào được nói đến trong bài?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi .

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án đúng.

Câu 2. Đóng vai một con vật trong bài, nói về công việc của mình.

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV tổ chức HS làm việc nhóm.

- 1-2HS đọc bài Làm việc thật là vui.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS đọc thầm bài đọc để tìm câu trả lời.

- HS làm việc cá nhân.

- 2-3 HS trả lời câu hỏi.

+ Bài đọc nhắc đến: gà trống, con tu hú, chim sâu, chim cú mèo.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc câu hỏi 2.

(21)

- GV cho HS lên đóng vai các con vật mà mình lựa chọn, cả nhóm góp ý.

- GV và HS nhận xét.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi Câu 3. Kể tên những việc bạn nhỏ trong bài đã làm.

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV tổ chức HS làm việc cả lớp.

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 , cả lớp đọc thầm.

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV và HS nhận xét.

Câu 4. Theo em, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV tổ chức HS làm việc nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày.

- GV và HS nhận xét.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi - GV có thể có câu hỏi mở rộng

+ Vì sao mọi người lại thấy rất vui khi được làm việc.

+ Em hãy phát biểu những suy nghĩ của các em sau khi đọc bài văn.

- HS làm việc nhóm 4, tự chọn con vật mình thích để nói về công việc của mình với các bạn trong nhóm.

VD: HS đóng vai con gà trống: Tôi là gà trống, tôi như chiếc đồng hồ báo thức, báo cho mọi người mau mau thức dậy.

- Từng em đóng vai các con vật mà mình lựa chọn, cả nhóm góp ý.

- Đại diện các nhóm lên đóng vai.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc câu hỏi 3.HS xác định yêu cầu.

- HS làm việc chung cả lớp.

- 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

- Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bạn ấy đã làm các công việc:

làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc câu hỏi 4.

- HS trao đổi nhóm 2 và mỗi HS tự đưa ra ý kiến nhận xét.

VD: Mọi người, mọi việc luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng vui.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Vì ý nghĩa của công việc mà họ đã làm được.

- HS tự phát biểu suy nghĩ.

(22)

+ Em kể tên những việc em đã làm ở nhà.

(Câu hỏi kết hợp rèn kĩ năng sống.) Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

3. Hoạt động luyện tập thực hành: (15’)

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV có thể làm mẫu (nếu cần).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV cho HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- GV chốt:

+ Con gà trống gáy vang báo trời sắp sáng.

+ Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.

+ Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, báo phút, báo giờ.

Câu 2. Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4.

- GV cho HS đại diện nhóm trình bày kết

- HS tự do tìm tên khác cho câu chuyện theo cách hiểu của các em.

- 1-2 HS đọc lại cả bài.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ Con gà trống gáy vang báo trời sắp sáng.

+ Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.

+ Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, báo phút, báo giờ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ Em đọc sách.

(23)

quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- GV chốt: Em đọc sách.

- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

+ Em viết bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Buổi chiều

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 2: NỤ CƯỜI THÂN THIỆN

Tiết 1: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nụ cười thân thiện

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết mang lại niềm vui cho người khác và cho bản thân.

- HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn trong tập thể lớp, đồng thời muốn học tập các bạn ấy.

- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè. HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Gương soi. Ảnh các kiểu cười khác nhau.

- HS: Sách giáo khoa; truyện hài dân gian, truyện hài trẻ em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: (5p)

- GV chiếu lần lượt ảnh có các kiểu cười khác nhau: cười tủm tỉm, cười mỉm, cười sặc sụa, cười tít mắt, cười bĩu môi,... YCHS bắt chước cười như trong ảnh.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

(24)

- YCHS gọi tên những bạn có nụ cười thân thiện trong lớp.

- GV phỏng vấn những bạn được gọi tên:

+ Em cảm thấy thế nào khi cười với mọi người và khi người khác cười với em?

+ Kể các tình huống có thể cười thân thiện.

- GV kết luận: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi được gặp bố mẹ, gặp bạn, được đi chơi, được tặng quà, khi nhìn thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên, được yêu thương.

