SỞ GD - ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023
TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP MÔN: ĐỊA LÍ 10
(Đề thi có 03 trang) Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ 301
Họ tên học sinh: . . . .SBD: . . . .Lớp: . . …..
I. TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)
Câu 1. Theo Hình. Phân bố lượng mưa theo vĩ độ, nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất?
A. Xích đạo có lượng mưa lớn nhất. B. Chí tuyến có lượng mưa nhỏ nhất.
C. Ở ôn đới có lượng mưa lớn nhất. D. Ở hai cực có lượng mưa lớn nhất.
Câu 2. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiện cứu kĩ phần A. chú giải và kí hiệu. B. kí hiệu và vĩ tuyến.
C. vĩ tuyến và kinh tuyến. D. kinh tuyến và chú giải.
Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. các phản ứng hoá học khác nhau. D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?
A. Khối khí cực rất lạnh. B. Khối khí chí tuyến rất nóng.
C. Khối khí xích đạo nóng ẩm. D. Khối khí ôn đới lạnh khô.
Câu 5. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.
B. thay đổi tính chất của bề mặt đệm.
C. thời gian bề mặt đất nhận được.
D. chiều dày của các tầng khí quyển.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
A. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông.
B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa.
C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương.
D. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa.
Câu 7. Theo bảng số liệu (bảng 1), nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt
độ năm theo vĩ độ địa lí?
Bảng 1. Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C) A. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
B. Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
C. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam.
D. Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao.
Câu 8. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. địa hình. B. chế độ mưa.
C. băng tuyết. D. thực vật.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian?
A. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu.
B. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm.
C. Ban trưa có nhiệt độ thấp hơn ban chiều.
D. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông.
Câu 10. Giờ Mặt Trời còn được gọi là giờ
A. địa phương. B. khu vực. C. múi. D. GMT.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
A. Tạo nên những nơi núi uốn nếp. B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống. D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 12. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được
A. bề mặt Trái Đất hấp thụ. B. phản hồi vào không gian.
C. các tầng khí quyển hấp thụ. D. phản hồi vào băng tuyết.
Câu 13. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?
A. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. B. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình.
C. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. D. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.
Câu 15. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do Vĩ độ 0° 20° 30° 40° 50° 60° 70° 80°
Bán cầu Bắc 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 Bán cầu Nam 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7
A. sức hút của Mặt Trăng. B. sức hút của Mặt Trời.
C. các loại gió thường xuyên. D. địa hình các vùng biển.
II. TỰ LUẬN:( 5 điểm )
Câu 1 (2 điểm). Nêu vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2 (3 điểm). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Giải thích vì sao khu vực xích đạo là nơi có lượng mưa nhiều nhất trên trái đất?
………..Hết………..
Đáp án kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 10 I. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (mỗi câu 0,33 điểm)
Mã đề 301
1.A 2.A 3.D 4.D 5.A 6.B 7.A 8.C
9.D 10.A 11.C 12.A 13.A 14.D 15.C
Mã đề 302
1.A 2.A 3.C 4.B 5.A 6.C 7.A 8.B
9.C 10.C 11.D 12.B 13.C 14.A 15.C
Mã đề 303
1.D 2.A 3.C 4.A 5.A 6.D 7.B 8.D
9.A 10.D 11.A 12.C 13.C 14.A 15.A
Mã đề 304
1.B 2.C 3.C 4.A 5.A 6.C 7.A 8.D
9.A 10.B 11.C 12.A 13.C 14.C 15.B
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1
Biển và đại dương có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời đại ngày nay.
- Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí
0,75 0,75 0,5
thiên nhiên, muối biển,...); năng lượng sóng biển, thuỷ triều,... 2
- Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
- Biển và đại dương góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tài nguyên biển là có hạn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, con người cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững.
2
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại
dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.
* Giải thích vì sao khu vực xích đạo là nơi có lượng mưa nhiều nhất trên trái đất?
Hai bên đường xích đạo là khu vực có:
-Nhiều dòng biển nóng chảy qua.
-Góc nhập xạ lớn nhất, nhận được nhiều nhiệt nhất nên nóng
0,5 0,5
0,5
0,5
0,5
0.25
quanh năm, tồn tại khí áp thấp quanh năm. 3 -Gió tín phong hoạt động quanh năm
-Mặt khác đường xích đạo đi qua đại dương nhiều hơn lục địa.
0.25 0.25 0.25