Hoạt động 2: Kể chuyện hoặc làm động tác vui nhộn.

* Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

- GV cho HS thực hành đọc nhanh các câu dễ nói nhịu để tạo tiếng cười:

+ Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy. Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen đây.

+ Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.

- GV gọi HS đọc nối tiếp, đồng thời cổ vũ HS đọc nhanh.

- YCHS thảo luận nhóm 4, tìm các chuyện hài, hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

- Em cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn?

- Vì sao em lại cười khi nghe / nhìn bạn nói?

- GV kết luận: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cưới từ người khác và mang niềm vui, nụ cười cho người quanh ta.

3. Luyện tập, vận dụng(12p):

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 4.

- 2-3 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(25)

- HD mẫu về sắm vai đối lập:

Ví dụ: Khi đi sinh nhật bạn, một HS chạy vội đến, vấp ngã, cáu kỉnh, nói lời khó nghe, khi chụp ảnh chung lại cau có. Một HS khác chạy vội, cũng vấp ngã, nhưng đứng dậy mỉm cười và nói một câu đùa.

- Cùng HS phân tích hai tình huống đó:

+ Vì sao bạn thứ hai cũng gặp chuyện bực mình mà vẫn tươi cười?

+ Có phải lúc nào cũng tươi cười được không? (Phải có chút cố gắng, nghĩ tích cực, nghĩ đến người khác, không ích kỷ, muốn người khác dễ chịu…)

− GV gợi ý một số tình huống cụ thể khác: Mẹ đi làm về mệt mà vẫn mỉm cười; Hàng xóm ra đường gặp nhau không cười mà lại cau có, khó chịu thì làm cả hai đều thấy rất buồn bực…

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi HS.

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ đọc một câu chuyện vui.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được tên nghề nghiệp, công việc của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(26)

- GV: Giáo án.Các hình trong SGK.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu ( 5p)

- GV mở nhạc, cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về nghề nghiệp (bài Lớn lên em sẽ làm gì?).

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Bài hát nhắc đến tên những công việc, nghề nghiệp gì?

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa nghe bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? Vậy các lớn lên em sẽ làm gì, làm người công nhân đi dựng xây những nhà máy mới? làm người nông dân lái máy cày trên bao đồng ruộng? Hay làm người lái tàu đưa những con tàu ra Bắc vào Nam? làm người kỹ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước? Còn rất nhiều nghề nghiệp đẹp đẽ và có ích cho xã hội, đất nước đúng không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và nghề nghiệp yêu thích sau này của các em. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Nghề nghiệp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15p) Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:

+ Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình dưới đây.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình:

ca sĩ, lái taxi, cầu thủ đá bóng, thợ xây, bác sĩ, cảnh sát giao thông.

- Ý nghĩa của các công việc, nghề

(27)

+ Công việc và nghề nghiệp đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(10p) Hoạt động 2: Đặt được câu hỏi và trả lời Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS:

+ Từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình mình theo gợi ý trong SGK hoặc theo đoạn hội thoại GV đưa ra:

A: Mẹ bạn làm công việc gì?

B: Công việc của mẹ mình là bán hàng ngoài chợ.

B: Bố bạn làm nghề gì?

A: Bố mình làm nghề thợ xây.

+ HS nói cho bạn nghe những công việc, nghề nghiệp của những người trong gia đình mình giúp ích gì cho gia đình và xã hội?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

nghiệp:

+ Ca sĩ: mang tiếng hát để cổ động, động viên, truyền cảm hứng yêu đời, mang lại niềm vui đến mọi người.

+ Lái taxi: đưa mọi người đến nơi cần đến và an toàn.

+ Cầu thủ đá bóng: thi đấu vì màu cờ sắc áo của địa phương, của đất nước, mang lại niềm vui, sự tự hào cho mọi người.

+ Thợ xây: xây dựng lên những ngôi nhà cao tầng, con đường đẹp đẽ cho mọi người.

+ Bác sĩ: khám và chữa bệnh cho mọi người.

+ Cảnh sát giao thông: chỉ dẫn giao thông cho mọi người tham gia giao thông, tránh được ách tắc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

(28)

Bước 3: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu: Từng thành viên trong nhóm chia sẻ lớn lên mình thích làm nghề gì và vì sao?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và khuyến khích HS phải chăm ngoan để thể hiện ước mơ của mình.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu công việc của các thành viên trong gia đình

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn ngắn; biết viết hoa chữ cái đầu câu; làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Đoạn viết nhắc tới các đồ vật và con vật nào?

- GV cho HS nhận xét

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi + HS trả lời.

+ Đoạn viết nhắc đến cái đồng hồ, co gà trống, con chim tu hú, cành đào.

- HS nhận xét

(29)

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Làm việc thật là vui

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

- HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

+ HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

VD: làm việc, báo giờ, sắp sáng, sắc xuân, rực rỡ,...

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS lắng nghe.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS nộp bài.

(30)

(10’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài tập 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài.

- GV tổ chức hoạt động nhóm 4.

- GV cho HS HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung . - GV chốt bảng chữ cái và tên chữ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: đưa chữ cái và yêu cầu HS đọc tên chữ cái đó.

- GV trình chiếu hoặc cho HS quan sát SHS và đọc chữ cái trong bảng.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV có thể mở rộng giúp HS tìm cách nhớ chữ cái và tên chữ cái. VD: cho HS quan sát tên của những chữ cái là phụ âm và tên của những chữ cái là nguyên âm xem chúng có điểm gì khác nhau? (Các chữ cái là phụ âm thường có tên gọi chữ khác với tên âm; những chữ cái là nguyên âm có tên chữ cái và tên âm giống nhau.)

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS xác định yêu cầu bài: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng.

Học thuộc tên các chữ cái.

- HS làm bài tập theo nhóm 4.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng (cá nhân/ cả lớp).

- HS đọc tên chữ cái theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc các chữ cái trong bảng đã hoàn chỉnh.

(31)

Bài tập 3: Dựa vào chữ cái đầu tiên, sắp xếp tên các cuốn sách theo thứ tự trong bảng chữ cái.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài.

- GV cho HS quan sát các cuốn sách có trong BT3, cho HS đọc tên các cuốn sách.

- GV hướng dẫn HS dựa vào chữ cái đầu của tên cuốn sách để ta sắp xếp.

- GV cho HS làm theo cặp

- GV cho HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV chốt thứ tự lần lượt là: Gà trống khôn ngoan; Hoa mào gà; Kiến và chim bồ câu; Nàng tiên ốc; Ông Cản Ngũ.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS xác định yêu cầu bài: Dựa vào chữ cái đầu tiên, sắp xếp tên các cuốn sách theo thứ tự trong bảng chữ cái.

- HS đọc tên các cuón sách trong hình minh họa.

- HS lắng nghe

- HS làm bài tập theo cặp.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ Gà trống khôn ngoan; Hoa mào gà;

Kiến và chim bồ câu; Nàng tiên ốc;

Ông Cản Ngũ.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

……….

……….

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.. Biết

- Các em xem trước nội dung các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp để xem ngoài những đồ dùng học tập em cần để gọn gàng ngăn nắp đồ đạc của mình ở nhà

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

- GV đề xuất cùng lập tủ sách chung cho hai lớp, đề nghị các anh chị em về nhà nghĩ tên cho tủ sách (ví dụ: “Tủ sách anh em”) và tìm một cuốn sách cũ để cuối tuần mang

Mục tiêu: HS được hướng dẫn và thực hiện được các thao tác để có thể lắng nghe tập trung và trở thành “Người nghe tích cực”, rèn luyện kĩ năng học tập.. Thời lượng:

Mở rộng và tổng kết chủ đề Hoạt động: Nhận biết về lớp em Mục tiêu: Nhớ được vị trí lớp và các địa điểm quan trọng trong

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.. - Biết

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về các loài vật nhỏ bé; biết nói lời động viên an ủi.. - Biết yêu quý con vật